Nếu như từ xa xưa, con người đã thích sống gần nước bởi nước phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, thì ngày nay, con người thích sống gần nước bởi một lý do đơn giản là nước góp phần nhấn nhá cho cảnh quan thiên nhiên thêm sinh động và hấp dẫn.
Có thể nói, bên cạnh vườn cây với các giàn hoa rực rỡ ngát hương, hồ nước được ví như một nét chấm phá hoàn hảo, tô điểm cho cảnh sắc thiên nhiên thêm hài hoà. Sống tại không gian thiên thuỷ với phong cảnh hữu tình thì còn gì thú vị hơn? Đây chính là môi trường sống “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” giúp cư dân được tận hưởng cuộc sống thi vị với những nguồn cảm xúc tươi mới mỗi ngày.
![]() |
Hồ điều hoà – “Trái tim” của các khu đô thị hiện nay |
Đáng chú ý, khi sống gần hồ, cư dân có thể chạy bộ vào mỗi sáng sớm hay khi chiều về, đi dạo bất cứ khi nào muốn hay thảnh thơi phóng tầm mắt mà ngắm nghía mặt hồ lúc tĩnh lặng, khi dậy sóng lắn tăn … Để rồi, mọi mệt mỏi và tất bật lo toàn của cuộc sống thường ngày sẽ tan biến nhường chỗ cho niềm vui, sự hứng khởi và cơ thể tràn đầy năng lượng sẵn sàng cho mọi khởi đầu mới.
Máy điều hoà tự nhiên giúp thanh lọc không khí
Bên cạnh mục đích tô điểm cho cảnh quan thiên nhiên thêm sống động, hồ nước tại các khu đô thị được ví như chiếc máy điều hoà tự nhiên giúp thanh lọc bầu không khí bụi bặm và mang tới một không gian sống trong lành, thoáng mát, tốt cho sức khoẻ của cư dân.
Không những thế, “chiếc máy điều hoà này” còn góp phần cân bằng sinh thái, mang đến môi trường sống cân bằng với thiên nhiên, nâng cao chất lượng sống cho cư dân khu vực. Nhất là khi hiện nay, tốc độ đô thị hoá nhanh, các công trình san sát với các toà nhà cao ngút, thì sự hiện diện của các hồ nước chính là “liều thuốc” giải toả nóng bức của mùa hè và sự ngột ngạt, bí bách của môi trường sống thiếu cây xanh.
Giải quyết bài toàn ngập úng hiệu quả
Theo thống kê, mỗi năm, Việt Nam chịu ảnh hưởng trung bình của 3-4 cơn bão, trong đó có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Do vậy, hàng năm, trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều đợt ngập lụt trên diện rộng và tình trạng ngập lụt này đang ngày càng trở thành vấn đề nan giải ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM.
Bất kỳ ai nếu đã từng sống ở Hà Nội thì đều không lấy làm lạ với cảnh nước ngập đến ngang người sau mỗi trận mưa to. Người người phải xin nghỉ làm, nhà nhà bị ngập, giao thông ùn ứ kéo dài, nhiều tuyến đường bị cô lập vì bị ngập sâu trong nước… Trước tình trạng này, chính quyền thành phố đã liên tục đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục và giải quyết tình trạng ngập lụt. Một trong số các giải pháp hữu hiệu là xây dựng thêm các hồ điều hoà trên địa bàn thành phố.
![]() |
Với diện tích lên đến 19ha, hồ điều hoà Cầu Giấy không chỉ đem lại cảnh quan, không khí trong lành, mà còn góp phần điều tiết lượng nước, giải quyết hiệu quả bài toàn ngập lụt cho khu vực phía Tây sau mỗi trận mưa to. |
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt xây dựng dự án công viên, hồ điều hoà Cầu Giấy với tổng vốn đầu tư lên tới 1000 tỷ đồng. Dự án có tổng diện tích lên đến gần 32ha gồm diện tích cây xanh và mặt hồ, nằm tại khu vực quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đây hứa hẹn sẽ là “lá phổi xanh”, là hồ điều tiết nước cho khu vực phía Tây Hà Nội mỗi khi mưa to, bão lớn, giải quyết vấn đề ngập úng bấy lâu nay cho khu vực này.
Điểm nhấn tuyệt vời cho phong thuỷ thịnh vượng
Ngoài các lợi ích như tạo cảnh quan đẹp hơn, điều hoà không khí, điều tiết nước và giải quyết ngập úng, theo phong thuỷ học, hồ nước còn bảo cuộc sống yên bình và thịnh vượng cho dân cư.
Nước (còn được gọi là yếu tố “thuỷ”) được xem là yếu tố rất quan trọng, biểu trưng cho sự thịnh vượng và giàu sang. Hồ nước chính là điểm nhấn, nơi hội tụ và thu hút sự may mắn, tài lộc cho cư dân.
Các chuyên gia phong thuỷ đã chỉ ra rằng, “nhất Thủy nhì Hỏa”, do vậy “thuỷ” sẽ đóng vai trò kích hoạt nguồn khí trong môi trường sống. Và nếu con người lựa chọn nơi sinh sống gần hồ nước sẽ có được sự thịnh vượng và may mắn, đến từ yếu tố nước.
Bạn đọc quan tâm tới dự án bên hồ điều hòa Cầu Giấy liên hệ: Công ty Cổ phần Kinh doanh và Dịch vụ Bất động sản Newhousing Địa chỉ: R4-L2-10, khu đô thị Royal City – 72A Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội Hotline: 0964.03.9999 Website: http://newhousing.vn/ Email: [email protected] |
Thúy Ngà
" alt=""/>4 lợi ích vàng của hồ nước trong các khu đô thịĐể chủ động ứng phó với bão số 3 (bão Yagi), chiều 6/9, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) ban hành công văn gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ và sở y tế các địa phương tại khu vực miền Bắc, miền Trung; đề nghị khẩn trương sẵn sàng phương án tổng thể với các tình huống giả định xấu nhất để đối phó với bão.
Đối với các bệnh viện/viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố, Bộ Y tế yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, cơ số xe cấp cứu, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao cho tối thiểu 2 đội cấp cứu lưu động (các cơ số phục vụ cấp cứu chấn thương). Đội cấp cứu lưu động trực 24/24, sẵn sàng ứng cứu cho các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão khi được lệnh điều động.
Sở y tế các địa phương bố trí lãnh đạo sở trực chỉ huy 24/24, chỉ đạo và chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra các bệnh viện, các đơn vị trực thuộc để chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng cho các tình huống khẩn cấp.
Cùng đó, các sở cần công bố số điện thoại đường dây nóng chỉ huycho các đơn vị và bảo đảm liên lạc thông suốt 24/24h. Điều này nhằm kịp thời điều hành các đơn vị trực thuộc sẵn sàng tham gia ứng cứu khi được điều động.
Từng bệnh viện trong khu vực dự báo bị ảnh hưởng của bão cần chủ động sơ tán người bệnhvà các trang thiết bị y tế, thuốc phục vụ người bệnh tới các tòa nhà kiên cố có khả năng chịu được tác động mạnh của bão; chuyển người bệnh nặng, phương tiện máy thở và phương tiện hồi sức cấp cứu khác lên tầng cao để tránh ngập lụt.
Bệnh viện cần chuẩn bị máy phát điện dự phòng và cơ số nhiên liệu đủ để duy trì nguồn điện dự phòng trong thời gian bị cắt điện trong và sau bão. Cùng đó, các cơ sở cần chuẩn bị phương án để máy phát điện dự phòng được an toàn hoặc có máy dự phòng cơ động để thay thế.
Yêu cầu chuẩn bị bổ sung cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cấp cứu chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp do sập, vùi lấp và ứng phó với tình huống thương vong hàng loạt cũng được đưa ra.
"Chuẩn bị các phương án, cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu và nhân lực để sẵn sàng thiết lập trạm cấp cứu dã chiếntại các khu vực có địa hình cao tránh ngập lụt", Bộ Y tế đưa ra yêu cầu. Bên cạnh đó, huy động toàn bộ nhân lực bệnh viện tham gia thường trực hỗ trợ cấp cứu thương vong hàng loạt tại bệnh viện và ngoại viện...
Dự báo bão số 3 Yagi mới nhất cho thấy đến 13h chiều nay (6/9), vị trí tâm siêu bão số 3 Yagi trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc); cách Quảng Ninh khoảng 450km về phía Đông Đông Nam.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.