, hướng dẫn cho các cháu, cha mẹ học sinh, các thầy cô giáo về cách thức phòng bệnh và ngăn ngừa lây nhiễm do nCoV, không để lây nhiễm nCoV trong trường học.</p><table class=)
Công văn khẩn của Bộ Y tếBộ Y tế cũng đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ đạo các trường đưa nội dung về nCoV vào chương trình dạy học giúp cho học sinh, sinh viên biết cách phòng bệnh. Đối với các địa phương có báo cáo trường hợp bệnh, tiếp tục theo dõi tình hình và chỉ cho các cháu đi học trở lại sau khi đã tiến hành tiêu độc, khử trùng lớp học, vệ sinh bàn ghế, các điều kiện phòng bệnh cho học sinh và sau trường hợp nhiễm Corona đã được cách ly 14 ngày, không phát sinh ca mới.
63/63 địa phương cho nghỉ học tạm thời
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 63/63 tỉnh, thành phố cho phép kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh để phòng, chống dịch bệnh do virus corona gây ra.
 |
Buổi học đầu năm sau Tết Nguyên Đán trước thời gian nghỉ tạm thời tại một trường học ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Trong ngày hôm qua (8/2), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã tới Nam Định để kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh virus corona tại một số trường học. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, với những địa phương công bố dịch và thuộc phạm vi ảnh hưởng, Bộ GD-ĐT đã đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố xem xét cho học sinh nghỉ học, bởi các em còn nhỏ, chưa có khả năng tự bảo vệ trước diễn biến khó lường của dịch bệnh; đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn cho học sinh cách phòng, chống.
Tối 7/2, Bộ cũng đã có văn bản hỏa tốc gửi tới các Sở GD-ĐT hướng dẫn chuẩn bị các điều kiện khi học sinh trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh.
 |
Trường THPT Võ Thị Sáu (Vĩnh Phúc) - nơi có học sinh dương tính với ncoV - được sát khuẩn sạch sẽ. Ảnh: Bích Ngọc |
Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở tiếp tục theo dõi, tiếp nhận thông tin chính thức từ các cơ quan chuyên môn để đánh giá đúng tình hình dịch bệnh, bảo đảm thông tin chính xác và chỉ đạo kịp thời đến các cơ sở giáo dục, giáo viên, học sinh và phụ huynh; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện phòng, chống dịch bệnh để đón học sinh trở lại trường học theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
 |
Đa số phụ huynh vẫn ngần ngại chuyện con trở lại trường |
Trong thời gian cho học sinh tạm nghỉ học, các cơ sở giáo dục cần phải duy trì liên lạc giữa nhà trường, gia đình và sự liên lạc giữa giáo viên (nhất là giáo viên chủ nhiệm) với học sinh để giao nhiệm vụ học tập và hướng dẫn học sinh tự học qua các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, nhà trường.
Bộ đề nghị các Sở hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch sử dụng cơ cở vật chất của nhà trường để tổ chức học bù cho học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Trường hợp cần thiết, có thể tổ chức một số buổi học bù vào thứ Bảy hoặc Chủ nhật để bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục.

Đi học bình thường giữa mùa phòng dịch virus corona
- Trong khi sinh viên của hơn 100 trường ĐH đang nghỉ học phòng virus corona, tại Trường ĐH Y Hà Nội, việc học vẫn diễn ra như thường lệ.
" alt=""/>Bộ Y tế: Địa phương không có dịch có thể cho học sinh đi học
Đó là chia sẻ của chàng trai Lê Hải Nam (24 tuổi, Hà Nội) khi nhắc về những câu chuyện dở khóc, dở cười của chính bản thân từng trải qua khi mới học Phổ thông. Nghĩ lại chuyện này, Nam tự nhận đó là cách xử lý tình huống của một cậu trai mới lớn, thiếu tinh tế và khéo léo. "Chuyện cũng chẳng có gì nhưng mình vẫn nhớ mãi. Thời đi học mình ngô nghê lắm, các bạn nữ cùng tuổi thì lại có phần già dặn hơn trong suy nghĩ. Có lần trong lúc tập thể dục ngoài trời, một bạn nữ cùng lớp không may tuột dây áo lót và mình khá bối rối khi nhìn thấy.
Lúc ấy trên sân không chỉ có mình mà một vài bạn nam khác cũng đã thấy sự cố trang phục của bạn nữ nhưng không ai lên tiếng nhắc.
Sợ sẽ có nhiều người khác thấy nên mình đã chạy lại và bảo: "Kéo dây áo lên đi bọn con trai nhìn thấy nãy giờ". Những tưởng mình sẽ nhận lại được lời cảm ơn từ bạn nữ nhưng mình đã lầm.
Đáp lại mình là cú lườm "xém lông mày" của bạn nữ và câu chửi khiến mình bất ngờ: "Đồ vô duyên". Lúc đó mình khá hụt hẫng, nhưng giờ nghĩ lại mình thấy đúng, vì mình đã kém tinh tế trong chuyện này".
Với Nam đó là một kỷ niệm xấu hổ, Nam cho rằng, đôi khi ý tốt thể hiện không đúng cách sẽ khiến đối phương cảm thấy khó chịu, đặc biệt là vấn đề riêng tư của bạn khác giới. Khi được hỏi: "Nếu được quay ngược lại thời gian, bạn sẽ xử lý tình huống ấy thế nào?", Nam không ngần ngại đáp: "Mình sẽ không nhắc trực tiếp, nếu được quay lại ngày đó mình sẽ chủ động nhờ một bạn nữ nào đấy nhắc khéo bạn kia kéo dây áo lên. Đôi khi ga lăng nhưng phải tinh tế mới được công nhận đó", Nam cười nói.
Đồng cảm với tình huống của Nam, chàng trai Phạm Tùng Hân (25 tuổi, Quảng Bình) cũng cho rằng, đôi khi các bạn nữ lại quá nhạy cảm với các vấn đề liên quan tới bản thân, hoặc lại quá thiếu tinh tế khi lựa chọn trang phục nội y phù hợp.
"Nhiều khi con trai chúng mình nhìn thấy ngượng lắm nhưng đâu dám hé miệng nói. Nhất là thời học cấp 3, có những buổi quan trọng phải mặc áo dài trắng, có bạn nữ dùng ngay chiếc áo lót màu mè lộ liễu. Đám con trai nhìn thấy ngượng nhưng nào dám nói gì", Hân nói.
Thời gian gần đây khi mạng xã hội lan truyền hình ảnh một nữ Beauty Blogger chia sẻ quan điểm khi bị một người kém duyên soi mói chuyện hở nội y rằng: "Phụ nữ ai cũng mặc áo lót có gì lạ đâu mà phải che" nhận về nhiều ý kiến trái chiều.
Dù là nam giới nhưng cả Hân và Nam đều cho rằng việc nữ Beauty Blogger trên đáp trả lại bình luận kém duyên như trên là đúng. Song nếu như nhiều bạn nữ hiểu sai ý và cho rằng, việc không ngại ngần khi vô ý để lộ nội y là tư tưởng của sự hiện đại, tiến bộ và bảo vệ nữ quyền thì thật sự chưa đúng đắn.
Tùng Hân bày tỏ: "Đúng là các bạn nữ có quyền bảo vệ chính mình trước những lời nói mang tính thiếu xây dựng và cố ý soi mói, bới móc những vấn đề nhạy cảm. Là nam giới nhưng mình thấy rằng nhiều bạn nữ khá mất tự tin khi chọn phải nội y không phù hợp.
Nội y không cũng là trang phục cần chỉn chu, mình nghĩ vậy. Sự gợi cảm và phản cảm nó ở mức mong manh lắm. Là con trai mình biết, có những thứ cứ tự đập vào mắt chứ bản thân chúng mình cũng không muốn dán mắt vào vậy đâu".
Chàng trai 9x chia sẻ thêm, chung quy lại nội y là để che chắn, bảo vệ các bạn nữ và giúp các bạn tự tin hơn vậy nên hãy lựa chọn làm sao để các bạn cảm thấy thoải mái nhất với món đồ đó.
Lắng nghe tâm sự của những bạn khác giới, cô nàng Trần Thúy Hiền (23 tuổi, Yên Bái) cho rằng, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vấn đề về nội y của con gái không còn quá nhạy cảm như các bạn nam đang nói. Có chăng nam giới bị phản ứng khi tham gia góp ý khi bạn nữ gặp vấn đề về trang phục là do cách chia sẻ chưa phù hợp và thiếu tế nhị?
"Nhiều khi đang học giờ thể chất quai áo mình tuột, không biết làm thế nào mình vẫn phải nhờ bạn bè đứng chắn để mình xử lý. Trong đó cả nam, cả nữ các bạn đều cảm thấy việc đó là hết sức bình thường. Nhiều bạn nam còn ga lăng chắn áo khoác cho mình nữa mà.
Con gái chúng mình sẽ cảm thấy rất biết ơn nếu được các bạn tâm lý và nhắc nhở về sự cố một cách tinh tế và mang tính xây dựng. Còn tất nhiên, nếu cảm thấy bị soi mói và để ý một cách thái quá chúng mình có quyền phản ứng lại chứ", Hiền nói.
Còn bạn, bạn đã bao giờ gặp phải trường hợp như hai bạn trên? Các bạn đã xử lý tình huống này như thế nào? Hãy cùng chia sẻ ở phần bình luận nhé!
Theo Dân Trí

'Tôi khổ tâm vì vớ phải cô bạn gái thích khoe thân'
Ban đầu, khi mới gặp em, tôi nghĩ em là một cô gái thật tuyệt vời - tự tin, hòa đồng, giao tiếp xã hội tốt, khác hẳn với một người trầm tính, ít nói như tôi.
" alt=""/>Có ý tốt nhắc bạn gái hở dây áo ngực, tôi bị mắng: Đồ vô duyên!