Quang Hà hát hit của Tấn Minh, Hoàng Dũng

Nhận định 2025-01-16 04:04:14 6

Giám đốc âm nhạc Nguyễn Hữu Vượng là người làm nên thành công nhiều show ca nhạc của Hà Anh Tuấn và Tùng Dương,àháthitcủaTấnMinhHoàngDũbayern vs leverkusen anh cũng có duyên sản xuất album mới của Thu Phương nên phần nào hiểu được những ưu điểm để phối khí các bản hit của đàn chị. Tuy nhiên, với 3 giọng ca còn lại, đây lần đầu Nguyễn Hữu Vượng hợp tác.

Quang Hà được giao hát bản hit của Hoàng Dũng, Tấn Minh.

Do vậy anh dành nhiều thời gian và tâm huyết từ khâu chọn bài, phối khí cho đến việc tập luyện để các ca sĩ quen với các bản phối khí mới. Cùng với Quang Hà, Thu Phương, ca sĩ Ngọc Anh, Quang Dũng cũng đã bay ra Hà Nội gấp rút thực hiện các buổi tập luyện với ban nhạc... 

Ca sĩ Ngọc Anh 3A.

Ngọc Anh và Thu Phương hiện đang sống ở Mỹ, họ có nhiều kỷ niệm gắn bó nhưng ít cơ hội đứng chung sân khấu ở Hà Nội. Lần này, Thu Phương - Ngọc Anh hào hứng khi được giao các bài hát cũ nhưng được phối khí mới hứa hẹn mang lại nét mới lạ và bất ngờ cho người xem. Giám đốc âm nhạc Nguyễn Hữu Vượng tiết lộ, ca sĩ Quang Hà sẽ hát bản hit ''Nàng thơ'' của Hoàng Dũng và "Bức thư tình đầu tiên'' từng được Tấn Minh thể hiện thành công.

Ca sĩ Quang Dũng. 

Ngoài ra, những màn song ca giữa Thu Phương - Ngọc Anh (Những ngày thơ mộng - Tạ tình), Thu Phương - Quang Dũng (Hà Nội ngày trở về - Nhớ mùa thu Hà Nội), Thu Phương - Quang Hà (Trăm năm không quên, Giữ lại hạnh phúc), Quang Hà - Quang Dũng (Ngỡ - Vì đó là em)... hứa hẹn sẽ rất ấn tượng. Ca sĩ Quang Hà cho biết trước giờ chưa hát bản hit của người trẻ như Hoàng Dũng, lần này được Nguyễn Hữu Vượng giao 'Nàng thơ' - bài toán khó nên anh phải bàn bạc và tập kỹ với ban nhạc Crystal để ra tìm cách trình diễn phù hợp với bản phối mới.

Thu Phương và Quang Hà tập luyện say sưa.

"Một số bài hát tưởng như quen của tôi nhưng được ban nhạc làm lại cho khác đi nên tôi phải chuẩn bị rất nhiều", ca sĩ Quang Hà nói. Giám đốc âm nhạc Nguyễn Hữu Vượng cho biết sân khấu Nhà hát Lớn không rộng, ban nhạc chơi live, vì vậy yêu cầu về giọng hát ca sĩ, bè phối và chất lượng phải đạt ở mức tốt nhất nên anh chú ý từng tiểu tiết, sẵn sàng kéo dài thời gian tập luyện.

Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Vượng. 

 

Anh nói: ''Đến bây giờ, mọi thứ đã thành hình. Có rất nhiều màu sắc, sự mới lạ trong 3 đêm nhạc ''Tạ tình''. Tôi kỹ tính vì muốn êkíp phối hợp thật tốt, giữa ca sĩ, ban nhạc phải hòa quyện để mang đến không gian âm nhạc đáng nhớ''. Giám đốc sản xuất Ngọc Ruby người đồng hành với các ca sĩ trong những buổi tập trước show bày tỏ: ''Tôi đã từng xem các đêm nhạc do Nguyễn Hữu Vượng làm nhạc và lần này mới được cộng tác cùng và thấy sự chỉn chu, đôi khi hơi nghiêm khắc của bạn ấy. Tôi tin dưới bàn tay biên tập của Hữu Vượng cộng với giọng hát đẹp của 4 ca sĩ, khán giả Hà Nội sẽ có 3 đêm thưởng thức âm nhạc đáng nhớ giữa tiết trời thu Hà Nội đẹp đến nao lòng'' - chị Ngọc Ruby nói.

Ảnh: Hòa Nguyễn

本文地址:http://profile.tour-time.com/html/41d693209.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Genoa vs Parma, 18h30 ngày 12/1: Thất vọng cửa trên

Sinh viên Viện CNTT-TT, Đại học Bách khoa Hà Nội báo cáo kết quả nghiên cứu trước Hội đồng chuyên môn.

Trong 3 ngày từ 20 - 22/5/2019, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường. Đây là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm giới thiệu những kết quả nghiên cứu của sinh viên, đồng thời tạo diễn đàn giao lưu học hỏi giữa sinh viên và cán bộ trẻ từ các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trong trường, ươm tạo sự say mê và sáng tạo trong nghiên cứu và chuyên môn cho sinh viên.

Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 36 thu hút sự tham gia của 20 Khoa, Viện; gần 800 sinh viên tranh tài với 317 công trình, trong đó có 179 báo cáo được lựa chọn thuyết trình trước hội đồng, 169 báo cáo trình bày dưới dạng poster tại 21 phân ban chuyên môn.

Trên cơ sở các báo cáo trình bày tại Hội nghị, Hội đồng tại các phân ban đánh giá và đề xuất các đề tài nghiên cứu xuất sắc để Hội đồng cấp Trường xét chọn và trao giải tại Hội nghị tổng kết vào ngày 31/5/2019, cũng như đưa vào đề xuất xét giải cấp Bộ. Các sản phẩm nghiên cứu đặc sắc của sinh viên sẽ được trưng bày tại khu vực Triển lãm Ngày hội sáng tạo khoa học trẻ Bách khoa 2019 trong hai ngày 30 và 31/5/2019.

Với định hướng “phát triển hài hòa và gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai; gắn kết nghiên cứu với đào tạo, sáng tạo và khởi nghiệp, thúc đẩy chuyển giao tri thức và thương mại hóa sản phẩm”, cuộc thi năm nay có nhiều sản phẩm mang tính ứng dụng cao như: chế tạo mô hình xe tự hành, chế tạo rô bốt thông minh, chế tạo máy sấy quần áo sử dụng bơm nhiệt… Đặc biệt, nhiều nghiên cứu của sinh viên đã có bài báo đăng trên các tạp chí nước ngoài chuyên ngành.

">

Gần 800 sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội tranh tài nghiên cứu khoa học

Nói với New York Times, đại diện Boeing cho biết hãng máy bay này vừa hứng chịu một đợt tấn công mạng. Một vài nhân sự cấp cao của hãng cho rằng thủ phạm là một loại mã độc giống WannaCry, từng lây nhiễm và làm tê liệt nhiều hệ thống của 70 quốc gia trong năm 2017.

Trong một bản ghi nhớ nội bộ, Mike VanderWel, kỹ sư trưởng khối sản xuất của Boeing Commercial Airplane, cho rằng cuộc tấn công này đang "di căn" và có thể ảnh hưởng đến hệ thống sản xuất cũng như phần mềm hàng không.

Boeing là hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới có tổng hành dinh tại Chicago, Illinois, Mỹ. Ảnh: The New York Times.

Đêm 28/3, trong một thông cáo báo chí, Boeing khẳng định đã kiểm soát được tình hình, không để ảnh hưởng đến khối sản xuất.

"Một số bài viết về tình hình lây nhiễm mã độc (ở Boeing) đã cường điệu hóa và không chính xác. Hệ thống của chúng tôi đã phát hiện ra một ít mã độc và chúng chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nhỏ hẹp. Các biện pháp khắc phục đã được áp dụng và chúng không gây hại gì cho sản xuất hay cung ứng", trích thông cáo.

Charles Bickers, phát ngôn viên của Boeing, từ chối xác nhận mã độc tấn công hãng máy bay này là WannaCry, hay một biến thể nào khác. 

WannCry là loại mã độc bắt cóc dữ liệu đòi tiền chuộc (ransomware). Giới chức Mỹ lẫn phương Tây đều cho rằng chúng được tạo ra bởi hacker Triều Tiên. Phân tích kỹ thuật cho thấy WannaCry đã lợi dụng công cụ được tạo ra bởi NSA (cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ), khai thác lỗ hổng EternalBlue bên trong hệ điều hành Windows của Microsoft. 

Trong năm 2017, WannaCry đã lây nhiễm hơn 100.000 máy tính ở 74 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chúng chiếm quyền điều khiển máy tính, mã hóa dữ liệu và đưa thông điệp đòi tiền chuộc bằng bitcoin. Nhiều bệnh viện, đồn cảnh sát, cây xăng, văn phòng hành chính, trụ ATM... ở các quốc gia đã bị tê liệt trong nhiều giờ vì WannaCry.

Theo Zing

">

Boeing vừa bị tấn công bởi mã độc giống WannaCry

Soi kèo góc Venezia vs Inter Milan, 21h00 ngày 12/1

Không có tốc độ phát triển mạnh mẽ như màn hình hay camera, nhưng pin vẫn là một trong những thành phần tối quan trọng của bất kì chiếc smartphone nào. Hầu hết người dùng khi mua smartphone cũng đều cân nhắc kĩ càng xem dung lượng pin lớn thế nào, có sạc nhanh không, dùng được bao lâu thì cạn...

Chính vì vậy, thị trường di dộng luôn dành một khoảng đủ lớn cho những chiếc điện thoại “siêu pin”, và người dùng thì chắc chắn là rất vui vì điều này. Chúng ta có thể dễ dàng tìm được một mẫu máy như vậy, nhất là ở phân khúc giá rẻ, và dưới đây chính là vài ví dụ trong số đó.

Xiaomi Redmi Note 4 64GB - Giá tham khảo: 3.990.000 đồng

Đã ra mắt từ lâu nhưng Redmi Note 4 vẫn rất đáng sở hữu ở thời điểm hiện tại. Thiết bị này có đủ các yếu tố để có thể làm người dùng hài lòng, từ con chip Snapdragon 625 mạnh mẽ, dung lượng RAM 4GB, bộ nhớ trong 64GB rộng rãi cho tới màn hình 5.5 inch fullHD sắc nét.

Không chỉ vậy, viên pin bên trong máy có dung lượng 4100mAh rất lớn, hứa hẹn cho thời lượng pin ít nhất là đầy 1 ngày, kể cả khi bạn có chơi game nhiều đi nữa. Với nhu cầu thông thường, máy có thể dễ dàng trụ được 2 - 3 ngày cho một lần sạc.

Ngoài ra, Redmi Note 4 64GB mới được một số đại lý bán lẻ giảm giá chỉ còn chưa tới 4 triệu đồng cho mặt hàng chính hãng. Bạn cũng có thể tìm mua phiên bản bộ nhớ 32GB nếu muốn tiết kiệm hơn nữa.

Asus Zenfone 4 Max Pro - Giá tham khảo: 4.690.000 đồng

Nếu dung lượng pin thực sự là mối quan tâm duy nhất của bạn thì Zenfone 4 Max Pro chắc chắn sẽ dành phần thắng. Máy có viên pin lên tới 5000mAh, tích hợp cả tính năng sạc ngược cho các thiết bị khác y như sạc dự phòng. Thời lượng sử dụng dự kiến cũng có thể lên tới 3 - 4 ngày với nhu cầu thông thường.

Cấu hình của Zenfone 4 Max Pro thì không cao được như sản phẩm của Xiaomi. Cụ thể, máy sở hữu con chip Snapdragon 430, RAM 3GB, bộ nhớ trong 32GB và màn hình LCD IPS HD 720p cỡ 5.5 inch.

Một điểm sáng nữa của Zenfone 4 Max Pro chính là hệ thống camera trước 16MP và camera sau kép kèm góc chụp siêu rộng. Cả hai hệ thống này đều được hỗ trợ bởi đèn flash LED và bộ phần mềm chụp ảnh đa dạng độc quyền từ Asus.

Motorola Moto E4 Plus - Giá tham khảo: 3.690.000 đồng

Cũng là một sản phẩm có pin dung lượng tới 5000mAh, nhưng Moto E4 Plus có cấu hình và giá thấp hơn hẳn chiếc Zenfone. Thời gian sử dụng cho mỗi lần sạc của Moto E4 Plus chắc chắn cũng rất ấn tượng, nhưng trải nghiệm hiệu năng thì chỉ ở mức vừa phải.

Thiết bị được trang bị con chip MediaTek MT6737 8 nhân, RAM 3GB, bộ nhớ 32GB và màn hình HD 720p cỡ 5.5 inch, tấm nền LCD IPS. Camera trước 5MP của máy được hỗ trợ bởi flash LED đơn, và camera chính 13MP mang lại chất lượng ảnh ổn, đủ để đăng lên các mạng xã hội. Một điểm cộng nhỏ khác cho Moto E4 Plus là khả năng chống văng nước IP54. Tiêu chuẩn này bảo vệ máy khi dùng dưới trời mưa lớn, bị bắn/đổ chất lỏng lên hoặc rửa dưới vòi nước.

Xiaomi Redmi 5 Plus - Giá tham khảo 3.990.000 đồng

Không chỉ có dung lượng pin cực lớn, Redmi 5 Plus còn là chiếc smartphone giá rẻ hiếm hoi đã bắt kịp xu hướng màn hình FullView và viền siêu mỏng. Thiết bị này cũng vừa mới lên kệ không lâu nên đang được nhiều người dùng săn đón.

Redmi 5 Plus có màn hình fullHD+ kích thước tới 6 inch, vi xử lý Snapdragon 625 mạnh mẽ, RAM 3GB, bộ nhớ trong 32GB, cặp camera 12MP và 5MP. Viên pin 4000mAh của máy hứa hẹn cho thời gian sử dụng lên tới 2 -3 ngày cho mỗi lần sạc.

Nokia 2 - Giá tham khảo 2.390.000 đồng

Nokia 2 không có lợi thế về cấu hình, thiết kế hay màn hình. Tuy nhiên, với mức giá chỉ hơn 2 triệu đồng thì chúng ta chẳng có nhiều lựa chọn nào khác với viên pin lên tới 4100mAh.

Phần cứng của Nokia 2 dường như chỉ tập trung vào khả năng tiết kiệm điện, ví dụ như màn hình HD 720p 5 inch và chip Snapdragon 212 4 nhân. Cặp đôi camera của máy có độ phân giải chỉ 8MP và 5MP với chất lượng vừa phải. Nền tảng Android 7 thuần gốc cũng là một lợi thế, vừa mượt mà, không có ứng dụng rác và cũng được cập nhật nhanh hơn các đối thủ.

Theo GenK

">

Top smartphone giá rẻ mà pin “trâu” đáng mua nhất hiện nay

Chỉ một ngày sau, Bộ Thương mại Mỹ chính thức bổ sung tên Huawei cùng 68 chi nhánh của công ty tại hơn 20 quốc gia trên thế giới vào danh sách đen thương mại này. Động thái đồng nghĩa, Huawei nếu muốn mua công nghệ và linh kiện của Mỹ hiện phải có sự chấp thuận của chính quyền ông Trump, trong khi điều này không hề dễ dàng.

Nước cờ Huawei đẩy Mỹ vào cuộc chiến công nghệ khác thường với TQ?
Huawei đang là tâm điểm chú ý của dư luận, liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Ảnh: Reuters

Chính quyền ông Trump đã cho phép một số miễn trừ tạm thời, nhưng dường như Huawei sẽ mất phần cứng (thiết kế vi xử lý của hãng ARM) và phần mềm (từ Google) mà tập đoàn đang dựa vào để phát triển điện thoại di động và các công nghệ liên quan. Động thái có thể được hiểu là một nỗ lực của Washington nhằm tiêu diệt tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc và cũng là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới.

Người Trung Quốc nhiều khả năng coi đây là một bước ngoặt. Nếu Washington có thể chặn Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ theo ý muốn, Bắc Kinh chắc chắn sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng của riêng họ, từ trên xuống dưới.

Huawei dường như đã tiên lượng được tình huống này, nên cho tới nay đã phát triển hệ điều hành của riêng mình, không phụ thuộc vào các công ty Mỹ và có thể triển khai vào cuối năm nay. Song, việc bị hãng ARM "nghỉ chơi" thực sự là tổn thất nặng nề hơn nhiều đối với Huawei, do điều đó khiến công ty cực kỳ khó khăn trong việc tự chế tạo vi xử lý cho các sản phẩm của họ.

Với năng lực công nghệ của Trung Quốc ngày nay, tất nhiên nước này sẽ vươn lên đối đầu với thách thức mới từ Mỹ. Song, chúng ta có thể đang tiến tới một thế giới lưỡng cực trong công nghệ số với hai hệ sinh thái ngăn cách nhau của Mỹ và Trung Quốc. Trong một bài xã luận đăng tải trên báo Washington Post, cây bút Fareed Zakaria cho rằng, sự phân tách này sẽ dần phá hủy nền kinh tế thế giới mở, các mức độ phụ thuộc lẫn nhau sâu rộng cũng như các đầu tư xuyên biên giới và chuỗi cung ứng đặc trưng cho nền kinh tế toàn cầu ngày nay.

Theo ông Zakaria, trước khi đi theo con đường nói trên, Mỹ cần đảm bảo rằng họ có chiến lược thông minh nhất để đối phó với thách thức thực sự từ Trung Quốc.

Đầu tiên, chính quyền Trump cần phải làm rõ các nguyên tắc họ đang lấy làm căn cứ để trừng phạt Huawei. Cho đến nay, Washington vẫn chần chừ trong việc công bố các bằng chứng, có lẽ vì chúng được coi là tối mật.

Song, Washington cần giúp thế giới hiểu rằng họ không đơn thuần chỉ ngăn chặn một đối thủ nước ngoài thành công mà còn hành động để bảo vệ an ninh của các hệ thống và quyền riêng tư của các cá nhân. Chính phủ Anh kết luận rằng, họ có thể dùng công nghệ của Huawei chừng nào một số biện pháp an toàn nhất định vẫn còn có hiệu lực. Mọi người cần hiểu tại sao London sai và Washington đúng.

Thứ hai, Mỹ cần phải xây dựng một liên minh quốc tế để chống Bắc Kinh. Theo chuyên gia bình luận Zakaria, ngay từ đầu ông đã ủng hộ quan điểm cứng rắn của chính quyền Tổng thống Trump đối với Trung Quốc, nhưng bản thân vẫn không hiểu tại sao Washington chỉ "đơn thương độc mã" làm điều đó thay vì tạo ra một liên minh sát cánh với mình. Một quan chức cấp cao châu Âu từng tiết lộ, chính ông Trump đã từ chối các đề nghị của châu Âu về việc hợp tác hành động liên quan đến thương mại.

Ông Zakaria đánh giá việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là "mục tiêu ngu ngốc", chỉ gây tổn hại cho Mỹ và làm lợi cho Trung Quốc.

Thứ ba, Mỹ nên suy nghĩ về việc thế giới lưỡng cực này sẽ như thế nào. Công nghệ Trung Quốc sẽ rẻ hơn vì chi phí lao động thấp hơn, các quy định lỏng lẻo hơn và sự trợ cấp của chính phủ. Huawei đã chiếm ưu thế trong thế giới đang phát triển. Nhiều quốc gia trong số đó có thể tiếp tục lựa chọn công nghệ giá rẻ hơn. Theo quan điểm của họ, bất kỳ công nghệ nào họ chọn đều đi kèm với rủi ro bị chính phủ của đối tác rình mò.

Thứ tư, liệu có thực tế khi Mỹ tấn công Trung Quốc thông qua các lệnh cấm và danh sách đen? Thế giới hiện trong tình trạng phụ thuộc lẫn nhau rất sâu. Một giám đốc điều hành công nghệ cấp cao đề xuất, với Mỹ, cách đối phó Trung Quốc tốt hơn là trở thành lãnh đạo thế giới về mã hóa và chống tấn công mạng. Ông gợi ý rằng, một trường đại học Mỹ, chẳng hạn như MIT nên được giao nhiệm vụ chỉ sử dụng các sản phẩm của Huawei để xây dựng một hệ thống mã hóa đầu - cuối, giúp chặn công ty tiếp cận mọi dữ liệu. Người này cho rằng, đó là "một thách thức lớn nhưng chắc chắn các kỹ sư giỏi nhất của Mỹ có thể giải quyết được".

Cuối cùng, liệu việc thay đổi chính sách và các đầu tư cho phép Mỹ cạnh tranh với Bắc Kinh có phải là giải pháp thực sự cho việc hưởng lợi đặc biệt của Trung Quốc về công nghệ? Thật khó tưởng tượng rằng Washington sẽ có thể ngăn chặn các đổi mới và sự trỗi dậy kinh tế của một đất nước năng động với 1,4 tỉ dân với nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Thay vào đó, nước Mỹ cần một "cơn địa chấn" của riêng họ để tập trung tiềm lực đất nước vượt qua Trung Quốc.

Theo ông Zakaria, chiến lược công nghệ như trên được tin có kết quả hơn nhiều so với các cuộc đàm phán thương mại. Về thương mại, chính quyền Trump có nhiều khiếu nại chính đáng về hành vi của Trung Quốc và đang "chơi rắn" với Bắc Kinh. Song, mục tiêu cuối cùng rốt cuộc lại tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế lớn hơn giữa hai nước. Nếu hai bên đạt thỏa thuận, Trung Quốc sẽ mua thêm hàng hóa của Mỹ, đầu tư nhiều hơn vào Mỹ và cho phép các công ty Mỹ quyền tiếp cận lớn hơn vào thị trường nước này.

Một cuộc chiến công nghệ sẽ đưa chúng ta đi theo một hướng rất khác. Nó sẽ không dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh mà là "hòa bình lạnh", trong một thế giới bị chia tách và ít thịnh vượng hơn.

">

Nước cờ Huawei đẩy Mỹ vào cuộc chiến công nghệ khác thường với TQ?

Sau 15 năm, Huawei từ vị trí một hãng khách mời ít tên tuổi đã trở thành công ty công nghệ hùng mạnh nhất Trung Quốc, hãng sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Họ còn là công ty đi đầu về công nghệ 5G.

Không chỉ làm thiết bị viễn thông, Huawei còn cung cấp dịch vụ đám mây, bán nhiều smartphone hơn Apple, làm microchip và vận hành những tuyến cáp xuyên đại dương với 188.000 nhân viên ở 170 quốc gia.

“Chúng tôi thấy thiết bị của họ đáng tin cậy nhất. Chúng tôi chưa bao giờ gặp thiết bị Huawei bị lỗi. Đó là một thành tích rất ấn tượng”, ông Joseph Franell, Giám đốc công ty viễn thông Eastern Oregon Telecom của Mỹ nhận định.

Tại Mỹ, chỉ những công ty nhỏ như Eastern Oregon mới sử dụng thiết bị của Huawei. Theo chia sẻ của ông Franell, Huawei báo giá thiết bị thấp hơn 20-30% so với đối thủ, và rất quan tâm đến những khách hàng nhỏ. Năm 2018, doanh thu của Huawei đạt 100 tỷ USD.

Day la cach Huawei thu thap cong nghe hang chuc nam qua hinh anh 4
Day la cach Huawei thu thap cong nghe hang chuc nam qua hinh anh 5

Mặc dù có tới 80.000 kỹ sư làm công tác nghiên cứu tính đến năm 2018, chiếm gần nửa số nhân sự, Huawei đã đối mặt những cáo buộc về đánh cắp công nghệ trong hàng chục năm qua. Họ nhiều lần bị kiện vì sao chép và ăn cắp công nghệ, nhưng đều thỏa thuận thành công.

Theo Wall Street Journal, chính văn hóa doanh nghiệp luôn hướng tới tăng trưởng của Huawei tạo ra ranh giới mập mờ giữa cạnh tranh lành mạnh và bỏ qua đạo đức để chiến thắng.

Nạn nhân của Huawei có thể là những công ty lâu đời như Cisco hay T-Mobile, cũng có khi là một nhạc sĩ ít tên tuổi hay công ty startup chưa có khách hàng.

“Họ dồn toàn lực để đánh cắp công nghệ. Khi lấy được một bo mạch về, họ sẽ cố giải mã ngược cách hoạt động”, Robert Read, cựu kỹ sư làm việc tại chi nhánh Huawei Thụy Điển giai đoạn 2002-2003 cho biết.

Ông Nhậm sáng lập Huawei vào năm 1987, ban đầu là một công ty chuyên kinh doanh chuyển mạch viễn thông với trụ sở là căn nhà ở Thâm Quyến, gần Hong Kong. Thập niên 1990, Huawei bắt đầu nhận được các hợp đồng của Nhà nước để làm mạng ở vùng quê Trung Quốc. Năm 1994, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đến thăm trụ sở mới của Huawei khi xi măng còn chưa khô.

Mạng viễn thông lúc đó đang ở thế hệ 2G, và tính năng quan trọng nhất là tin nhắn SMS. Thiết bị của Huawei lúc đó được coi là phiên bản chất lượng thấp nhưng giá rẻ hơn các sản phẩm của phương Tây.

Năm 2001, Huawei mở trụ sở tại Texas, Mỹ với tên FutureWei. Đến nay, họ vẫn dùng cái tên này để đăng ký văn phòng nghiên cứu tại Mỹ. Vài năm sau họ mở văn phòng ở Thụy Điển, khi đó là nước đi đầu về công nghệ viễn thông tại châu Âu, đối diện trụ sở của Ericsson. Văn phòng của Huawei mang tên Atelier trong 4 năm.

“Họ không muốn đặt biển tên để cho mọi người biết đây là tòa nhà của Huawei”, Jan Ekström, tư vấn của Huawei Thụy Điển giai đoạn 2004-2017 kể lại.

Sau nỗ lực lôi kéo nhân sự từ đối thủ thất bại, Huawei quay sang phân tích thiết bị của đối thủ. Theo ông Read, những nhà nghiên cứu của Atelier thời gian đó thường xuyên mở, khám phá các thiết bị viễn thông của công ty khác tại căn phòng bí mật dưới tầng hầm. Một số thiết bị được gửi về Trung Quốc để các kỹ sư Trung Quốc nghiên cứu.

Day la cach Huawei thu thap cong nghe hang chuc nam qua hinh anh 6

Trụ sở Huawei tại Mỹ cũng có một căn phòng bí mật như vậy. Theo các kỹ sư từng làm việc tại Huawei, căn phòng này được thiết kế hoàn toàn bảo mật và kỹ sư Mỹ không được vào.

Quan chức an ninh Mỹ nhận xét cách hoạt động của Huawei giống như một cơ sở tình báo, với nhiều tầng bảo mật và kênh liên lạc mã hóa với trụ sở ở Bắc Kinh.

Khi được hỏi về những căn phòng bí mật, Huawei cho biết đây là cách tránh lộ bí mật công nghệ của họ, chứ không phải nơi khai thác bí mật của hãng khác.

Day la cach Huawei thu thap cong nghe hang chuc nam qua hinh anh 7

Trong ngành công nghệ, việc trộm cắp bí mật của đối thủ không phải hiếm. Huawei không phải là công ty duy nhất bị cáo buộc, nhưng điều khiến họ khác biệt là những hành vi trắng trợn.

Tháng 1/2003, Cisco cáo buộc Huawei sao chép phần mềm và hướng dẫn sử dụng. Đây là lần đầu tiên Huawei bị kiện về hành vi ăn cắp công nghệ ở nước ngoài.

Tài liệu kiện của Cisco cho rằng Huawei “sao chép nguyên văn nhiều đoạn trong hướng dẫn sử dụng của Cisco”. Theo Cisco, hướng dẫn sử dụng được trang bị kèm với các bộ định tuyến và phần mềm hiển thị khi vận hành là những thứ dễ bị sao chép.

Huawei sao chép trắng trợn đến mức nhiều lỗi trong phần mềm của Cisco cũng bị giữ y hệt trên sản phẩm Huawei. Lỗi chính tả ở hướng dẫn sử dụng Cisco cũng được sao chép lên văn bản của Huawei.

“Huawei khi ấy không dám chuyển lô hàng bộ định tuyến đó trước khi họ kịp sửa lỗi phần mềm quen thuộc của Cisco”, cựu quản lý nhân sự của Huawei Chad Reynolds khai trong phiên tòa.

Luật sư của Cisco, ông Mark Chandler thậm chí đã bay đến Thâm Quyến để gặp trực tiếp ông Nhậm. Nhà sáng lập Huawei lúc đó nhận xét đây chỉ là “sự trùng hợp ngẫu nhiên”.

Day la cach Huawei thu thap cong nghe hang chuc nam qua hinh anh 8

Sau khi thừa nhận có “sao chép một phần nhỏ” phần mềm cho bộ định tuyến, Huawei đi đến thỏa thuận với Cisco vào tháng 7/2004.

Ông Nhậm từng đến văn phòng Atelier nhiều lần trong những năm đầu. Khi đó, chỉ có 5 kỹ sư Trung Quốc tại văn phòng này. Theo ông Robert Read, mỗi khi Ericsson thông báo cho nhân viên nghỉ việc, ông lại được “đưa một nắm tiền” và được dặn tới các quán bar gần khu vực để trò chuyện với các kỹ sư vừa nghỉ việc.

Năm 2010, Sony Ericsson Mobile Communications cho nghỉ việc khoảng 450 kỹ sư tại thành phố Lund. Vài tháng sau, Huawei mở một văn phòng nghiên cứu mới tại đây.

Thập niên 2000, khi thế giới chuyển từ mạng 2G lên 3G và smartphone ra đời, Huawei cũng phát triển nhanh chóng. Trong 5 năm từ 2005 đến 2010, thị phần của hãng này đã tăng 3 lần, đạt 18%. Doanh thu của họ tăng 15 lần, đạt mức 30 tỷ USD từ năm 2000 đến 2011.

Day la cach Huawei thu thap cong nghe hang chuc nam qua hinh anh 9

Nhiều công ty Mỹ là đối tác của Huawei. Qualcomm cung cấp khoảng 1/5 số chip cho smartphone Huawei. Intel, Microsoft đều là đối tác lớn. IBM từng tư vấn cho Huawei từ cuối thập niên 1990 về thị trường phương Tây và cách thức phát triển.

Theo ông David Hickton, cựu công tố viên tại tòa án quận Tây Pennsylvania, các công ty Mỹ đã vì lợi nhuận mà chịu bỏ qua các vấn đề ăn cắp công nghệ của Trung Quốc, mặc dù họ vẫn tìm cách được bảo vệ bằng luật pháp Mỹ.

“Tình trạng này đã kéo dài từ lâu, nhưng các công ty không muốn gây hấn với Trung Quốc”, ông Hickton nhận xét.

Vì lo sợ bị Trung Quốc cấm cửa, nhiều công ty nhỏ không muốn rắc rối với Huawei. Ông Jeff Ferry, một cựu quản lý tại công ty viễn thông Infinera cho biết chính ông từng tập hợp bằng chứng hàng chục năm cho thấy chính phủ Trung Quốc đứng sau, giúp Huawei có thể trả giá thầu thấp hơn đối thủ tới 30%.

Dù nhận được sự động viên từ chính quyền Mỹ, các lãnh đạo của Infinera cuối cùng đã không theo đuổi vụ kiện.

Day la cach Huawei thu thap cong nghe hang chuc nam qua hinh anh 10

Năm 2010, sau 2 thập niên đầu tư vào Trung Quốc, Motorola cáo buộc Huawei đánh cắp công nghệ trạm phát sóng SC300 dành cho vùng ngoại ô.

Theo tài liệu kiện, ông Pan Shaowei, một người họ hàng của ông Nhậm từng làm việc tại Motorola đã mang tài liệu của SC300 về Trung Quốc cho Huawei năm 2003.

Tại tòa, đại diện Huawei cho biết ông Pan tự nguyện kể cho ông Nhậm các thông tin về quá trình phát triển sản phẩm và dự định nghỉ việc ở Motorola. Phía Huawei phủ nhận việc ông Pan và đồng sự đã phát triển sản phẩm cho Huawei.

Bằng chứng do tòa công bố cho thấy ông Pan đã gửi cho ông Nhậm tài liệu về SC300 “mà chú đã hỏi cháu”. Sau này Huawei ra mắt một sản phẩm tương tự nhưng nhỏ hơn, chỉ nặng bằng một nửa SC300 và cũng dành cho vùng ngoại ô.

Một trong những đồng sự của ông Pan, bà Jin Hanjuan đã bị bắt tại Mỹ năm 2007, khi mang theo túi chứa tới 1.000 tài liệu của Motorola, bao gồm cả những bí mật thương mại. Bà Jin bị bắt tại sân bay khi chuẩn bị đáp chuyến bay 1 chiều về Bắc Kinh. Ông Nhậm đã bị FBI tra hỏi vào tháng 7/2007, nhưng kết quả điều tra không được công bố. Năm 2012, bà Jin bị kết án 4 năm tù vì đánh cắp bí mật thương mại.

Năm 2011, Bộ Thương mại Trung Quốc yêu cầu Motorola bồi thường 1,2 tỷ USD vì vi phạm luật độc quyền khi bán mảng hạ tầng của Motorola Solutions cho Nokia Siemens Networks. Tháng 4/2011, Motorola rút đơn kiện Huawei. Một tuần sau, Trung Quốc thông qua thương vụ giữa Motorola Solutions và Nokia Siemens Networks.

Thời điểm đó, Motorola đã bị Huawei bỏ xa. Công ty Trung Quốc được tham gia cung cấp thiết bị cho mạng 4G đầu tiên trên thế giới tại Oslo năm 2009.

“Trung Quốc áp dụng rất nhiều luật để trừng phạt các công ty, như luật chống độc quyền, chống rửa tiền, làm lộ bí mật quốc gia”, ông Michael Wessel, thành viên Ủy ban Đánh giá An ninh Kinh tế Mỹ - Trung nhận xét.

Huawei bắt đầu nghiên cứu mạng 5G từ năm 2009. Sau 10 năm, Huawei đang là công ty đứng đầu về số lượng bằng sáng chế 5G cũng như đóng góp để xây dựng tiêu chuẩn cho 5G.

Dù vậy, ở công nghệ mà Huawei được cho là đi đầu, họ vẫn đối diện nhiều cáo buộc trộm cắp. Ông David Barker, Giám đốc công nghệ tại Quintel Technology cho biết Huawei đã sử dụng một công nghệ do Quintel và chính ông Barker phát triển để tăng tín hiệu từ trạm phát sóng tới thiết bị.

Quintel cho biết họ đã chia sẻ về công nghệ này cho Huawei vào tháng 9/2009, sau khi 2 công ty tính đến chuyện hợp tác. Cuối cùng, 2 công ty không thể đi đến thỏa thuận. Chỉ 1 tháng sau, Huawei đăng ký bản quyền công nghệ với nhiều tài liệu vẫn còn in tên của Quintel cũng như dòng chữ “chỉ sử dụng theo thỏa thuận thương mại”.

Day la cach Huawei thu thap cong nghe hang chuc nam qua hinh anh 11
Day la cach Huawei thu thap cong nghe hang chuc nam qua hinh anh 12
 

Năm 2015, sau khi phát hiện Huawei sử dụng công nghệ này, Quintel đã kiện Huawei ra tòa. Vụ kiện kéo dài 3 năm, và 2 công ty đạt được thỏa thuận vào năm 2018. Giáo sư Emil Björnson thuộc đại học kỹ thuật Linköping, Thụy Điển nhận xét đây là một công nghệ đột phá, đóng vai trò quan trọng trong mạng 5G.

Tại Brazil, công ty sản xuất thiết bị viễn thông Tekelec từng chỉ ra chiến thuật của Huawei: đề nghị khách hàng mang sản phẩm Tekelec đổi lấy sản phẩm Huawei. Tekelec cho rằng đây là cách Huawei sử dụng để phân tích và tìm ra nguyên lý hoạt động sản phẩm của họ. Tuy nhiên Tekelec đã bị Oracle mua lại năm 2013, trước khi hoàn thành kiện Huawei.

Day la cach Huawei thu thap cong nghe hang chuc nam qua hinh anh 13

Tháng 2/2019, The Information đăng tải bài báo nêu chi tiết cách thức Huawei khai thác bí mật từ đối thủ. Một trong những cách làm của Huawei là khuyến khích nhân viên đánh cắp thông tin đối thủ với mức thưởng hậu hĩnh. Huawei lập ra một trang web nội bộ, nơi các nhân viên có thể đăng nhập và đăng các thông tin họ lấy được. Họ còn có một địa chỉ email để nhận thông tin.

Những thông tin này sẽ được một nhóm gọi là “nhóm quản lý thông tin đối thủ” thu thập. Tùy thuộc vào chất lượng của thông tin, nhân viên sẽ được nhận mức thưởng cho những gì họ đem về. Huawei còn đảm bảo nhân viên sẽ không bị kỷ luật khi họ làm vậy.

Huawei luôn quan tâm đến các cựu nhân viên của công ty đối thủ khi họ vừa nghỉ việc. Họ sẵn sàng đưa ra lời mời hấp dẫn để chiêu mộ những nhân viên này hoặc tìm cách khai thác thông tin.

Ngoài ra, Huawei cũng thường tìm cách liên lạc với những nhà cung cấp linh kiện, công nghệ cho công ty đối thủ. Trước những cuộc họp này, họ thường hứa hẹn về một hợp đồng có giá trị cao, nhưng trong cuộc họp lại chỉ tìm cách khai thác thông tin về đối thủ.

Năm 2016, đại diện của Huawei tiếp cận Akhan Semiconductor, một startup có sản phẩm là tấm kính bảo vệ màn hình Miraj Diamond Glass có độ cứng gấp 6 lần và chống xước gấp 10 lần so với Gorilla Glass. Bí mật của Miraj là một lớp rất mỏng kim cương nhân tạo được tráng lên kính.

Day la cach Huawei thu thap cong nghe hang chuc nam qua hinh anh 14
Day la cach Huawei thu thap cong nghe hang chuc nam qua hinh anh 15
 

Tháng 3/2018, Akhan gửi sản phẩm mẫu Miraj cho chi nhánh Huawei tại San Diego, Mỹ. Theo thỏa thuận giữa 2 bên, Huawei cam kết sẽ gửi trả sản phẩm mẫu sau 60 ngày và không được tác động gây hư hỏng tới sản phẩm.

“Chúng tôi rất lạc quan. Được 1 trong 3 hãng smartphone lớn nhất quan tâm, dù chỉ mới trên giấy tờ, là một điều rất tốt”, Adam Khan, người sáng lập Akhan kể lại với Bloomberg.

Huawei trì hoãn trả sản phẩm mẫu tới vài tháng. Trong hộp sản phẩm gửi lại, miếng kính của Akhan đã bị vỡ làm đôi, và nhiều mảnh kim cương biến mất. Giám đốc vận hành Carl Shurboff của Akhan tin rằng Huawei đã cắt tấm kính để đo độ dày lớp kim cương nhân tạo nhằm tìm ra bí quyết của Akhan.

Tháng 12/2018, nhân viên của Huawei liên lạc lại. Cô nói Huawei vẫn muốn hợp tác với Akhan, và hai bên sẽ gặp nhau tại CES diễn ra vào tháng 1/2019. Lúc này Shurboff đã báo cáo sự việc với FBI, và FBI quyết định thực hiện một chiến dịch “bẫy” vị quan chức cấp cao của Huawei được hứa hẹn sẽ xuất hiện.

Cuối cùng thì lãnh đạo cấp cao của Huawei đã không đến Mỹ, thay vào đó chỉ là một quản lý ở chi nhánh tại Mỹ. FBI đã đột nhập và khám xét chi nhánh của Huawei tại San Diego, nhưng vụ điều tra này vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Bloomberg nhận định nếu chính phủ Mỹ kết luận Huawei đã cố tình đánh cắp công nghệ, vụ việc này sẽ cho thấy cánh tay của Huawei dài đến mức nào, khi họ muốn đánh cắp công nghệ của cả những startup chưa có khách hàng nào.

Day la cach Huawei thu thap cong nghe hang chuc nam qua hinh anh 16

Một doanh nhân tên Rui Oliveira kể lại Huawei đã mời anh đến vào năm 2014 để bàn về phụ kiện camera gắn trực tiếp vào điện thoại. Sau khi được Oliveira chia sẻ nhiều thông tin về sản phẩm, hai lãnh đạo của Huawei kết luận là họ chưa thể hợp tác.

“Tôi đã thấy sản phẩm này ở đâu nhỉ? Đây là một bản sao chép y nguyên những gì tôi từng cho họ xem vài năm trước”, Rui Oliveira kể lại với Fstoppers.

Sau khi Oliveira kể lại câu chuyện với truyền thông, chính Huawei đã kiện anh này ra tòa vì cho rằng Oliveira muốn kiếm lời bất chính từ Huawei. Công ty này khẳng định họ không vi phạm bản quyền công nghệ của Oliveira. Vụ kiện đến giờ vẫn chưa xét xử xong.

Tương tự Oliveira, Paul Cheever, một nhạc sĩ tại California cũng gặp rắc rối pháp lý với Huawei khi kiện công ty này vì sử dụng bài nhạc “A Casual Encounter” do anh sáng tác làm nhạc chuông trên nhiều mẫu smartphone.

Chỉ khi đọc nhiều bình luận liên quan đến Huawei trên video được tải lên YouTube, Cheever mới biết nhạc của mình đã bị Huawei sử dụng. Khi bị kiện ra tòa, Huawei cho biết Cheever chỉ đăng ký bản quyền bài hát vào tháng 8/2018, sau khi họ đã dùng nhạc của anh.

“Thật là cảm giác kỳ lạ khi nhìn thấy một công ty lấy nhạc của tôi, cho vào thiết bị mà họ bán cho 100 triệu người dùng nhưng không hề xin phép”, Cheever chia sẻ.

Tháng 1/2019, tòa án bang Washington kết luận Huawei đã trộm bí mật thương mại của T-Mobile USA. T-Mobile tố cáo Huawei đã cho nhân viên chụp ảnh, đo đạc và thậm chí lấy linh kiện của robot kiểm tra điện thoại Tappy khi 2 bên còn hợp tác.

Đáp lại cáo buộc từ T-Mobile, Huawei cho rằng những nhân viên làm việc này “tự ý hành động” và ngay lập tức sa thải họ. Không lâu sau đó T-Mobile hủy bỏ hợp đồng cung cấp thiết bị với hãng viễn thông Trung Quốc và đưa đối tác cũ ra tòa.

Day la cach Huawei thu thap cong nghe hang chuc nam qua hinh anh 17
 

Vụ kiện khép lại vào năm 2017 khi Huawei bồi thường 4,8 triệu USD cho nhà mạng Mỹ. Tuy nhiên sau đó nội dung này tiếp tục được điều tra trên phương diện hình sự.

“Huawei muốn tạo nên một robot, và thay vì tự phát triển thiết bị của riêng mình, họ quyết định đánh cắp công nghệ của T-Mobile”, bà Annette Hayes, công tố viên tòa án quận tây Washington nói.

Tháng 10/2018, Yiren “Ronnie” Huang, một cựu nhân viên của Huawei và đồng sáng lập công ty CNEX Labs cáo buộc Huawei đã trộm công nghệ ổ SSD của CNEX. CNEX cho rằng chính phó chủ tịch Eric Xu đã ra lệnh cho một nhân viên giả làm khách hàng của CNEX để đánh cắp bí mật vào năm 2016.

Đến tháng 12/2017, Huawei tố ngược ông Huang và CNEX đã lấy cắp bí mật của họ. Vụ việc đến giờ vẫn đang trong quá trình xét xử.

Tháng 11/2017, Jesse Hong, kỹ sư phần mềm tại chi nhánh Huawei ở California khai rằng sếp của anh đã ép anh tạo tên công ty giả nhằm tham dự một hội thảo do Facebook tổ chức. Buổi hội thảo nói về dự án viễn thông Infra, nhưng Huawei không được mời tham dự.

Hong cho biết anh không làm theo lệnh, và bị dọa rồi sau đó bị đuổi việc. Huawei cho biết họ có lý do chính đáng để sa thải anh này.

Ngoài những cáo buộc về đánh cắp công nghệ, Huawei còn bị coi là “mối nguy hại an ninh” của Mỹ. Những lo ngại về an ninh là lý do khiến Huawei bị Ủy ban tình báo Quốc hội Mỹ đưa vào danh sách khuyến cáo năm 2012.

Tháng 5/2019, Huawei bị dồn vào đường cùng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh đặc biệt, giúp cho Bộ Thương mại Mỹ ban hành lệnh cấm mua bán công nghệ đối với Huawei trừ khi có giấy phép. Hàng loạt công ty ngừng hợp tác với Huawei, có thể khiến cả mảng viễn thông và di động của Huawei không thể tiếp tục hoạt động. Ông Trump tiếp tục giải thích hành động này là vì Huawei “là một công ty nguy hiểm”.

Dù là “mối nguy hại an ninh” hay “kẻ cắp công nghệ” với Mỹ, không thể phủ nhận Huawei đã trở thành công ty viễn thông lớn nhất thế giới, cũng là công ty viễn thông chi nhiều nhất cho nghiên cứu và phát triển. Năm 2018, ngân sách chi cho nghiên cứu của Huawei đứng thứ 5 thế giới, cao hơn nhiều so với Cisco, Ericsson hay Nokia.

Những động thái của Mỹ nhắm vào Huawei giờ đây không chỉ ảnh hưởng tới công ty này. Nó có thể khiến quá trình triển khai 5G trên cả thế giới chậm lại, theo nhận định của Bloomberg. Tìm cách kìm lại công ty viễn thông lớn nhất thế giới chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới mạng viễn thông toàn cầu.

Dù là cạnh tranh lành mạnh hay lấy cắp công nghệ từ những đối thủ, giờ đây Huawei đã đủ lớn mạnh để khiến quốc gia quyền lực nhất thế giới phải lo ngại.

">

Đây là cách Huawei thu thập công nghệ hàng chục năm qua

友情链接