Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ > Kinh doanh > Bồ Đào Nha 1

Bồ Đào Nha 1

2025-02-07 11:34:47 Nguồn:NEWS Tác Giả:Bóng đá View:306lượt xem

 - Một cuộc đụng độ được chờ đợi,ồĐàlich bong da ngoai hang anh hom nay đã kết thúc trong nỗi thất vọng tràn trề, khi 2 đội chơi với tâm lý sợ sệt, thể hiện một thứ bóng đá nhàm chán. Đây là trận đấu dở nhất EURO 2016 kể từ đầu giải.

Với các khán giả Việt Nam phải thức đêm hôm thưởng thức ngày hội bóng đá châu Âu thì trận đấu ở vòng 16 đội, diễn ra vào lúc 2h sáng, giữa Bồ Đào Nha với Croatia quả là một màn "tra tấn" thực sự. Niềm hi vọng rộn ràng sau tiếng còi khai cuộc nhanh chóng được thay bằng nỗi sợ hãi của cầu thủ của cả 2 bên.

Không còn một Croatia hứng khởi, nhanh gọn khó lường ở vòng bảng, tạo ấn tượng mạnh với chiến thắng 2-1 trước các nhà ĐKVĐ Tây Ban Nha để lấy ngôi đầu bảng D. Vẫn trong sắc áo caro ấy nhưng đoàn quân của Ante Cacic biến thành những con người khác hẳn: sợ sệt, chẳng biết làm gì.

{ keywords}

Croatia, khóc làm gì khi đánh mất mình?

Còn Bồ Đào Nha, dù 3 trận không biết mùi thắng, nhưng với sự bùng nổ của Ronaldo ở lượt cuối, những tưởng đó sẽ như liều doping để các học trò thuyền trưởng Santos chơi lên chân khi bước vào vòng knock-out.

Sự thật, Seleccao còn chơi kém hơn ở cả vòng bảng. Ronaldo nhạt nhoà trên sân, đến nỗi suốt cả trận không có một cú sút trúng đích nào cho đến phút 117 - pha dứt điểm bị Subasic cản phá và Ricardo Quaresma xuất hiện làm người hùng đưa Bồ Đào Nha vào tứ kết.

{ keywords}

Ronaldo tiếp tục gây thất vọng với cấp độ cao hơn

Là tay săn bàn kỷ lục, nhưng siêu sao Real biến mình thành "vô danh" trước đồng đội phía bên kia chiến tuyến, Modric cũng chẳng lấy gì làm khấm khá. Đành rằng, ở vòng bảng, Ronaldo - lựa chọn yêu thích cho danh hiệu Vua phá lưới, cũng đã bõ lỡ những cơ may mà áng chừng có thể "bỏ túi" 6-7 bàn, đủ thấy cái sự kém của số 7 tại EURO 2016.

Nhưng gặp Croatia là đỉnh cao của cái sự thất vọng dành cho Ronaldo. Phải chăng, anh vẫn đang phải chật với chấn thương đầu gối của mình? Bất kể gì, anh phải nhận những "gạch đá" từ fan hâm mộ trong lúc theo dõi trận đấu.

{ keywords}

Tuy nhiên, sau trận thì anh "diễn" rất tốt

Nhưng dù trận đấu có dở đến đâu thì vẫn có một bên giành chiến thắng. Vì Chúa gọi tên Ricardo Quaresma, nên Modric cùng Croatia khóc, còn Ronaldo và đồng đội cười, cùng niềm vui trên khán đài của người Bồ Đào Nha.

Tiếc cho Croatia, hiện tượng bừng sáng nhất vòng bảng EURO 2016. Phải chăng vì tưng bừng sớm quá, nên đội của Ante Cacic hết "vốn" và kiệt năng lượng, để phải rời cuộc chơi một cách nặng nề, không ngờ,...

Lâm Hoàng

Lịch thi đấu EURO 2016, trực tiếp bóng đá hôm nay (26/6)

VietNamNet xin gửi tới quý độc giả lịch thi đấu, phát trực tiếp bóng đá đêm nay (26/6) và rạng sáng mai (27/6), với các trận đấu ở vòng 1/8 EURO 2016 và trận chung kết Copa America 2016.

Tác Giả:Nhận định
------------------------------------
{keywords}
Nét chữ được viết bằng chân của em Linh Thị Hồng

Quan sát một giờ học thông qua camera tại lớp, không khỏi xúc động khi chứng kiến tư thế ngồi học đầy vất vả của Linh Thị Hồng – lớp 3A2 Trường Tiểu học Ngọc Thanh C (Phúc Yên, Vĩnh Phúc). Do viết bằng chân nên trong lớp, Hồng được bố trí ngồi chiếu, gần bục giảng.

Em rất chăm chú nghe cô hướng dẫn, miệt mài ghi chép bài vào vở. Chân phải luôn kẹp chiếc bút máy, khi viết, em phải cúi khom lưng, rạp người về phía trước, mặt chỉ cách trang vở khoảng 30cm, chân cẩn thận đưa từng nét chữ tròn trịa.

Tư thế ấy, cộng với thời tiết nắng nóng cao điểm của tháng 6, lớp học tầng 2 không có điều hòa, gương mặt lấm tấm mồ hôi nhưng dường như, khó khăn từ ngoại cảnh không làm lay động tâm trí em.

Các thao tác như viết, đặt thước kẻ bài, thay mực cho bút máy, lấy và mở sách vở… được em thực hiện bằng hai chân hết sức nhẹ nhàng, thuần thục. Cô bé thực hiện mọi yêu cầu của cô giáo với sự nhẫn nại và hiệu suất cao nhất.

{keywords}
Linh Thị Hồng ngồi chiếu nghe cô giảng bài

Kiên trì, bền bỉ

Linh Thị Hồng là người dân tộc Sán Dìu. Ngôi trường em học nằm trên địa bàn xã miền núi duy nhất của thành phố Phúc Yên với gần nửa (147/312) học sinh là người dân tộc thiểu số.

Theo cô giáo Đỗ Thị Thanh Vân – Hiệu trưởng, Hồng là học sinh khó khăn nhất trong sinh hoạt và học tập, vì từ khi sinh ra, em đã dị tật 2 cánh tay. Ẩn sau vẻ ngoài ít nói, là một cô bé đầy nghị lực, thông minh, hiếu học.

{keywords}
Hồng cặm cụi bên trang viết

Sinh năm 2007, đáng lẽ Hồng đã học lớp 7, nhưng do bệnh tật, sức khỏe yếu nên 10 tuổi, em mới bắt đầu học lớp 1.

Nhớ lại quãng thời gian đồng hành cùng con gái đầu lòng ở viện nhiều hơn ở nhà, anh Linh Văn Ba – bố của Hồng cho biết, em bị bệnh về tiêu hóa, có năm phải mổ 4 lần.

Năm 2015, khi ấy Hồng 8 tuổi, “địa chỉ thường trú” của 2 bố con là Bệnh viện Nhi trung ương. Nằm viện lâu, các bác sĩ động viên bố đưa em xuống lớp trẻ của bệnh viện để chơi cho “đỡ chán”. Ở đó có nhiều đồ chơi, sách truyện, cô bé khuyết tật đã tỏ ra rất thích thú.

Khi đỡ bệnh, trở về nhà, Hồng được đi học mẫu giáo. Đến khi em trai thứ hai của Hồng chuẩn bị vào lớp 1, thấy bố mẹ kèm em tập tô chữ, Hồng đòi bố mẹ cho học cùng.

“Con thích viết và tự rèn luyện, tự học. Nét nào viết sai hay chưa đẹp, con tự sửa lại ngay. Trải qua thời gian, dưới sự chỉ bảo của các cô giáo, con đã có được nét chữ sạch đẹp như ngày hôm nay” – anh Linh Văn Ba chia sẻ.

Không chỉ viết chữ đẹp, vẽ đẹp, Hồng còn yêu thích làm đồ thủ công, may vá.

{keywords}
Thời gian rảnh, Hồng tự cắt may quần áo búp bê - Ảnh: Gia đình cung cấp

Cô giáo Hiệu trưởng cho biết, nhà trường sẽ giúp Hồng tăng khả năng giao tiếp, tự tin để năm học tới đưa em tham dự giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Cô tin tưởng, Hồng sẽ tỏa sáng.

Lớp học của tình yêu thương

Gây ấn tượng bằng nét chữ, nhưng theo cô giáo chủ nhiệm Hoàng Thị Nhàn, Toán là môn học nổi bật nhất của Linh Thị Hồng. Có lẽ, là học sinh lớn tuổi nhất lớp nên em có sự tập trung, tiếp thu và tính toán rất nhanh, luôn nằm trong nhóm học tốt của lớp.

Bạn Lã Thị Thanh Thúy cùng lớp cho biết, do Hồng học tốt nên vài lần chưa hiểu bài Toán, em thường đem hỏi Hồng.

Các bạn học sinh còn vui vẻ khoe, cô giáo chủ nhiệm rất quan tâm đến Hồng, thường gọi bạn trả lời câu hỏi hay đọc bài. Theo phân công của cô, hàng ngày, các bạn trong lớp trải và cất chiếu cho Hồng trước và sau mỗi buổi học; giúp đeo khăn quàng và dẫn bạn đi vệ sinh.

Bạn Hồ Ngọc Phương Trinh kể, giờ ra chơi, các bạn thường rủ Hồng xuống sân, lúc thì chơi nhảy dây, lúc thì lên thư viện đọc sách, truyện. “Em luôn kể chuyện về Hồng cho bố mẹ nghe khi về nhà”.

Được biết, vài năm trước, gia đình Hồng thuộc diện hộ nghèo (nhà có 3 con nhỏ, riêng Hồng thường xuyên ở viện). Hiện nay, do mẹ em đi làm công nhân, thu nhập bình quân của gia đình đã thoát mức nghèo. Hồng được hưởng trợ cấp khuyết tật hơn 900.000 đồng/tháng, đồng thời, được miễn giảm các khoản đóng góp khi học tập.

Nguyễn Nga

Đôi tay "biết đọc" của cậu học trò khiếm thị vừa giành học bổng 2,2 tỷ

Đôi tay "biết đọc" của cậu học trò khiếm thị vừa giành học bổng 2,2 tỷ

Lên 4 tuổi, cậu học sinh nghèo Trần Việt Hoàng hỏng võng mạc dẫn đến bị mù. Nghị lực phi thường đã biến cuộc đời em thành ánh sao sáng trong đêm.  

" alt=""/>Đôi chân diệu kỳ của cô học trò người dân tộc Sán Dìu
  •  Về cấu trúc, đề thi vẫn theo đúng hướng cấu trúc đề tuyển sinh môn Ngữ văn chuyên của các tỉnh, thành phố nói chung và các khối chuyên Hà Nội nói riêng, đó là cấu trúc 4/6 dành cho 2 câu hỏi nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

    {keywords}
    Các thí sinh dự thi vào lớp 10 chuyên Văn của Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2020. Ảnh: Thanh Hùng

    Câu nghị luận xã hội được chú ý bởi sự ngắn gọn, hàm súc, bởi cách đưa vấn đề nghị luận ngay trong yếu tố lệnh của cùng một cấu trúc câu nghi vấn: “Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?”.

    Và quan trọng nhất, đương nhiên là bản thân vấn đề nghị luận với 2 phạm trù có thể bị coi là đối lập, thậm chí loại trừ nhau: “lắng nghe người khác” và “thể hiện bản thân”.

    “Lắng nghe người khác” thường thể hiện thái độ khiêm nhường, trân trọng, thấu cảm trong văn hóa ứng xử, tinh thần thực sự cầu thị trong quá trình nhận thức… Còn “thể hiện bản thân” lại cho thấy 2 khả năng trong tính cách con người, hoặc là sự bộc lộ ý thức khẳng định cái tôi khao khát sống hữu ích cho đời, ý nghĩa cho mình, không chấp nhận thái độ sống nhòa nhạt, vô nghĩa; hoặc là biểu hiện của cách sống vị kỷ, thích phô diễn…

    Đề bài đặt 2 bình diện ấy trong một câu nghi vấn: “Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?”, đó là cách tạo tình huống thách thức cho học sinh khi các em phải tự trả lời câu hỏi đó bằng chính những trải nghiệm khá mỏng so với lứa tuổi.

    Tuy nhiên, thay cho những trải nghiệm cuộc sống, các em có thể vận dụng những hiểu biết trong quá trình học tập, vận dụng năng lực tư duy để phát hiện ra những yếu tố mang tính chất gợi ý, thậm chí định hướng đã hiện hữu ngay trong cấu trúc nghi vấn của đề bài – cụm từ “Phải chăng…” thường là tín hiệu gợi mở sự nghi ngờ với phán đoán sau đó. Cấu trúc câu định nghĩa: “…lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?” có lẽ không khó để những học sinh chuyên văn tương lai có thể mơ hồ nhận ra những cảnh báo đồng thời cả về văn hóa ứng xử và sự tỉnh táo của trí tuệ trong quá trình nhận thức…

    {keywords}
    Đề thi môn Ngữ Văn vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn


    Vấn đề tuy quen thuộc nhưng không hề dễ với học sinh lớp 9 khi các em phải nhận ra vai trò, giá trị, ý nghĩa của văn chương, của thơ với cuộc sống qua cụm từ tưởng chỉ như một lời dẫn: “Thơ đối với cuộc sống…”; phải giải mã được hai khái niệm “nhan sắc” và “đức hạnh” trong hình ảnh so sánh “Thơ đối với cuộc sống ví như một người con gái đối với gia đình…”.

    Và quan trọng nhất, các em phải thấy được mối quan hệ biện chứng giữa “nhan sắc” và “đức hạnh” của thơ với cuộc sống con người – đây là vấn đề không hề đơn giản với học sinh lớp 9, khi một thời, người lớn cũng còn cực đoan, thiên lệch, chỉ quan tâm tới “đức hạnh” của thơ mà bỏ bê “nhan sắc”; chỉ soi cho bằng ra những thông điệp tư tưởng mà coi nhẹ tiêu chí vẻ đẹp ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu… của thơ, lẫn lộn thơ/vè tuyên truyền với thơ ca nghệ thuật; chỉ lo “tải đạo/ ngôn chí” mà quên tính thẩm mỹ đặc thù của phương tiện chuyên chở…Còn câu nghị luận văn học đặt ra những vấn đề quen thuộc của lý luận văn học, đó là chức năng của văn học nói chung, 2 phạm trù nội dung – nghệ thuật của thơ nói riêng.

    Hoặc nữa, các em phải mở rộng được khái niệm “nhan sắc”, đó không hẳn là sự du dương, lấp lánh của ngôn từ, nhạc điệu mà chủ yếu là sự đắc địa trong khả năng biểu đạt, biểu cảm, và vì vậy, đó là một thứ hình thức chứa nội dung.

    Cũng như thế, khái niệm “đức hạnh” không thể giới hạn ở nội dung tư tưởng trong mỗi thời điểm của cuộc sống xã hội, mà phải hướng tới những giá trị mang tính vĩnh hằng, đó là sự tử tế, nhân văn trong tất cả các mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh mình.

    {keywords}
    Các thí sinh dự thi Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn sáng nay 13/7. Ảnh: Thanh Hùng

    Từ 2 khái niệm đó, các em phải bàn luận được sâu sắc, thấu đáo về mối quan hệ tuyệt đối không thể tách rời giữa hình thức và nội dung, khẳng định qua thực tế văn học để thấy văn chương là lĩnh vực của cái đẹp, văn chương không phải một thứ đồ gỗ để đánh giá: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, khẳng định không có hình thức nào không chứa nội dung, và đương nhiên cũng không có nội dung nào không thể hiện qua hình thức – sự gắn kết biện chứng ấy sẽ làm nên giá trị của thơ, giúp người đọc vừa mê đắm khi “làm quen”, vừa yêu thương khi “sống với nhau lâu dài”.

    Không khó để nhận ra tính định hướng trong cả 2 câu NLXH và NLVH. Với câu đầu, đó là cấu trúc nghi vấn “phải chăng”, với câu sau, đó là quan niệm mang tính khẳng định của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Cho nên, đề “mở” mà thực chất vẫn là mở sẵn cho học sinh một cánh cửa để đi vào con đường được coi là chính đạo.

    Đề Ngữ văn chuyên của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2020 đã có một sự ra mắt an toàn với 2 câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học có thể giúp tìm những học trò yêu văn chương, cá tính và sâu sắc.

    Nhưng trong tương lai, chúng ta vẫn hi vọng đón đợi những đề thi tuyển sinh hoàn toàn bứt ra khỏi lối mòn, từ cấu trúc tới vấn đề…

    Cô Trịnh Thu Tuyết (nguyên giáo viên dạy Văn Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội)

    Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam có hiệu trưởng mới

    Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam có hiệu trưởng mới

    Hôm nay 13/7, đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội đã công bố quyết định bổ nhiệm bà Trần Thùy Dương là hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam. Bà Dương nguyên là Phó hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An.

    " alt=""/>Đề Văn THPT Chuyên KHXH&NV có thể tìm học sinh cá tính và sâu sắc
  • Những tưởng ở cái tuối xế chiều, con cái trưởng thành, mọi thứ được yên ổn nhưng với ông Nguyễn Văn Hường (51 tuổi, quê Bắc Giang) đang phải chứng kiến một loạt bi kịch xảy ra với gia đình mình. Cuộc đời ông chẳng bao giờ nghĩ sẽ phải vào cái bệnh viện ung thư này. 

    Gia đình ông vốn chỉ mưu sinh bằng nghề làm ruộng. Cuộc sống đầy khó khăn khiến ông chỉ mong những điều bình yên nhất. 

    Gần chục năm về trước, ông Hường cảm thấy an ủi phần nào khi con trai ông lấy vợ. Thế rồi, cách đây 4 năm, ông hưởng niềm vui khi đứa cháu nội thứ hai tên là Nguyễn Minh Đức chào đời trong niềm hạnh phúc tột bậc. 

    {keywords}
    Bé Nguyễn Minh Đức 4 tuổi bị ung thư tinh hoàn

    Nào ngờ, những niềm vui tuổi già đơn giản ấy sớm hoá thành nỗi sầu sâu kín. Con trai ông Hường không may dính vào ma tuý bỏ nhà đi lang thang khắp nơi. Cùng lúc đó, vợ ông phát hiện ra một khối u máu ở kẽ gan.  

    Gánh nặng gia đình đè nặng lên ông Hường. Thương cháu nội còn quá nhỏ không có bố bên cạnh, thương cả con dâu tần tảo làm mọi việc mưu sinh, ông đỡ đần bằng việc chăm sóc cháu nội hàng ngày. 

    Một buổi chiều đón cháu nội về, ông Hường cảm thấy lo lắng, bất an khi cháu kêu đau khu vực tinh hoàn. Ban đầu, gia đình ông nghĩ cháu chơi cầu trượt bị kiến đốt. Nào ngờ, cháu bé mỗi ngày một sưng to. 

    Gia đình ông Hường đưa cháu đến bệnh viện tỉnh rồi làm thủ tục chuyển xuống bệnh viện K Tân Triều. Các bác sĩ kết luận cháu Đức mắc bệnh ung thư tinh hoàn. Hồi tháng 11/2019 vừa qua, cháu bé phải tiến hành phẫu thuật cắt một bên tinh hoàn. 

    Ông Hường đau đớn khi chứng kiến cháu nội không may mắc căn bệnh hiểm nghèo. Ở viện chăm cháu, ông cũng chẳng yên vì cứ nghĩ về căn bệnh u máu kẽ gan của vợ. 

    Mong cháu được khoẻ để còn ngày được gặp bố 

    Giữa thời điểm cả vợ và cháu nội đổ bệnh, gia đình ông Hường lâm vào cảnh khó khăn về kinh tế. Căn nhà ông mỗi lúc một xác xơ hơn do số tiền kiếm được từ nghề làm ruộng chẳng được là bao, giờ thêm hai người trong nhà mắc bệnh hiểm nghèo. 

    Con dâu ông Hường không thể lên chăm con được vì chị đang trở thành lao động duy nhất của cả nhà. Những ngày trên viện, những cơn đau khiến cháu nội ông khóc mãi khôn nguôi. 

    Đôi lúc, cháu Đức đòi được gặp bố, mẹ. Ông Hường quá thương cháu nhiều lúc đến rớt nước mắt: “Thằng bé nào có tội tình gì đâu mà phải khổ thế. Giờ tôi mong cháu được khoẻ để có ngày gặp lại bố. Giờ chả biết bố cháu đi lang thang ở đâu nữa”. 

    {keywords}
    Hoàn cảnh đáng thương của bé Đức đang rất cần được bạn đọc giúp đỡ

    Mỗi ngày trôi đi, những cơn đau cứ thế hành hạ cháu Đức. Một đứa trẻ mới 4 tuổi chưa nhận thức hết được căn bệnh hiểm nghèo. Bản thân ông Hường sợ những cảnh chia lìa mà ông chứng kiến ngày mới đặt chân đến nơi đây. 

    Ngồi bên ngoài hành lang Khoa Nhi, bệnh viện K Tân Triều, ông vẫn đau đáu nghĩ tới cảnh gia đình mình dưới quê lúc này. Liệu có một ngày, nhà ông được sum họp để cùng nhau ăn một bữa đoàn viên? 

     Phạm Bắc- Bá Định

    Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

    1. Gửi trực tiếp: Ông Nguyễn Văn Hường, Ở thôn Ngọc Sơn, xã Chu Điện, Lục Nam, Bắc Giang.  Số điện thoại: 0345552588.

      2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.396

    Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

    Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

    - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

    - The currency of bank account: 0011002643148


    - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

    - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

    - SWIFT code: BFTVVNV X

    - Qua TK ngân hàng Viettinbank:

    Chuyển khoản: Báo VietNamnet

    Số tài khoản: 114000161718

    Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

    - Chuyển tiền từ nước ngoài:

    Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

    - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

    - Swift code: ICBVVNVX126

    3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

    - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

    - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436

     

     

     

    " alt=""/>Bố bỏ đi, cháu bé 4 tuổi bị ung thư chỉ còn ông nội chăm sóc
  • Tin HOT Nhà Cái