Elon Musk nói gì sau khi vượt Jeff Bezos thành người giàu nhất thế giới?
Hôm 27/9,óigìsaukhivượtJeffBezosthànhngườigiàunhấtthếgiớliverpool vs chelsea Elon Musk trở thành người thứ ba trên thế giới từng sở hữu khối tài sản trị giá 200 tỷ USD, theo ghi nhận của Forbes. CEO Tesla cũng vượt qua đối thủ trong lĩnh vực không gian Jeff Bezos để trở thành tỷ phú giàu nhất hành tinh.
Khi Forbes đề nghị đưa ra bình luận về thành tích này, Musk đã có hành động ăn mừng chiến thắng trước nhà sáng lập Amazon.
“Tôi đang gửi một bức tượng khổng lồ có chữ số‘ 2 ’cho Jeffrey B., kèm theo một chiếc huy chương bạc”, Musk viết trong một email ngắn.
Phản hồi của Elon Musk về đề nghị bình luận của Forbes. Ảnh: Forbes |
Việc Musk chế nhạo Bezos vốn không phải chuyện hiếm gặp. Vị CEO nổi tiếng lập dị của Tesla từng lên Twitter đùa cợt Bezos là “kẻ sao chép” đến 2 lần (sử dụng biểu tượng cảm xúc mèo - cat emoji). Lần đầu tiên Musk làm điều này vào tháng 4/2019 khi Amazon công bố kế hoạch phóng vệ tinh phủ sóng internet để cạnh tranh với SpaceX. Lần thứ hai vào tháng 6/2020, khi Amazon mua lại công ty xe hơi tự lái Zoox – đối thủ cạnh tranh với Tesla.
Trong những năm gần đây, hai người đàn ông giàu nhất nhì thế giới đã tham gia vào một cuộc đua trên hai khía cạnh: giá trị tài sản ròng và tham vọng bay vào không gian.
Tháng 3/2020, giá trị tài sản ròng của Musk là 24,6 tỷ USD – thấp hơn gần 90 tỷ USD so với nhà sáng lập Amazon. Đến tháng 8 cùng năm, Bezos trở thành người đầu tiên sở hữu tài sản 200 tỷ USD khi cổ phiếu Amazon tăng vọt.
Tuy nhiên, với việc cổ phiếu hãng xe điện Tesla tăng đến 720% trong năm 2020, Musk dần rút ngắn khoảng cách tài sản với Bezos. Đến tháng 1/2021, CEO Tesla lần đầu tiên trở thành người giàu nhất thế giới dù chỉ trong một thời gian ngắn.
Vị trí quán quân trên bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes trong thời gian qua liên tục thay đổi với 3 cái tên Elon Musk, Jeff Bezos và Bernard Arnault. Theo thống kê Real Time của Forbes, hiện Musk vẫn dẫn đầu với 200,3 tỷ USD; tiếp theo là Jeff Bezos với 193,1 tỷ USD và Bernard Arnault với 174 tỷ USD.
Người phát ngôn của Bezos không trả lời yêu cầu bình luận của Forbes.
| ||
Trong lĩnh vực không gian, Bezos thành lập Blue Origin vào năm 2000, trong khi Musk giới thiệu SpaceX vào năm 2002. Hồi tháng 7 năm nay, Bezos đã thực hiện thành công chuyến bay lên rìa vũ trụ trên tàu New Shepard của Blue Origin. Khi cuộc đua không gian nóng lên, cả 2 vị tỷ phú không ngần ngại thể hiện sự bất đồng quan điểm trên Twitter và trong các bài phát biểu.
Hồi tháng 8, công ty Blue Origin của Jeff Bezos đã đâm đơn kiện Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) lên tòa án liên bang vì cơ quan này trao hợp đồng đưa người lên Mặt trăng cho SpaceX. Ngay sau vụ kiện, NASA quyết định tạm dừng hợp tác với công ty công nghệ không gian của Elon Musk.
Không dừng lại đó, cuộc chiến giữa Bezos và Musk còn bao gồm màn chạy đua xây dựng dịch vụ Internet vệ tinh trong không gian.
Hôm 25/8, công ty con của Amazon đệ trình lên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) thư phản đối kế hoạch của SpaceX về mạng lưới các vệ tinh Internet Starlink thế hệ thứ hai và nhấn mạnh những điều chỉnh của công ty đối thủ vi phạm quy tắc của FCC. 6 ngày sau, SpaceX đưa ra phản hồi. Không chỉ công khai xem thường năng lực kỹ thuật của Amazon, SpaceX còn cáo buộc công ty này tìm cách cản trở đối thủ để bao biện cho thất bại của chính họ.
Thậm chí Elon Musk còn châm chọc tỷ phú giàu nhất thế giới rằng “Hóa ra, Bezos nghỉ hưu để bắt tay vào công việc kiện cáo toàn thời gian, chống lại SpaceX”.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh của 2 tỷ phú vẫn thể hiện sự “fair play”. Trước chuyến bay vào vũ trụ của Bezos vào tháng 7, Musk đã lên Twitter để chúc ông và phi hành đoàn Blue Origin may mắn. Hai tuần trước, Bezos cũng chúc mừng Musk và SpaceX đã phóng thành công tàu vũ trụ Inspiration4.
"Chúc mừng Elon Musk và nhóm SpaceX về vụ phóng Inspiration4 thành công, một bước nữa hướng tới tương lai mà tất cả chúng ta đều có thể tiếp cận không gian", Bezos chia sẻ trên Twitter.
"Xin cảm ơn", Musk đáp lại.
(Theo NDH)
Vì sao người ta tôn sùng Elon Musk còn Mark Zuckerberg thì không?
Câu chuyện của 2 vị CEO thành công bậc nhất nước Mỹ này cho thấy một sự tương phản rõ ràng: Chúng ta thích những người có tầm nhìn vượt ra ngoài phạm vi kinh doanh và ghét những người kinh doanh chỉ vì lợi ích.
相关文章
Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Ferencvarosi, 3h00 ngày 24/1: Bùng nổ
Phạm Xuân Hải - 23/01/2025 07:15 Cup C22025-01-27Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến (83 tuổi, quê ở Nam Định) là một trong những “chiến binh” kỳ cựu của Bệnh viện K (Hà Nội).
Hai mươi năm trước, bà được chẩn đoán mắc ung thư máu. Dấu hiệu bệnh xuất hiện khi vùng cổ, cánh tay, sau cổ của bà nổi lên những hạch nhỏ.
Nghĩ mắc bệnh tuổi già, bà điều trị tại bệnh viện gần nhà. Sau hơn 2 tuần điều trị, bác sĩ chưa chẩn đoán được bệnh trong khi các hạch ngày càng tiến triển khiến bà và gia đình rất lo lắng.
Bà Yến đã tìm đến các phương thuốc Nam để uống kết hợp nhưng tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm. Một tháng sau đó, bà Yến được người quen tới thăm và khuyên tới Bệnh viện K để khám.
Lúc này, bà vẫn chần chừ với suy nghĩ không muốn đến bệnh viện điều trị ung thư. Tuy nhiên với sự động viên của gia đình, bà đồng ý đi với lời dặn các con: “Đưa mẹ đi khám một lần ở đây rồi về nhé”.
“Sau khi khám, bác sĩ bảo tôi ra ngoài chờ. Con trai tôi được bác sĩ gọi vào tư vấn và nhìn gương mặt thẫn thờ của con khi ra khỏi phòng, tôi biết đã có điều không hay...”, bà Yến chia sẻ.
Gặng hỏi mãi, cuối cùng bác sĩ cũng đã trao đổi trực tiếp với gia đình. “Chẩn đoán ban đầu là ung thư máu, cần nhập viện điều trị” là câu nói ám ảnh bà đến tận bây giờ.
“Trời đất như sụp đổ dưới chân, đi không vững, không muốn nghĩ thêm điều gì, tôi từ chối nhập viện ngày hôm đó...”, bà Yến nhớ lại khoảnh khắc khi phải đối diện với căn bệnh.
Con trai bà cho biết, những ngày sau đó, bầu không khí cả gia đình nặng nề hơn. “Mọi người lo cho sức khỏe của mẹ và nghĩ đến sự chia ly là nhiều bởi ung thư vẫn là nỗi ám ảnh quá lớn...”, anh nói.
Sau ngày từ bệnh viện trở về, đã có lúc bà Yến định uống thuốc Nam để điều trị nhưng các con động viên mẹ nhập viện, điều trị theo tư vấn, phác đồ của bác sĩ.
Liều thuốc tinh thần của người bệnh ung thư
Bác sĩ trực tiếp điều trị cho bà Yến là TS.BS Đỗ Anh Tú, hiện là Phó Giám đốc Bệnh viện K. Bà Yến nhớ lại: “Ở phòng tư vấn, bác sĩ không hỏi tôi về bệnh, không nói về việc điều trị. Bác sĩ chỉ hỏi: 'Đêm đầu tiên ở viện bà có ngủ được không?' và nhắc ăn nhiều hơn... Nghe bác sĩ hỏi, tôi rơm rớm nước mắt”.
Sau 3 ngày đầu ở viện làm các xét nghiệm, buổi trưa, TS.BS Tú gặp bà Yến và người thân của bệnh nhân. “Ngày hôm đó là lần tôi khóc nhiều nhất...”, bà Yến nhớ lại.
“Bệnh của bác đã ở giai đoạn tiến triển, để điều trị ổn định, bác cố gắng hợp tác cùng các bác sĩ. Y học ngày càng phát triển nên bác cứ yên tâm. Ngoài thuốc điều trị cho bệnh thuyên giảm, ở đây còn có chúng cháu nữa - Câu nói ấy khiến tôi bật khóc. Đó cũng là câu nói giúp tôi quyết tâm phải vượt qua bệnh tật”, bà Yến kể.
TS.BS Đỗ Anh Tú chia sẻ thêm, bệnh nhân Yến là người bệnh được anh điều trị lâu năm nhất trong suốt quá trình công tác. “Cách đây 20 năm, bà đã được chẩn đoán là bạch cầu mạn dòng lympho. Bệnh đã ở giai đoạn III, tiên lượng cũng khá dè dặt nhưng ở thể trạng bệnh nhân tốt còn khả năng điều trị nên tôi cố gắng động viên bà theo phác đồ”, bác sĩ chia sẻ.
Cũng theo bác sĩ Tú, tinh thần là yếu tố rất quan trọng để người bệnh vượt qua căn bệnh hiểm nghèo này.
“Lúc đó, tôi chia sẻ với bà như với người thân, như bà của mình. Dần dần bà cởi mở hơn, hiểu hơn về bệnh và từ đó cố gắng hợp tác điều trị”, TS.BS Tú thông tin. Sau chẩn đoán năm 2004, bà Yến được điều trị phác đồ hóa chất, sau 8 lần truyền đáp ứng rất tốt, ổn định và được về nhà theo dõi.
Sau điều trị, sức khỏe bà Yến ổn định. Khi thấy người mệt hay xuất hiện hạch gây đau, bà tiếp tục tới viện. Bệnh có dấu hiệu tái phát sau đó 4 năm/lần vào năm 2008, 2012 và 2016, bà Yến lại trở lại Bệnh viện K để điều trị.
Nhưng những lần điều trị ngắn ngày này không còn khiến bà có tâm lý nặng nề. “Lâu lâu không đến viện, tôi lại thấy nhớ các bác sĩ”, bà cười.
Hoàn cảnh gia đình bà Yến khá éo le khi 2 vợ chồng cùng mắc ung thư. Người chồng của bà mất sau hơn 3 năm điều trị, chống chọi với bệnh tật.
“Dù đau đớn khi chồng mất vì bệnh ung thư nhưng tôi tâm niệm rằng phải cố gắng, lạc quan, tập luyện và ăn uống để khỏe mạnh hơn. Bởi mình còn sống là các con, các cháu còn có một điểm tựa tinh thần, có nơi để trở về để gọi 'mẹ ơi, bà ơi'...”, bà nói.
Anh Hải - con trai thứ 2 của bà Yến, chia sẻ, không từ ngữ nào đủ để diễn tả niềm vui, hân hoan khi Tết vừa qua, cả gia đình sum vầy bên nhau, đánh dấu 20 năm mẹ của anh chiến thắng căn bệnh ung thư.
Đến nay, 7 năm sau đợt điều trị cuối, bà vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, trò chuyện cùng con cháu.
“Đó là niềm hạnh phúc bình dị nhưng lớn lao của gia đình. Hy vọng là câu chuyện của mẹ tôi sẽ phần nào đó tiếp thêm tinh thần, nghị lực cho những người bệnh khác”, anh Hải chia sẻ.
Ba con lần lượt qua đời vì bệnh nặng, cha bàng hoàng nhận tin mắc ung thưCác con trai, con gái liên tiếp qua đời vì mắc bệnh nặng, người đàn ông 58 tuổi lại vừa nhận tin bản thân mắc bệnh ung thư.'/>Nhận định, soi kèo Malmo vs Twente, 0h45 ngày 24/1: Chiến thắng danh dự
Hoàng Ngọc - 23/01/2025 03:27 Cup C22025-01-27
最新评论