Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng giao UBND các huyện yêu cầu các hộ gia đình, cá nhân dừng việc san lấp mặt bằng, thi công công trình; không được làm cổng, rào chắn đối với đường đã thi công trên diện tích đã hiến làm đường để bàn giao cho địa phương quản lý làm đường công cộng.
Bên cạnh đó, UBND các huyện phải kiểm tra, rà soát lại toàn bộ diện tích đất các hộ gia đình, cá nhân hiến, trả lại đất để mở đường, san lấp mặt bằng, phân lô trên địa bàn. Đối chiếu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy hoạch về nông thôn mới, xem xét xử lý theo quy định.
Chỉ đạo nói trên dựa trên ý kiến thống nhất của tập thể lãnh đạo UBND tỉnh tại cuộc họp vào cuối tháng 1/2022 và báo cáo của Thanh tra tỉnh về kết quả tổng hợp việc hiến đất mở đường nhằm mục đích tách thửa trên địa bàn tỉnh.
Với hình thức xin hiến đất làm đường, nhiều khu đất ở Lâm Đồng được phân lô bán nền như dự án bất động sản. |
Mới đây, huyện Bảo Lâm, một trong những “điểm nóng” về phân lô bán nền, cũng đã có báo cáo về tình trạng các hộ gia đình, cá nhân xin hiến đất làm đường giao thông và tách thửa trên địa bàn.
UBND huyện Bảo Lâm cho biết, từ năm 2018 đến năm 2021, địa phương này đã giải quyết hồ sơ để 77 hộ gia đình, cá nhân tự nguyện trả lại đất làm đường giao thông. Những địa phương có nhiều hộ gia đình, cá nhân hiến đất làm đường như xã Lộc Quảng, xã Lộc An và xã Lộc Tân.
Tổng diện tích khu đất của 77 hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thực hiện hiến đất, trả lại đất làm đường giao thông trên địa bàn huyện Bảo Lâm là 153ha.
Trong đó, diện tích đất hiến làm đường hơn 10ha chỉ có 1 hộ, là Trần Thị Mỹ đồng quyền sử dụng đất với hộ Đậu Công Anh; 5 hộ có diện tích đất hiến trên 5ha; 9 hộ có diện tích đất hiến hơn 3ha; 34 hộ có diện tích đất hiến hơn 1ha; 28 hộ có diện tích đất hiến dưới 1ha.
Tổng diện tích hiến đất, trả lại đất làm đường giao thông mới là 30,7ha. Có 16.903 thửa đất mới sau khi tách thửa. Trong đó, năm 2020 có 6.260 thửa và năm 2021 có 6.883 thửa đất. Diện tích tối thiểu của các thửa đất là 73m2, diện tích tối đa sau khi tách là 1.600m2.
Về quy hoạch sử dụng đất, UBND huyện Bảo Lâm cho biết, các khu đất người dân trả lại đất để làm đường giao thông được quy hoạch là đất ở và một số trường hợp quy hoạch là đất nông nghiệp.
Sau khi tách thửa, các hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất. Một số trường hợp đã và đang xây dựng nhà, chủ yếu là xây dựng nhà tiền chế. Cụ thể, tại xã Lộc Quảng hiện có 32 căn nhà, xã Lộc Tân hiện có 25 căn nhà, xã B’Lá xây khoảng 80 căn nhà. Các khu vực còn lại chưa xây dựng.
Theo UBND huyện Bảo Lâm, các tuyến đường giao thông mới hình thành đấu nối với đường giao thông tại khu vực đã trải thảm nhựa và đưa vào sử dụng. Tổng diện tích các hộ dân đã chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở là 48,6ha.
Thời gian qua, tại tỉnh Lâm Đồng có nhiều trường hợp hiến đất làm đường giao thông mới, tách thửa đất, xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn nhưng thực chất là hình thành các khu, điểm dân cư mới và giới thiệu, giao dịch tương tự các dự án bất động sản. Thực trạng này gây ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Để công tác quản lý đất đai nói chung và việc tách thửa, xây dựng nhà ở riêng lẻ nói riêng đảm bảo phù hợp quy định, cuối tháng 1/2022 UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở ngành liên quan tạm dừng toàn bộ việc tiếp nhận, xem xét, giải quyết các thủ tục liên quan đến tách thửa đất nhưng thực chất là biến tướng để đầu tư dự án bất động sản. Đó là các trường hợp tách thửa đất thành nhiều thửa để chuyển nhượng, xây dựng nhà ở hình thành các khu, điểm dân cư mới tại nông thôn.
Việc tạm dừng tiếp nhận, giải quyết các thủ tục liên quan đến tách thửa đất nói trên được thực hiện đến ngày 1/3/2022, khi Nghị định số 02/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 có hiệu lực thi hành.
Là một trong hai “điểm nóng” của tình trạng phân lô bán nền, trong 3 năm, 77 hộ gia đình và cá nhân ở huyện Bảo Lâm đã hiến 153ha đất làm đường giao thông.
" alt=""/>Lâm Đồng chỉ đạo dừng san lấp, thi công khi hiến đất làm đường để tách thửaTổ công tác có 25 thành viên do Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong là Tổ trưởng.
Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về tiêu chí để lựa chọn chủ đầu tư, cơ chế chính sách cụ thể thuộc thẩm quyền của thành phố về cải tạo, xây dựng nhà chung cư theo quy định của Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15-7-2021 của Chính phủ về cải tạo chung cư cũ và các quy định khác có liên quan.
Người dân sống tại 6 chung cư, tập thể cũ tại Ba Đình, Đống Đa (Hà Nội) thuộc cấp độ nguy hiểm được di dời trong quý I/2022 (Ảnh: Nhà G6A khu tập thể Thành Công (phường Thành Công, quận Ba Đình) được đưa vào sử dụng từ năm 1987 gồm 5 tầng với 3 đơn nguyên. Trong đó, hai đơn nguyên 1 và 2 có mức độ nguy hiểm cấp D, đơn nguyên 3 mức độ nguy hiểm cấp C) |
Liên quan đến vấn đề này, theo kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn đợt một, Hà Nội cải tạo, xây dựng lại 6 khu chung cư, dự án nhà chung cư (có nhà nguy hiểm cấp D).
Cụ thể tại quận Ba Đình có: Khu tập thể Giảng Võ (nhà C8); Khu tập thể Thành Công (Nhà G6A); Khu tập thể Ngọc Khánh (Nhà A); Khu tập thể Bộ Tư pháp (2 đơn nguyên đầu hồi ở cấp D); Nhà 148-150 Sơn Tây. Quận Đống Đa có nhà 51 Huỳnh Thúc Kháng.
Thành phố yêu cầu UBND quận Ba Đình, UBND quận Đống Đa có trách nhiệm di dời dân khỏi các tòa nhà trong quý I/2022.
Trong quá trình triển khai dự án, thành phố dự kiến sử dụng các quỹ nhà ở tái định cư khoảng 4.433 căn hộ. Thành phố cũng có kế hoạch xây dựng các khu định cư mới tại các khu di dân Đền Lừ 3 (Hoàng Mai), khu Đông Hội (Đông Anh)...
Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ được xây dựng từ năm 1960-1994 và trước năm 1954, hầu hết đã hết niên hạn sử dụng, trong đó có nhiều nhà chung cư cũ xuống cấp. Trong đó có không ít nhà chung cư, tập thể cũ nằm ở vị trí “đất vàng”, “đất kim cương”.
Từ năm 2005-2014, đã hoàn thành cải tạo xây dựng lại 19 dự án và 14 dự án đang triển khai. Từ năm 2014, sau khi Luật ở nhà 2014, Nghị định 100/2015 được ban hành và có hiệu lực thi hành đến nay không có dự án mới nào được bổ sung thêm, tiến độ thực hiện chậm, kém hiệu quả.
Có thể thấy, sau gần 20 năm, Hà Nội mới chỉ có 1% chung cư cũ được cải tạo, sửa chữa trên tổng số hơn 1.500 căn chung cư cũ của thành phố.
UBND TP Hà Nội dự kiến bố trí nguồn vốn ngân sách khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025 để thực hiện tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ chung cư cũ.
Thuận Phong
Người dân sống tại 6 chung cư, tập thể cũ tại Ba Đình, Đống Đa (Hà Nội) thuộc cấp độ nguy hiểm được di dời trong quý I/2022.
" alt=""/>Hà Nội lập tổ công tác tìm chủ đầu tư xây lại loạt chung cư cũĐặc biệt, tại Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh năm 2021 chỉ có 1 ứng viên tham gia xét đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư là: PGS.TS Đỗ Văn Đại, Trưởng Khoa Luật Dân sự.
PGS Trần Hoàng Hải, Phó chủ tịch Hội đồng giáo sư cơ sở ĐH Luật TP.HCM 2021 |
Lý giải việc chỉ có 1 người đăng ký xét giáo sư năm 2021, PGS.TS Trần Hoàng Hải, quyền Hiệu trưởng phụ trách trường, cho hay: “Các thầy cảm thấy chưa đủ chín nên thận trọng và muốn chuối chín thì mới hái. Nhiều người có lòng tự trọng dù cố thì vẫn được nên thay vì tiêu chuẩn là 6 thì họ sẽ cố tới 8 mới đăng ký xét GS, PGS. Hơn nữa vấn đề này không chỉ là danh hiệu mà là cái nhìn của các thầy cô trong đội ngũ. Những người có lòng tự trọng họ sẽ nghĩ được Phó Giáo sư hay Giáo sư là phải xứng đáng thực sự chứ không chiếu cố”.
Theo PGS Trần Hoàng Hải, dù chỉ có 1 ứng viên đăng ký xét giáo sư nhưng trường vẫn thành lập hội đồng vì nếu gửi ứng viên của trường đi hội đồng khác sẽ rất phức tạp.
Năm ngoái nhà trường đã gửi đi một trường hợp ra Hội đồng giáo sư cơ sở Trường ĐH Luật Hà Nội để xét. Tuy nhiên do ở xa nên khó khăn cho ứng viên đi lại.
Cho nên cực chẳng đã là trừ trường hợp trường không thành lập được hội đồng thì phải gửi đi, còn nếu đủ điều kiện để lập hội đồng thì trường thành lập hội đồng cho dù chỉ có 1 thành viên đăng ký. Bởi 1 thành viên nhưng bảo vệ ở trường vẫn thuận lợi hơn để ứng viên đi Hà Nội.
Lê Huyền
Lần đầu tiên xảy ra tai tiếng trong nghiên cứu khoa học, GS Nam nhìn nhận đây là 'bài học xương máu' cho mình.
" alt=""/>Chỉ có 1 ứng viên xét GS 2021 ở Hội đồng giáo sư cơ sở ĐH Luật TP.HCM