当前位置:首页 > Công nghệ > Soi kèo góc Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Al Masry vs Wadi Degla, 19h30 ngày 4/2: Cửa trên đáng tin
Định Hóa, Thái Nguyên với địa hình rừng núi bao quanh, dễ dàng sang Tuyên Quang, ngược Bắc Kạn - Cao Bằng và về xuôi theo hướng tỉnh lỵ Thái Nguyên, hoặc vượt sang Đại Từ theo sườn Đông Tam Đảo để về Hà Nội. Đồng bào các dân tộc trên địa bàn có truyền thống yêu nước, đùm bọc và chở che cán bộ hoạt động cách mạng.
Chính vì vậy, ngay sau khi thực dân Pháp quay trở lợi xâm lược nước ta, Bác Hồ và Trung ương Đảng đã chọn Định Hóa là ATK tuyệt mật. Nơi đây trở thành “Thủ đô kháng chiến” cho đến khi kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi hoàn toàn, kết thúc bằng Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Di tích lịch sử Đồi Pụ Đồn - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Lễ thụ phong quân hàm Đại tướng đầu tiên của Quân đội ta cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, đang được đầu tư tôn tạo.
Định Hóa là địa phương có nhiều di tích lịch sử nhất của Thái Nguyên, với 183 điểm di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 1 di tích Quốc gia đặc biệt (gồm 13 điểm di tích); 18 di tích Quốc gia và 27 di tích cấp tỉnh. Những năm qua, huyện Định Hóa đã cùng các cấp các, ngành đặc biệt quan tâm đến công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích.
Từ năm 2015 đến nay, Định Hóa phối hợp với các cấp, ngành để tôn tạo, bảo tồn trên 50 di tích. Đặc biệt, huyện đã và đang triển khai Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống các dân tộc huyện Định Hóa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.
Đối với Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đang đầu tư 40 tỷ đồng (trong đó có 20 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và 20 tỷ đồng xã hội hóa) để tiến hành cải tạo, sửa chữa Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Di tích lịch sử Đồi Phong tướng (nơi Bác Hồ chủ trì Lễ phong chức Đại tướng đầu tiên của Quân đội ta cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, ngày 28/5/1948), Quân khu 1 cũng đang triển khai tu bổ, tôn tạo, với tổng kinh phí gần 42 tỷ đồng…
Các em học sinh tìm hiểu, trải nghiệm tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa.
Việc bảo tồn, tôn tạo các điểm di tích lịch sử tại ATK Định Hóa nhằm tưởng nhớ, tri ân với các thể hệ đi trước và có ý nghĩa đặc biệt trọng giáo dục truyền thống yêu nước của Nhân dân ta đối với các thế hệ trẻ. Mỗi năm, Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đón tiếp hàng trăm nghìn lượt khách và Nhân dân từ mọi miền đất nước đến tham quan, tìm hiểu lịch sử.
Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, có gần 1.170 đoàn khách, với hơn 55 nghìn lượt người đến tham quan, tìm hiểu tại Khu di tích. Đặc biệt, trong số khách đến thăm có nhiều học sinh, sinh viên, thanh niên. Các em đến đây với tâm trạng háo hức tìm hiểu về lịch sử. Nhiều nhà trường tổ chức sinh hoạt ngoại khóa hoặc kết nạp đội viên, đoàn viên tại các điểm di tích lịch sử.
Ông Bùi Huy Toàn, Trưởng Ban Quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa, cho biết: Để phục vụ Nhân dân, du khách tốt hơn, Ban tích cực chuyển đổi số, như: Chỉ dẫn kết nối giao thông; số điện thoại liên lạc; số hóa một số tư liệu về di tích trên website của đơn vị… đồng thời phối hợp tổ chức chương trình trải nghiệm cho các em học sinh, sinh viên tại Khu di tích.
Xây dựng ATK Định Hóa ngày càng trù phú
Những năm qua, phát huy truyền thống quê hương cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Định Hóa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nỗ lực xây dựng huyện ATK ngày càng giàu đẹp. Định Hóa đã thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tính đến cuối năm 2021, so với các tiêu chí huyện NTM, Định Hóa mới đạt 2/9 tiêu chí, nhiều xã chưa đạt chuẩn NTM, gần 33% số hộ nghèo và cận nghèo; gần 1.000 hộ dân ở nhà dột nát... Nhưng với quyết tâm rất cao, tỉnh Thái Nguyên, huyện Định Hóa xây dựng đề án, thành lập ban chỉ đạo xây dựng Định Hóa trở thành huyện NTM, phân công cụ thể cho các sở, ngành hỗ trợ; huy động và sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy nội lực để tập trung thực hiện các tiêu chí chưa đạt.
Du khách thăm Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh Đèo De, xã Phú Đình.
Nhờ sự quan tâm của Trung ương, tỉnh và sự đoàn kết, đồng thuận của Nhân dân, từ năm 2021 đến hết 2023, Định Hóa xây mới 50km đường giao thông, 30km kênh mương, xây mới và sửa chữa 164 phòng học, xóa nhà dột nát cho 963 hộ nghèo. Để nâng cao đời sống của bà con, huyện tập trung hỗ trợ người dân phù hợp với điều kiện của từng hộ, như: Vốn, tư liệu sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi.
Qua đó, đời sống của bà con trên địa bàn không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn 9,98%. Đến cuối năm 2023, Định Hóa có 22/22 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 1 thị trấn (Chợ Chu) đạt chuẩn đô thị văn minh. Mới đây, Thủ tướng đã ban hành quyết định công nhận Định Hóa đạt chuẩn huyện NTM.
Văn Chương" alt="Thái Nguyên đầu tư tôn tạo, phát huy giá trị di tích ATK Định Hóa"/>Thái Nguyên đầu tư tôn tạo, phát huy giá trị di tích ATK Định Hóa
Ghi nhận tại tổ công tác liên ngành Y8/141 làm nhiệm vụ hóa trang, tuần tra xử lý vi phạm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, lực lượng gồm Cảnh sát giao thông, Cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động… sử dụng xe máy tuần tra lưu động và lập tức trấn áp các đối tượng có biểu hiện gây rối trật tự công cộng.
![]() |
Nhóm thanh thiếu niên bốc đầu, lạng lách xe máy bị bắt giữ. Ảnh: Đình Hiếu |
Đến 22h, khi đang tuần tra trên đường Trần Hưng Đạo (hướng Trần Hưng Đạo - Trần Bình Trọng), tổ công tác phát hiện nhóm thanh niên điều khiển xe lạng lách, bốc đầu... nên đã áp sát kiểm tra.
Ban đầu cảnh sát xác định nam tài xế điều khiển xe máy 29L5- 629.XX có hành vi bốc đầu xe nên bàn giao người và phương tiện về Công an phường Phan Chu Trinh tiếp tục làm rõ.
Chỉ ít phút sau, tổ công tác tiếp tục phát hiện 2 xe máy, chở 4 người có biểu hiện đi xe với tốc độ cao, lạng lách...
![]() |
Nhóm thanh thiếu niên bị tổ công tác 141 bàn giao cho công an phường. Ảnh: Đình Hiếu |
T.D.A. (18 tuổi, trú tại Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết, bản thân hay xem các clip lạng lách, đánh võng, bốc đầu... trên TikTok rồi làm quen được với Đ.M.T. (16 tuổi, trú tại Long Biên, Hà Nội) và hai người khác.
"Nhóm em hẹn nhau lên phố tụ tập rồi điều khiển xe máy lượn ở đường, trước đó em không quen 3 bạn còn lại, chỉ mới làm quen được 2 hôm vì hay xem chung các clip lạng lách trên mạng", T.D.A nói.
![]() |
Đ.M.T. quay lại được nhiều clip lạng lách, đánh võng, thanh niên cầm hung khí đi thành đoàn. Ảnh: Đình Hiếu |
Quá trình kiểm tra, Đ.M.T. cũng mở nhiều clip trong điện thoại ghi lại cảnh lạng lách, đánh võng, dùng gậy gộc... T. khai nhận thường xuyên đi "cháy phố" (PV- đoàn xe máy lạng lách, đánh võng qua nhiều tuyến đường) và quay lại các clip để đăng lên mạng xã hội.
Cũng trong đêm 9/11, tổ công tác tác liên ngành Y2/141 đã phát hiện 10 trường hợp thanh thiếu niên điều khiển xe máy độ pô, lạng lách, đánh võng...
Trung tá Nguyễn Văn Hiền, Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành Y2/141 cho biết, qua kiểm tra và xử lý có nhiều trường hợp tuổi còn rất trẻ, chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện. Ngoài việc lập biên bản vi phạm, lực lượng chức năng sẽ gửi thông báo về gia đình và mời phụ huynh các em lên cơ quan Công an để tiến hành xử phạt khi giao xe cho người chưa đủ tuổi sử dụng. Đối với các vụ việc có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan Công an sẽ xác minh, làm rõ, khởi tố vụ án hình sự, xử lý nghiêm theo quy định.
![]() |
Các tổ công tác 141 phối hợp lực lượng CSGT để xử lý vi phạm. Ảnh: Đình Hiếu |
"Đây là vấn đề đáng quan ngại, bởi lẽ các em thiếu sự quản lý của gia đình dễ dẫn đến tội phạm vị thành niên, việc đó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân người phạm tội, mà còn làm đảo lộn cuộc sống không ít gia đình. Cơ quan công an cũng khuyến cáo các gia đình cần nắm bắt tâm lý, kiểm soát chặt hoạt động và mối quan hệ của con em mình để tránh bị những đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo dẫn tới vi phạm pháp luật", Trung tá Nguyễn Văn Hiền nói.
Trong thời gian tới, Phòng CSGT Công an Thành phố sẽ phối hợp với lực lượng liên quan, tiếp tục phát huy hiệu quả các tổ công tác 141 để tập trung triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô.
Tủ sách Xã hội giới thiệu những cuốn sách hay và mới về các chủ đề từ thời sự, chính trị, đến giao thông, hạ tầng... Tủ sách đồng thời cung cấp nhiều kiến thức, dữ liệu để độc giả hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
" alt="Chàng trai, cô gái xa lạ lên TikTok rủ nhau đi 'cháy phố' xuyên đêm"/>Chàng trai, cô gái xa lạ lên TikTok rủ nhau đi 'cháy phố' xuyên đêm
Nhận định, soi kèo Reims vs Nantes, 23h15 ngày 2/2: Gặp khó trước vua hòa
Trong số 30 tác phẩm có chất lượng giới thiệu vào chung khảo, hội đồng đã thảo luận, thẩm định và lựa chọn 16 tác phẩm xuất sắc để trao giải, cụ thể: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 10 giải Khuyến khích.
Báo điện tử VTC News được trao giải Khuyến khích với loạt bài "Hơn 300 cống xả biến sông Tô Lịch thành cống nước đen lộ thiên, Hà Nội "giải cứu" thế nào?" của nhóm tác giả Vũ Anh Văn, Phạm Đức Huy, Nguyễn Thị Vui, Phạm Thị Thu Hương, Đỗ Huy Mạnh.
Tác giả/đại diện các nhóm tác giả nhận giải từ Ban tổ chức cuộc thi.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đánh giá, chương trình năm nay thành công trong việc lan tỏa thông điệp, thúc đẩy các giải pháp thiết thực, hiệu quả, giúp Thủ đô ngày càng phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Trọng Đông đề nghị Báo Kinh tế & Đô thị, Sở tài nguyên và Môi trường Hà Nội tăng cường sự phối hợp chặt chẽ để nâng cao chất lượng chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội hơn nữa, thêm sự kiện để lan tỏa chương trình.
"Tôi cũng mong các cơ quan báo chí, các phóng viên, nhà báo, các tầng lớp Nhân dân có thêm nhiều tác phẩm báo chí có sức nặng, tác động mạnh mẽ tới hành động bảo vệ môi trường, ngăn chặn những hành vi phá hoại môi trường, đồng hành cùng chính quyền thành phố trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và môi trường Hà Nội nói riêng", Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh.
Các đại biểu phát động chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025.
Trong khuôn khổ sự kiện, Ban tổ chức đã phát động chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025, khởi động cuộc thi viết lần thứ 5.
Anh Văn" alt="Báo điện tử VTC News đoạt giải cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội"/>Báo điện tử VTC News đoạt giải cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội
Thí sinh vào thi ĐH. Ảnh: Hương Giang |
Theo Tạp chí An toàn thông tin, TS. Đinh Văn Dũng, Phó Viện trưởng phụ trách Viện CNTT khẳng định, việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ là lĩnh vực mà hai bên có thể hợp tác ngay. Khi công nghệ ngày càng phát triển với các xu hướng như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo,... cũng phải đáp ứng bảo mật cho các hệ thống này...
Ngoài ra, theo TS. Đinh Văn Dũng, 2 bên có thể phát triển nghiên cứu về công nghệ 6G, trường học thông minh, cơ quan thông minh, xây dựng phòng nghiên cứu kết nối với các cơ quan, phòng thí nghiệm trong và ngoài nước,...
TS. Nguyễn Quốc Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ (Ban Cơ yếu Chính phủ) nhấn mạnh, việc hợp tác với Viện CNTT là một nhiệm vụ hết sức thiết yếu của Ban Cơ yếu Chính phủ, để nâng cao chất lượng của đội ngũ các nhà nghiên cứu, cũng như chất lượng sản phẩm nghiên cứu.
Bước đầu, Ban Cơ yếu và Viện CNTT có thể hợp tác ngay trong việc tổ chức các buổi hội thảo, workshop,... chuyên sâu bàn về chính sách an toàn mạng hay về các giải pháp, ứng dụng an toàn thông tin.
Những nội dung của buổi làm việc sẽ được trình lên Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, sau đó sẽ có sự trao đổi trực tiếp với Viện CNTT để đưa ra các nội dung hợp tác cụ thể, từ đó khiến sự hợp tác giữa hai bên được hiệu quả.
H.A.H
ictnews Thời gian tới nội dung phối hợp giữa Bộ TN&MT và Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ tập trung vào công tác triển khai ứng dụng sản phẩm mật mã, chứng thư số chuyên dùng của Ban Cơ yếu để bảo mật, xác thực an toàn thông tin...
" alt="Viện CNTT"/>