Clip bịt mặt dội xăng đốt 3 ô tô nóng nhất mạng xã hội

Bịt mặt dội xăng đốt 3 ô tô; Hành động bất ngờ của cô gái sau khi bị cướp giật túi; Quay video 'sống ảo' bị tàu hỏa đâm;... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.

" />

Ô tô 'cắt đôi' cột điện giáng xuống đầu một người đi bộ

Kinh doanh 2025-01-16 03:49:54 17349

D.T(theo Newsflare)

Clip bịt mặt dội xăng đốt 3 ô tô nóng nhất mạng xã hội

Clip bịt mặt dội xăng đốt 3 ô tô nóng nhất mạng xã hội

Bịt mặt dội xăng đốt 3 ô tô; Hành động bất ngờ của cô gái sau khi bị cướp giật túi; Quay video 'sống ảo' bị tàu hỏa đâm;... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.

本文地址:http://profile.tour-time.com/html/39a699516.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Shillong Lajong FC vs Sporting Club Bengaluru, 18h00 ngày 13/1: Tiếp tục bét bảng

{keywords}La Tiểu Miêu Miêu Tử là một "hot girl" trên mạng xã hội Trung Quốc.

La Tiểu Miêu Miêu Tử - một “hot girl” ở Trung Quốc – vì muốn thu hút sự chú ý của bạn trai cũ mà đã mất mạng một cách đáng tiếc. Trước khi chết, cô đã nói với những người theo dõi mình rằng “đây có lẽ là video cuối cùng của tôi”. 

Miêu Tử, năm nay 25 tuổi, đã được đưa đến bệnh viện hôm 14/10 sau khi uống một chai thuốc trừ sâu.

Gia đình xác nhận Miêu Tử đã qua đời vào ngày hôm sau. Trong video cuối cùng đăng lên mạng xã hội, Miêu Tử nói với 670.000 người theo dõi rằng: “Đây có lẽ là video cuối cùng của tôi vì tôi đã bị trầm cảm suốt một thời gian dài”.

Cô cũng cho biết đã từng nằm viện hơn 2 tháng. “Video này không phải là để quảng cáo bán hàng” - cô khẳng định.

“Trông tôi có vẻ vui vẻ nhưng tất cả chỉ là giả vờ thôi. Tôi hi vọng mọi người sẽ vui vẻ khi xem những video của tôi. Tôi không thể chịu đựng thêm được nữa”.

Một người tự xưng là bạn của Luo cho biết, thực ra hot girl chỉ muốn thu hút sự chú ý của bạn trai cũ và không có ý định tự kết liễu đời mình.

{keywords}
Miêu Tử uống chai thuốc trừ sâu ngay trên live-stream.

Trước đó, Miêu Tử từng chia sẻ rằng cô không thể buông bỏ bạn trai cũ và đôi khi cảm thấy chán nản. Nhưng gia đình cô nói rằng cậu bạn trai không phải là lý do khiến cô tự tử. Thay vào đó, họ cho rằng chính những người theo dõi live-stream đã xúi giục cô uống chai thuốc trừ sâu.

Sau khi uống, chính nạn nhân đã gọi xe cứu thương nhưng quá muộn. Bạn bè của Miêu Tử cho biết, thi thể của cô đã được hoả táng. Họ hi vọng những người gián tiếp gây ra cái chết của cô sẽ lên tiếng xin lỗi.

Được biết, Miêu Tử từng đăng tải 38 video, hầu hết trong số đó là về thời trang.

Việc Miêu Tử tự tử ngay trên live-stream không phải là trường hợp đầu tiên. Hồi tháng 6 năm nay, một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã phát trực tiếp vụ tự sát của mình sau khi bị cáo buộc tấn công bạn gái bằng rìu.

Đó là Angel Hernandez Grado, 28 tuổi, người Mỹ bị buộc tội trói, tấn công tình dục, bóp cổ và tấn công bạn gái bằng vũ khí.

Nạn nhân của anh ta bị gãy 2 xương sườn, sưng mặt và bầm tím khắp người. Cô cũng cho biết Grado đe doạ sẽ giết cô nếu gọi cảnh sát.

Đăng Dương(Theo Daily Star)

 

Người nổi tiếng gian dối để 'câu' người mua hàng qua live-stream

Người nổi tiếng gian dối để 'câu' người mua hàng qua live-stream

Khi ngành công nghiệp bán hàng qua “live-stream” ở Trung Quốc không còn trong thời kỳ hoàng kim, những công ty quản lý người nổi tiếng đang tìm mọi cách duy trì lượt xem cao, trong đó có việc làm giả dữ liệu.

">

Hot girl Trung Quốc uống thuốc trừ sâu tự tử ngay trên live

Nửa đêm chị hàng xóm góa chồng xinh đẹp gõ cửa phòng tôi đề nghị chung sống - 1

Là hàng xóm sát vách nên khi chị ấy có việc nhờ tôi đều sẽ sang giúp (Ảnh minh họa: Sohu).

Tôi cảm thấy chị ấy đáng thương. Là hàng xóm sát vách nên chỉ cần chị ấy nhờ, tôi đều chạy sang giúp. Để tỏ lòng biết ơn, mỗi lần tôi giúp việc gì chị ấy đều nấu cơm ngon mời tôi sang ăn. Đôi khi hàng xóm cùng tầng cũng nói ra nói vào, nhưng tôi chỉ cười, tôi trong sáng thì không có gì phải ngại.

Nhưng đêm đó, bóng đèn nhà chị hàng xóm bị hỏng. Chị ấy nhờ tôi sang thay hộ. Tôi sang thay bóng đèn xong chị ấy nhất quyết mời tôi ngồi cùng ăn khuya. Tôi thấy hơi bất tiện nên từ chối nhưng chị ấy cứ nài mãi, nên tôi ở lại, định tầm 10 giờ rưỡi thì về.

Chúng tôi vừa ăn vừa trò chuyện, uống vài ly rượu, quay đi quay lại thế nào mà đã hơn 11 giờ. Tôi xin phép về nhưng chị ấy có tí men nên bạo dạn bảo tôi có muốn ở lại qua đêm không. Nghĩ không nên để hàng xóm đàm tiếu, tôi kiên quyết đi về.

Tôi vừa về nhà được một lúc, vừa đánh răng chuẩn bị tắt đèn đi ngủ thì có tiếng chuông cửa. Là chị hàng xóm xinh đẹp đã thay một chiếc váy ngủ mong manh. Tôi vừa mở cửa là chị ấy ùa vào. Chị ấy đề nghị với tôi rằng hai người chúng tôi hãy cùng nhau chung sống.

Chị ấy đúng là rất xinh đẹp, dịu dàng, tôi có cảm tình nhưng điều này tôi chưa nghĩ đến. Đề nghị và hành động của chị ấy làm tôi hơi sốc. Tôi nhắc nhở xin chị ấy tự trọng, rồi khoác cho chị ấy tấm áo, bảo chị ấy đi về.

Kể từ hôm đó, chị hàng xóm không còn nói chuyện với tôi, không nhờ tôi việc gì, cũng không nấu ăn cho tôi, không tỏ ra thân thiết nữa. Thực lòng mà nói, chị ấy như vậy tôi lại nhớ cảm giác trước kia.

Một lần gặp chị ấy ở hành lang, tôi hỏi chị ấy dạo này ổn chứ, không thấy chị ấy nhờ tôi việc gì nữa. Chị ấy bảo chị ấy vẫn ổn, và xin lỗi vì hành động hôm đó của chị ấy. "Là do tôi ngộ nhận, xin lỗi cậu nhiều, sau này xin hãy giữ khoảng cách". Chị ấy nói thế với tôi rồi cất bước đi.

Tôi có chút nuối tiếc nhưng không hiểu mình đã hành động theo lý trí như vậy có sai không. Chị ấy hơn tôi 10 tuổi, lại đã có 2 con. Tôi chưa từng yêu ai, cũng chẳng biết bao giờ mới lấy được vợ. Nhưng chúng tôi liệu đến với nhau thì có bất thường?

Độc giả P.T

">

Nửa đêm chị hàng xóm góa chồng xinh đẹp gõ cửa phòng tôi đề nghị chung sống

Người phụ nữ trẻ tâm sự, gia đình cô sinh được 3 người con, bố mất sớm, mẹ một mình nuôi 3 đứa con nên nhà không hề có điều kiện. Hai chị lớn lần lượt lấy chồng, tới cô là con út, lại lấy chồng xa nhất, cách quê 300 cây số. Lúc đó cô thật sự đã không suy nghĩ kỹ càng, chỉ thấy đơn giản là yêu 6 năm, thời gian quá lâu thì tổ chức đám cưới, dù quãng thời gian cô và người đó yêu nhau, yêu thương thì ít cãi vã thì nhiều. 

Đến ở với nhà chồng, cô bắt đầu những ngày sóng gió, tủi cực. Chồng cô trước khi cưới vợ đã mang một khoản nợ do làm ăn thua lỗ. Cô đi làm ổn định nhưng tiền phần lo chi tiêu, phần đưa chồng trả nợ nên cuối cùng trắng tay, đến khoản thai sản cuối cùng cũng phải đưa nốt cho mẹ chồng, khi cần tiền lo bỉm sữa lại phải ngửa tay xin.

{keywords}
 

"Thật sự mình cảm thấy bất lực khi ở nhà chăm con phải xin mẹ chồng, chồng không có để đưa. Các chị ở quê chẳng khá giả gì, đợt nào nghe gửi về quê một ít cho mẹ mà mình không có lại buồn. Các chị cứ nhắc suốt về việc mình lấy chồng xa không lo được cho mẹ. Ở quê mẹ cũng bệnh. Tết không về được mình càng buồn hơn, từ hồi cưới mình chưa được đón Tết với mẹ năm nào", cô viết.

Cuộc sống vợ chồng cũng không hề vui vẻ. Chồng cô từ lúc vợ bầu bì đến lúc nuôi con, vì nợ nần chỉ toàn cãi vã. Có lần trong khoảng thời gian cô mang bầu được 7 tháng, anh còn tức giận ném dao vào tủ lạnh, quăng bát đĩa, nghĩ đến là cô lại tủi thân ứa nước mắt. Con quấy ngày đêm, không đêm nào cô được ngủ trọn vẹn vì bé chỉ biết có mẹ, ốm sốt cũng mẹ. Chồng cô không chăm con, đổ hết việc con cái cho ông bà và vợ nhưng lại nói vợ rằng "có làm gì đâu mỗi cái việc trông con".

Nhiều lúc cô cảm thấy mình trầm cảm nặng khi ở nhà không có công việc, không có tiền, cô không biết phải lo cho mình và cho con sau này ra sao, cô ước giá như cuộc đời mình chỉ cần lo cho mẹ đẻ và con của mình thôi thì tốt biết mấy.

Em bé không hề dễ nuôi cũng lại là một nỗi khổ khiến người lấy chồng xa như cô thấm thía. Mẹ ít sữa, đêm lục đục mấy lần dậy pha sữa cho con. Em bé quấy khóc nhiều, ăn ít ngủ ít, chậm tăng cân, chậm đi, chậm nói, bao nhiêu cái bị vơ vào là mẹ vụng khiến cô càng mệt mỏi. Bố mẹ chồng cũng nói qua nói lại rằng cô ở nhà có mỗi việc trông con cũng không xong. Cô đã thử bán hàng online cộng tác viên, tìm việc online nhưng đều không thành công. Cuộc sống của cô vẫn ở trong bế tắc. Cô mong nhiều người con gái trước khi đi lấy chồng sẽ suy nghĩ kỹ hơn, cố gắng sống đừng phụ thuộc ai, phải lo được cho bản thân mình nếu không lấy chồng rồi sẽ khổ.

Trước việc lấy chồng cũng như bất cứ mục tiêu lớn nào trong cuộc sống cũng cần có sự chuẩn bị, cân nhắc kỹ càng, bởi một quyết định đó chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều nếu không nói là lên toàn bộ cuộc sống sau này của bạn.

Đã xa rồi cái thời "phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng", phụ nữ bây giờ khẳng định bản thân từ chính năng lực và các giá trị của mình, chứ không so nhau ở cái "bóng tùng quân" để mà dựa dẫm nữa. Cho nên muốn sung sướng hạnh phúc thì phải yêu lấy mình, chăm chút cho mình, vun vén cho mình, đủ tri thức, đủ tài chính thì chẳng phải khổ vì ai. Người đã không thương, không xem trọng mình, đừng vì bất cứ lý do gì nhắm mắt đưa chân mà lấy.

Theo Dân Trí

Bố lái xe 1.100km mang đồ ăn cho con gái lấy chồng xa

Bố lái xe 1.100km mang đồ ăn cho con gái lấy chồng xa

Sợ con thiếu đồ ăn, người cha chất đầy gạo, thịt gà, thịt lợn, rau … lên xe rồi mang cho con gái lấy chồng cách nhà 1.100km.

">

Làm dâu xa, chồng không thương, tiền không có, bà mẹ trẻ hoàn toàn bế tắc

Nhận định, soi kèo Toulouse vs Strasbourg, 23h15 ngày 12/1

Lãng mạn, ngọt ngào cỡ nào rồi cũng dẫn đến cái giường

{keywords}Khu vườn phía trước nhà chị Thi bây giờ ngập tràn sắc hoa hồng.

Giấu chồng xới đất, cuốc sỏi làm vườn

Một buổi sáng dịu mát, pha tách trà nóng, chị Lê Thi (SN 1983, Melbourne, Úc) ra ngồi trước hiên nhà ngắm những đóa hồng bung nở trong vườn. Chị hít thật sâu hương hoa thơm ngát đang hòa trong tiết trời xuân trong lành.

Từ khu vườn ngập tràn sắc hoa, chị lắng nghe tiếng chim hót véo von như một cách tận hưởng thành quả sau lần giấu chồng “bới đá, cuốc sỏi, phá xi măng” làm vườn. Chị Thi thích trồng hoa từ nhỏ và luôn ấp ủ giấc mơ được sống trong ngôi nhà nhỏ có vườn hoa, cây trái xum xuê.

{keywords}
Cách đây 3 năm, nơi đây chỉ là khu đất trơ sỏi đá, cỏ dại.

Thế nhưng, sinh ra và lớn lên nơi thành thị, đất chật người đông, chị không có đủ không gian để thực hiện ước mơ cho đến khi gặp người chồng ngoại quốc. Năm 2018, chị theo chồng rời Việt Nam sang Úc định cư.

Ở xứ người, nơi vợ chồng chị sinh sống đất còn rộng người cũng thưa. May mắn hơn, nhà chồng chị có 2 mảnh vườn ở trước và sau nhà.

{keywords}
Chị Thi đã “lén” chồng tự tay cải tạo khu đất này.

Trước khi cưới, chồng chị Thi sống độc thân nên nhà cửa, vườn tược xơ xác. Hai khu vườn lúc ấy gần như không có gì ngoài cỏ dại và sỏi đá. Mới đến xứ người, chị Thi không có bạn bè và cũng không quen biết ai nên rất buồn.

Chị kể: “Thời điểm ấy, chồng tôi đi làm suốt ngày. Tôi ở nhà chăm con. Một nách hai đứa sinh đôi mới 7 tháng tuổi nên rất căng thẳng, mệt mỏi. Suốt ngày tôi quanh quẩn trong 4 bức tường, chán lại ra vườn chơi. Nhưng khổ nỗi, lúc ấy ra vườn còn chán hơn vì chẳng có gì ngoài cỏ dại”.

{keywords}
Sau khi cải tạo đất, chị trồng hoa hồng ở vườn trước.

“Thế là tôi quyết định sẽ cải tạo, biến mảnh đất sỏi đá, cỏ hoang thành khu vườn mà mình hằng mơ ước. Hỏi ý kiến chồng, tôi bị anh ấy từ chối vì vườn trước nhà toàn cỏ dại với đất sét khô cứng, vườn sau đã trải sỏi, xi măng”, chị nói thêm.

Dẫu vậy, những chướng ngại ấy không đẩy lui được tình yêu hoa cỏ trong chị. Chị quyết định giấu chồng cải tạo đất, phá xi măng để trồng hoa, cây trái. Mỗi ngày, đợi con ngủ trưa, chị lặng lẽ lấy búa ra vườn sau nhà phá lớp xi măng rồi gom lại một góc.

{keywords}
Ngoài hoa hồng, chị còn trồng các loại cúc…

Đến khuya, khi chồng và 2 con say giấc, chị lại bí mật thức dậy, ra vườn trước nhổ cỏ, xới đất. Cứ như thế, mỗi ngày, chị Thi làm một chút.

Đến khi hai mảnh vườn được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ, chồng chị mới nhận ra sự thay đổi. Anh ngỡ ngàng trước sự đổi thay của khu vườn.

Trọn niềm vui sống

Cải tạo đất xong, chị Thi bắt đầu trồng cây. Chị dành phần đất trước hiên nhà để trồng các loại hoa hồng và cúc.

Khu vườn sau nhà, chị trồng các loại hoa, rau củ quả của Việt Nam như: bầu, bí, mướp, khổ qua, cà chua, rau cải…

{keywords}
Vườn sau, chị dành hết đất để trồng các loại rau củ và hoa.

Trong khu vườn này, chị cũng cố gắng trồng thêm nhiều loại rau thơm để khi cần là có thể ra hái. Chị đặt mục tiêu khu vườn sẽ đem lại cho gia đình nguồn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh mà không phải cất công ra chợ của người Việt mới mua được.

Tuy vậy, những ngày đầu “làm nông dân”, chưa có kinh nghiệm, chưa am hiểu thổ nhưỡng xứ người, chị liên tiếp gặp thất bại. Những cây trồng của chị đa số bị chết hoặc còi cọc, không cho hoa, trái…

{keywords}
Mỗi mùa trong năm, nhà chị Thi luôn ngập tràn sắc hoa.

Không nản chí, chị tiếp tục trồng để tích lũy thêm kinh nghiệm. Cuối cùng, chị cũng dần nắm bắt được đặc điểm khí hậu ở Úc. Chị quyết định mùa nào thì trồng thức ấy. Thế nên suốt 4 mùa, hai khu vườn của chị luôn đầy ắp hoa trái.

Sau 3 năm trồng, chăm vườn, ngôi nhà của vợ chồng chị Thi trở nên nổi bật, khác lạ so với những nhà hàng xóm. Khu vực chị Thi đang sinh sống chỉ có một mình chị là người Việt Nam. Do đó, cách trang trí nhà cửa của chị có phần khác biệt so với những người hàng xóm.

{keywords}
Ở tuổi 40, chị Thi chạm đến ước mơ có được căn nhà và khu vườn ngập tràn cây trái.

Những người hàng xóm của chị Thi chỉ trồng một loài hoa hoặc một màu hoa duy nhất. Trong khi đó, vườn nhà chị luôn là thảm xanh với nhiều màu hoa bung nở rực rỡ suốt 4 mùa.

Chị nói: “Tôi muốn trồng nhiều loại hoa với nhiều màu khác nhau để vườn tươi sáng hơn. Hơn thế, khi mùa của loài hoa này qua đi, mùa của hoa khác sẽ đến, hoa sẽ lại nở rộ trong vườn. Nhờ vậy, khu vườn của tôi quanh năm tràn ngập màu hoa”.

{keywords}
Khu vườn cũng là nơi chị Thi chơi đùa cùng với các con, giúp các con gần gũi thiên nhiên.

Áp dụng phương pháp này vào khu vườn phía sau nhà, chị Thi cũng đảm bảo mỗi mùa trong năm đều có rau, củ, trái cây tươi, sạch, an toàn để sử dụng.

Khu vườn xanh mướt mắt, ngập tràn sắc hoa, cây trái cũng mang lại cho chị và gia đình nhỏ của mình niềm vui sống. Hai con của chị Thi rất yêu vườn cây trái của mẹ. Mỗi ngày, các bé đều cùng mẹ ra vườn chơi đùa, tưới cây, chăm hoa, hái trái…

{keywords}
Công việc làm vườn, chăm cây giúp cho chị Thi tìm được niềm vui sống.

Chị chia sẻ: “Mỗi sáng thức giấc, mở cửa sổ ra và thấy cỏ cây hoa lá ngoài vườn là tôi vui cả ngày. Sáng nào tôi cũng pha ly trà, ra ngồi trước hiên nhà ngắm hoa, nghe chim hót, hít thở không khí trong lành”.

“Tôi cảm thấy hạnh phúc vì sau những khó khăn đã tìm được niềm vui nơi xứ người. Hiện tại, tôi đã có một không gian sống như ý. Trong không gian ấy, tôi chơi đùa cùng các con, dạy cho các con hiểu niềm vui khi được tận hưởng thành quả lao động do chính tay mình làm ra”, chị nói thêm.

Xem video:

Bài:Nguyễn Sơn

Ảnh, clip: Nhân vật cung cấp

Vợ Việt chồng Đức bỏ phố về quê, sống ở nông trại gần 9.000 m2

Vợ Việt chồng Đức bỏ phố về quê, sống ở nông trại gần 9.000 m2

Sau khi có con đầu lòng, vợ chồng chị Min chuyển từ thành phố Frankfurt về vùng ngoại ô Đức sinh sống. Anh hàng ngày lái xe 100 km đi làm, còn chị ở nhà chăm con, làm vườn.

">

Vợ Việt ở Úc nửa đêm giấu chồng đào đất làm vườn cây trái đẹp ngỡ ngàng

{keywords}

Gia đình hạnh phúc của nhà sử học Dương Trung Quốc. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Điều đáng nói là dù công việc xã hội, ông vẫn có những bí quyết riêng để giữ gìn hạnh phúc gia đình và dạy bảo hai cô con gái thành người. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, ông chia sẻ: “Bí quyết dạy con của tôi không có gì cao sang. Nó đơn giản là duy trì bữa cơm hàng ngày đầy đủ các thành viên”. Một điều tưởng chừng rất đỗi giản dị, song đã biến mất ở rất nhiều gia đình vì áp lực công việc và cuộc sống trong xã hội hiện đại.

Dạy từ điều nhỏ để con hiểu giá trị việc lớn

Mở đầu câu chuyện với chúng tôi, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, cuộc sống gia đình ông cũng bình dị như bao gia đình khác. Khác chăng chỉ là, ông có rất ít thời gian dành cho vợ, con. Xưa nay, mọi việc trong nhà đều do vợ ông- bà Thu Hằng, là một người con gái Hà Nội xinh đẹp, đảm đang vun vén. Còn ông, ông tự nhận mình chỉ dạy các con cách ứng xử và đạo lý truyền thống đáng quý của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Ông cũng khẳng định: “Cuộc đời tôi và cả gia đình tôi luôn chịu ảnh hưởng từ những nét văn hóa Hà Nội xưa. Nhiều người từng hỏi tôi: “Liệu có chán những bữa cơm gia đình dân dã, đời thường sau khi đã thưởng thức quá đủ thứ sơn hào, hải vị? Tôi lập tức trả lời: “Họ đã nhầm”. Tiệc tùng bốn phương nhưng với tôi, không có đâu ngon bằng cơm nhà. Tôi luôn ghi nhớ các món ăn của những người phụ nữ đặc biệt của đời mình. Nhất là các món tủ do mẹ tôi nấu, như khoai sọ rán chênh cùng thịt ngan ướp húng lìu đun xấp nước, giả bào ngư làm từ dạ dày cổ hũ thái miếng, ướp ván hầm với gà rán, hạt sen nấm hương. Chè ướp hoa sen và cốm sấy là những món ruột mà mẹ tôi truyền lại cho con dâu. Cốm sấy cầm trên tay phải nhẹ, xanh mới đạt tiêu chuẩn. Vợ tôi là một người con gái sinh ra và lớn lên tại phố “Hàng”. Vì vậy, bà ấy may mắn giữ được nhiều nét văn hóa Hà Nội xưa. Mùa nào thức ấy, bà đều nấu những món ngon và hợp ý tôi. Tôi vẫn được vợ đánh giá là “dễ nuôi”. Món “ruột” của tôi đơn giản là ruốc, các món rau và cà bung. Có lẽ ký ức về bữa cơm gia đình và những món ngon Hà Nội do mẹ nấu đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của tôi sau này. Thế nên dù công việc bận rộn, tôi vẫn luôn cố gắng duy trì những bữa cơm tối của gia đình”.

Nói thêm về bữa cơm gia đình, nhà sử học Dương Trung Quốc say sưa: “Theo tôi, bữa cơm trong gia đình không chỉ đơn giản là chuyện ăn uống, nạp thêm năng lượng mà còn là một hoạt động rất thiêng liêng. Đó là khoảng thời gian các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Đối với nếp sống xưa, những lúc gặp gỡ nhau tại nhà là chuyện bình thường. Nhưng khi xã hội thay đổi, phân công lao động thay đổi thì bữa cơm trở thành thời điểm quan trọng gắn kết mối quan hệ gia đình. Mâm cơm gia đình thể hiện được sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ và trách nhiệm của người đàn ông. Trong những dịp ấy, tôi thường chỉ cho các con phép tắc ứng xử của các thế hệ, tính kiên nhẫn và cách sắp xếp cuộc sống. Còn vợ tôi thì bảo cho các con gái những mẹo nhỏ trong nữ công gia chánh, khuyến khích và tán thưởng những nhận xét chính xác của các con. Trong bữa ăn đơn giản, những lời mời ăn cơm, cách dành miếng ngon cho con trẻ hay người già cũng là biểu hiện ứng xử có văn hóa và sự quan tâm của các thành viên trong gia đình dành cho nhau. Vì thế, ý nghĩa của nó còn cao hơn cả những hoạt động bình thường khác trong cuộc sống. Tôi thường dạy các con những điều nhỏ nhặt như thế bên mâm cơm gia đình. Trẻ con đôi khi cũng có những sai lầm rất đáng trách. Tuy nhiên, tôi tuyệt đối không trách mắng các con trong bữa cơm. Điều đó thường được đưa ra khi cả nhà ngồi vào bàn uống trà. Lúc ấy, tôi mới phân tích cho các con điều đúng sai và để chúng tự rút ra những bài học cho chính mình”.

{keywords}

Nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì bữa cơm gia đình với sự giáo dục con cái. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Không để đặt lên bàn cân giá trị gia đình

Coi vợ là tri kỷ

Nhà sử học Dương Trung Quốc có vợ là bà Nguyễn Thu Hằng (em gái nhạc sĩ Nguyễn Cường), một cán bộ tài vụ lâu năm tại Cục điện ảnh. Ngoài việc nấu ăn ngon, tài thu vén gia đình, bà còn là tri kỷ của ông. Cả hai có khá nhiều những điểm hòa hợp, tương đồng như yêu mùa thu có món cốm tuyệt vời, thích hoa hồng các màu, cúc tím...Hai ông bà sinh được hai người con gái, hiện nay cả người con của ông đã lập gia đình và có cuộc sống rất hạnh phúc.

Có lẽ, những chia sẻ của nhà sử học Dương Trung Quốc khiến cho rất nhiều người ngạc nhiên, khi một con người của công việc lại dành tối đa quỹ thời gian hạn hẹp duy trì bữa cơm chiều cùng gia đình. Xuất phát từ thực tiễn trải nghiệm, nhà sử học Dương Trung Quốc cũng bày tỏ sự không đồng tình với những người luôn viện lý do công việc mà bỏ qua những bữa cơm gia đình. “Đối với xã hội hiện đại, bữa cơm không chỉ là dịp để các thành viên trong gia đình thêm gắn kết mà còn là cơ hội để họ cùng nhau giao tiếp về mặt xã hội. Thế nhưng trong thời điểm hiện nay, nhiều người đành bỏ lại bữa cơm gia đình để bù khú, tiệc tùng trong các mối quan hệ công việc hay giao tiếp. Dường như có lúc, người ta cũng phải đặt lên bàn cân mối quan hệ giữa gia đình và xã hội xem bên nào nặng hay nhẹ hơn. Nhất là đối với những người đàn ông có hoàn cảnh nghề nghiệp đặc biệt hay những trọng trách xã hội”, ông bày tỏ.

Nói chuyện xã hội rồi lại trở về chuyện gia đình, ông đúc kết: “Với gia đình tôi, có lẽ do đã gắn bó, quây quần với bữa cơm gia đình từ những ngày tháng đầu tiên chung sống, chúng tôi vẫn luôn duy trì thói quen này. Hiện nay, hai cô con gái của tôi đã lớn và ra ở riêng nên bữa cơm phần lớn là dành cho tôi và bà xã. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn duy trì bữa cơm chung của đại gia đình (bao gồm cả gia đình hai con gái và các cháu) vào những ngày cuối tuần, những dịp lễ các thành viên có thể tụ tập đông đủ. Khi đó, chúng tôi trao đổi những vấn đề trong cuộc sống, kể cho nhau nghe những điều thú vị. Cũng có khi, mọi người trong gia đình đưa ra những khúc mắc để tìm câu giải đáp hoặc cùng nhau ôn lại kỷ niệm xưa cũ. Các con cùng các cháu của tôi, qua những bữa cơm, luôn giữ được những nét ứng xử văn hóa. Còn tôi, nhìn vợ và các con gái trong căn bếp nhỏ, chế biến những món ăn thì luôn cảm thấy xúc động. Nếp nhà luôn được xây dựng từ những gì bình dị và đơn sơ nhất”.

(Theo Lan Chinh - Gia đình & Xã hội)

">

Bí quyết dạy con qua bữa cơm của nhà sử học Dương Trung Quốc

友情链接