Bình Dương bây giờ đã khoác lên mình một tấm áo hoàn toàn mới mẻ, với khí hậu ôn hòa quanh năm, cây cối xanh tươi, không khí dịu mát cùng vườn cây trái lúc nào cũng trĩu quả.Khu trung tâm hành chính thành phố mới
|
Khu trung tâm hành chính thành phố mới. |
Đến Bình Dương hôm nay, du khách sẽ ngỡ ngàng với khu trung tâm hành chính. Với kiến trúc hiện đại, qui hoạch tầm cao, những khu phức hợp đáp ứng cho nhu cầu làm việc, học tập và nghỉ dưỡng của người dân.
Sự hiện đại ấy được đan xen với khung cảnh thiên nhiên xanh ngát, điểm nhấn chính là thành phố mới được bao quanh bởi dòng sông hiền hòa uốn lượn, cây cối được phủ xanh khắp nơi.
Làng tre Phú An
|
Làng tre Phú An. |
Nếu như du khách cảm thấy quá ngột ngạt với những tòa nhà cao tầng, khó bụi quanh năm, muốn thở phào hít chút không khí trong lành của làng quê xanh mát, của những bụi tre làng thuở ấu thơ, đừng quên đến với làng tre Phú An.
Đây là nơi lưu giữ khoảng 1.500 bụi của hơn 300 mẫu tre, trúc, nứa. Nếu như không có ý muốn nghiên cứu về tre, nơi đây cũng rất hấp dẫn để du khách trải nghiệm cảm giác tiếng chân mình trên biển lá tre khô, không khí mát rượi khi đi dưới tán tre.
Chùa Hội Khánh
|
Chùa Hội Khánh. |
Bình Dương còn là nơi Phật giáo hưng thịnh, với nhiều ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo, chùa Hội Khánh là một ngôi chùa cổ trong số đó.
Hiện nay, qua nhiều lần trùng tu, chùa vẫn giữ được nét cổ kính với các tượng Phật, bồ tát đều làm bằng gỗ thếp vàng, xung quanh chánh điện có tượng của 18 vị La Hán.
Chùa Châu Thới
|
Chùa Châu Thới. |
Không chỉ là một vùng đồng bằng trù phú, Bình Dương cũng có núi được xếp hạng danh thắng quốc gia. Núi Châu Thới nằm tại xã Bình An, thị xã Dĩ An.
Tọa lạc trên đỉnh núi là một ngôi chùa cổ do thiền sư Khánh Long khai sơn, lúc đầu chùa có tên là Hội Sơn.
Chùa nổi tiếng với lối kiến trúc đặc sắc, linh khí trang nghiêm, phong cảnh hữu tình, hơn nữa chùa còn nằm gần các khu vui chơi, nghỉ mát như suối Lồ Ồ, núi Bửu Long, thuận tiện cho du khách tham quan, vãn cảnh.
Nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường
|
Nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường. |
Nét đặc sắc của Bình Dương còn thể hiện ở tính hào sản của người Nam bộ, cởi mở trong tính ngưỡng, tập quán vùng miền, tạo nên sự đa dạng về văn hoá.
Nhìn từ trên cao, ngôi thánh đường đồ sộ nằm ngay ở vị trí trái tim của Bình Dương. Có lẽ vì thế mà nơi đây luôn được người dân yêu quý, xem như là biểu tượng riêng của thành phố.
Hồ Dầu Tiếng
|
Hồ Dầu Tiếng. |
Hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam và Đông Nam Á. Hồ này giáp 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước, là một công trình thuỷ lợi quan trọng ở Miền Nam. Với diện tích mặt hồ lên đến 270km2, quanh năm xanh biếc, phẳng lặng, lòng hồ có các ốc đảo tự nhiên như đảo Xỉn, đảo Trảng...
Đến khu du lịch hồ Dầu Tiếng, du khách sẽ được thưởng thức phong cảnh hữu tình với nhiều góc máy của bình minh rực rỡ trên sóng nước, hay mặt trời dần xuống buổi hoàng hôn với đầy màu sắc huy hoàng.
Cầu gãy Phú Giáo
|
Cầu gãy Phú Giáo. |
Để có được những ngày tháng thanh bình êm ả với nền kinh tế đáng tự hào như hôm nay, Bình Dương cũng như những vùng đất khác của Miền Nam đã trải qua chiến tranh khốc liệt và đau thương. Chiếc cầu gãy giữa nhịp ngang Sông Bé là dấu tích còn lại của một thời lửa đạn không thể nào quên.
Khu du lịch Đại Nam
|
Khu du lịch Đại Nam. |
Nếu du khách chỉ muốn tham quan Bình Dương trong một ngày mà vẫn muốn có gì đó ấn tượng để lại trong lòng, có lẽ lạc cảnh Đại Nam văn hiến sẽ là nơi thích hợp nhất.
Quần thể khu du lịch này gồm những công trình vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, tâm linh, tham quan học hỏi... mà hạng mục nào cũng được xây dựng hoành tráng.
Thậm chí có cả vườn bách thú - nơi nuôi dưỡng nhiều loài động vật có tên trong danh sách đỏ.
Đồng lúa chín vàng đẹp như tranh ở ngoại thành Hà Nội
Tại huyện Mỹ Đức cách trung tâm Thủ đô không xa, vụ mùa chiêm đang đến ngày thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng thẳng cánh cò bay dưới chân núi trùng điệp tạo nên phong cảnh đẹp như tranh vẽ.
">