当前位置:首页 > Thời sự > Siêu máy tính dự đoán Everton vs Arsenal, 18h30 ngày 5/4 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Tottenham vs Southampton, 20h00 ngày 6/4: Không còn gì để mất
Nếu được, tôi sẽ chọn cho mình chiếc điện thoại trong mơ gồm 14 chi tiết góp nhặt từ 8 mẫu smartphone đình đám hiện nay.
Thiết kế mặt trước của Xiaomi Mi Mix
Ngoại trừ cạnh dưới, phần mặt trước của Xiaomi Mi Mix đúng theo kiểu “thiết kế vô cực” với viền màn hình rất mỏng, hơn cả Galaxy S8. Đó là điện thoại đẹp nhất tôi từng thấy và có phần hiển thị lớn dù kích thước nhỏ gọn.
Màu đen mặt sau của iPhone 7
Lớp kính trên Galaxy S8 gây ấn tượng mạnh, nhưng tôi lại thích tùy chọn “jet black” của iPhone hơn. Thiết bị cho cảm giác cao cấp và xứng đáng danh hiệu ông vua của sự sang trọng.
Màn hình 4K trên Sony Xperia XZ Premium
Với tôi, màn hình 1080p như trên iPhone 7 Plus và OnePlus 5 đã đủ dùng. Nhưng để tạo nên chiếc smartphone “trong mơ”, tôi sẽ chọn độ phân giải cao cấp 4K như trên Sony Xperia XZ Premium.
Máy ảnh Galaxy S8
Samsung không trang bị hệ thống ống kính kép cho Galaxy S8. Nhưng camera đơn của “siêu phẩm” này lại tỏ ra vượt trội và cho chất lượng ảnh chụp đáng ngạc nhiên.
Cảm biến vân tay trên OnePlus 5
Trước tiên, tôi thích hệ thống nhận diện vân tay của OnePlus 5 bởi nó được đặt ở mặt trước điện thoại thay vì bị lôi ra sau như S8 hay G6. Thứ nữa, công nghệ nhận diện của OnePlus rất ấn tượng, vừa nhanh lại chính xác với chỉ một lần thử.
Khả năng chịu nước của Galaxy S8 và LG G6
Dù cả Samsung và LG chưa mang tới cải tiến đột phá nào, nhưng khả năng chống trước trên S8 lẫn G6 đều tỏ ra vượt trội so với đối thủ khi máy có thể vượt qua bài kiểm tra ngâm nước 30 phút dưới độ sau 1,5 mét (trong khi tiêu chuẩn IP67 là 1 mét).
Cập nhật Android thuần như Google Pixel
Tôi rất thích Google Pixel bởi smartphone có thể cập nhật Android thuần ngay khi Google phát hành. iOS của Apple cũng làm được điều đó, nhưng hệ điều hành này lại hạn chế việc tùy chỉnh biểu tượng ứng dụng và thua Android ở khâu xử lý thông báo.
Ứng dụng trên App Store
Vâng, tôi thích Pixel chạy Android thuần, nhưng ước gì chúng được hỗ trợ ứng dụng như cách mà các nhà phát triển ưu ái App Store. Cảm tưởng như mọi thứ thiết kế cho iOS đều mượt mà và thuận tiện hơn hẳn. Ví dụ như phiên bản Twitter cho iOS có nút trình đơn bên dưới giúp dễ dàng sử dụng bằng một tay.
RAM 8GB trên OnePlus 5
Chiếc OnePlus 5 sở hữu RAM 8GB nên hiệu suất cải thiện đáng kể, cho phép chạy nhiều ứng dụng cả ngày. Hầu hết smartphone hiện nay chỉ gói gọn trong 4GB RAM. Việc trang bị nhiều RAM sẽ hỗ trợ khả năng đa nhiệm tốt và có nhiều ứng dụng chạy nền mà không lo chậm máy.
Vi xử lý A10 trên iPhone 7
Tôi chọn A10 trên iPhone 7 đơn giản bởi vì bộ vi xử lý này dễ dàng đánh bại Qualcomm Snapdragon 835 trên OnePlus 5 và Galaxy S8 trong bài thử nghiệm của Trusted Reviews.
Sạc không dây của Galaxy S8 và LG G6
Giờ đây, nhu cầu dùng sạc không dây ngày càng tăng. Tôi có thể đặt điện thoại trên đế sạc ở bàn làm việc mà chẳng cần lo lắng tới thời lượng pin. Điều này dễ dàng hơn việc cắm dây sạc rồi ngồi chờ pin đầy.
Công nghệ Dash Charging của OnePlus 5
Đối với smartphone hiện tại, chuẩn sạc không dây Dash Charging được đánh giá rất cao khi cho tốc độ cực nhanh. Thêm nữa, công nghệ từ OnePlus giảm lượng nhiệt tỏa ra nên OnePlus 5 lúc nào cũng mát dù đang sạc.
Pin của Asus ZenFone 3 Max
Asus ZenFone 3 Max không phải sản phẩm có tuổi thọ pin lâu nhất bởi hệ thống chưa được tối ưu hiệu quả. Tuy nhiên, dung lượng pin của máy quả là ấn tượng, lên đến 4.100 mAh. Nếu những smartphone tối ưu hóa cả phần mềm và phần cứng tốt như Google Pixel và iPhone 7 mà dùng pin ZenFone 3 Max thì thích phải biết. Với tôi thì nó đủ cho hai hoặc ba ngày.
Mức giá của OnePlus 5
Tất nhiên, nếu được thì tôi thích một chiếc điện thoại miễn phí hơn. Nhưng hãy thực tế hơn bởi chẳng ai cho không bạn cái gì cả. Với smartphone cao cấp thì mức giá 470 USD của OnePlus 5 là chấp nhận được.
Theo GenK
" alt="Chiếc smartphone “trong mơ” của bạn đây, hội tụ 14 yếu tố của 8 smartphone hàng đầu thế giới"/>Chiếc smartphone “trong mơ” của bạn đây, hội tụ 14 yếu tố của 8 smartphone hàng đầu thế giới
RBC Capital Markets và Nissan Motors là 2 trong số các bên thứ ba được WSJ"chỉ mặt".
Về phần mình, Facebook tuyên bố chỉ cấp "quyền truy cập bổ sung" cho các công ty bên thứ ba nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng, thử nghiệm tính năng mới và hoàn thành các thử nghiệm trước đó. Facebook cũng xác nhận đã chia sẻ thông tin về danh sách bạn bè cho các công ty trong vài tháng sau khi tiến hành hạn chế quyền truy cập dữ liệu cho bên thứ ba trong năm 2015.
Theo Engadget, David Vladeck, Giám đốc Cục Bảo vệ Người dùng thuộc Ủy ban Thương mại Liên bang (2009 – 2013) và hiện là giáo sư tại Trung tâm Đại học Luật Georgetown cho biết điều này có thể đã vi phạm thỏa thuận năm 2012 giữa công ty với FTC yêu cầu chỉ được cấp quyền truy cập dữ liệu cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người dùng.
Trong phản hồi mới nhất trên Twitter, Facebook ghi như sau:
"Thứ nhất, tất cả nhà phát triển trong năm 2014 đều có 1 năm để chuyển sang nền tảng API mới. Một số công ty như Nissan hay RBC đã yêu cầu kéo dài thời hạn, nhưng thời gian kéo dài đã kết thúc cách đây vài năm.
Thứ hai, bất kỳ một thỏa thuận mới nào, như WSJ đã công bố, liên quan đến chia sẻ danh sách bạn bè của người dùng – không phải thông tin của bạn bè như hình ảnh hay sở thích – với các ứng dụng trong phiên bản API bị giới hạn".
Facebook vẫn cho bên thứ ba truy cập dữ liệu người dùng dù tuyên bố đã giới hạn từ 2015
Trong khoảng thời gian giám sát kéo dài 10 năm, nếu ZTE tuân thủ đầy đủ các điều kiện giám sát được quy định trong thỏa thuận và yêu cầu từ ngày 8/6/2018, khoản tiền phạt 400 triệu đô la Mỹ sẽ được trả lại cho ZTE khi hết thời gian giám sát. ZTE sẽ thay thế tất cả thành viên hội đồng quản trị của công ty và ZTE Kangxun trong vòng 30 ngày sau thời điểm BIS đưa yêu cầu từ ngày 8/6/2018. Ngoài ra, ZTE sẽ thuê một điều phối viên đặc biệt làm việc độc lập - trong vòng 30 ngày sau khi BIS ra yêu cầu vào ngày 8/6/2018 – để phối hợp, theo dõi, đánh giá và báo cáo sự tuân thủ của ZTE và các công ty con hoặc các chi nhánh trên toàn cầu trong thời gian giám sát.
" alt="ZTE quay trở lại thương trường, phải trả 1,4 tỷ USD trong vòng 90 ngày"/>ZTE quay trở lại thương trường, phải trả 1,4 tỷ USD trong vòng 90 ngày
Nhận định, soi kèo Kashima Antlers vs Kyoto Sanga, 13h00 ngày 6/4: Củng cố ngôi đầu
Có lẽ người ta đã quên mất mình đã từng phải nhắn tin và đọc lại những tin nhắn đó như thế nào. Trước khi có giao diện nội dung chat liền mạch của iPhone, chúng ta phải mở ra rồi đóng lại từng tin nhắn nếu muốn đọc toàn bộ cuộc hội thoại. Đây có lẽ là quá khứ không ai muốn quay lại nhất.
![]() |
Chúng ta sẽ vẫn còn tranh cãi về ảnh hưởng của nó nhưng không ai có thể phủ nhận rằng nó đã tạo nên một hiện tượng xã hội khi iPhone 4 xuất hiện với chiếc camera trước. Và hiện tượng ấy vẫn đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến mỗi chúng ta, cho tới tận hôm nay.
![]() |
Có ai tiếc nuối chiếc Nokia có thể chơi Snake suốt cả tuần mà vẫn không cạn pin không? Ngày nay sẽ không có những kỳ tích như vậy nữa. Một loạt tính năng cảm ứng tiện lợi và các ứng dụng tuyệt vời khiến pin của những chiếc smartphone luôn trong tình trạng căng thẳng.
Điện thoại là để gọi điện. Nhưng ngày nay ai lại còn làm phiền nhau và tốn tiền như vậy khi đã có Messenger?
![]() |
Tiếp nối thành công từ các khóa Học kỳ trong quân đội - Em là chiến sỹ và “Trại hè - Viettel Vui Vẻ” năm 2017, năm nay Viettel tặng khách hàng thân thiết trại hè “Viettel in Farm”. Trại hè vừa khai mạc sáng ngày 29/5 tại trường Spring Hill (Quốc Oai, Hà Nội) hứa hẹn sẽ đem lại cho các em thiếu nhi một khoảng thời gian đáng nhớ, được đắm mình trong thiên nhiên thuần chất và trải nghiệm cuộc sống nông trại mà các em ít có cơ hội được tiếp cận.
Do đặc thù của xã hội hiện đại, trẻ em ngày nay thường sớm tiếp xúc và thậm chí bị gắn chặt với thiết bị công nghệ, dẫn tới thiếu kiến thức thực tiễn và ít có điều kiện trải nghiệm, quan sát cuộc sống, thiên nhiên xung quanh mình. Trại hè “Live in Farm” do Viettel tổ chức với mục đích tạo môi trường, không gian lành mạnh để các em được tiếp xúc với những điều gần gũi, giản dị trong cuộc sống hàng ngày, giúp trẻ quan sát, trải nghiệm với thiên nhiên; hiểu được giá trị của cuộc sống và nuôi dưỡng tình yêu lao động.
Tham gia trại hè, các em sẽ được được tự tay gieo hạt, ươm mầm, học cách làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tìm hiểu về cây trồng, vật nuôi và tham gia các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy dây, thả diều.
6 ngày trải nghiệm tại trại hè (từ 29/5- 3/6/2018) sẽ giúp trẻ em cách ly với các thiết bị công nghệ, xa rời game online, rèn luyện sức khỏe, kỹ năng sống, từ đó các em sẽ cảm thấy hạnh phúc, lạc quan hơn với những dấu ấn đáng nhớ trong ký ức tuổi thơ của mình.
" alt="Con trai Xuân Bắc tham gia trại hè “Live in Farm” dành cho con em khách hàng VIP của Viettel"/>Con trai Xuân Bắc tham gia trại hè “Live in Farm” dành cho con em khách hàng VIP của Viettel
Tôi vẫn còn nhớ mình đã từng thèm muốn gì vào năm 2006. Tại thời điểm ấy, một vài cậu bạn thật "sành" trong trường tôi có máy chơi game PSP và iPod. Một vài cô bạn biết ăn mặc thường cầm tay những chiếc Motorola RAZR hoặc Nokia 7610. Anh họ tôi, người đầu tiên dạy tôi dùng máy tính (và chơi Road Rash...), lúc đó đang sở hữu chiếc P910i có bàn phím gập và bút cảm ứng nhìn rất "oách".
Tôi muốn có 1 hoặc tất cả những thứ vật phẩm đắt tiền ấy. Mãi sau này tôi mới biết, chúng có tên gọi chung là "thiết bị di động".
Các bạn 8X và cả nửa đầu 9X có lẽ cũng ghi nhớ về một khung cảnh di động rất, rất khác của 11 năm về trước. Với tôi, đó là cả một thế giới đầy nhiệm màu với những chiếc điện thoại khác biệt: chiếc thì hình thanh kẹo, chiếc thì vỏ sỏ. Chiếc thì nghe nhạc hay, chiếc thì chụp ảnh tốt. Chiếc nào có cảm ứng thì đều phải có stylus đi kèm, nhưng cũng lại có những chiếc điện thoại chứa nguyên một bộ bàn phím QWERTY nhìn thật oách.
Thế rồi, đúng 10 năm về trước, iPhone ra mắt và cả thế giới di động cùng thay đổi theo cái cách Steve Jobs đã tiên phong. Về bản chất, smartphone ngày nay tích hợp cả máy ảnh, PSP, iPod và cả Nokia lẫn BlackBerry. Hãy nhìn vào những chiếc điện thoại Samsung, LG hay Sony của ngày hôm nay và hỏi, chúng giống với iPhone hơn hay là giống với điện thoại Samsung, LG, Sony của năm 2006 hơn? Câu trả lời là quá rõ ràng. Cả thế giới di động đều đã bị đồng hóa.
Một cuộc sống khác
Vì thay đổi khái niệm smartphone từ chỗ khó sử dụng thành "cho tất cả mọi người", iPhone thường bị mang "dớp" là dành cho những người mù công nghệ. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là trong các công ty, các phòng ban công nghệ mà tôi từng làm việc, tỷ lệ các lập trình viên, các kỹ sư hệ thống sử dụng iPhone lại cao tới mức đáng ngạc nhiên. Cái hay của iPhone (và rất nhiều sản phẩm gắn mác Táo khác) là ở chỗ, chúng đưa công nghệ về đúng bản chất của mình: "công nghệ vị nhân sinh", chứ không phải là "công nghệ vị công nghệ". Dù bạn là một kỹ sư phần mềm hay chỉ là một bà nội trợ, vai trò tối quan trọng của một chiếc smartphone không phải là để up ROM, để tweak, để chạy simulator.
Trái lại, smartphone là để phục vụ một cách tốt nhất cho nhu cầu thiết yếu nhất, hữu ích nhất: nghe gọi, nghe gọi, lướt web, chụp ảnh, nghe nhạc, xem YouTube, chạy app, chơi game...
Ít ai biết rằng trước iPhone, ngay cả những nhu cầu đơn giản ấy vẫn nằm ngoài tầm với của những chiếc điện thoại di động. Các nhà mạng – thế lực kiểm soát ngành công nghệ viễn thông – chỉ coi di động là những vật phẩm khuyến mại bán kèm các bản hợp đồng thuê bao dài kỳ. Kết quả là điện thoại chụp ảnh tốt thì thường nghe khạc không hay (và ngược lại); điện thoại đẹp thì thường hạn chế về tính năng, smartphone thì thường xấu và khó sử dụng. Chuyện tích hợp PSP và iPod vào điện thoại di động thường thất bại thảm hại: bạn có còn nhớ về N-Gage và Motorola ROKR?
iPhone đã thay đổi tất cả. Đừng nghĩ iPhone chỉ là những khái niệm "smartphone", "cảm ứng" đem ghép lại. Để ra mắt được iPhone, Steve Jobs đã phải đấu tranh kịch liệt với các thế lực viễn thông của Mỹ. Các kỹ sư của Apple đã phải điên đầu nghiên cứu những đột phá về công nghệ sau này được chính CEO của BlackBerry thừa nhận là "đem máy Mac nhét vào điện thoại". Quan trọng nhất, trước Steve Jobs, cả Nokia, BlackBerry, Microsoft hay bất cứ ông lớn nào khác cũng đều không thể tạo ra một bộ giao diện trực quan, dễ sử dụng đã thay đổi hoàn toàn cách hiểu của con người về smartphone.
Có những lúc nhìn đứa cháu của tôi nằm trên giường xem clip Lego mà tôi vẫn thấy ngỡ ngàng. Thời đi học, muốn nằm trên giường xem YouTube, tôi sẽ phải... đặt laptop lên ngực. Đến tận khi đi làm, năm 2011 tôi mới được sở hữu một thứ có thể dùng để xem YouTube: iPhone 4.
"Tín đồ công nghệ"
Dĩ nhiên, đó không phải là lần đầu tiên tôi được chạm tay vào một chiếc iPhone. Nhưng đó lại là lần đầu tiên tôi cảm thấy đủ thuyết phục để bỏ ra tới hai tháng lương để sở hữu trải nghiệm Táo: so với cả 3 thế hệ iPhone đầu tiên (iPhone 1, 3G và 3GS), iPhone 4 mang đến thiết kế vuông vắn hơn hẳn. Dù cho chiếc điện thoại của Steve Jobs vẫn luôn được ca ngợi là "đẹp" từ khi bắt đầu, phải tới iPhone 4 tôi mới thực sự cảm thấy thuyết phục bởi vẻ đẹp vừa cao cấp lại vừa khỏe khoắn.
Có lẽ là hơi buồn cười khi nhắc đến một sản phẩm công nghệ như iPhone mà lại khen ngợi về thiết kế. Quả thật, so với các đối thủ Android, iPhone rất dễ bị coi là một thứ đồ "low-tech" khi liên tục thua kém về RAM, chip, độ phân giải...
Nhưng tôi và rất nhiều bạn bè làm công nghệ khác lại có suy nghĩ ngược lại: Apple có rất nhiều đột phá công nghệ, . Những con chip của Apple chẳng hạn: ngành thiết kế chip vô cùng ca ngợi những đột phá như A7, A10 Fusion hay A9X. Khi Apple lên 64-bit, Qualcomm vội vã chạy theo và gặp vấn đề tản nhiệt với Snapdragon 810, khiến cho thế giới Android phải đi qua một năm buồn thảm. Hiệu năng tải ứng dụng của thiết bị iOS vẫn vượt mặt Android, bởi Apple hiểu rằng giải quyết vấn đề hiệu năng đơn nhân sẽ là hướng đi thiết thực hơn, dễ dàng hơn cho các nhà phát triển ứng dụng.
Và những đột phá công nghệ ấy lại chỉ để phục vụ cho những mục đích (tưởng chừng) đơn giản. Chạy đua số nhân, dung lượng RAM, độ phân giải... không thể tạo ra những thành tựu vĩ đại. Tạo ra những thiết bị trực quan đến mức trẻ con cũng có thể sử dụng và đảm bảo chất lượng cho trải nghiệm đó mới đáng gọi là thành tựu công nghệ.
Một ví dụ khác: Siri. Bạn có thể nghĩ điều khiển qua giọng nói là một tính năng rất bình thường, nhưng đó thực chất lại là nơi tập trung những bộ não vĩ đại nhất của cả hai ngành phần cứng và phần mềm: một sản phẩm như Siri quy tụ tất cả các lĩnh vực "tương lai" như Big Data, xử lý giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và deep learning. Với một người làm phần mềm như tôi, được tham gia vào một dự án tương tự như Siri có lẽ sẽ là "tấm huy chương" đáng mơ ước nhất để đặt vào CV.
Điện thoại thông minh, con người thông minh
Với tôi, ký ức của 10 năm trước vẫn chưa hề phai nhòa. Trước iPhone, chúng ta đã sở hữu một thế giới điện thoại đầy nhiệm màu, thú vị và... rối loạn. Thế rồi iPhone ra đời, Android cũng ra đời và ngày một tiến hóa theo hướng giống iPhone. Cả thế giới di động đồng hóa lại thành những khối chữ nhật bo tròn với phần màn hình lớn làm trọng tâm. Bàn phím, ý tưởng từng bị Andy Rubin do dự không dám loại bỏ khỏi HTC G1, cuối cùng cũng tuyệt diệt.
Đi kèm với cuộc cách mạng ấy là những thay đổi khiến chúng ta phải giật mình. Nếu như với chúng tôi, Internet đồng nghĩa với những chiếc máy để bàn cồng kềnh, những chiếc laptop đắt đỏ thì với thế hệ bây giờ, Internet thực sự đặt trong lòng bàn tay. Nghe nhạc, tìm thông tin, chép bài... đều đã trở nên dễ dàng với những chiếc smartphone. Để nghe nhạc, tôi phải để dành dăm ba bữa sáng, tôi mới có tiền để mua đĩa CD nhét vào chiếc Walkman "Tàu" chứ đâu có thể dễ dàng tìm app nghe online miễn phí như bây giờ.
Đi kèm với những thay đổi từ iPhone là những cuộc sống đã bị thay đổi, theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Nhưng tôi vẫn luôn thấy trân trọng những thay đổi ấy, bởi cuối cùng thì iPhone tốt hay xấu, làm cho con người "smart" hơn hay "dumb" hơn cũng vẫn chỉ là do người sử dụng.
Có những lần tôi đi trên đường, thấy các bạn sinh viên đi qua đường thường bật đèn màn hình điện thoại vẫy vẫy để xe đi từ xa có thể nhìn thấy. Thay đổi rất nhỏ và cũng chẳng dính dáng mấy đến những khái niệm hi-tech do smartphone mang tới, nhưng cũng lại là "tính năng" khó có thể thực hiện được thời Nokia đơn sắc.
iPhone đã khởi đầu một cuộc cách mạng giúp cuộc sống chúng ta trở nên dễ dàng hơn.
Theo GenK
" alt="iPhone: 10 năm 'Công nghệ vị Nhân sinh'"/>