Trước đó, khoảng 23h ngày 15/8/2023, tại thôn Chiềng, xã Tân Sỏi (huyện Yên Thế), Công an huyện Yên Thế tuần tra, phát hiện xe ô tô tải BKS 99C-208.70, trên thùng xe có nhiều bao tơ dứa, bên trong có các hộp bìa cát tông chứa các khối hình hộp nghi là pháo nổ, tổng trọng lượng hơn 500kg.
Khoảng 3h ngày 16/8/2023, đối tượng Ngô Văn Hưng đã đến Công an huyện Yên Thế đầu thú về hành vi “Vận chuyển hàng cấm” (pháo hoa nổ)
Ngô Văn Hưng khai nhận, tối ngày 15/8/2023, Hưng điều khiển xe ô tô tải BKS: 99C-208.70 chở pháo nổ đi giao cho khách thì gặp tổ tuần tra của Công an huyện, sau đó đối tượng đã để xe tại thôn Chiềng và bỏ trốn.
Hiện Công an huyện Yên Thế đang mở rộng điều tra vụ việc.
" alt=""/>Vận chuyển nửa tấn pháo, nghi phạm vứt xe bỏ trốn khi thấy công anNgày 10/10, em Nguyễn Minh Khôi (13 tuổi, quận Tân Phú) nhập viện Nhi đồng 2 TP.HCM vì Covid-19. Một tuần trước đó, Khôi chỉ có triệu chứng sổ mũi, đau họng thông thường. Nhưng vì cơ địa béo phì, Khôi rơi vào nguy kịch.
Ngày 28/10, Khôi xuất viện và mang theo di chứng tổn thương phổi. Mỗi ngày, cậu bé vẫn đang phải tập thở để có thể phục hồi tốt nhất. Trong thời gian này, Khôi viết một lá thư dài 3 trang giấy.
Minh Khôi và mẹ trong thời gian điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Ảnh: NVCC |
Với sự động viện của mẹ, em mạnh dạn gửi thư đến những người đã giành lại mạng sống cho mình. Trong thư, Khôi viết:
"Con là bé bự Minh Khôi nổi bật của khoa Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2. Con và mẹ con vừa trở về từ giấc mơ ở một cõi xa xôi tưởng chừng không có thực, nhưng lại thật gần, và quan trọng là thật rất thật.
Trong giấc mơ của con, là chuỗi ngày chiến đấu với bệnh tật, với đau đớn, khó thở, những di chứng viêm phổi nặng gây ra bởi con virus mang tên SARS-CoV-2.
Nhưng hôm nay con đã được trở về là nhờ các ông bụt, bà tiên mặc hai màu áo xanh và trắng. Trong lòng con, đó là các anh hùng, các chiến binh đang ra trận và chiến đấu với tất cả năng lượng của vũ trụ.
Bên trong những bộ giáp ngột ngạt khó thở là bác sĩ, cô y tá, cô điều dưỡng và nhiều cô chú nhân viên y tế khác. Một điều tiếc nuối nhất là con không được biết mặt, biết tên những người con mang trọn ơn nghĩa.
Chăm sóc bệnh nhi Covid-19 tại phòng hồi sức. Ảnh: BV Nhi đồng 2 TP.HCM |
Sự sống của con được tiếp nối đến ngày hôm nay là nhờ những đêm trắng của bác Quốc Anh, bác Bùi Giang, bác Võ Trân, bác Luân.... Cô Thiềm, cô Xuyên, cô Duyên, cô Linh, cô Liên canh cho con, theo dõi con sốt bao nhiêu độ, SpO2 của con bao nhiêu, canh đúng giờ truyền cho con từng cữ thuốc.
Bé bự khó lấy ven. Con khóc, con đau mà các cô các, bác xót lòng. Mỗi lúc nhìn thấy bác Quốc Anh xuống hướng dẫn tập thở, động viên con trở mình để lá phổi hồi sinh, con lại thêm nghị lực. Khi bác Luân điều chỉnh giảm lượng oxy phải thở, con biết con được cứu rồi.
Con nhớ, bác Giang, bác Trân luôn túc trực trả lời tin nhắn thường xuyên của mẹ, hướng dẫn từng chút từng chút. Kể cả khi lo lắng quá, mẹ con hỏi lặp đi lặp lại, các bác vẫn kiên nhẫn giải thích.
Có bác y tá lớn tuổi, hai mẹ con con gọi bằng ông cho tình cảm. Ông vui tính lắm, làm con quên đi bệnh tật, rồi còn bắt mẹ con ngủ đi một xíu. Có cô y tá ngồi cạnh máy nhìn con trắng cả mấy đêm.
Thương không biết để đâu cho hết thương.
Theo con, từ “nghề cao quý” không thể tả được hết những gì các bác, các cô cống hiến cho đời. Sự hy sinh, tâm sức, tài năng của các bác cao quý hơn những gì cao quý nhất, nói theo “trend” của chúng con, là “đỉnh của chóp”….”
Lá thư đang lan truyền như nguồn năng lượng tích cực đến các y bác sĩ đang chiến đấu với Covid-19, đặc biệt là nơi điều trị cho trẻ em.
“Mẹ ơi! Cứu con!”
Chị Bùi Thị Minh Điệp, mẹ của Khôi là người trực tiếp chăm sóc em suốt thời gian điều trị. Chính chị Điệp cũng mắc Covid-19 nhưng không cho phép mình được mệt mỏi.
“Hoảng hốt, hoang mang, không nói nên lời. Nhưng tôi linh cảm tôi sẽ cứu được con. Chắc chắn, tôi sẽ không mất con”, chị Điệp nhớ lại.
Minh Khôi đã trở về với gia đình sau thời gian điều trị Covid-19. Ảnh: NVCC |
3 tuần con trai nhập viện điều trị Covid-19 là thời gian chị Điệp không dám chợp mắt. Chị sợ bác sĩ gọi tên hay con trai gọi mẹ mà không kịp có mặt. Vào ngày thứ 5 ở bệnh viện, bác sĩ xuống xem tình hình, đo sinh hiệu. Lúc đó Khôi vẫn tỉnh táo, chỉ hơi mệt, nhưng được yêu cầu chuyển lên phòng cấp cứu ngay.
Chị vẫn chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Chỉ vài phút sau, SpO2 của cậu bé giảm xuống 90% và may mắn xử lý kịp thời. Đó là mở đầu cho những lần cấp cứu tiếp theo.
Suốt hành trình, Khôi là cậu bé tươi vui nhất, luôn nắm tay quyết tâm “Con sẽ chiến đấu với Covid!”. Nhưng bệnh cứ nặng hơn, em phải chuyển phòng bệnh, từ phòng thường lên phòng cấp cứu rồi phòng hồi sức. Khôi cảm nhận rõ cơ thể mệt mỏi và linh cảm đang xấu dần.
Lúc yếu đuối nhất, Khôi nắm tay mẹ. “Mẹ ơi, mẹ cứu con. Con không muốn chết….” Trái tim người mẹ bị bóp nghẹt, nhưng chị Điệp không có quyền khóc. “Tôi phải là chỗ dựa cho Khôi!”.
Cục đờm trong cổ họng Minh Khôi như một miếng bông gòn hút nước, ngày càng phình to và bít chặt đường thở của cậu bé. Để sống, Khôi phải thở. Để thở, Khôi phải tập.
Mỗi lần đứa trẻ hít được vào một hơi, là mỗi lần rút hết sức lực. Chị không thể thở giùm con, chỉ có thể vỗ lưng và liên tục nói “Thở đi, thở đi con!”. Minh Khôi vật lộn trên giường bệnh, lật qua lật lại tập thở. Bác sĩ xuống từng giường hướng dẫn các con.
Các bệnh nhi Covid-19 tại Bệnh viện được tổ chức vui chơi trong đợt trung thu vừa qua. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM |
Động tác hít thở bình thường, giờ đây là muôn vàn khổ sở. Ai thở được thì sống. Chính trong giai đoạn này, chị Điệp phải chứng kiến những đứa trẻ khác ra đi chỉ sau vài tiếng trở nặng. Nỗi ám ảnh còn nguyên vẹn đến hôm nay.
“Hoang mang đến tột cùng. Ý nghĩ điều kinh khủng đó có thể xảy ra với con mình làm tôi sợ hãi. Nhưng đau hơn, là bạn nhìn thấy người mẹ mất con xảy ra ngay trước mắt. Tôi cầu mong, đừng ai, đừng bao giờ phải trải qua những giây phút ấy trong đời người. Đó là đòn cân não, sinh tử.”
Sau chuỗi ngày căng thẳng, Minh Khôi may mắn thoát khỏi tử thần dù có lúc đã nguy kịch. Em đã sống, bằng nỗ lực không mệt mỏi của các bác sĩ suốt 3 tuần gian nan.
Trong hành trình ấy, chị Điệp chứng kiến trọn vẹn tài năng và tấm lòng của người thầy thuốc. “Không có các y bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, không thể có Minh Khôi ngày hôm nay!”, chị xúc động tri ân.
Lúc này, TP.HCM đã gần như “bình thường mới”, nhưng tại các bệnh viện điều trị Covid-19, cuộc chiến đang tiếp diễn. Covid-19 đã có vắc xin phòng ngừa, nhưng với trẻ béo phì và bệnh nền, đó vẫn là cuộc chiến sinh tử.
Ngay cả với chị Điệp, người mẹ may mắn ấy, vẫn giật mình nghe như có tiếng bác sĩ gọi tên mình giữa đêm khuya, ở khoa Covid-19.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Linh Giao
Theo Bộ Y tế, lây nhiễm SASR-CoV-2 giữa mẹ và con ít xảy ra trước, trong khi sinh, chủ yếu lây nhiễm trong quá trình chăm sóc sau sinh.
" alt=""/>Phía sau lá thư dài 3 trang bệnh nhi CovidBộ sưu tập NFT của Anthony Hopkins tạo nên sức hút mạnh mẽ trong cộng đồng. Ảnh: Orange Comet.
Theo Crypto News, tác phẩm nghệ thuật dưới dạng NFT (tài sản không thể thay thế) của nam diễn viên Hollywood từng hai lần đạt giải Oscar, Anthony Hopkins được bán hết chỉ trong vòng 7 phút, bất chấp sự quan tâm tới thị trường tiền số vẫn đang trong xu hướng giảm.
Với tên gọi Eternal, bộ sưu tập NFT đầu tay của nam chính bộ phim Silence of the Lambs (Sự im lặng của bầy cừu)là sự hợp tác giữa Hopkins và đơn vị Orange Comet.
Các NFT nổi bật trong bộ sưu tập có thể kể đến những hình ảnh quen thuộc với khán giả đại chúng như “Kẻ giết người”, “Người tình”, “Kẻ thống trị”, “Kẻ nổi loạn” và “Người vĩnh cửu”. Bộ sưu tập gồm 1.000 tác phẩm nghệ thuật điện ảnh gốc, lấy cảm hứng từ hàng loạt màn trình diễn để đời trên màn ảnh của diễn viên, đạo diễn và nhà sản xuất người xứ Wales.
Theo mô tả của bộ sưu tập trên OpenSea, nội dung tác phẩm “khái niệm hóa về các nguyên mẫu nhân vật rộng lớn mà Sir Anthony Hopkins từng khắc họa trong sự nghiệp điện ảnh lừng lẫy của mình". Sàn giao dịch này cũng cho biết Eternal là một trong những bộ sưu tập NFT có tốc độ bán chạy nhanh nhất trong lịch sử.
Các NFT nổi bật trong bộ sưu tập của Anthony Hopkins. Ảnh: Orange Comet. |
Mỗi NFT của Hopkins có giá từ 0,64 ETH (822 USD). Tính đến 16/10, tổng giá trị của bộ sưu tập là 424 ETH (544.000 USD).
Đáng chú ý, người mua bộ sưu tập NFT này sẽ có cơ hội giành được thêm các phần quà bao gồm một NFT từ chính Hopkins, một cuốn sách nghệ thuật có chữ ký và một cuộc gọi qua Zoom với nam diễn viên 83 tuổi.
(Theo Zing)
" alt=""/>NFT của diễn viên huyền thoại Anthony Hopkins cháy hàng trong 7 phút