您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Tâm sự của thư ký ngoại tình với sếp
Kinh doanh9547人已围观
简介Nam là một chàng trai thành đạt,âmsựcủathưkýngoạitìnhvớisếbong da24h đẹp trai và có địa vị, người nh...
Nam là một chàng trai thành đạt,âmsựcủathưkýngoạitìnhvớisếbong da24h đẹp trai và có địa vị, người như Nam dù có vợ đẹp ở nhà nhưng cũng có khối cô tự nguyện xin chết vì anh.
Ở Nam hội tụ đầy đủ nét nam tính, từng trải, một chút lạnh lùng đủ để giữ khoảng cách, một chút hào hoa đủ để buông vài câu ong bướm. Nam vẫn ý thức được mình là một người đàn ông đã có gia đình, đã có vợ nhưng bản năng của một người đàn ông vẫn không thể thoát được cái đẹp trước mắt. Đó chính là Thu, cô thư ký trẻ xinh yêu anh vô điều kiện.
Cuộc tình vụng trộm của Thu và Nam diễn ra êm đềm trong nửa năm, không ai phát hiện ra mối quan hệ bất chính của họ. Trong công ty, họ vẫn giữ khoảng cách nhất định, không ai biết được những màn làm tình vụng trộm trong văn phòng hay một chút chớp nhoáng sau khi tan sở.
Chẳng biết từ khi nào Thu cảm thấy mình ngày càng lún sâu vào mối quan hệ sai trái này, nhưng cô biết rằng mình yêu Nam rất nhiều và nguyện làm mọi thứ vì anh.
![]() |
Ảnh: Diệu Bình |
Thế nhưng trong mắt của Nam, cô vẫn mãi chỉ là một người phụ nữ bên ngoài không thể thay thế được người vợ đoan chính ở nhà. Nam thích cô, thích sự mỏng manh, yếu đuối pha chút nét đàn bà, bên Thu anh luôn cảm thấy mình như được tiếp thêm năng lượng, anh say mê cô, sẵn lòng mua nhiều món đồ đắt đỏ để làm vui lòng cô, nhưng thi thoảng anh vẫn bỏ mặc cô bơ vơ vào những dịp đặc biệt chỉ để trở về bên vợ.
Cứ sau mỗi lần thất hẹn, Nam lại bù đắp cho cô bằng quà tặng, bằng tiền, nhưng thứ mà cô cần nhất ở anh là tình yêu thì anh không thể cho cô được. Cũng như bao lần khác, họ lại gặp nhau, lại quấn lấy nhau không rời rồi sau đó lại trở về ngôi nhà của chính mình.
Đã bao lần trong căn phòng ngập tràn khói thuốc lá, cô nghĩ về Nam, nghĩ về cái ôm dịu dàng, nghĩ về nụ hôn say đắm, nghĩ về những đêm mặn nồng của cả 2 nhưng rồi lại coi nhau như không có gì xảy ra trước mặt đồng nghiệp.
Cô cảm thấy khó chịu mỗi khi đối diện với anh ở công ty và tỏ ra lạnh lùng như không có gì ràng buộc. Mỗi ngày trôi qua, cô tự nhủ mình cần phải thoát khỏi mối quan hệ vụng trộm không có kết quả tốt đẹp này. Nhưng cũng đúng lúc ấy, cô phát hiện mình có thai.
Cô lo lắng và nhận ra rằng, mình không thể mang lại cuộc sống tốt đẹp cho đứa bé này. Cô biết Nam sẽ không bỏ vợ, còn cô thì không mạnh mẽ để chọn cách làm mẹ đơn thân. Tương lai của một đứa trẻ không có bố sẽ như thế nào? Cô đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định nói cho Nam biết.
Mặc dù không trực tiếp nói ra ý định của mình nhưng trong từng câu chữ của Nam, Thu hiểu được rằng đứa bé này không nên được ra đời. Cô bàng hoàng khi biết được vợ anh cũng đang mang thai. Chỉ cần thế thôi, cô đã biết được câu trả lời cho chính mình.
Vào một đêm mưa phùn, cô đến bệnh viện để kết thúc mọi chuyện. Điều khiến cô cảm thấy đau lòng nhất là những lời nói lạnh như băng của anh “Tùy em quyết định”. Nó còn đau hơn là nỗi đau thể xác.
Cái thai chỉ mới có 3 tuần, nó còn quá nhỏ nên thủ tục bỏ thai diễn ra đơn giản và cô được xuất viện ngay sau đó. Cô xin nghỉ phép 10 ngày. 10 ngày trốn trong nhà, cô cảm giác như ngày tận thế đã đến. Khoảng thời gian này Nam chỉ gọi cho cô đúng 2 cuộc điện thoại, chuyển một khoản tiền lớn vào tài khoản và sau đó bình thản coi như chưa có gì xảy ra.
Cô đứng trước gương, nhìn thân hình gầy guộc, khuôn mặt xanh xao, còn đâu là cô của ngày xưa nữa? Và cũng lúc này, cô không muốn cuộc đời của mình lại chấm dứt vì sai lầm đó.
Sáng hôm sau, Thu dậy sớm, trang điểm nhẹ, cô lại đẹp như thuở ban đầu mới gặp Nam. Thu lên công ty, soạn đơn thôi việc vì cô biết rằng, cô sẽ phải bắt đầu lại cuộc sống ở một nơi khác không có hình bóng của anh.

Ngoại tình với sếp, vợ sang Hàn Quốc làm điều không ngờ
Tôi đau đớn phát hiện chuyện ngoại tình của vợ sau chuyến công tác dài ngày ở Hàn Quốc của cô ấy.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Jeju SK FC vs Suwon FC, 12h00 ngày 30/3: 3 điểm nhọc nhằn
Kinh doanhHồng Quân - 29/03/2025 16:26 Hàn Quốc ...
阅读更多Linh hồn của Đổi mới
Kinh doanhNăm 2008, lần đầu tiên Việt Nam vô địch bóng đá Đông Nam Á và giành AFF Cup. Cú đánh đầu tuyệt đẹp của Công Vinh đúng vào phút đá bù giờ cuối cùng của trận chung kết lượt về trên sân Mỹ Đình đã mang lại cho Việt Nam tỷ số hòa 1-1 cùng kết quả chung cuộc thắng 3-2 trước Thái Lan. Cả nước đã vỡ òa vì sung sướng và hạnh phúc: Việt Nam vô địch! Tuy nhiên, trong thâm tâm, tôi cũng như nhiều người đều nhận thấy, trên sân Mỹ Đình hôm đó, thần may mắn đã mỉm cười với chúng ta.
Cảm giác tương tự đã không xuất hiện khi hơn 10 năm sau, năm 2019, cả hai đội bóng đá nam và nữ đều trở thành nhà vô địch SEA Games. Nhìn cách các tuyển thủ nước mình, đặc biệt là cầu thủ nam, chơi bóng, ai ai cũng nhận thấy rằng ta đã thắng vì đẳng cấp hơn. Mà ta đẳng cấp hơn là vì đã chuyên nghiệp hơn. Từ việc tổ chức các trường đào tạo bóng đá trẻ đến thuê huấn luyện viên giỏi, tuyển chọn và ký hợp đồng với các cầu thủ, tất cả đều được chuyên nghiệp hóa.
Chuyên nghiệp hóa xảy ra không chỉ với bóng đá mà còn với rất nhiều thiết chế khác của nước ta. Lấy Ngân hàng Nhà nước làm ví dụ, các chức năng của một ngân hàng trung ương đã được thực hiện ngày một chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Nhờ đó, lạm phát của Việt Nam luôn được kiềm chế ở mức thấp, giá trị VNĐ được giữ ở mức phù hợp trong hàng chục năm trời. Điều tương tự chúng ta cũng có thể nói về quản trị doanh nghiệp, quản lý thị trường chứng khoán, các quản trị thiết chế công khác... Sự chuyên nghiệp hóa tuy đang xảy ra không đồng đều giữa các ngành, các cấp và thiết chế khác nhau, nhưng vẫn là một xu thế ngày càng rõ, khi đất nước hội nhập càng sâu với thế giới.
Xét về bản chất, nếu những đổi mới được chúng ta tiến hành trong hơn 30 năm qua chủ yếu theo hướng tự do hóa, thì những đổi mới ngày hôm nay đang theo hướng chuyên nghiệp hóa. Phải chăng, chuyên nghiệp hóa chính là nội dung cơ bản, linh hồn của Đổi mới?
Những đổi mới theo hướng tự do hóa đã mang lại sự phát triển khá ngoạn mục cho đất nước. Từ một quốc gia thiếu đói, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo và nông sản hàng đầu thế giới. Từ một nước nghèo, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với tỷ lệ người nghèo theo chuẩn quốc tế năm 2019 chỉ còn khoảng 4%. Trong hàng chục năm, GDP luôn ở mức trên dưới 7%, cao nhất nhì khu vực.
Tuy nhiên, tự do hóa chỉ tạo ra khuyến khích như khuyến khích làm giàu, khuyến khích làm việc nhiều hơn, chăm chỉ hơn để trở nên giàu có. Và các khuyến khích này có vẻ cũng đã được khai thác cơ bản đến giới hạn của chúng. Chuyên nghiệp hóa mới tạo ra đẳng cấp và hiệu quả cao.
Cải cách theo hướng tự do hóa không dễ khi di sản chúng ta thừa kế là một nền quản trị tập trung, quan liêu, bao cấp. Tuy nhiên, cải cách theo hướng chuyên nghiệp hóa sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Tự do hóa đơn giản là trước đây chưa "cho phép" thì sau này "cho phép"; trước đây "cho phép" ít hơn, sau này "cho phép" nhiều hơn. Trước đây ta không cho phép bán nông sản dư thừa ra thị trường thì sau này có; trước không cho phép thành lập doanh nghiệp, sau này cấp phép; trước đây chưa cho hoạt động ngoại thương, sau này đồng ý... Còn chuyên nghiệp hóa phải có sự hiểu biết, có kỹ năng và phẩm chất.
Chuyên nghiệp hóa bắt đầu từ sự phân công lao động rạch ròi, hợp lý và khoa học giữa các thiết chế tạo nên hệ thống chính trị của chúng ta. Quan trọng là phải xóa bỏ được sự chồng chéo, trùng lắp giữa các thiết chế với nhau và giữa Trung ương với địa phương.
Chuyên nghiệp hóa còn bắt đầu từ việc minh định rạch ròi các loại hình lao động trong hệ thống. Làm chính khách không lẫn lộn với làm quan chức điều hành. Làm công chức không lẫn lộn với làm chính trị. Một công chức giỏi không nhất thiết phải trở thành chính khách giỏi. Đây là hai loại hình lao động khác nhau, đòi hỏi những năng lực khác nhau. Việc luân chuyển cán bộ là cần thiết, nhưng chỉ phù hợp cho các quan chức chính trị. Các nhà chuyên môn phải ngày càng chuyên sâu nên rất khó có thể luân chuyển. Sự lẫn lộn giữa hành pháp chính trị và hành chính công vụ, giữa các tổ chức xã hội và các tổ chức hành chính có thể làm cho hệ thống của chúng ta ít có thiết chế nào hoạt động thật sự chuyên nghiệp và hiệu quả.
Chuyên nghiệp hóa còn thể hiện ở kỹ năng nghề nghiệp. Ai làm nghề gì phải giỏi nghề đó. Làm chính khách phải giỏi hoạch định và thúc đẩy chính sách; làm công chức phải giỏi thực thi chính sách và pháp luật; làm viên chức phải giỏi chuyên môn, nghiệp vụ; làm doanh nhân tất nhiên phải giỏi kinh doanh...
Phẩm hạnh và giá trị của con người phải được đánh giá trước hết bằng phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của họ. Không nên coi việc làm quan to hơn mới là "thành đạt" hơn. Đề cao việc phấn đấu từ viên chức lên công chức, từ công chức lên chính khách sẽ tạo ra sự khuyến khích không hợp lý, làm cho trong lĩnh vực công rất ít ai có thể thạo nghề.
Chuyên nghiệp hóa cũng thể hiện ở thái độ đối với nghề nghiệp. Làm nghề gì yêu nghề đó. Mỗi người, mỗi ngày đều phấn đấu liên tục để không ngừng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp của mình, từ việc nấu ăn, lái xe, đến cả quản lý doanh nghiệp, tổ chức, điều hành đất nước.
Tất cả mọi việc đều có thể ngày hôm sau làm tốt hơn hôm trước, đều có thể nâng từ kỹ thuật lên thành nghệ thuật. Đây chính là cách cư xử của người Nhật, cũng chính là chìa khóa thành công của đất nước Nhật Bản.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng, nếu được coi là Đại hội của Đổi mới với tư duy chuyên nghiệp hóa mạnh mẽ hơn nữa, sẽ tạo nên sự phát triển đột phá cho đất nước.
Nguyễn Sĩ Dũng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn">...
阅读更多Hơn 10 khách mời không đến dự đám cưới, cô dâu có hành động gây tranh cãi
Kinh doanhẢnh minh hoạ Đây chính là tình huống đã xảy ra với một cô dâu người Australia. Cô gái giấu tên chia sẻ trong chương trình She's on the Money khiến mạng xã hội xôn xao.
Cô cho biết có hơn 10 khách mời bất ngờ báo không thể đến dự đám cưới vào gần ngày cưới. Cô đang băn khoăn không biết mình có nên tính phí vắng mặt của họ hay không.
Mọi thứ chuẩn bị cho đám cưới đã lên kế hoạch từ hơn 6 tháng trước. Cô dâu cũng thanh toán chi phí cho địa điểm tổ chức đám cưới và không được hoàn lại.
"Bây giờ chỉ còn 1 tuần nữa là đến đám cưới. Hơn 10 người đã gọi điện cho tôi thông báo rằng họ không thể đến được, dù trước đó họ đã nhận lời đến dự đám cưới. Lý do họ đưa ra vì chi phí đi lại giữa các tiểu bang quá đắt đỏ", cô dâu cho biết.
Về cơ bản, cô dâu sẽ mất khoảng 1.336 USD với những khách mời huỷ tiệc cưới. Cô dâu đặt câu hỏi với những người dẫn chương trình rằng cô có nên làm gì với những khách mời huỷ vào phút chót như vây.
"Có hợp lý không nếu tôi yêu cầu họ trang trải chi phí ấy?", cô chia sẻ.
Câu chuyện của cô nhanh chóng lan truyền và người nghe chương trình đã đưa ra bình luận khác nhau. Khoảng 51% khán giả chương trình cho rằng khách nên trả tiền cho việc huỷ tham dự sự kiện sát ngày cưới. Trong khi đó, khoảng 49% cho rằng cô dâu nên chịu trách nhiệm, theo Nypost.
"Không ai đặt cả chuyến bay cho bạn đi dự đám cưới được. Lỗi của khách là 100%. Đó chắc chắn không phải là người bạn tốt khi đưa ra chuyện huỷ vào gần ngày cưới như vậy"; "Các vị khách nên trả chi phí cho đám cưới"; "Khách mời đã đồng ý đến dự đám cưới trước đó nên chắc chắn họ phải lên kế hoạch tiết kiệm hoặc xoay xở để có đủ chi phí. Thật đáng thất vọng khi họ đã cam kết nhưng lại huỷ"... khán giả bình luận.
Những người khác cho rằng cô dâu đề nghị thanh toán phí huỷ đám cưới là không phù hợp. Họ lập luận rằng nếu cô dâu chú rể không đủ khả năng chi trả thì hãy tổ chức đám cưới rẻ hơn.
"Tôi từng tổ chức đám cưới, việc vắng mặt là chuyện bình thường. Cô dâu nên chịu chi phí này"; "Đây là sự kiện mà cô dâu chú rể phải trang trải mọi chi phí chứ không phải khách mời"; "Đám cưới không phải là sự kiện bán vé trả phí. Thật kỳ lạ"... khán giả bình luận.
Người chủ trì chương trình She's on the Money cho rằng việc huỷ vào phút cuối là không ổn và thiếu lịch sự với cô dâu chú rể. Tuy nhiên, cô dâu nên khéo léo đặt câu hỏi với khách mời để xem họ có sẵn lòng đóng góp chi phí không. Nếu họ không đồng ý thì cũng nên vui vẻ chấp nhận. Với khách mời, người chủ trì khuyên nên tặng cô dâu chú rể một món quà.
Đám cưới gây chú ý trên tàu hoả ở Đà Lạt: Cô dâu chú rể kể chuyện tình lãng mạn
Thay vì chở khách, tàu hoả ở ga Đà Lạt (Lâm Đồng) được trang trí hoa, hòa trong tiếng nhạc violin lần đầu trở thành nơi tổ chức lễ cưới khiến đôi uyên ương xúc động.">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Zhejiang Professional vs Shenzhen Peng City, 18h35 ngày 1/4: Khẳng định sức mạnh
- Ngôi làng chứa 'báu vật', bán một cục đá ở sông cũng đủ tiền xây nhà
- Hành trình lột xác ngoạn mục của cô gái 'gầy trơ xương' 20 tuổi chỉ nặng 25kg
- Lượng ô tô mới tháng 8: Xe sản xuất trong nước tăng mạnh, xe nhập khẩu chững lại
- Nhận định, soi kèo Gamba Osaka vs Machida Zelvia, 17h00 ngày 2/4: 3 điểm xa nhà
- 8 cơ quan báo chí cùng mở chuyên mục sách, cổ vũ văn hóa đọc
最新文章
-
Nhận định, soi kèo RB Bragantino vs Ceara, 06h00 ngày 1/4: Khó phân thắng bại
-
Hai nhân vật tham gia chương trình Hẹn ăn trưa tập 407 Anh Nguyễn Văn Diệu (SN 1966), đang làm cho công ty luật tại quận 1, TP.HCM. Năm 1991, anh kết hôn với mối tình đầu. Vợ chồng anh có 2 cậu con trai. Tuy nhiên, do kinh tế gia đình bấp bênh, cuộc sống nhiều khó khăn nên hai vợ chồng nảy sinh ngày càng nhiều mâu thuẫn. Cố gắng duy trì hôn nhân hơn 20 năm, vợ chồng anh đường ai nấy đi.
Sau khi ly hôn, anh Diệu "gà trống" nuôi con. Đến khi hai con đã sang tuổi 30 và 25 luôn động viên, mong bố tìm hạnh phúc mới, anh Diệu mới dám nghĩ tới chuyện tìm bạn đời.
Chị Huỳnh Thị Thu Thảo đang là nhân viên công ty xuất nhập khẩu. Ở tuổi 51 nhưng chị chưa từng kết hôn và sống một mình trong căn nhà được công ty cấp.
Năm 17 tuổi, chị Thảo biết yêu. Mối tình đầu của chị kéo dài 4 năm thì người ấy hết yêu chị và chia tay. Chị Thảo phải mất thêm 3-4 năm mới có thể quên đi cuộc tình đầu tiên ấy.
10 năm sau, chị mới mạnh dạn yêu người mới. Nhưng mối tình thứ 2 cũng chỉ kéo dài được 3 năm thì bạn trai đi lấy người khác.
Sau 2 cú sốc trong tình trường, dù muốn tìm người thương nhưng chị Thảo lại không vượt qua được nỗi sợ đổ vỡ. Có một số người tìm đến chị nhưng chị không mạnh dạn bước qua ranh giới của mình. Để rồi khi bước sang tuổi 51, nhận thấy mình không còn trẻ, chị mới gạt bỏ nỗi sợ và chủ động đi tìm nhân duyên mới.
Chị Thảo chia sẻ về hình mẫu người đàn ông mình đang tìm kiếm “Tìm một người phù hợp với em tuổi này hơi khó. Em thích gặp và có một người đàn ông gia trưởng bên cạnh mình. Em thích mình bị quản lý, được giám sát chặt chẽ trong chuyện yêu đương", chị Thảo tâm sự.
Nghe chị Thảo nói về tiêu chí tìm bạn đời, MC Tô Nhi A và anh Diệu ngỡ ngàng. Bởi thông thường, những người vợ sợ nhất gặp phải chồng gia trưởng. "Mọi người đều muốn phủ nhận nếu gặp phải người đàn ông như vậy", MC Tô Nhi A nói.
Chị Thảo chia sẻ: "Đó là bản tính của em. Em thích sống trong luật lệ khắt khe. Và em luôn muốn người mình yêu thương đặt điều kiện với em, chấp nhận được mọi thứ và đủ khả năng để bảo vệ tình cảm của họ".
Ngoài ra, chị Thảo cũng cho biết không bao giờ chấp nhận người đàn ông mê cờ bạc và nói dối. Chị mong muốn tìm một người đàn ông cao hơn mình, tự chủ về kinh tế.
Anh Diệu lên tiếng sau khi nghe tiêu chí chọn bạn đời của chị Thảo. Anh cho biết mình không thích người gia trưởng. "Tôi tôn trọng chứ không gia trưởng áp đặt ai cả. Mỗi khi muốn làm gì tôi sẽ hỏi ý kiến, bạn nữ phải thích tôi mới làm. Mình phải tôn trọng để người đó có sự riêng tư".
MC Tô Nhi A hài hước nói: “Nếu sau này anh kết nối với chị thì nên tập nhẫn tâm thêm chút xíu, vì chị thích vậy”.
Khi vách ngăn giữa hai người chơi được dỡ bỏ, chị Thảo và anh Diệu đã có nhận xét thẳng thắn về đối phương: "Nhìn anh quá già so với tuổi"; "Bạn gái mới nhìn thì hiền nhưng khi giận chắc cũng dữ lắm". Hai người chơi cùng nhau ăn trưa, trò chuyện tâm tình. Chị Thảo tâm sự: "Em rất muốn được sinh con để thấy gương mặt có nét của bố và mẹ. Em ao ước lắm. Nhưng em sợ nhất là độ tuổi của em bác sĩ có cho sinh nở không, nếu sinh nở có nguy hiểm tới tính mạng của mẹ không?".
MC Tô Nhi A động viên: "Trước mắt, nếu chị định sinh con sau khi kết hôn thì chất lượng phôi thai như thế nào là điều cần tính toán. Nếu được bác sĩ thông báo là thuận lợi sinh nở thì chị có sinh không?".
Chị Thảo chưa từng lập gia đình, vì thế khát khao được làm vợ, làm mẹ vẫn luôn cháy bỏng trong chị.
Sau những chia sẻ, tâm sự chân thành, hai người chơi đã nhanh chóng bấm nút, cho nhau cơ hội tìm hiểu và gắn kết lâu dài.
Con trai duy nhất nhờ bạn tiết lộ bí mật khiến bố mẹ bàng hoàngCuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật đặc biệt cùng tên Hùng, trong chương trình Hẹn ăn trưa đã để lại nhiều cảm xúc cho người xem." alt="Hẹn ăn trưa tập 407: Người phụ nữ 51 tuổi khao khát tìm chồng gia trưởng">Hẹn ăn trưa tập 407: Người phụ nữ 51 tuổi khao khát tìm chồng gia trưởng
-
Tôi bối rối sau lần mời khách đến nhà. Ảnh minh họa: FP Bữa hôm đó, khách phải ngồi dồn mâm vì quá chật. Khách của tôi chiếm hơn 2 mâm mà dự tính ban đầu chỉ có 3 người. Mỗi mâm cỗ, tôi phải bỏ ra cả triệu mua nguyên liệu. Trẻ con đông, ăn uống vương vãi, chạy nhảy trong nhà thực sự là cảnh khiến tôi ái ngại. Tự nhiên tôi có chút xấu hổ với mẹ chồng và chồng.
Ở quê chồng tôi khi đi ăn giỗ ai cũng mang theo phong bì thắp hương hoặc mua hoa quả đến tỏ chút lòng thành. Vậy nên chuyện đồng nghiệp tôi đưa cả nhà đến tay không, khiến tôi bất ngờ.
Trong bữa ăn thường thiếu thứ này thứ nọ, tôi liên tục phải đứng lên lấy nhưng mấy người bạn lại không hề để ý. Họ cứ vô tư ngồi gắp thức ăn và chăm sóc con cái. Có lúc còn nhắc khéo chủ nhà "có tương ớt không em", "chị ơi cho em xin thêm mấy đôi đũa". Thấy tôi tất tả, mẹ chồng còn chạy ra lấy giúp.
Đến lúc ăn xong, phải dọn dẹp, đồng nghiệp của tôi cũng chỉ thu xếp một vài cái bát ở mâm rồi mặc mấy bác lớn tuổi trong họ bê đi rửa.
Khi bạn ra về, tôi gói ghém lộc đưa cho đồng nghiệp để tỏ lòng hiếu khách, nhưng cứ lấn cấn mãi câu hỏi tại sao họ lại ứng xử lạ thế?
Bản thân tôi mỗi khi đến nhà bạn, dù không phải dự cỗ bàn, giỗ chạp cũng sẽ mua đồ này, đồ kia, thậm chí còn mua quà cho con cái họ. Thế nên cách hành xử của mấy đồng nghiệp trong bữa giỗ đó khiến tôi thấy khó chịu. Chẳng biết họ vô tâm hay do tôi hẹp hòi nữa?
Mời độc giả chia sẻ quan điểm của mình về câu chuyện trên theo bình luận cuối bài hoặc email Bandoisong@vietnamnet.vn. Độc giả Nguyễn Minh (Hà Nội)
Chồng yêu cầu nấu ăn mời khách, vợ nổi giận đập nát căn bếp
TRUNG QUỐC - Bị chồng giục đi nấu cơm mời khách, người vợ tức giận, không chịu làm rồi nảy sinh mâu thuẫn với chồng. Sau đó cô đập bát đĩa, ném hết xuống sàn, phá nát căn bếp." alt="Được mời ăn giỗ, khách dẫn cả nhà đến tay không, một gói bánh cũng không có">Được mời ăn giỗ, khách dẫn cả nhà đến tay không, một gói bánh cũng không có
-
Lan Phương trong vai Khánh. Đạo diễn cho cháu vào hộ chị Khánh tầm 30 giây thôi. Đôi tay này của cháu sẽ làm lên công lý, cháu thao tác nhanh lắm chỉ 30 giây là ra bã hết; Hãy cho tôi vào trong phim để tôi mắng cho bà mẹ chồng 1 trận với ạ, tức quá; Trong phim chứ vào tôi thì bà chị chồng này cũng phút mốt, xem mà sôi máu;... là những bình luận của khán giả sau khi xem phim.
Thu Hà trong vai Thương. Cùng với đó khán giả cũng dành lời khen ngợi cho NSND Lan Hương và diễn viên Thu Hà vì vào vai quá đạt. Thu Hà chia sẻ với VietNamNet, trong phim nhân vật của chị có nhiều đoạn bị thương nhưng toàn là cố tình bị thương để kéo mẹ và em trai về phe mình. Nữ diễn viên cho biết cô đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần nhận gạch đá từ khi đọc kịch bản nhưng nhận gạch đá đến đâu thì phải chờ sau khi khi phát sóng. Thu Hà cho biết khá hồi hộp và đón chờ phản ứng cũng như gạch đá của khán giả. "Mọi người trong đoàn phim cứ hỏi đùa tôi rằng: Chị Hà ơi chị mua đất chưa?Tôi có đáp là tôi mua rồi, yên tâm gạch đá tôi sẽ đủ để xây biệt thự", Thu Hà hài hước nói.
Nhân vật bà Hiền của NSND Lan Hương còn đáng sợ hơn bà Phương trong 'Sống chung với mẹ chồng'. Trước đó, trả lời VietNamNet khi phần 1 mới lên sóng, NSND Lan Hương chia sẻ nhân vật bà Hiền đáng sợ, so với bà Phương chị đảm nhiệm trong Sống chung với mẹ chồng"còn thấy kinh hơn". NSND Lan Hương kể: "Cả đoàn phim cứ bảo: Giời ơi vai này cô là bị ghét nhất, rồi. Sau này bà này chết với mọi người đây. Tôi cũng bảo với đạo diễn là: U nói con nghe, U biết vai này kinh dị thế thì không nhận đâu.Bởi lúc đầu họ chỉ gửi cho tôi kịch bản 20 tập. Đến khi đọc đến tập ngoài 30 tôi phát hoảng. Trời ơi biết thế này không nhận vai cho xong".
Khán giả thương Khánh vì không chỉ lấy phải chồng nhu nhược mà còn bất hạnh vì gặp phải mẹ chồng, chị chồng tai quái. Trước khi tập 12 phần 2 Thương ngày nắng vềlên sóng, khi một thành viên trong ê kíp làm phim nhắn nhủ hai diễn viên "ra đường hết sức cẩn thận, mà không cần thiết thì mời các cụ ở nhà cho lành", NSND Lan Hương đáp chị đã hiểu và "vô cùng biết thân". Còn Thu Hà thì trả lời: "Mẹ con em cũng đã trang bị đầy đủ mũ bảo hiểm, khẩu trang rồi".
Quỳnh An
" alt="Khán giả sôi máu vì combo mẹ và chị chồng quá quắt trong 'Thương ngày nắng về'">Khán giả sôi máu vì combo mẹ và chị chồng quá quắt trong 'Thương ngày nắng về'
-
Nhận định, soi kèo U21 Charlton Athletic vs U21 Sheffield United, 20h00 ngày 1/4: Tin vào đội khách
-
Vợ chồng anh Nghĩa, chị Thảo cùng là tiếp viên trên tàu SE05 “Tôi từng tự nhủ sau này không lấy gái đường sắt…”
Vợ chồng anh Nghĩa và chị Thảo đã hơn 10 năm cùng làm việc trên chuyến tàu đường sắt Bắc Nam nhưng khác tổ tiếp viên. Do đặc thù công việc, cả hai đều có những chuyến đi dài ngày theo tàu.
Nếu để con ở lại nhà trọ trên thành phố thì phải thuê người đưa đón và chăm sóc con. Thu nhập của vợ chồng chị Thảo không đủ để chi trả cho người giúp việc. Vì thế, cặp vợ chồng sinh năm 1986 phải gửi 2 con về quê nhờ ông bà ngoại chăm sóc.
Anh Nghĩa chị Thảo cũng nhiều lần bỏ lỡ các dịp đồng hành cùng con như khai giảng, đi tham quan, họp phụ huynh… Dù rất thương con nhưng họ không thể tham gia được. Rất may gia đình và mọi người đều hiểu, thông cảm cho đặc thù công việc của tiếp viên đường sắt.
Chị Thảo tâm sự: "Trước đây chúng tôi đi khác mác (số hiệu tàu - pv) thì còn được ở nhà nghỉ cùng nhau 1-2 ngày giữa mỗi lần lên ban (đi làm trên chuyến tàu khứ hồi - pv).Giờ đây, chúng tôi cùng làm trên 1 mác tàu, nếu đi lệch ban thì khi tổ này về ga, tổ còn lại sẽ lên đường. Chồng về thì vợ đi nên chúng tôi chỉ được 1-2 lần nhìn qua cửa sổ quan sát người kia rời ga trên chuyến tàu ngược chiều".
Tâm niệm sẽ không yêu và cưới vợ cùng ngành, nhưng duyên số lại kết nối anh Lưu và chị Vân An thành đôi. Không những thế, sau nhiều năm công tác, cả hai lại cùng chung 1 tổ tàu, cùng là tiếp viên phục vụ trên chuyến tàu Bắc Nam có số hiệu SE05. “Bố tôi là nhân viên ngành đường sắt. Tuổi thơ tôi lớn lên, gắn liền với nhà ga Cầu Yên (Hoa Lư, Ninh Bình). Vì thế, tôi quá am hiểu về những thiệt thòi mà nhân viên ngành đường sắt gặp phải. Tôi luôn tâm niệm không lấy gái đường sắt làm vợ, vậy mà không hiểu duyên số thế nào vẫn có cô vợ là tiếp viên đường sắt”, anh Đinh Như Lưu - trưởng tàu an toàn tàu khách SE05 cười nói.
Vợ anh, chị Vân An là tiếp viên phục vụ ăn uống cho hành khách trên đoàn tàu Thống Nhất.
Anh Lưu sinh năm 1977 hơn chị An 5 tuổi. Hai anh chị học cùng khóa tại trường đào tạo nghề đường sắt, cùng chơi chung với một nhóm bạn và bây giờ lại cùng nhau làm việc trên mỗi chuyến tàu.
Chị An tâm sự với phóng viên VietNamNet: "Hai vợ chồng tôi cùng làm trên 1 chuyến tàu có nhiều cái hay nhưng cũng có cái thiệt thòi. Khi con còn nhỏ, 2 vợ chồng tôi muốn đi khác tổ nhau để có người ở nhà chăm con. Nhưng sau này, do thời gian xoay vòng giữa các ca của chúng tôi lệch nhau không nhiều, lại do hoàn cảnh chúng tôi đành xin được làm cùng tổ cùng ca từ năm 2017".
Anh Lưu đang đảm nhận vị trí trưởng tàu an toàn - đảm bảo an toàn trên mỗi hành trình của đoàn tàu SE05 “Vợ tôi bị tai nạn giao thông nên không thể đi xe máy được. Vì thế, tôi xin làm cùng tổ để 2 vợ chồng thuận tiện hơn trong lúc làm việc cũng như ở nhà. Tôi lại làm xe ôm không công cho bà xã, thế là được đồng hành cùng vợ trên mỗi chặng đường, mỗi chuyến đi”, anh Lưu tiếp lời vợ.
Một ngày của nữ tiếp viên đường sắt
Trước khi tàu lăn bánh, tiếp viên hàng ăn như chị An phải nhận đồ giải khát, tự bê vác từ kho lên toa và sắp xếp gọn gàng. Công việc mỗi ngày của chị An là kéo xe hàng ăn đẩy đi các toa, phục vụ nước uống, đồ ăn cho khách đi tàu.
“Mình phải tự làm hết những việc đó dù bị đau lưng, thoát vị đĩa đệm. Vất vả nhất là khi di chuyển xe hàng ăn qua các đầu đấm (khấc nối giữa 2 toa tàu - pv) rất nặng. Nhưng vẫn phải cố gắng làm vì các thành viên trong tổ tàu ai cũng có công việc riêng, không thể giúp đỡ”, chị An kể lại.
Chị An chốt sổ sách sau mỗi phiên làm việc trên tàu Chị Đoàn Thảo làm việc trên tàu SE từ năm 2009 tới nay. Công việc quen thuộc của chị mỗi khi đi tàu cũng giống như bao đồng nghiệp khác. Chỉ có điều, do sống ở quê cùng bố mẹ và con cái, nên mỗi khi đi làm chị Thảo phải đi rất sớm. Chị rời nhà từ lúc 5h30 sáng để kịp lên cơ quan nhận kế hoạch chuẩn bị tác nghiệp và nhận chăn ga gối từ kho giặt là.
Tiếp đến, nữ tiếp viên thay chăn ga gối, dọn vệ sinh toa tàu mình phụ trách và 14h chuẩn bị đón khách lên tàu. 15h30 tàu lăn bánh từ Hà Nội đi TP.HCM cũng chính là thời gian chị bắt đầu lên ban.
“Tôi thích làm giáo viên nhưng dòng đời xô đẩy, nhân duyên lại trở thành tiếp viên đường sắt. Khi mới vào nghề, tôi đi tuyến Hà Nội - Lào Cai. Lúc tàu đi qua nhà dân thấy họ đang quây quần xem tivi mà nhớ nhà vô cùng. Tôi còn bị say tàu, về nhà rồi mà người vẫn lâng lâng chòng chành như đang trên tàu vậy. Bây giờ đi nhiều thành quen, tôi lại thấy yêu nghề”, chị Thảo nhớ lại.
Tự hào và quyết tâm bám trụ với nghề tiếp viên đường sắt
Chị An kể, bình quân, thu nhập mỗi tháng của chị chỉ từ 5-6 triệu đồng. Sau 21 năm làm nghề tiếp viên, lần đầu tiên và duy nhất chị đạt mức lương 10 triệu đồng là vào tháng 1/2023 vì tháng đó đi tăng cường 6 chuyến liên tiếp, gần như cả tháng ở trên tàu.
"Lương ngành chúng tôi không được cao như các ngành khác, cũng phải yêu nghề thì chúng tôi mới gắn bó với nghề lâu như vậy. Được cái, chúng tôi sống ở quê cùng ông bà, tự cung tự cấp chăn nuôi cấy hái nên không phải lo tiền ăn uống. Tôi tranh thủ bán hàng online khi đi tàu. Khi được nghỉ 4 ngày thì đi gặt hái, cấy lúa, nuôi gà cho bố mẹ", chị Thảo nói.
Con trai anh Lưu, chị An từ bé đã quen với việc "đi ké" tàu của bố mẹ, tự xuống ga Ninh Bình rồi về quê ăn Tết cùng ông bà nội vì bố mẹ bận phục vụ hành khách trong các dịp cao điểm Tết
Vì tính chất công việc phục vụ trên tàu rất vất vả, bê vác hoặc trượt chân ngã nguy hiểm nên những nữ tiếp viên có thai sẽ không được đi làm. Cách đây 18 năm, khi chị Vân An mang thai con đầu lòng, do cơ thể gọn gàng nên chị giấu lãnh đạo, vẫn đi phục vụ ăn uống cho hành khách bình thường.
Tới tận tháng thứ 8, bụng đã to, chị mới đành phải nghỉ ở nhà. "Nói mình yêu ngành yêu nghề thì hơi lý thuyết. Nhưng thực sự nghề đảm bảo cuộc sống cho mình, gắn bó hơn 20 năm thì mình phải yêu và gắn bó thôi”, chị cười nói.
“Tuy cuộc sống của nhân viên đường sắt vẫn còn nhiều thiếu thốn nhưng bù lại được đi đây đi đó gọi là du lịch qua ô cửa sổ con tàu miễn phí. Nhiều người bạn sẵn sàng giúp đỡ tôi tìm việc khác thu nhập cao hơn, phát triển kinh tế gia đình hơn nhưng vợ chồng tôi bằng lòng với những gì mình đang có. Tôi rất tự hào và hãnh diện vì công việc của mình", anh Lưu nói.
Xem video: Cảnh đẹp Việt Nam được anh Lưu quay từ tàu hoả
Những bài thơ dạt dào cảm xúc của anh Lưu thể hiện sự lạc quan yêu đời, yêu nghề Có người từng nghĩ, nghề lái tàu, tiếp viên đường sắt là những công việc nhàn hạ, ổn định, lại được rong ruổi qua nhiều vùng đất. Thực tế, đó là những công việc vô cùng gian nan, vất vả và có không ít hiểm nguy. Tuy nhiên, như các nghề khác, nghề lái tàu hay làm tiếp viên đường sắt cũng có những nốt trầm, nốt thăng, có vui, có buồn, có nụ cười và cả những giọt nước mắt.
Trong quá trình thực hiện loạt bài về nghề lái tàu, nghề tiếp viên đường sắt này, phóng viên VietNamNet đã có những cuộc trò chuyện thân tình, đầy ý nghĩa với những anh, chị có thâm niên trong nghề. Từ những chia sẻ chân thực, thẳng thắn của những người lái tàu, tiếp viên đường sắt “lão luyện” ấy có thể thấy được phần nào bức tranh về công việc của họ với nhiều cung bậc cảm xúc.
" alt="Cặp đôi tiếp viên thoáng nhìn nhau rời ga trên chuyến tàu ngược chiều">Cặp đôi tiếp viên thoáng nhìn nhau rời ga trên chuyến tàu ngược chiều