Ngày 10/10, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ cùng ông Nguyễn Tân Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh này) đã đi kiểm tra đột xuất và dự giờ một số trường học trên địa bàn TP Huế.
Theo đó, trong tiết học Giáo dục công dân, học sinh lớp 9/7 tại Trường THCS Trần Cao Vân (TP Huế) bất ngờ đón hai “vị khách” đặc biệt và không được báo trước.
Trước lúc vào tiết học, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đặt vấn đề sẽ cùng ngồi học với các em học sinh môn Giáo dục công dân để nắm được cách dạy cũng như cách truyền đạt về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức, lối sống thông qua bài giảng trên lớp.
“Thầy trò cứ dạy và học bình thường như mọi ngày, như không có ai ngồi dự trong lớp” - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế nói.
Sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cùng cả lớp 9/7 (Trường THCS Trần Cao Vân) bước vào bài học “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc”.
Qua tiết học, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ đánh giá cao cách truyền đạt của thầy giáo và nhấn mạnh: “Khi truyền đạt cho học sinh về truyền thống của người Việt Nam. Giáo viên cần đưa ra những câu chuyện nhỏ mang tính thực tiễn. Ví dụ như tên trường là Trần Cao Vân thì phải biết ông là ai, có lịch sử như thế nào”.
Tại Trường Tiểu học Vĩnh Ninh, 2 vị đến dự tiết học đạo đức và cùng cô trò thảo luận và chia sẻ với các em học sinh về nội dung tiết kiệm, chống lãng phí.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho rằng, tiết kiệm là bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất như cẩn thận giữ gìn chính sách vở, dụng cụ học tập hàng ngày. “Đạo đức của mỗi người luôn rất quan trọng trong cuộc sống. Việc tiết kiệm, chống lãng phí là điều mà các cháu cần ghi nhớ. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ và các cháu phải tự rèn luyện đạo đức, bắt đầu từ những việc nhỏ, phù hợp với tuổi” – ông Phan Ngọc Thọ chia sẻ với các em học sinh.
![]() |
Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế chia sẻ với các em học sinh Trường THCS Trần Cao Vân. |
![]() |
Ông Phan Ngọc Thọ và Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng ngồi học với các em học sinh. |
Ngoài dự giờ các tiết học, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ còn đi kiểm tra cơ sở vật chất và tham quan mô hình dạy và học ở các Trường THCS Trần Cao Vân, Trường Tiểu học Phú Hòa, Trường Tiểu học Vĩnh Ninh.
Theo Hà Oai/infonet.vn
" alt=""/>Chủ tịch tỉnh và Giám đốc Sở Giáo dục TT Huế 'làm học sinh' học môn Đạo đứcGãy đốt sống cổ
Bệnh nhân Cao Thành Quý (1983 ở ấp Tân Tiến, xã Phước Sang, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) bị tai nạn lao động khiến anh phải nhập viện.
Theo người nhà kể, trong một lần anh đốn củi bán thì bị cành cây rơi trúng đầu cổ. Anh bị chấn thương, đau vùng đầu cổ và không thể đi lại được. Khi anh Quý được chuyển từ bệnh viện địa phương đến BV Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị. Vụ tai nạn khiến anh bị gãy xương cổ vỡ đốt C1 và trượt đốt C2, C3.
![]() |
Bệnh nhân Cao Thanh Quý đang được bác sĩ Phan Quang Sơn thăm khám. |
Theo bác sĩ điều trị , anh Cao Thành Quý đã có chỉ định phẫu thuật bắt nẹp vít để cố định xương. Dù bác sĩ báo với gia đình chi phí ca phẫu thuật khoảng hơn 50 triệu đồng nhưng gia đến nay mới chỉ đóng được 6,5 triệu đồng tạm ứng viện phí. Số tiền còn lại dù đã hỏi vay một vài nơi nhưng chưa có.
Cần 50 triệu để phẫu thuật
Anh Cao Thành Quý là trụ cột trong gia đình gồm 6 người. Hai vợ chồng anh Quý nuôi cha mẹ già và hai con nhỏ. Anh Quý làm nghề cạo mủ cao su mỗi tháng được 1,5 triệu đồng. Do công việc cạo mủ cao su ít, thu nhập thấp nên anh làm thêm nghề cưa cây làm củi. Tai nạn bất ngờ khiến gia đình anh càng thêm túng quẫn.
Vợ anh làm công nhân mỗi tháng hơn 4 triệu đồng. Nếu như với khoản thu nhập của hai vợ chồng để nuôi 6 miệng ăn thì chỉ đủ duy trì cuộc sống. Dù sống ở vùng nông thôn nhưng gia đình lại không có đất canh tác.
Khi anh bị bệnh số tiền đóng tạm ứng viện phí đều phải vay mượn của bà con quanh xóm. Số tiền 50 triệu để chuẩn bị cho ca mổ sắp tới gia đình anh không biết kiếm đâu ra.
Chia sẻ với chúng tôi chị Trịnh Thị Hồng vợ anh Cao Thành Quý nói: “Hoàn cảnh chúng em khó khăn lắm, hai vợ chồng làm cả tháng mới đủ chi phí sinh hoạt. Làm công ăn lương thì cuối tháng mới được lĩnh tiền. Bất ngờ chồng bị tai nạn phải vay mượn chứ nhà không có tiền.
Gia đình anh em bên chồng cũng đông nhưng ai cũng đều làm thuê làm mướn. Lúc chúng em gặp nạn mỗi người cũng gom góp cho một vài triệu để phụ việc vặt. Bác sĩ thông báo ca mổ của chồng em cần tới 50 triệu đồng. Số tiền này là cả một gia tài đối với nhà em. Ở vùng quê mượn tiền một vài triệu thì có chứ 50 triệu đồng là cả một vấn đề. Bác sĩ nói nếu không mổ thì nguy cơ bị liệt có thể xảy ra. Giờ em biết làm thế nào để có tiền mổ cho chồng để anh ấy khỏi bệnh còn nuôi con”.
Hy vọng rằng, sự chia sẻ của bạn đọc có thể giúp anh Cao Thành Quý được phẫu thuật kịp thời để không phải sống phụ thuộc người khác.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc có thể liên hệ Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy để được hướng dẫn đóng tạm ứng viện phí. Hoặc chị Trịnh Thị Hồng (ấp Tân Tiến, xã Phước Sang, huyện Phú Giáo, Bình Dương) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ anh Cao Thành Quý Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Mã số 2016.171 Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 102010002381523 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11, Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Năm 2013, Chính phủ ban hành Quyết định 37 về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, giai đoạn 2006-2020 với mục tiêu đến năm 2020 cả nước có 460 trường đại học và cao đẳng (224 trường đại học và 236 trường cao đẳng).
Con số này đã "cán đích sớm". Năm 2018, cả nước đã có 236 trường đại học, học viện (không tính các trường thuộc khối an ninh- quốc phòng), theo số liệu theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 của TƯ Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
![]() |
Sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) (Ảnh: Thanh Tùng) |
Trong số này, một số trường đại học được tổ thức theo mô hình "đại học", trực thuộc 2 đại học quốc gia HN, TP.HCM và 3 đại học vùng: Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng. Các trường đại học hầu như đều thuộc một cơ quan chủ quản là các bộ, ngành, đoàn thể...
Đại học có trước, luật bước theo sau
Theo quy định mới nhất ở Điều 7, Luật Giáo dục Đại học sửa đổi 2018, cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng, sự khác biệt về đại học và trường đại học không chỉ là tên gọi mà còn đi kèm theo là cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
Ông cho biết, khi các ĐH quốc gia ra đời cách đây hơn 20 năm đã có sự tranh luận về vấn đề này. Cuộc tranh luận này tiếp tục kéo dài đến nay.
"Đầu những năm 90 thế kỷ trước, Nghị quyết 05 của Hội nghị lần thứ 4 của Trung ương Đảng khóa 7 (tháng 6/1993) đặt ra một số nhiệm vụ trong đó có "xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia", "xây dựng một số cơ sở mạnh đảm nhận các nhiệm vụ nghiên cứu trọng điểm", và "xây dựng các trung tâm khoa học vùng".
Để hiện thực hóa các nhiệm vụ này, các đại học quốc gia và đại học vùng (không có chữ trường trước cụm từ đại học) đã lần lượt được thành lập từ cuối năm 1993 trên cơ sở "tổ chức, sắp xếp lại" các trường đại học đã có".
Từ năm 1994 đến 1997 các cơ sở đại học trên đã ra đời, nhưng mãi đến năm 2009 tên gọi "đại học" mới chính thức được "luật hoá" trong Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung cho Luật Giáo dục 2005.
"Cụ thể, tại điều 42 khoản b quy định các cơ sở giáo dục đại học bao gồm đại học, trường đại học, học viện, nhưng oái ăm thay ngay sau định nghĩa này lại quy định gọi chung là trường đại học"- ông Nghĩa nói.
Đến năm 2012, Luật Giáo dục đại học ra đời quy định rõ hơn các khái niệm, mô hình và cơ chế hoạt động của các đại học quốc gia, đại học vùng. Cụ thể tại điều 7 khoản c của luật này đã chính thức đưa ĐH quốc gia, ĐH vùng vào hệ thống giáo dục quốc dân và cũng quy định gọi chung là đại học (không còn chữ trường ở trước). Đặc biệt, có hẳn riêng điều 8 nói về đại học quốc gia với cơ chế hoàn toàn khác với việc bổ nhiệm lãnh đạo của các đại học vùng và các trường đại học.
Cho đến năm 2018, Luật Giáo dục Đại học sửa đổi bổ sung 2018 (Luật số 34) vẫn giữ điều 8 quy định riêng cho đại học quốc gia; đồng thời đưa thêm nhiều định nghĩa và giải thích rất chi tiết cho các vấn đề đang tranh cãi như đại học, trường đại học, học viện, đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, thậm chí cả khái niệm trường trong trường đại học (điều 4). Luật mới này có hiệu lực từ 1/7/2019, các văn bản hướng dẫn thực thi đang được hoàn thiện.
Sẽ có thêm nhiều đại học
Đây là điều có thể thấy trước bởi việc sửa luật giáo dục đại học sẽ mở đường cho chuyển đổi mô hình trường đại học, nhất là trong bối cảnh các nhà làm chính sách đang nỗ lực tháo gỡ cơ chế "bộ chủ quản" với mục tiêu tăng tự chủ đại học.
Theo giải thích của Bộ GD-ĐT, các đơn vị trong trường ĐH khi chuyển thành ĐH phải có năng lực tự chủ cao hơn, năng lực quản trị, quản lý của cả trường và từng đơn vị phải tốt và hiệu quả hơn. Về nguyên tắc sau khi chuyển đổi chất lượng đào tạo của toàn "đại học" phải được nâng cao trên cơ sở phát huy nguồn lực dùng chung của để đào tạo và nghiên cứu liên ngành; đủ để thực hiện sứ mệnh của ĐH là giải quyết những nhiệm vụ lớn để phục vụ cộng đồng, vùng và đất nước… Hiện nay, nghị định hướng dẫn chi tiết thực hiện luật mới này đang tiến hành những thủ tục cuối cùng để ban hành.
Tại Hà Nội, có trường đại học quy mô đào tạo lớn và tuổi đời hơn nửa thế kỷ đã thành lập, nâng cấp các phòng phòng, khoa thành viện để đón đầu sự chuyển đổi này. Ở TP.HCM Trường ĐH Y dược TP.HCM đã xây dựng đề án phát triển từ "trường" lên "đại học" từ 1 năm nay.
![]() |
Hiện nay có những trường ĐH nhưng không để tên "trường" ở biển hiệu (dù trong con dấu có chữ "trường"-ĐH Bách khoa Hà Nội. |
Trường ĐH Nông lâm TP.HCM (1 cơ sở chính ở TP.HCM và 2 phân hiệu Gia Lai, Ninh Thuận) cũng đã vạch ra định hướng chiến lược phát triển lâu dài theo các giai đoạn khác nhau.
Ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay, dự tính bộ máy tổ chức của trường được sắp xếp lại theo hướng 3 cấp gồm trường ĐH/University - College - bộ môn/ Department, để tăng cường chủ động của các đơn vị, tăng hiệu quả và chất lượng đào tạo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Mục tiêu của trường là trở thành đại học với 4 trường thành viên (college) gồm: Trường nông nghiệp (College of agriculture), Trường công nghệ (College of technology), Trường kinh tế và phát triển (College of economics and development), Trường khoa học (College of science). Ngoài ra, còn có Viện Sau ĐH (College of graduate) Trung tâm đào tạo quốc tế và nghiên cứu công nghệ cao (School of international training and advanced technology research).
Trường ĐH Khoa học Khoa học xã hội và Nhân văn, một cơ sở thành viên của ĐH quốc gia TP.HCM thậm chí còn trình đề án nâng cấp 2 khoa Giáo dục và Ngoại ngữ thành Trường Giáo dục và Trường ngoại ngữ; theo kiểu "trường trong trường trong đại học".
Ông Lê Vinh Danh, hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho hay, từ năm 2007 đã chọn "đi theo con đường đại học nghiên cứu" và theo huớng này thì sẽ không còn "trường" mà sẽ là "đại học".
"Dứt khoát phải đổi tên trường đại học thành đại học, và trong đại học sẽ có trường nhóm ngành (college) và trường đơn ngành (school)", ông Danh khẳng định.
Ông Danh cho rằng, Luật và Nghị định 73 đã quy định việc phân tầng cơ sở giáo dục đại học thì cứ vậy mà thực hiện, nhưng khi làm sẽ có nhiều vấn đề phải lưu tâm.
Đầu tiên, cần biết là nước ngoài không phân tầng cơ sở giáo dục đại học theo cách hành chính, cơ học mà chủ yếu dùng chính sách tài chính hay đầu tư nhà nước để định hướng cho các cơ sở giáo dục đại học chọn đường phát triển theo ý đồ của Nhà nước.
Như vậy, chính sách phân tầng cần phải mềm dẻo và sử dụng đầu tư nhà nước như công cụ chính, chứ không nên máy móc hoặc hành chính hóa nhiều".
Thứ hai, trong quá trình phân tầng, một số quốc gia như Pháp, Hà Lan, châu Á chủ yếu dùng đầu tư của Nhà nước và chính sách miễn học phí để thu hút các đại học tự nguyện đi theo; cũng như tạo điều kiện cho đại học có thể thu hút đủ người học".
Bên cạnh đó, còn tùy theo nhu cầu của thị trường nhân lực mà quyết định phát triển theo con đường đại học nhóm nào.
"Cũng lưu ý rằng ngay cả đại học nghiên cứu vẫn có các school hoặc college đi theo con đường khoa học ứng dụng và có đơn vị đi theo hướng đào tạo nghề nghiệp. MIT là đại học nghiên cứu lừng danh, mỗi năm công bố một khối lượng công trình nghiên cứu trên ISI gấp nhiều lần số lượng công bố của cả Việt Nam, nhưng vẫn có ngành đào tạo Kỹ sư nấu bếp. Không có đại học nào 100% là đại học nghiên cứu hoặc 100% là đại học khoa học ứng dụng mà không đào tạo tiến sĩ và làm nghiên cứu".- ông Danh nói.
Trường nào cũng muốn lên, cái danh còn ý nghĩa?
Theo ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT, mô hình hệ thống giáo dục đại học chia thành 3 cấp: đại học, trong đại học có trường đại học, trong trường đại học có trường... là rối rắm.
"Những đại học hiện tại như đại học quốc gia vừa có khoa trực thuộc trường đại học, vừa có khoa trực thuộc đại học. Khoa thuộc đại học thì không có con dấu, khi người học tốt nghiệp sẽ do đại học cấp bằng. Tức là đại học cũng cấp bằng, trường đại học cũng cấp bằng. Chưa kể, đại học vừa quản lý khoa như một trường đại học, và vừa quản lý trường ĐH như một đơn vị chủ quản".
Ông Tùng cho hay khi trường đại học nâng cấp lên đại học thì các trưởng khoa sẽ có cơ hội nâng cấp thành các hiệu trưởng, và hiệu trưởng thì có thể thành giám đốc, tuy nhiên việc thay đổi chức danh không quan trọng bằng thay đổi chất lượng.
"Theo luật cũ, đại học là tập hợp các trường đã có. Còn theo luật mới, đại học có thể do nhiều trường gộp lại; cũng có thể một trường đại học tái tổ chức các khoa thành các trường và nâng cấp lên; kể cả trường công hay tư. Câu hỏi đặt ra là chuyển thành đại học sẽ mang lại lợi ích gì cho người học. Hiện nay, dường như nhiều trường muốn chuyển thành đại học và cho rằng như vậy là lớn hơn. Nhưng cái tên không quyết định việc lớn hay nhỏ. E rằng khi có nhiều ĐH ra đời thì chữ ĐH cũng không còn ý nghĩa nhiều nữa - ông Tùng nhìn nhận.
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhìn nhận, các trường ĐH Việt Nam đa phần là trường đơn ngành, theo mô hình của Liên Xô cũ nên không thể phát triển theo hướng xuyên ngành, đa ngành trong kỷ nguyên số. Trường đơn ngành đã không còn phù hợp nên không thể đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện nay và tương lai. Trong khi việc chuyển đổi đơn ngành sang đa ngành ở Liên Xô và Trung Quốc thực hiện bằng cách sáp nhập nhiều trường đại học thành đại học thì ở Việt Nam lại làm ngược là kêu gọi thành lập "trường trong trường" để "lên đại học".
Ông Dũng khẳng định, xu thế quản trị đại học là sẻ chia, do vậy có thể các trường đơn ngành sẽ ghép lại với nhau thành đại học.
Lê Huyền
- Sắp xếp lại hệ thống các trường y của Việt Nam tương đối khó khăn nhưng cần thiết để hội nhập quốc tế, việc này cần sự đồng thuận giữa Bộ GD-ĐT, Bộ y tế và cơ quan chủ quản trực tiếp.
" alt=""/>Mở đường cho nhiều 'trường đại học' lên 'đại học'