

Sora có thể tạo video từ văn bản, ảnh và video khác. Ảnh: CNET.
Hôm 9/12, trong buổi livestream thuộc chuỗi sự kiện 12 Days of OpenAI,CEO Sam Altman giới thiệu công cụ tạo video AI mang tên Sora. Người dùng trả phí cho gói dịch vụ ChatGPT có thể truy cập nó từ thời điểm này.
Mô hình tạo video AI hoạt động tương tự như công cụ tạo hình ảnh DALL-E. Người dùng nhập vào nội dung mong muốn và Sora sẽ trả về đoạn video clip độ nét cao. Trí tuệ tạo sinh cũng có thể phát triển video từ ảnh tĩnh, mở rộng các video có sẵn hoặc điền vào các khung hình bị thiếu.
Theo chương trình phát trực tiếp trên YouTube của OpenAI, công cụ này đến tay người dùng Mỹ cũng như “hầu hết quốc gia trên thế giới” ngay trong ngày 9/12. Tuy nhiên, hiện chưa có mốc thời gian ra mắt cụ thể tại châu Âu, Anh cũng như một số quốc gia khác.
Sora sẽ được tích hợp trong các tài khoản ChatGPT trả phí hiện có như Plus và Pro. Trong buổi giới thiệu trực tiếp, CEO OpenAI Sam Altman liên tục trình diễn các tính năng nâng cao như “Blend” (tức là ghép 2 cảnh lại với nhau) theo yêu cầu của người dùng hoặc tạo các đoạn video lặp lại.
Cho đến trước thời điểm được công bố, Sora chỉ được thử nghiệm một nhóm người dùng nhỏ, nhằm kiểm tra mô hình, tìm ra lỗ hổng trong các lĩnh vực như thông tin sai lệch và thiên vị.
 |
Sam Altman (ngoài cùng bên phải) trong buổi livestream giới thiệu Sora. Ảnh: OpenAI. |
Vào tháng 10, người dùng Reddit từng hỏi lãnh đạo OpenAI về ngày phát hành Sora. Đáp lại, Giám đốc sản phẩm của OpenAI, Kevin Weil cho biết công ty cần thời gian để hoàn thiện mô hình, đảm bảo an toàn, ngăn chặn mạo danh, mở rộng quy mô tính toán...
“Rõ ràng là OpenAI có một mục tiêu lớn trước mắt”, Rohan Sahai, trưởng nhóm sản phẩm Sora của OpenAI, cho biết trong buổi phát trực tiếp, đồng thời nói thêm rằng công ty cần ngăn chặn việc sử dụng công nghệ này một cách bất hợp pháp.
Đầu tháng 12, OpenAI thuê giám đốc tiếp thị đầu tiên, cho thấy kế hoạch chi nhiều hơn để tăng lượng người dùng. Vào tháng 10, OpenAI ra mắt tính năng tìm kiếm trong ChatGPT, cạnh tranh với các công cụ như Google, Bing và Perplexity, đồng thời có thể thu hút nhiều người dùng hơn.
Với Sora, nhà phát triển ChatGPT tìm cách cạnh tranh với các công cụ AI tạo video đến từ Meta và Google. Ngoài ra, thị trường còn có những công cụ AI tương tự như Stable Video Diffusion của Stability AI. Amazon cũng phát hành Create with Alexa, một mô hình chuyên tạo nội dung hoạt hình ngắn dựa trên yêu cầu.
Trước đó, nhiều nguồn tin cho biết hãng trí tuệ nhân tạo không thể giới thiệu sớm Sora bởi lo ngại nó bị lạm dụng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri
Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách.
Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một "siêu trợ lý" thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức - Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
" alt="OpenAI trình làng Sora"/>
OpenAI trình làng Sora


Noam Shazeer tiếp tục làm việc tại Google. Ảnh: Washington Post.
Vào thời điểm các công ty công nghệ đang chi các khoản tiền khổng lồ để thuê những bộ óc giỏi nhất trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, thỏa thuận mời lại Noam Shazeer của Google đã khiến nhiều đối thủ bất ngờ.
Là đồng tác giả của một bài báo nghiên cứu quan trọng đã thúc đẩy sự bùng nổ của AI, Shazeer từng nghỉ việc tại Google vào năm 2021 để thành lập công ty riêng sau khi gã khổng lồ tìm kiếm từ chối phát hành chatbot do ông phát triển.
Cuộc hội ngộ bất ngờ
Sau thời điểm nghỉ việc tại Google, Noam Shazeer đã thành lập Character.AI, một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Tuy vậy, mọi việc không diễn ra suôn sẻ khi hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.
Theo những người biết về thỏa thuận này, Google đã mua lại Character.AI với giá trị khoảng 2,7 tỷ USD. Lý do chính thức cho khoản thanh toán này nhằm cấp phép công nghệ của Character. Tuy nhiên, thỏa thuận cũng bao gồm một yếu tố quan trọng khác, đó là Shazeer đồng ý làm việc cho Google một lần nữa.
Tại Google, sự trở lại của Shazeeer được coi là lý do chính khiến công ty đồng ý trả khoản đầu tư 2,7 tỷ USD. Song, thỏa thuận này cũng đẩy Shazeeer vào một cuộc tranh luận ở Thung lũng Silicon.
 |
Noam Shazeer (bên trái) đã hợp tác với Daniel De Freitas để xây dựng chatbot có tên Meena. Ảnh: Washington Post. |
Trong đó, các gã khổng lồ công nghệ đang đặt nghi vấn về việc chi tiêu quá mức trong cuộc đua phát triển AI.
“Noam rõ ràng là một người tuyệt vời trong lĩnh vực AI. Nhưng liệu anh ấy có giỏi hơn những người khác gấp 20 lần không”, Christopher Manning, giám đốc Phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo Stanford cho biết.
Đây là một bước ngoặt đáng chú ý sau khi Shazeer công khai tuyên bố gã khổng lồ tìm kiếm đang quá mạo hiểm khi phát triển AI. Kỹ sư 48 tuổi này hiện là một trong 3 người dẫn đầu nỗ lực của Google nhằm xây dựng phiên bản tiếp theo của công cụ Gemini.
Ngoài ra, Shazeer cũng kiếm được hàng trăm triệu USD từ cổ phần của mình tại Character.AI như một phần trong thỏa thuận mua lại của Google. Khoản thanh toán này lớn bất thường đối với một người sáng lập không có dự định bán công ty hoặc đưa doanh nghiệp lên sàn chứng khoán.
Nhà tiên phong trong lĩnh vực AI
Vào năm 2017, Shazeer xuất bản một bài báo với 7 nhà nghiên cứu khác của Google có tên là “Attention is All You Need”. Trong đó, nhóm đã mô tả chi tiết về một hệ thống máy tính có thể dự đoán từ tiếp theo trong một chuỗi khi được con người nhắc nhở. Nó đã trở thành nền tảng của công nghệ AI sau đó.
Shazeer đã hợp tác với Daniel De Freitas, một đồng nghiệp tại Google để xây dựng chatbot có tên là Meena. Trong một bản ghi nhớ công khai, Shazeer dự đoán rằng nó có thể thay thế công cụ tìm kiếm của Google và tạo ra hàng nghìn tỷ USD doanh thu.
Tuy nhiên, các quản lý cấp cao của Google đã từ chối phát hành chatbot ra công chúng, với lý do lo ngại về tính an toàn và bảo mật.
 |
Google tập trung phát triển Gemini để cạnh tranh với ChatGPT. Ảnh: Washington Post. |
Chỉ ngay một năm sau, OpenAI đã ra mắt ChatGPT, chứng minh nhu cầu của công chúng đối với các chatbot hỗ trợ AI. Tháng 3/2023, Character.AI đã huy động được 150 triệu USD trong một vòng đầu tư và được định giá ở mức 1 tỷ USD.
Giống như các công ty khởi nghiệp AI khác đang cố gắng cạnh tranh với những gã khổng lồ như OpenAI và Microsoft, Character.AI cũng phải vật lộn để trang trải chi phí cao trong việc phát triển công nghệ trước khi có nguồn doanh thu đủ tốt.
Về phần mình, Google không phải là gã khổng lồ công nghệ đầu tiên mua lại một công ty nhỏ nhằm tìm kiếm nhân sự tài năng. Microsoft và Amazon cũng thực hiện các thỏa thuận tương tự trong năm nay.
Sergey Brin, đồng sáng lập của Google, người đóng vai trò chủ chốt trong thỏa thuận đưa Shazeer trở lại, đã phát biểu tại một hội nghị gần đây rằng công ty đã quá cẩn trọng trong việc triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Hiện tại, Google đang gấp rút phát triển và ra mắt các công nghệ AI nhanh nhất có thể.
Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri
Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách.
Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một "siêu trợ lý" thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức - Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
" alt="Google chi 3 tỷ USD để mời lại thiên tài AI"/>
Google chi 3 tỷ USD để mời lại thiên tài AI
, Tunisia (+216), Equatorial Guinea (+240), Burkina Faso (+226). </p><p>Theo nhà mạng trên, thực chất đây là các cuộc gọi nháy máy từ thuê bao nước ngoài đến các thuê bao trong nước, bao gồm cả cuộc gọi nháy máy từ các ứng dụng OTT nhằm mục đích lôi kéo lừa đảo khách hàng gọi lại để phát sinh cước viễn thông ngoài ý muốn.</p><table class=)
Nếu không để ý, người dùng có thể nhận thiệt hại lớn khi bị lừa gọi tới các số máy viễn thông quốc tế. Những cuộc gọi này thường được thực hiện vào thời điểm buổi tối hoặc trong thời gian nửa đêm về sáng. Đây là lúc đa số người dùng vẫn còn đang ngái ngủ hoặc tưởng người thân gọi về Việt Nam có chuyện cần gấp.
Hầu hết các cuộc gọi được thực hiện với thời lượng vài giây rồi tắt máy. Nếu gọi lại cho các số điện thoại lạ và khi cuộc gọi được kết nối thành công, người nghe chỉ nghe thấy những âm thanh được cài đặt sẵn. Sau đó, tài khoản của họ sẽ lập tức bị trừ những khoản tiền rất lớn.
Để tránh thiệt hại, người dùng nên nên cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn từ các đầu số lạ quốc tế gọi hoặc nháy máy, nhắn tin vào số điện thoại của mình.
 |
Trước khi gọi đến số máy lạ, người dùng nên lưu ý tới phần đầu số và các mã quốc kèm theo. Tránh gọi tới những đầu số lạ không rõ nguồn gốc. Ảnh: Trọng Đạt |
Một số dấu hiệu nhận biết cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo và biện pháp phòng tránh:
1. Các cuộc gọi, tin nhắn Quốc tế về sẽ hiển thị dấu cộng (+) hoặc hoặc 00 ở đầu. Hai số tiếp theo không phải là 84 (Mã nước Việt Nam).
2. Các cuộc gọi này xuất hiện hiện dưới dạng nháy máy hoặc có kết nối thời lượng rất ngắn có nội dung thông báo yêu cầu người dùng gọi lại. Với tin nhắn cũng sẽ có nội dung yêu cầu gọi lại.
3. Người dùng không thực hiện gọi lại những số máy xuất hiện ở những cuộc gọi nhỡ, gọi đến, tin nhắn có dấu hiện như trên. Chỉ nên gọi đi quốc tế khi biết chắc chắn đó là số điện thoại của người thân ở nước ngoài.
4. Các ứng dụng có tính năng thực hiện cuộc gọi thông thường có thông báo mời lựa chọn giữa cuộc gọi có tính phí và cuộc gọi không tính phí. Do vậy, khi thực hiện cuộc gọi bằng các ứng dụng này, người dùng di động nên lưu ý kiểm tra kỹ hình thức thực hiện cuộc gọi đang sử dụng, tránh phát sinh cước ngoài ý muốn.
Trọng Đạt
" alt="Cảnh giác mất tiền triệu do lừa đảo cước viễn thông quốc tế"/>
Cảnh giác mất tiền triệu do lừa đảo cước viễn thông quốc tế