Nhận định, soi kèo Goulburn Valley Suns vs Port Melbourne Sharks, 16h30 ngày 8/4: Ngậm đắng nuốt cay
本文地址:http://profile.tour-time.com/html/40d792327.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Tigre vs Newell’s Old Boys, 07h00 ngày 8/4: Phá dớp và lấy lại ngôi đầu
Có thời điểm, huyện Sơn Tây đã triển khai nhiều mô hình trồng trọt nhưng đều không thành công. Đơn cử như mô hình trồng cà phê, chôm chôm, hoa ly... Nguyên nhân thất bại là do chỉ trồng theo cảm tính, chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về điều kiện thổ nhưỡng, chất đất. Để khắc phục bất cập này, huyện Sơn Tây đã phối hợp với Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) thực hiện dự án “Bản đồ thổ nhưỡng - nông hóa và quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045”.
Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Mục tiêu của việc lập bản đồ thổ nhưỡng - nông hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp là giúp người dân được hiểu rõ tính chất của các loại đất canh tác, hàm lượng các nguyên tố vi lượng, chất dinh dưỡng để chọn cho đất một loại cây trồng phù hợp nhất, điều tiết tỷ lệ phân bón phát huy hiệu quả cao nhất trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, bền vững nhất theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại.
Bên cạnh đó, bản đồ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước giám sát, cập nhật tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và các vùng sản xuất chuyên canh phù hợp với từng loại đất theo các vùng sinh thái, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện. Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên đất theo định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, bảo đảm năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với chế biến theo nhu cầu thị trường.
Huyện Sơn Tây hiện đã quy hoạch những vùng phù hợp để trồng ổi, bưởi, cam, quýt... dựa trên bản đồ thổ nhưỡng. Trưởng phòng NN&PTNT huyện Sơn Tây Phạm Hồng Khuyến cho biết, huyện đã bàn giao kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng - nông hóa cho lãnh đạo các xã. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng để các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, kinh tế - xã hội và giúp từng địa phương chủ động trong công tác tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao nhất...
Theo Hồng Hoa(Báo Quảng Ngãi)
">Hiệu quả từ phần mềm dữ liệu dùng chung
Chuẩn bị ra mắt ứng dụng “Ha Noi -S”
Phát biểu thảo luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cho biết, công tác chuyển đổi số của thành phố đã đạt một số kết quả quan trọng bước đầu như Hà Nội nằm trong danh sách 100 thành phố thông minh nhất thế giới năm 2024, do Viện Phát triển và Quản lý quốc tế (IMD) phối hợp với Tổ chức thành phố thông minh bền vững thế giới (WeGO) bình chọn.
Ba trục mục tiêu “Hạ tầng số - Nền tảng số - Dữ liệu số “ cùng hai trục yêu cầu “An toàn thông tin và Phát triển dịch vụ” được thực hiện đồng bộ, bài bản, bảo đảm hiệu quả và thực chất, ứng dụng thực tiễn công tác chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Nổi bật trong đó, lần đầu tiên lãnh đạo thành phố đã thực hiện ký số hoàn toàn trên hệ thống phần mềm dùng chung quản lý văn bản và điều hành thành phố; 100% các cơ quan nhà nước thành phố đã triển khai ký số văn bản; thực hiện việc xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng; một số hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin dùng chung đã được triển khai tới 3 cấp chính quyền nhằm phục vụ tốt hơn hoạt động nội bộ và phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.
Thành phố cũng nghiên cứu, phát triển và chuẩn bị ra mắt ứng dụng “Ha Noi -S” với nhiều tiện ích đưa người dân, doanh nghiệp tiếp cận với cơ quan hành chính nhà nước của thành phố theo một phương thức mới, thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân trên nền tảng số.
Một số dịch vụ thiết thực khu vực nội đô được chỉ đạo triển khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp, như hoàn thành kết nối hồ sơ sức khỏe điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trên 1,5 triệu người dân được tạo lập đầy đủ hồ sơ trên hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố; 100% các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế áp dụng dùng căn cước công dân để tra cứu thông tin; trên 14,4 triệu lượt khám chữa bệnh được đồng bộ từ phần mềm quản lý khám chữa bệnh lên Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố.
Triển khai trông giữ xe hạn chế dùng tiền mặt tại các điểm do Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội quản lý, bắt đầu từ ngày 15/4. Dịch vụ công trực tuyến cấp phiếu lý lịch tư pháp đã được triển khai cung cấp trên ứng dụng VNeID, bắt đầu từ ngày 22/4 với việc trả kết quả điện tử có giá trị pháp lý như bản giấy…
Tiết giảm tối đa chi phí của người dân
Thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố tập trung rà soát, xác định đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin; đẩy mạnh các tính năng công nghệ hỗ trợ trong việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến như chữ ký số, nền tảng thanh toán trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ; xây dựng và hình thành hệ thống cơ quan hành chính phục vụ công dân hiện đại, chuyên nghiệp và điện tử.
Hoàn thiện, tăng số lượng các thủ tục hành chính được cung cấp dưới hình thức trực tuyến, đặc biệt tập trung bảo đảm vượt chỉ tiêu dịch vụ công trực tuyến toàn trình, giảm tối đa chi phí của người dân khi thực hiện các giao dịch hành chính.
Tập trung các giải pháp hướng đến xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của thành phố, hình thành trung tâm dữ liệu tập trung phục vụ việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu khác.
Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu là giải pháp quan trọng không chỉ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành còn là phương thức tối ưu đơn giản thành phần hồ sơ trong các giao dịch của công dân, cắt giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính của người dân và chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.
Thành phố đang giao các đơn vị nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền việc ưu tiên hỗ trợ chữ ký số miễn phí cho công dân khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, miễn hoặc hỗ trợ, ưu tiên một phần phí, lệ phí đối với công dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến… các dịch vụ hỗ trợ, các hình thức hỗ trợ vận chuyển bưu chính, thanh toán trực tuyến...
UBND thành phố kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm nghiên cứu, bổ sung các cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực về chuyển đổi số, công nghệ thông tin, an toàn thông tin tại các cơ quan hành chính nhà nước và bổ sung biên chế chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này.
Kiến nghị Bộ Nội vụ sớm ban hành các thông tư, văn bản hướng dẫn về lưu trữ bảo đảm thực hiện Quyết định số 458/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020-2025".
Kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp các bộ, ngành liên quan sớm ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về các chỉ tiêu, nhiệm vụ triển khai chuyển đổi số đã giao các địa phương bảo đảm thống nhất, khả thi, tránh chồng chéo; đồng thời các nội dung mang tính chất hướng dẫn cần được thực hiện dưới dạng văn bản có giá trị pháp lý, làm cơ sở địa phương triển khai thực hiện.
Hà Nội cũng đề nghị sớm hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 154/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khu công nghệ thông tin tập trung; đề nghị cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, xác định rõ chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp liên quan về mục tiêu cụ thể về phát triển doanh nghiệp công nghệ số là “thúc đẩy phát triển 48.000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương”.
TheoMai Hữu(Báo Hànộimới)
">Hà Nội được bình chọn vào danh sách 100 thành phố thông minh nhất thế giới
Hội đồng trường vẫn là người “bên trong”
Câu chuyện người "bên trong", "bên ngoài" đặt ra nhiều khúc mắc cho vấn đề lập hội đồng trường.
![]() |
Hội thảo có sự tham gia của đại diện các trường ĐH, CĐ trên cả nước |
TS. Võ Thanh Bình – Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – đưa ra những con số cho thấy hiện trạng của hội đồng trường trong các cơ sở giáo dục hiện nay: Có 58/169 cơ sở giáo dục đại học công lập có hội đồng trường, chiếm 34,3%. Tuy nhiên, chủ tịch hội đồng trưởng ở các cơ sở này chỉ ở cấp trưởng khoa, phòng hoặc tương đương trực thuộc thay vì một người “ngoài trường”.
Theo GS. Phạm Phụ, chức năng của hội đồng trưởng là cầu nối giữa nhà trường và chủ sở hữu cộng đồng, xây dựng chính sách, đảm bảo sự hoàn thành nhiệm vụ của bộ phận thực thi.
Trong khi đó, hội đồng trường của các trường ở Việt Nam hiện nay đều mang tính tư vấn. Ở một số trường có hội đồng trường thì thành viên của hội đồng lại gồm hiệu trưởng, các trưởng khoa, phòng, ban, Đảng ủy, công đoàn, một số giáo sư… Về bản chất vẫn là hội đồng hành chính “bên trong” của nhà trường, thay vì một hội đồng gồm những thành viên “bên ngoài” trường.
Một trong những nguyên nhân khiến hội đồng trường chưa được thành lập hoặc đã thành lập nhưng hoạt động chiếu lệ là “hiệu trưởng các trường đại học công lập chưa thực sự sẵn sàng trao quyền cho hội đồng trường”. Hay nói thẳng ra như Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Hải Phòng là “hiệu trưởng không muốn chia sẻ quyền lực. Chẳng ai muốn thành lập ra một tổ chức giám sát mình, bắt mình phải giải trình”.
Có nên để hiệu trưởng thành lập hội đồng trường?
Là một người trong cuộc, vị chủ tịch này cho rằng, nếu hội đồng trường thành lập theo đúng Luật Giáo dục về Điều lệ trường Đại học thì chẳng khác gì bộ máy quản lý mở rộng. "Mà đã là bộ máy quản lý mở rộng thì tất cả hoạt động đều rất hình thức. Nếu ông chủ tịch cố tình làm thì sẽ dẫn đến xung đột giữa hội đồng trường với hiệu trưởng. Cho nên, điều tiên quyết là phải sửa luật" – ông đề xuất.
Ví dụ như, trong thể chế, hiệu trưởng chỉ thực hiện các quyết định theo Đảng ủy. Đảng ủy lãnh đạo toàn diện thì hội đồng trường đứng ở chỗ nào? Nếu không tìm được một vị trí giữa Đảng ủy và ban giám hiệu thì hội đồng trường ra đời rất hình thức.
![]() |
PGS.TS Nguyễn Mạnh An, Hiệu trưởng ĐH Hồng Đức: "Phó chủ tịch UBND kiêm nhiệm chủ tịch HĐT thì có thể ông ấy sẽ làm, chứ bắt xuống làm chuyên trách hội đồng trường thì không bao giờ người ta xuống” |
Thêm nữa, theo quy định hiện tại, hiệu trưởng là người đứng ra thành lập hội đồng trường. Vậy thì, “hiệu trưởng sẽ tìm những người là người của mình, đưa toàn bộ bộ phận quản lý của mình vào, biến hội đồng trường thành một bộ máy quản lý mở rộng”.
Ông đề xuất, chủ tịch hội đồng trường phải là do cơ quan cấp trên thành lập, đưa ra tranh cử và bầu trực tiếp.
"Phó Chủ tịch tỉnh không bao giờ xuống làm chủ tịch hội đồng trường"
Phản biện lại đề xuất chủ tịch hội đồng trường phải là người ngoài trường, không kiêm nhiệm bất cứ vị trí nào trong trường, Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức, Thanh Hóa - ông Nguyễn Mạnh An cho rằng, chủ tịch hội đồng trường phải là người lãnh đạo số 1 của ngôi trường đó, phải có trình độ ngang bằng hoặc giỏi hơn hiệu trưởng vì họ còn là người bầu ra hiệu trưởng.
Trong trường hợp của ĐH Hồng Đức là trường trực thuộc UBND Tỉnh, nên “nếu lấy một ông phó chủ tịch UBND tỉnh hay Trưởng ban tuyên giáo có bằng tiến sĩ thì ông ấy không thể làm chuyên trách được mà phải kiêm nhiệm. Phó chủ tịch UBND kiêm nhiệm chủ tịch HĐT thì có thể ông ấy sẽ làm, chứ bắt xuống làm chuyên trách hội đồng trường thì không bao giờ người ta xuống”.
Hiệu trưởng ĐH Hồng Đức tán thành quan điểm thành lập hội đồng trường để tiến tới tự chủ, tuy nhiên sẽ xuất hiện vấn đề không còn cơ quan chủ quản nữa. Trong khi đó, với các trường địa phương như ĐH Hồng Đức, “xin một người là Sở Nội vụ, xin một đồng cũng là Sở Tài chính, nên tôi cho rằng không thể bỏ ngay cơ quan chủ quản được, mà phải có lộ trình”.
Đồng quan điểm với lãnh đạo ĐH Hồng Đức, đại diện một trường cao đẳng y tế ở phía Nam cũng băn khoăn về tiêu chuẩn chọn chủ tịch hội đồng trường. “Nếu chủ tịch có trình độ ngang bằng hoặc hơn hiệu trưởng thì trường sẽ phát triển, nếu không thì chủ tịch hội đồng trường sẽ làm cản trở sự phát triển”.
![]() |
Người bên ngoài liệu có làm tốt chiến lược phát triển trường là điều mà đại diện một trường cao đẳng y tế quan tâm |
“Theo luật, nếu lấy một người ngoài ngành làm chủ tịch hội đồng trường có thể tốt về quyền hạn, sự giúp đỡ nhưng xem chừng chiến lược phát triển trường thì không bằng người bên trong”.
“Đôi khi cứ ngồi ở ủy ban quyết một cái là anh em hiệu trưởng, hiệu phó cứ dạ dạ vâng vâng thì không phải là đột phá nữa, mà mang tính chất chỉ đạo trên xuống dưới” – ông nói.
Vị này đề xuất “sử dụng các thầy nguyên là lãnh đạo trường đã về hưu, sẽ vừa đảm bảo tiêu chí là người bên ngoài lẫn tiêu chí về khả năng lãnh đạo".
Ông cũng đặt ra vấn đề bậc lương của chủ tịch hội đồng trường ngang bằng với hiệu trưởng đã là hợp lý hay chưa. “Quyền và trách nhiệm của hội đồng trường còn nhiều điều phải nói. Tôi cho rằng đây là vấn đề khó, thách thức nhiều hơn là cơ hội. Phải giải quyết theo tình huống, bối cảnh, thực trạng cụ thể của từng đơn vị”.
Phải thể chế hóa chức năng và các mối quan hệ
Trong các tham luận tại hội thảo, GS. Phạm Phụ đã chia sẻ một số kinh nghiệm quốc tế mà theo ông là có ý nghĩa then chốt nhất, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của hội đồng trường trong tự chủ đại học.
Ông cho biết, trên thế giới, hệ đại học Anh Mỹ có mức độ tự chủ đại học cao nhất, sau đó đến hệ đại học châu Âu và đại học châu Á (trừ trường hợp của Singapore). Tuy vậy, ở Mỹ, mức độ tự chủ đại học cũng có một phổ khá rộng, từ mức Nhà nước chỉ giám sát cho đến mức kiểm soát.
Ở Việt Nam, cơ sở đại học rất đa dạng về chủ sở hữu, năng lực và đặc điểm. Vì vậy, Nhà nước cần có nhiều mức độ tự chủ khác nhau cho các cơ sở giáo dục đại học khác nhau.
![]() |
"Quá trình thực hiện tự chủ đại học thực chất là quá trình chuyển giao quyền lực" - GS. Phạm Phụ khẳng định |
Theo GS Phạm Phụ, tự chủ đại học không chỉ có việc thành lập hội đồng trường và tự chủ tài chính, mà có đến 7 nội dung khác nhau gồm có: nghiên cứu và công bố, nhân sự, chương trình giảng dạy, chuẩn mực học thuật, sinh viên, quản trị trường và hành chính và tài chính.
Để có một hội đồng trường đúng nghĩa, GS Phạm Phụ đưa ra một số lưu ý: cơ cấu đa dạng (về tuổi tác, trình độ, tính chất công việc..), thành phần bên ngoài trường lớn hơn thành phần bên trong trường, hội đồng trường chỉ ra quyết định trong các kỳ họp, ngoài ra không can thiệp và ra lệnh với hiệu trưởng cũng như các thành viên khác của trường, hội đồng trường là quan tòa cuối cùng của những mâu thuẫn nội bộ, các thành viên hội đồng trường cần được tập huấn về chức năng và cách làm việc.
Ông cho rằng, quá trình thực hiện tự chủ đại học thực chất là quá trình chuyển giao quyền lực mà lâu nay phần lớn tập trung ở cơ quan chủ quản và Hiệu trưởng. “Mà quyền lực luôn là điều ham muốn của mọi người. Vì vậy, nếu không “thể chế hóa” chức năng và các mối quan hệ thì khó lòng mà thực hiện tự chủ đại học”.
“Có đi sẽ có đến, nếu ngại vướng chỗ nọ chỗ kia mà không đi thì sẽ không bao giờ đến” – ông nói.
Nguyễn Thảo
">Hội đồng trường
Nhận định, soi kèo Sri Pahang vs Kedah, 20h00 ngày 8/4: Không còn tham vọng
TIN BÀI KHÁC
Tập làm người lớn trước khi làm vợ
Jacquelyn Ngô |
Xem tranh của hoạ sĩ 6 tuổi gốc Việt gây xôn xao nước Úc
Cảnh sát đứng gác cổng một nhà máy Colonial Pipeline năm 2016 - Ảnh Getty Images
Theo Neil Chatterjee, quan chức hàng đầu về năng lượng Mỹ, CEO các công ty năng lượng phải củng cố hệ thống an ninh mạng sau khi vụ tấn công mã độc tống tiền (ransomware) hạ gục một trong các hệ thống dẫn nhiên liệu quan trọng nhất đất nước.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN, ông Chatterjee, Ủy viên Ủy ban quản lý Năng lượng liên bang Mỹ, nhận định: “Đây thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh”. Colonial Pipeline, công ty vận hành đường ống dẫn nhiên liệu tinh luyện lớn nhất nước Mỹ, bị đánh sập cuối tuần trước vì mã độc. Gián đoạn nguồn cung khiến giá xăng tăng mạnh nhất trong 3 năm qua.
“Mỗi CEO thuộc lĩnh vực năng lượng – đặc biệt là CEO đường ống dẫn nhiên liệu – nên triệu tập ngay các nhóm quản lý sự cố để đánh giá kỹ lưỡng giao thức bảo mật và tình hình an ninh của họ”.
Vụ tấn công mạng cho thấy hệ thống hạ tầng thiết yếu của Mỹ đang mong manh như thế nào trước các vụ tấn công mạng.
“Báo động đỏ” cho Washington
Theo truyền thông, DarkSide - một nhóm tin tặc có nguồn gốc từ Nga – được cho là đứng sau vụ tấn công Colonial Pipeline. FBI xác nhận hôm 10/5 rằng mã độc DarkSide được dùng trong vụ việc.
Greg Valliere, Giám đốc Chiến lược Chính sách Mỹ tại công ty AGF Investments, cho rằng sự cố nên được xem là “báo động đỏ” cho Washington sau nhiều năm hacker tống tiền chính quyền địa phương, doanh nghiệp và bệnh viện. Cuối tuần qua, Nhà Trắng đã thành lập một nhóm công tác liên ngành để thảo luận về các kịch bản và kế hoạch tiếp theo. Nguồn tin thân cận với CNN tiết lộ chính quyền Tổng thống Joe Biden đang hoàn tất một sắc lệnh hành pháp để phản ứng và phòng vệ tốt hơn trước các vụ tấn công mạng lớn.
Khó có thể tìm thấy một mục tiêu nào lớn hơn Colonial Pipeline, đơn vị vận chuyển hơn 100 triệu gallon nhiên liệu mỗi ngày. Người ta lo ngại thời gian dừng hoạt động kéo dài sẽ khiến tài xế, sân bay thiếu nhiên liệu cần thiết ngay trong thời điểm nước Mỹ đang tái mở cửa nền kinh tế.
Theo Michael Tran - Giám đốc Chiến lược năng lượng toàn cầu của RBC Capitol, tùy thuộc vào thời gian, cú sốc nguồn cung có thể gây thiếu nhiên liệu trên diện rộng. Nó gia tăng áp lực lên Mỹ, vốn hiện tại đang gánh chịu nhiều khủng hoảng khác nhau như bán dẫn, thép, gỗ, thậm chí cả người lao động.
Colonial Pipeline cho biết, họ đang phát triển kế hoạch khởi động lại hệ thống. 4 đường ống dẫn chính vẫn chưa nằm im song một số đường ống nhỏ hơn giữa các điểm đầu cuối và giao hàng đã hoạt động trở lại. Mục tiêu của họ lúc này là khôi phục dịch vụ an toàn, hiệu quả, trong khi giảm thiểu gián đoạn cho khách hàng và những ai phụ thuộc vào công ty.
Sẵn sàng cho vụ tấn công tiếp theo?
Vụ tấn công Colonial Pipeline là sự cố mới nhất làm đứt gãy một phần quan trọng trong hạ tầng năng lượng thế giới. Năm 2019, vụ tấn công Saudi Aramco gây sự cố nghiêm trọng, khiến giá dầu tăng phi mã. Đầu năm nay, Texas bao trùm trong mất điện sau khi nhiệt độ xuống thấp đánh sập các cơ sở khí đốt, than và điện gió.
Colonial Pipeline “thất thủ” đặt ra câu hỏi về khả năng sẵn sàng của ngành năng lượng trước nguy cơ tấn công mạng. Công ty chủ động ngắt kết nối một số hệ thống để kiềm chế nguy cơ và ngay lập tức thuê chuyên gia an ninh mạng bên ngoài để tiến hành điều tra. Dù hành động nhanh chóng, thực tế một hệ thống đường dẫn lớn như vậy dừng hoạt động là mối lo của tất cả mọi người.
Theo ông Chatterrjee, chính phủ Mỹ luôn có thể làm tốt hơn để đối phó với tội phạm mạng. Các tiêu chuẩn mà nhà chức trách đặt ra cần được xem là “mức sàn” chứ không phải “mức trần” khi nói tới phòng ngự mạng.
“Kẻ địch của chúng ta vô cùng tinh vi, liên tục phát triển và cải tiến các chiến thuật, phương pháp, cách thức tiếp cận. Chúng ta cũng cần phải như vậy”, ông chia sẻ.
Du Lam (Theo CNN)
Vụ tấn công mạng vào đơn vị vận hành hệ thống dẫn nhiên liệu lớn nhất nước Mỹ có thể gây hậu quả nghiêm trọng, khiến các loại khí đốt như xăng tăng giá.
">Hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành năng lượng Mỹ
友情链接