Thông tin nêu trên vừa được ông James Giggacher,ếtbịcảmbiếncóthểnuốtgiúpchẩnđoántìnhtrạngrốiloạndạdàyđườngruộaston villa Đại học RMIT cho biết. Theo Đại học RMIT, kết quả thử nghiệm đầu tiên trên người của dự án đột phá - viên nang đo chứng đầy hơi có thể nuốt có thể cách mạng hóa việc phòng tránh cũng như chẩn đoán những rối loạn về dạ dày và đường ruột nói chung. Thử nghiệm do các nhà nghiên cứu tại Đại học RMIT (Úc) thực hiện đã khám phá ra những cơ chế hoạt động trong cơ thể người chưa từng thấy trước đây, bao gồm cả một hệ miễn dịch mới tiềm năng. Kết quả thử nghiệm mới này của các nhà nghiên cứu tại Đại học RMIT đã được công bố trong phần mở đầu của tạp chí Nature Electronics. Giáo sư Kourosh Kalantar-zadeh, Trưởng nhóm nghiên cứu và là người đồng sáng chế ra viên nang, cho biết các thử nghiệm cho thấy dạ dày người dùng một chất oxy hóa để chống lại các yếu tố ngoại lai trong dạ dày. Giáo sư Kourosh Kalantar-zadeh chia sẻ, chúng tôi phát hiện ra rằng dạ dày tiết ra chất oxy hóa để phá vỡ và đánh bại các hợp chất ngoại lai nằm trong dạ dày lâu hơn bình thường. Đây có thể là hình mẫu của hệ thống bảo vệ dạ dày chống lại các yếu tố ngoại lai. Cơ chế miễn dịch như vậy chưa từng được phát hiện trước đây. Một điều khác chưa từng thấy trước đây đã quan sát được từ thử nghiệm là ruột kết có thể chứa oxy. “Thử nghiệm cho thấy sự hiện diện nồng độ oxy cao trong ruột từ chế độ ăn giàu chất xơ. Điều này mâu thuẫn với những ý kiến trước đây cho rằng ruột kết không bao giờ có oxy. Thông tin mới này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách những căn bệnh làm suy yếu cơ thể như ung thư đại tràng diễn ra như thế nào”, Giáo sư Kourosh Kalantar-zadeh nói. |