Nhận định, soi kèo Genoa vs Parma, 18h30 ngày 12/1: Thất vọng cửa trên

Bóng đá 2025-01-16 02:55:17 79837
ậnđịnhsoikèoGenoavsParmahngàyThấtvọngcửatrêlich bong da u23   Hư Vân - 12/01/2025 04:35  Ý
本文地址:http://profile.tour-time.com/html/41f792206.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Rayong FC vs BG Pathum United, 18h00 ngày 12/1: Cửa trên thất thế

Sư tử suýt trả giá đắt vì thách thức tê giác (Video: Kruger).

Khi sư tử đực lao tới, tê giác đã dùng sừng húc mạnh vào đối thủ. May mắn thay, sư tử đực kịp thời né tránh, nếu không nó có thể đã phải trả giá đắt với cú húc từ chiếc sừng dài và nhọn của tê giác.

Dù vượt trội về thể hình và sức mạnh, tê giác nhận ra rằng đối đầu với cả đàn sư tử không phải là lựa chọn khôn ngoan, nên đã quyết định rút lui. Đàn sư tử cũng hiểu rõ rằng tê giác không phải là "con mồi dễ xơi", nên không đuổi theo để tránh một cuộc chiến không cần thiết.

Tê giác là một trong những loài động vật lớn nhất trên thảo nguyên châu Phi. Tê giác trắng, loài phổ biến nhất tại châu Phi, là động vật sống trên cạn lớn thứ hai thế giới, chỉ sau voi. Một con tê giác trắng cái trưởng thành có thể nặng tới 1,7 tấn, trong khi con đực có thể đạt tới 2,5 tấn.

Mặc dù có kích thước to lớn và không có thiên địch tự nhiên, số lượng tê giác đang giảm sút do môi trường sống bị thay đổi và sự nóng lên toàn cầu. Ngoài ra, tê giác còn bị săn trộm để lấy sừng.

Sư tử thường tránh đối đầu với các loài động vật lớn như tê giác, hà mã hay voi. Tuy nhiên, trong trường hợp gặp phải những con non lạc mẹ hoặc cá thể trưởng thành bị thương, già yếu, sư tử vẫn có thể bao vây, tấn công và ăn thịt.

">

Sư tử suýt trả giá đắt vì thách thức tê giác

{keywords}Đại diện BTC trong buổi họp báo chiều 11/10.

Ông Phạm Nguyên Khôi, Đại diện điều hành Nhóm các doanh nghiệp Việt Nhật Kizuna-JVC cho biết, trong lần đầu tiên tổ chức này, Hội chợ thương mại Việt Nhật Kizuna 2019 có quy mô lên đến 2000 m2 với trên 100 gian hàng trưng bày dành cho các doanh nghiệp. 

Hội chợ hướng đến thông điệp: Phát triển giao lưu thương mại Việt Nhật trên nền tảng sự hợp tác cùng có lợi và đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu, phát triển kinh tế song hành cùng giao lưu văn hóa.

Chia sẻ về những ngành hàng trưng bày tại hội chợ, ông Phạm Nguyên Khôi nhận định, sự đa dạng ngành hàng chính là điều hội chợ hướng đến: “Với tiêu chí giao lưu thương mại, mở rộng mối quan hệ hợp tác cho các doanh nhân, hội chợ sẽ tạo điều kiện cho tất cả các đơn vị thuộc nhiều ngành hàng đăng ký giới thiệu sản phẩm để mang đến cái nhìn rõ ràng hơn về sự phát triển phong phú của thương mại Việt – Nhật cho quan khách, doanh nghiệp”. 

{keywords}
Tiết mục múa Yosakoi

Ngoài các hoạt động chính, hội chợ còn là ngày hội văn hóa thú vị cho quan khách với những chương trình giao lưu văn hóa Việt – Nhật đặc sắc. Đó là những tiết mục nghệ thuật hấp dẫn từ các nghệ sĩ Nhật Bản, không gian được thiết kế lấy cảm hứng từ văn hóa Nhật với những nét đặc trưng, Kizuna-JVC cũng kết hợp với Nhà văn hóa Thanh niên tổ chức "Street Food Weekend". Đây là khu gian hàng ẩm thực, mua sắm phong phú, đa dạng. 

Với những hoạt động sôi nổi, hội chợ hứa hẹn thu hút 10.000 lượt du khách. 

Lão gia giàu nứt vách ẩn mình trong ngôi làng cổ 800 tuổi ở Bắc Giang

Lão gia giàu nứt vách ẩn mình trong ngôi làng cổ 800 tuổi ở Bắc Giang

Làm chánh tổng nhưng cụ Trịnh Quang Dự ở làng Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang) lại giàu có nhờ nghề sản xuất gốm và thương nghiệp.

">

Hội chợ thương mại Việt Nhật Kizuna 2019: Phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa

Nhận định, soi kèo Atletico San Luis vs Tigres UANL, 06h00 ngày 12/1: Khi hổ ly sơn

Theo chồng sang Iraq làm vợ, 9X Kinh Bắc
 

Dù đơn giản chỉ ở nhà nội trợ, chăm con nhưng Huyền hạnh phúc được bên cạnh bên người mình thương yêu.

21 tuổi kết hôn trong khi bạn bè vẫn bay nhảy ở bầu trời rộng lớn kia, Nguyễn Ngọc Huyền (23 tuổi, Bắc Ninh) vẫn không hề hối hận về quyết định của mình bởi cô cảm thấy được nhiều hơn là mất. Cô có được tổ ấm nhỏ hạnh phúc, người chồng hết mực yêu thương, được khám phá một đất nước hồi giáo Iraq hoàn toàn khác với suy nghĩ của mọi người khi sang đây sinh sống cùng chồng.

Kết bạn vì muốn tăng lượt “like” nào ngờ gặp ngay định mệnh

Nguyễn Ngọc Huyền và ông xã hơn 11 tuổi Nguyễn Văn Biên cùng lớn lên và sinh ra ở Bắc Ninh. Tuy nhiên, cả 2 lại quen nhau vô cùng đặc biệt nhờ mạng xã hội kết nối khi một người đang ở TP. HCM còn một người ở tận Iraq xa xôi.

Nhớ lại ngày đầu quen nhau, Ngọc Huyền lại cười, bởi cô là người chủ động kết bạn với Biên trước chỉ vì mục đích tăng lượt “like”. Khi ấy, Huyền là sinh viên năm 2 của Cao đẳng Y Thái Nguyên, trong một buổi tối khi vào thăm bố mẹ ở Tp. HCM, cô lướt zalo phần địa phương Bắc Ninh tìm người kết bạn và vô tình gặp anh.

Chỉ đơn giản để vơi nỗi buồn chia tay bạn trai cũ 2 tháng, hơn nữa thấy ảnh Biên ưa nhìn, điển trai nên Huyền đã chủ động gửi lời mời kết bạn mà không hề hay biết người ấy đang làm việc ở tận Iraq.

“Mình là người kết bạn trước nhưng chồng lại là người nhắn tin trước. Vì chồng hơn 11 tuổi nên mới bắt đầu nhắn tin mình xưng hô “chú – cháu”. Mình được biết, trước đây anh làm ở Ả Rập Xê Út 3 năm. Không biết một từ tiếng Anh nào nhưng anh cố gắng phấn đấu để lên làm quản lý. Năm 2016, anh chuyển sang Sulaymaiyah, Iraq làm kỹ sư bình thường nhưng công ty có chế độ đãi ngộ tốt lắm”, Huyền chia sẻ.

Nói chuyện được 1 tháng, Huyền nhận lời yêu Biên. Huyền kể, vì ám ảnh chuyện tình cảm trước nên suốt một tháng trò chuyện nhiều lần Huyền lảng tránh khi Biên chuẩn bị nói lời yêu cho đến một ngày Biên nản lòng, định dừng lại, cô mới khóc nức nở nhận ra tình cảm của mình.

“Hay anh dừng tại đây vậy, vì anh sợ…”  - tin nhắn ấy của Biên vừa gửi đi khiến Huyền ngồi bật dậy khóc như mưa, cô chẳng hiểu sao mình lại buồn đến thế, cái cảm giác hối hận tràn đầy khi cô không nắm bắt cơ hội.

Huyền nhắn lại trong tức giận “Anh nói anh hẹn gặp tôi. Anh hẹn đã đời rồi nói thế này à. Anh không thoát khỏi tay tôi đâu”.

Và đúng từ câu nói ấy, Biên không thoát khỏi tay Huyền. Cả 2 yêu nhau và trở thành một cặp cho đến tận bây giờ.

Theo chồng sang Iraq làm vợ, 9X Kinh Bắc
 

Mới đầu nghe chồng làm việc ở Iraq, Huyền đã rất sợ. 

Mặc dù nhận lời yêu chỉ sau 1 tháng trò chuyện nhưng mãi đến hơn 1 tháng sau, Huyền và Biên mới cuộc hẹn đầu tiên ở Thái Nguyên trong lần anh nghỉ phép về nước. Cuộc gặp ấy trái tim của Huyền và cả Biên đều bị loạn nhịp khi nhìn thấy nhau. Huyền ngại ngùng chẳng dám nhìn mặt anh còn Biên run run đến nỗi đỗ nhầm xe bị bà chủ phải nhắc.

“Anh ấn tượng nhất với mình về khoản ăn uống. Buổi tối đi ăn, mình cầm điện thoại trả lời tin nhắn bạn, anh nhắc mình “em có thể tập trung ăn trước được không?”. Thế là mình đặt điện thoại xuống và “oánh chén” vô tư không ngẩng đầu lên nhìn anh một cái.

Anh cứ chăm chú nhìn mình ăn còn bồi bàn cứ cười. Mình ăn xong ngẩng lên nhìn bên mình quá trời xương còn bên anh thì… Mình hỏi, anh chỉ bảo “nhìn em ăn là đủ rồi”.

Anh nói sao mình không giống những cô gái khác anh gặp trước đây luôn chụp ảnh đồ ăn rồi mới ăn, không đòi anh xe SH, hay Iphone dù anh có đủ điều kiện mua.

Trái lại, mình rất ấn tượng về sự ga lăng, lãng mạn, để ý từng ly từng ý của anh. Không mua được hoa lần đầu gặp mặt anh cũng xin lỗi, một bên khuyên tai mình bị rơi mất, anh không nhớ để mua cũng xin lỗi trong khi mình không hề quan tâm điều ấy”, Huyền cười nhớ lại. 

Theo chồng sang Iraq làm vợ, 9X Kinh Bắc
 

Cô nhận lời yêu sau một tháng nói chuyện với Biên. 

Đám cưới chóng vánh và cuộc sống "sốc nhiệt" ở Iraq

Sau lần gặp mặt đầu tiên, Huyền và Biên yêu xa 6 tháng. Trong suốt khoảng thời gian ấy, cả 2 gửi những nhớ thương của mình qua những cuộc trò chuyện mỗi ngày. Hễ giải lao Biên lại gọi cho Huyền. Chẳng hiểu sao đủ thứ chuyện trên trời dưới biển không đầu không cuối cũng khiến cả 2 cuốn hút có thể tám chuyện 6-7 tiếng/ngày không hết. Từ đó, giấc mơ về một happy ending cứ thế cháy bỏng trong lòng Huyền và Biên.

Vậy là nửa năm sau, Biên quay về Việt Nam. Vì lần về phép này chỉ có nửa tháng nên cả 2 phải gấp rút để 2 bên gia đình gặp gỡ, tổ chức ăn hỏi, đăng ký kết hôn. Và tháng 30/4-1/5/2018 sau khi ra trường, Huyền và Biên đã có một đám cưới hạnh phúc trước sự chúc phúc của gia đình bạn bè.

“Sau lễ ăn hỏi, mình lên Bắc Kạn thực tập, anh đưa mình lên đấy có ở mấy hôm và cầu hôn mình sau đó. Nhắc lại cầu hôn... mình xấu hổ thật.

Khi đi ăn lẩu, anh quỳ gối xuống cầu hôn và đeo nhẫn cho mình như trong phim. Vì được cầu hôn, mình vui vẻ uống 2 cốc bia trong khi không uống được. Bia ngấm mình nói đủ thứ nôn ra hết cửa quán.

Hôm sau, vợ chồng mình đi ăn 20/10 với đám bạn ở quán đó nhưng không được. Chồng mình có bảo vì mình nôn ở cửa quán nên nay họ nhìn thấy không cho vào”, Huyền cười.

Theo chồng sang Iraq làm vợ, 9X Kinh Bắc
 
 
 

Cả 2 tổ chức đám cưới vào năm 2018. 

Sau khi kết hôn, Huyền được chồng bảo lãnh sang Iraq sống cùng. Tuy nhiên, lúc đó tình hình ở Sulaymaiyah khá nhạy cảm, có chút trục trặc, nên phải 3 tháng sau khi mọi thứ ổn định, sân bay mở cửa trở lại cô mới được sang hội ngộ cùng chồng.

Vợ chồng Huyền thuê một chung cư riêng ở đây. Hàng ngày Biên đi làm còn cô ở nhà vun vén gia đình. Huyền cho biết, khoảng thời gian đầu mới sang cô dự định sẽ xin vào làm ở một bệnh viện, tuy nhiên mọi dự định của cô đều tiêu tan khi có sự xuất hiện của em bé.

Nhớ lại khoảng thời gian ấy, cô lại sợ vì bị khủng hoảng trầm trọng, khó chịu với đồ ăn, cáu gắt thường xuyên hơn. Đặc biệt, cô bị khủng hoảng về vấn đề ăn uống khi không có quán bún, phở, cháo, trà sữa, đồ ăn vặt... giống như ở Việt Nam. Thậm chí, thịt lợn, nước mắm cũng không hề có ở đất nước Hồi giáo này. Ngay cả hải sản cũng trở nên đắt đỏ đến cả triệu vì phải nhập từ nơi có biển về.

Đó chưa kể, những văn hóa ở nơi đây như không được tự do yêu đương, đàn ông được lấy 4 vợ, luôn phải xin phép khi chụp ảnh một ai và nhiều luật lệ nữa khiến cô bị sốc văn hóa.

Trong khi, vợ chồng Huyền đều không biết về sự xuất hiện của thành viên nhí nên Biên đã nghĩ vợ không hợp Iraq. Anh đã từng có ý định đưa cô quay trở về Việt Nam sống.

May mắn sống ở khu vực an ninh an toàn, người dân thân thiện, và cởi mở, phụ nữ được đi làm, ăn mặc thoải mái, không phải mặc những trang phục truyền thống gò bó, nóng bức khiến Huyền thoải mái hơn phần nào.

“Trong thời gian nghén hầu như mình không làm gì, chồng vừa đi làm vừa về nấu cơm rửa bát, dọn dẹp tận giường cho mình. Sau đó mình về sinh em bé ở Việt Nam. Hiện nay, mình và con đã sang đây với chồng”, Huyền chia sẻ.

Theo chồng sang Iraq làm vợ, 9X Kinh Bắc
 

Mỗi sáng thức dậy cô luôn có cảm giác được ở một nơi xa, được học hỏi và sáng tạo những điều mới lạ về văn hóa, lối sống, ẩm thực trên mảnh đất cách Việt Nam 7000km.

Ở Iraq thực phẩm khiêm tốn, rau củ quả không nhiều, vì muốn bù đắp cho chồng nên hàng ngày Huyền cứ lên mạng tìm hiểu, mày mò cách làm bánh chưng không cần lá, làm bánh trung thu không có khuôn và làm cả trà sữa trân châu, đậu hũ, sữa chua để chồng vơi nỗi nhớ quê nhà. Cô muốn mỗi ngày chồng về nhà được nhìn thấy cơm canh tươm tất để vơi đi mệt mỏi.

Chia sẻ về bí quyết giữ lửa hạnh phúc, Huyền tâm sự, vợ chồng cô từ khi yêu nhau đến bây giờ chưa bao giờ nói lời chưa tay. Dù giận hay cáu gắt chồng cô luôn im lặng đợi khi cô nguôi ngoai mới phân tích mọi chuyện. Cô cảm thấy mình may mắn vì có một người chồng tâm lý, hiểu mình hơn cả bố mẹ đẻ, yêu thương, chiều chuộng vợ con.

"Xin lỗi anh vì nhiều lúc em hay bốc đồng, không kiềm chế cảm xúc, nói những lời làm anh buồn nhưng anh và con trai là 2 người em yêu thương, quan trọng nhất trong cuộc sống này. Mai sau dù có chuyện gì mình vẫn mãi luôn bên cạnh nhau, nắm tay nhau cho đến cuối đời anh nhé”, Huyền nhắn gửi đến ông xã.

Cậu bé bán báo ở ga Hàng Cỏ trở thành thầy giáo tiếng Anh

Cậu bé bán báo ở ga Hàng Cỏ trở thành thầy giáo tiếng Anh

‘Trải qua những ngã rẽ cuộc đời, may mắn gặp được người tốt, tôi mới trở thành người có ích, sống cuộc đời lương thiện', anh Sáng xúc động nói.

">

Theo chồng sang Iraq làm vợ, 9X Kinh Bắc 'sốc' văn hóa

Căn nhà cổ nằm trên phố Hàng Bông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) không chỉ là nơi ở của một gia đình ‘tứ đại đồng đường’ gốc Hà Nội mà còn là nét xưa cũ đầy thi vị còn sót lại ở thành phố đông dân này.

Bước qua ngõ nhỏ, sâu hun hút, tôi gặp bà Đào Quý (SN 1947). Người phụ nữ này về đây làm dâu đã gần 50 năm. 

Bà là chắt dâu cụ Nguyễn Duy Đạt - kiến trúc sư tham gia xây lăng mộ Hoàng Cao Khải - vị quan triều Nguyễn ở ấp Thái Hà (nay thuộc phường Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội) vào năm 1893.

Tính đến cháu nội bà Quý là thế hệ thứ 6 sống trong căn nhà này. Mẹ chồng bà, cụ Trương Thị Yến đã bước sang tuổi 93. Được biết cụ Yến lấy cụ Nguyễn Duy Cương (cháu nội KTS Nguyễn Duy Đạt).

Mỗi đồ dùng, từ tủ tường, ban thờ, bộ bàn ghế tiếp khách, tràng kỷ… trong nhà đều có tuổi đời khoảng 100 năm, chưa có dấu hiệu hỏng hóc, lớp sơn ngày càng bóng bẩy. 

{keywords}
Bên trong căn nhà cổ - nơi gia đình bà Quý sinh sống.

'Mẹ chồng tôi là con gái gia đình tư sản Đức Lợi ở 76 phố Hàng Gai, kinh doanh vải vóc, tơ lụa (căn nhà nay đã bán cho người khác nhưng dấu ấn Đức Lợi vẫn còn tồn tại - NV).

Từ nhỏ đã va chạm với thương nghiệp nên cụ rất tháo vát. Sau này còn phụ giúp nhà chồng buôn bán', bà Yến nói về mẹ chồng của mình, giọng đầy tự hào. 

{keywords}
Bà Đào Quý bồi hồi tâm sự về quãng đời làm dâu gần 50 năm của mình.

Khi bà Quý về làm dâu, bà đã nhận được sự đồng cảm và thấu hiểu rất lớn từ mẹ chồng.

‘Tôi sinh ra ở phố cổ Hà Nội, là con út trong gia đình có 4 anh chị em. Tôi bé nhất nhà nhưng bố mẹ khá khắt khe trong vấn đề dạy dỗ con cái, đặc biệt là việc tề gia nội trợ.

Nhưng đi lấy chồng, tôi cũng mang nhiều nỗi ưu tư. May mắn, nhờ sự cảm thông và lòng nhân hậu của mẹ chồng, mọi lo lắng đều tan biến hết’, bà Quý bộc bạch.

{keywords}
Các vật dụng trong gia đình bà Quý đều có tuổi đời khoảng 100 năm.

Bà Quý còn nhớ, 'ngày giỗ Tết, thấy tôi một mình xoay sở với cỗ bàn, nấu nướng, thức khuya dậy sớm, mẹ chồng tôi rớm nước mắt, than thở: ‘Kiếp sau con đừng làm dâu trưởng nữa nhé. Dâu trưởng vất vả quá’.

Sau đó, bằng sự chân tình và tấm lòng yêu thương, san sẻ, suốt nhiều năm trôi qua, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu của bà Quý với cụ Yến ngày càng gắn bó.

‘Cụ có 3 con dâu, con nào cụ cũng đối đãi như nhau, cư xử lịch sự. Đồ ăn không hợp khẩu vị, cụ chỉ nhắc khéo con là món này hơi nhạt, món kia hơi mặn…

Đặc biệt, vợ chồng các con có mâu thuẫn, cụ gần như đứng ngoài cuộc, không tham dự vào. Như vậy không phải cụ vô tâm mà cụ quan điểm, đó là việc riêng, để các con tự giải quyết. 

Trường hợp cần xin lời khuyên, cụ sẽ lắng nghe. Tôi thấy cách ứng xử của mẹ rất văn minh, khéo léo, như vậy không khoét sâu thêm mối bất hòa của con cái. Ngược lại, các nàng dâu cảm thấy được tôn trọng’, bà Quý nhớ lại.

{keywords}
Vợ chồng cụ Trương Thị Yến và các con (bà Quý đứng góc phải ảnh).

Vợ chồng cụ Trương Thị Yến sinh được 3 người con trai, không có con gái, vì vậy bà Quý luôn coi mẹ chồng như mẹ đẻ. Từ ứng xử, chăm sóc, giữa hai mẹ con không hề có khoảng cách. ‘Tôi mua quần áo, giày dép, bao giờ cũng mua cho cả mẹ chồng và mẹ đẻ’, bà nói tiếp.

Ngoài vun vén nhà cửa, bà Quý thay mẹ chồng dành sự quan tâm cho hai người em trai.

‘Ngày xưa, anh em có khi chung nhau một bộ quần áo mặc đi chơi. Bởi thế tôi cố gắng sắm cho chồng mình cái gì, các em cũng như thế.

Một chú đi bộ đội, khi về nghỉ phép, thăm nhà, tôi lại mua thuốc lá, bánh kẹo cho chú mang lên đơn vị. Các em coi tôi như chị gái, mọi vui buồn, tâm sự đều tìm đến chị hàn huyên.

Tôi nghĩ, mối quan hệ có tốt đẹp hay không còn phụ thuộc vào cả hai phía. Mình cứ sống hết lòng đi, sống bằng cái tâm. Ngược lại, gia đình chồng cũng đối đãi với con dâu bằng sự yêu thương, thì chẳng có va chạm nào là không hóa giải được’, người phụ nữ phố cổ bộc bạch.

Với mẹ chồng là vậy, còn với các em dâu, bà Quý cho hay, đôi khi không hài lòng nhau nhưng 3 chị em chưa bao giờ xảy ra to tiếng, nói sau lưng người này người kia. Bản thân là dâu cả, bà lấy ‘dĩ hòa vi quý’ làm đầu, nhắc nhở mình phải bao dung, độ lượng.

‘Vợ chồng các em tôi sống ở chỗ khác, hiện trong nhà chỉ còn mẹ chồng, vợ chồng tôi, các con và cháu nội.

Hai em dâu tôi khá hiểu chuyện, thân thiết với chị như ruột thịt. Năm em dâu út bị bệnh, nằm viện, tôi đến thay giặt, gội đầu cho em, bác sĩ còn tưởng là hai chị em ruột. Nhà có giỗ chạp, tôi trao đổi về món ăn, tính toán mua bán thực phẩm với 2 em rồi chị em phân công nhau làm', bà cho biết thêm.

Mặc dù sống giữa khu phố sầm uất, đông người qua lại, con cái đều thành đạt nhưng đến nay gia đình bà Quý vẫn giữ nếp xưa. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đại gia đình cùng tề tựu đông đủ ăn bữa cơm tất niên chiều 30 và có mặt vào sáng mùng 1, chúc Tết người lớn tuổi.

Nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà, bà Quý và gia đình vẫn cảm thấy vui vẻ, ai nấy đều nhường nhịn, đoàn kết, cùng nhau bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tích cực, thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.

Kiến trúc sư giàu có, sở hữu hơn 20 căn nhà ở phố cổ Hà Nội

Kiến trúc sư giàu có, sở hữu hơn 20 căn nhà ở phố cổ Hà Nội

Là một kiến trúc sư giỏi thời Pháp, tham gia xây dựng lăng mộ đá Hoàng Cao Khải, cụ Nguyễn Duy Đạt còn sở hữu hơn 20 căn nhà ở Hà Nội. 

">

Mẹ chồng tâm sự, khuyên con dâu kiếp sau đừng làm dâu trưởng

{keywords}

Tháng 11 ghé thăm Bến Tre hoà mình vào Lễ hội dừa 2019.

Đến với lễ hội, du khách sẽ được giao lưu, tìm hiểu về truyền thống văn hóa, con người, những ý nghĩa vô cùng lớn lao của cây dừa đối với mọi mặt đời sống của con người Bến Tre.

Chương trình Tuần lễ Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm đặc sắc với các nội dung đa dạng, phong phú như: Tổ chức không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nghệ thuật đường phố, biểu diễn trang phục dừa; tổ chức giải “Nông dân đua xuồng”; Hội thi “Người đẹp xứ dừa”.

Ngoài ra, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức nét đặc sắc của nghệ thuật ẩm thực và các món ăn, thức uống dân gian, truyền thống đặc sản Nam Bộ, đặc biệt là ẩm thực từ dừa, như tép rang dừa, gỏi củ dừa,...

Trong khuôn khổ Lễ hội dừa sẽ diễn ra Hội thi “Sáng tạo ngành dừa, tuyển chọn sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu ngành dừa”, tôn vinh những tổ chức, cá nhân tiêu biểu tích cực nghiên cứu, sáng tạo trong quá trình sản xuất của ngành công nghiệp chế biến dừa.

Hội thi “Tuyển chọn các vườn dừa kiểu mẫu, vườn dừa phục vụ khách du lịch tham quan, tôn vinh người trồng dừa” nhằm tuyên dương những nông dân tiêu biểu ứng dụng quy trình khoa học kỹ thuật theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn; có sáng tạo trong sản xuất, trồng dừa đạt năng suất cao.

Ngoài các hoạt động tôn vinh người trồng dừa, Lễ hội dừa lần 5 còn tổ chức chương trình “Cộng đồng vui hội làng Dừa” trên khắp các xã, phường, thị trấn, vận động nhân dân tham gia dưới hình thức tổ chức: Các trò chơi dân gian, truyền thống; liên hoan trang trí từ chất liệu dừa; liên hoan ẩm thực, ca nhạc tài tử, hát dân ca Bến Tre, đồng dao… tại các vườn dừa của địa phương, tạo khí thế vui tươi, phấn khởi toàn dân trong những ngày diễn ra lễ hội.

{keywords}
BTC tiết lộ sân khấu Lễ hội dừa 2019 hoành tráng, dựa trên ý tưởng về miền đất với đặc sản là dừa. 

Đặc biệt, điểm nhấn của lễ hội năm nay là ngày hội Tôn vinh nét đẹp áo bà ba. 

Ngày hội áo bà ba kết hợp với khăn rằn tại  Lễ hội dừa Bến Tre năm 2019 sẽ là một hoạt động thường niên góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy, quảng bá hình ảnh vùng đất Bến Tre nói riêng và Tây Nam bộ nói chung. Bên cạnh đó, đây cũng là tiền đề trong công cuộc vận động mặc áo bà ba trong sinh hoạt cộng đồng cũng như các hoạt động thường nhật.

Vòng chung kết Người đẹp xứ dừa được diễn ra vào tối ngày 17/11 trong khuôn khổ Lễ hội dừa Bến Tre năm 2019.

Bích Ngọc 

">

Tháng 11 ghé thăm Bến Tre hoà mình vào Lễ hội dừa 2019

友情链接