Công ty phân phối CMC cho hay 10 dòng sản phẩm Sony Ericsson do công ty này phân phối độc quyền tại Việt Nam sẽ được giảm từ 300.000đ đến 2.350.000đ. Trong đó, dòng máy đang bán chạy W980 hiện được bán với giá 8.080.000 đồng, giảm so với giá cũ tới 2.350.000 đồng. Dòng máy Cybershort C902 - trợ thủ đắc lực của Điệp viên 007 – cũng được giảm từ 8.650.000 đồng xuống còn 6.980.000 đồng.
" alt=""/>Sony Ericsson giảm giá hàng loạt “dế”Olympus Stylus-9000 (giá bán 350 USD)
Tiếp tục khai thác xu thế ưa chuộng những mẫu máy ảnh có độ phân giải cao, ống kính góc rộng và khả năng zoom xa… của người tiêu dùng, hãng sản xuất máy ảnh Nhật Bản Olympus đã cho ra đời sản phẩm Stylus -9000 với giá bán khá hợp lý 350 USD.
Stylus -9000 có độ phân giải 12 mp, zoom quang 10X và ống kính góc rộng 28mm, chế độ ổn định hình ảnh kép, tự động chụp khi nhận diện mặt cười, khả năng xóa bóng phía sau đối tượng chụp và có màn hình LCD rộng 2,7 inch.
Canon Vixia HF S10
Đây là một mẫu máy quay cầm tay đang rất được thị trường ưa chuộng. Canon Vixia HF S10 nhắm đến những khách hàng muốn sở hữu một chiếc máy quay có độ phân giải cao. Sản phẩm này có khả năng quay video có chất lượng lên đến 24 mbps, chất lượng tốt nhất mà các máy quay chuẩn AVCHD hiện nay có thể có được. Canon Vixia HF S10 được trang bị ổ cứng flash 32 GB và khả năng lưu trữ trên thẻ nhớ ngoài. Điểm yếu nhất của Canon Vixia HF S10 là chỉ có cảm biến ảnh CMOS 8mp nên nhiều khi chất lượng hình ảnh không được hoàn hảo lắm.
Pentax Optio P70 (giá bán 200 USD)
" alt=""/>Những camera “hot” nhất tháng 2/09Cách đây hai năm, game online GunBound do AsiaSoft phát hành đã từng là game hot thứ 2 trên thị trường Việt Nam (sau Võ Lâm Truyền Kỳ I). Sau khi AsiaSoft đột ngột tuyên bố ngừng phát hành, các game thủ đã ồ ạt rủ nhau sang chơi ở các server của các nhà phát hành nước ngoài.
FPT Online và VinaGame giờ đây đang muốn tìm lại thị phần khách hàng mà AsiaSoft đã từng có bằng các sản phẩm “có họ hàng với GunBound” như Gunny và Taan.
“Kẻ tám lạng người nửa cân”
Sự ra đời đột ngột và “kín tiếng” của webgame Gunny do Vina Game phát hành đã làm cho FPT vội vã tung ra Taan.
Cả Taan và Gunny đều có cách chơi gần giống nhau. Các chuyển động của nhân vật và hiệu ứng được xây dựng rất tốt. Tuy khác với GunBound trong phần nâng cấp vũ khí trước khi tham gia chiến đấu. Người chơi có thể trao đổi các vật phẩm cùng nhau thông qua hệ thống tiền tệ trong trò chơi. Ngoài ra, hai loại đạn được sử dụng trong Taan và Gunny đều là đạn thường hoặc siêu cấp. Các vật phẩm hỗ trợ trong thời gian chiến đấu sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng hấp dẫn và vui nhộn. Điểm nổi bật và cũng giống như các trò chơi khác chính là hệ thống vật phẩm đa dạng. Người chơi còn có thể mua các vật phẩm thay đổi hình dáng, màu sắc và cả thời trang cho nhân vật mình đang chơi.
Phần âm thanh cũng là điểm khá tương đồng giữa hai trò chơi, phần tiết tấu nhạc lúc nhanh lúc chậm tạo cảm giác sôi động và hào hứng với phong cách trò chơi. Tuy nhiên, phần cài đặt đã tạo ra một khoảng cách đáng kể khi chính Gunny là webgame được xây dựng trên nền Flash giúp người chơi có thể tham gia trực tiếp trên trang web và có Flash Plugin 9 trở lên. Còn Taan Online yêu cầu máy tính cài đặt với dung lượng khoảng 200 MB. So với GunBound, cả Taan và Gunny đều có cấu hình gọn và nhẹ nhằm đáp ứng cho đa số người chơi game “mì ăn liền” ngày nay.
" alt=""/>Ai sẽ “kế tục” GunBound?