Các nhân viên được cho là phải thực hiện động tác đứng lên ngồi xuống khi không đạt doanh số.
Mức phạt tiền dao động từ 1 đến 5 USD cho các vi phạm như: quên đậy nắp bút, không nhanh chóng thu gọn quần áo ở phòng thay đồ, quên tắt ấm đun nước điện hoặc không đổ đầy, chạm vào bất kỳ phần nào của phòng kho ngoại trừ tay cầm cánh cửa, không đăng xuất ra khỏi máy tính tiền.
Ngoài ra, nhân viên cũng phải bồi thường nếu đồng phục bị ố hoặc hư hỏng, phải thực hiện 200 lần động tác đứng lên ngồi xuống nếu không đạt doanh số hàng tuần. Những cửa hàng không đạt chỉ tiêu cũng phải chiêu đãi nhân viên của các cửa hàng xuất sắc một bữa ăn bằng tiền túi của mình.
Công ty này cũng yêu cầu nhân viên phải làm việc 12 giờ/ngày và chỉ có 10-20 phút nghỉ để ăn, bắt buộc phải làm thêm giờ mà không được trả thêm lương.
Một nhân viên 20 tuổi cho biết, cô từng bị phạt vài trăm đô la trong tháng làm việc đầu tiên. Khi không thể chịu đựng được văn hoá làm việc này, cô đã xin nghỉ việc sau 5 tháng.
Một nhân viên khác tiết lộ, cô phải áp dụng chế độ ăn kiêng để giảm cân và tránh bị phạt. “Tôi thường suy sụp và khóc”, cô chia sẻ về những áp lực tinh thần khi làm việc ở đây.
Nhân viên đưa ra bằng chứng về việc phải báo cáo cân nặng vào nhóm "chat".
Được biết, các hình phạt này là ý tưởng của lãnh đạo công ty. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Southaven cho biết, họ không bắt buộc mọi nhân viên phải tham gia nhóm “chat”. Mức phạt tiền cũng chỉ giao động từ 0,5 đến 2 đô la và đó là cách để nhắc nhở mỗi người không phạm lỗi trong công việc.
Công ty này cũng phản hồi rằng họ không đưa ra bất cứ hình phạt thể xác nào, mà là do nhân viên tự chọn hình phạt đứng lên ngồi xuống như một động lực sau khi không đạt chỉ tiêu.
Công ty cũng bác bỏ cáo buộc bắt nhân viên yếu kém phải mời các nhân viên khác đi ăn.
Được biết, Southaven là một doanh nghiệp được thành lập từ năm 1997 với 5 cửa hàng ở Singapore.
Bắt nhân viên chống đẩy để ép doanh số, công ty Trung Quốc bị lên án
Để đạt được doanh số, nhiều công ty Trung Quốc đã liên tục nghĩ ra những cách thức tra tấn, trừng phạt mới với nhân viên của mình.
" alt="Tăng cân, quên đậy nắp bút bị công ty... phạt" />
Xuất hiện tại chương trình, hai cụ đều rất đẹp lão và khoẻ mạnh. Mặc dù gặp một chút khó khăn trong việc nhớ tên 9 người con và dâu - rể, nhưng cụ Ráng vẫn nhớ như in tình cảm ngày mới chớm nở của mình dành cho "người con gái ấy".
Theo chia sẻ, cụ Ráng gặp vợ khi bà còn là cô thiếu nữ 17 tuổi, ngày ngày tát nước ở chiếc ghe chài của bố. "Thấy bà tát nước đẫm mồ hôi, tôi cũng sốt ruột nên xuống tát giùm. Khi ấy tôi là quân nhân gác ở chiếc cầu ngay đó. Sau đó để ý, tôi mới hay xuống nhà bà xin nước uống. Thương nhau thì cứ thương thầm như thế cho đến khi có người mai mối mới hỏi cưới”, cụ Ráng chia sẻ.
Tình yêu của họ khá lãng mạn. "Hằng đêm mình cũng suy nghĩ xem biết có được hay không. Hồi đó tôi cũng sợ, mấy ông đàn ông có khi hai ba bà một lượt thì nguy. Nên tôi suy nghĩ, rồi để ý xem người đó sao, đi lính rồi có cô nào theo không", cụ Hổ cẩn trọng.
Được biết, dù thương nhau nhưng ông bà vẫn luôn giữ kẽ, kể cả việc không dám đứng gần nhau. Cụ Ráng chia sẻ thêm: "Nam nữ thời đó quen nhau không phải giống như bây giờ, phải đến ngày đám hỏi mới được nắm tay. Nhưng không phải được nắm trọn vẹn bàn tay mà có ngón tay thôi bà đã run như “thằn lằn đứt đuôi”. Tôi cũng run nên đeo sợi dây chuyền mà móc mãi không vào".
Thậm chí, nụ hôn đầu cũng phải chờ đến đêm tân hôn. Khi đã vào phòng, cụ Hổ bưng mâm rượu ra mời má chồng để làm lễ "trao thân gửi phận”, đúng phong tục ngày đó. "Hồi xưa mắc cỡ lắm, nói đêm tân hôn chứ đâu có động phòng gì. Mắc cỡ lắm, nằm ngủ thì mỗi người xoay một hướng", cụ Ráng khiến MC Quyền Linh và Ngọc Lan khá bất ngờ.
Hơn 60 năm chung sống, cụ Ráng tiết lộ bà rất hay ghen: "Phải nói là bà ghen nhất tỉnh chứ không phải nhất xóm!". Bởi đối với bà, ông là một người khéo ăn nói nên ai cũng thích nhưng quen biết ở đâu thì đi, chứ ở nhà phải lo cho gia đình.
Cụ Ráng tiếp tục chỉ chiếc nhẫn trên tay MC Ngọc Lan và nói: "Trao nhẫn cho nhau, ý nghĩa là nhắc nhở phải biết nhẫn nhịn. Tất cả công việc của mình đều làm bằng tay, mà đeo nhẫn vào tay thì nhớ phải nhẫn nhịn nhau. Đặc biệt vợ chồng không nên tranh luận để giành phần phải vì nó không có ý nghĩa gì".
MC Quyền Linh cũng khéo léo nhấn mạnh, đây là ý nghĩa mà thế hệ trẻ nên học hỏi để giữ gìn hôn nhân hạnh phúc của mình.
Ông bà đã cùng nhau đi qua những năm tháng khó khăn nhất để nuôi dạy 9 đứa con nên người. Thời đó ông đi lính, bà ở nhà vừa làm dâu, vừa đi làm kiếm tiền để lo cho con.
Vợ chồng cụ Ráng và các MC chương trình
Ông nói thêm: "Nghĩ lại càng thấy tội nghiệp cho bà. Thường chồng đi làm về sẽ đưa tiền cho vợ nhưng mỗi lần lãnh lương tôi lại đưa cho mẹ. Mẹ tôi lại tính chi li lắm, nhưng bà cũng không nói gì".
Cụ Hổ cũng vừa làm lụng vừa chăm lo cho gia đình và nuôi dạy con cái nên người. Được biết, từ lúc kết hôn đến tận bây giờ, khi ông đã 90 tuổi, ông vẫn chỉ ăn cơm bà nấu chứ không ăn bên ngoài, kể cả ăn sáng.
Một trong những bí quyết để có được hôn nhân hạnh phúc của ông bà còn là đi đâu cũng có nhau. Đến bây giờ, hai cụ vẫn rất thoải mái khi xưng anh gọi em, nắm tay vui vẻ.
Cuối chương trình, cụ Ráng cũng gửi một lá thư tình cảm đến cụ Hổ: "Vợ chồng phải bình đẳng, không nên tranh luận giành phần phải với nhau và bao năm qua tôi với bà đã làm được điều đó. Bà thấy không? Tôi nói rồi, bà cứ lấy tôi đi. Bà yên tâm là tôi chung thuỷ với bà và đến cuối đời tôi vẫn chưa làm gì có lỗi với bà", khiến bà bật cười thích thú.
Ông cũng nhắn nhủ đến thế hệ trẻ ráng giữ mình đừng để rơi vào những cạm bẫy. Bản thân ông cũng từng có những phút yếu lòng nhưng phải biết suy nghĩ lại, gia đình mình có được một bà vợ như cụ Hổ thì đã được phước lắm rồi.
Đừng vội kết hôn nếu bạn còn thiếu 4 kỹ năng này
Nếu bạn muốn cuộc hôn nhân của mình kéo dài mãi mãi, đừng bỏ qua 4 kỹ năng cực kỳ quan trọng dưới đây.
" alt="Cụ ông 90 tuổi hài hước kể về người vợ 'ghen nhất tỉnh'" />