Như VietNamNet phản ánh, hiện nay các căn hộ tại nhiều dự án chung cư, condotel... đang được các chủ hộ tự hoạt động kinh doanh, cho thuê du lịch đặc biệt các tỉnh, thành phố phát triển mạnh về du lịch như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Nha Trang… Nhà đầu tư mua căn hộ khách sạn (condotel) nhưng không kết hợp với công ty quản lý mà tự kinh doanh cho thuê hay tại nhiều chung cư, căn hộ để ở lại cho khách du lịch thuê như khách sạn.
Khảo sát thực tế tại khu chung cư Mường Thanh Viễn Triều, nhân viên một sàn giao dịch bất động sản đặt ngay kiot dưới chân khu nhà cho hay, ở đây có khoảng 50% căn hộ chung cư đang được sử dụng để ở, 50% còn lại là cho thuê. Việc cho thuê căn hộ ở đây có thể do nhà đầu tư tự cho thuê hoặc ký gửi tại các sàn.
![]() |
Nhiều hộ kinh doanh căn hộ theo kiểu hoạt động “chui” khiến Nhà nước thất thu thuế trong hoạt động khai thác du lịch. |
Khi được hỏi về việc có cần khai báo lễ tân và giới hạn người thuê như các khách sạn không nhân viên này cho hay: “Ở đây không giới hạn số người, anh chị muốn ở 10 người cũng được. Sàn bên em nhận ký gửi căn hộ từ các chủ sở hữu”.
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Nguyễn Hữu Toại - Công ty Luật TNHH Hừng Đông cho biết, việc các chủ sở hữu cho thuê du lịch luật pháp không cấm nhưng phải đảm bảo các quy định, điều kiện và phải đăng ký kinh doanh.
“Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch đối với căn hộ du lịch có quy định về điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện đối với căn hộ phải có khu vực tiếp khách riêng, phòng bếp, phòng ngủ, phòng tắm, giường nệm…Về vấn đề an ninh an toàn phải đảm bảo về an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, PCCC… Khi có đầy đủ các điều kiện theo quy định, Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch cấp giấy hoạt động các căn hộ du lịch mới được đi vào hoạt động” – luật sư Toại nói.
Cũng theo luật sư, để kinh doanh chủ sở hữu phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhiều căn hộ chung cư cho thuê du lịch hiện nay được chủ sở hữu bán trực tiếp trên mạng Internet nên không đăng ký kinh doanh, trốn thuế gây thất thu thuế với Nhà nước.
“Luật không cấm việc cho thuê nhưng phải dựa trên cơ sở pháp luật. Cho thuê thì phát sinh quan hệ kinh doanh. Quan hệ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh. Nếu việc quản lý không chặt chẽ các căn hộ không đăng ký kinh doanh Nhà nước sẽ thất thu về thuế. Trên thị trường hiện nay có những căn hộ chung cư, condotel có giá thuê từ vài trăm đến 2-3 triệu/ngày đêm, nếu cho thuê biệt thự thì giá lên tới chục triệu, vài chục triệu. Rõ ràng đây là hình thức kinh doanh và nguồn thu tương đối lớn” – luật sư Toại đánh giá.
Việc tự cho thuê kinh doanh sẽ dẫn đến chuyện trang bị các căn hộ là khác nhau, chất lượng trang thiết bị khác nhau, giá khác nhau… tạo nên sự bát nháo (Ảnh: Bên trong các căn hộ cho thuê du lịch tại TP Nha Trang được thiết kế như một căn hộ chung cư, mỗi căn một kiểu). |
Với việc kinh doanh "chui" này, theo một chuyên gia ngành thuế, một dự án chung cư với khoảng 4000 căn hộ, giả sử mỗi năm cho thuê được công suất phòng 50%, giá cho thuê thấp nhất là 500 ngàn đồng/ngày thôi thì Nhà nước đã thất thu khoảng 36,5 tỷ đồng thuế VAT. Còn nếu tính thuế thu nhập tính khoán theo hộ cá thể cứ lấy một căn hộ được kinh doanh với 4000 căn trong 12 tháng, Nhà nước thất thu khoảng 48 tỷ đồng nữa.
“Về góc độ pháp luật Nhà nước không hạn chế kinh doanh của cá nhân, tổ chức nhưng phải có sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước. Cũng phải nói thêm rằng, giữa chủ sở hữu tự kinh doanh và khách hàng có cam kết không hay chỉ giao dịch qua mạng Internet, qua các ứng dụng rồi tự thỏa thuận với nhau xong đến ở. Thực tế cho thấy lĩnh vực này đã phát sinh việc khách thuê sử dụng vào mục đích vi phạm pháp luật như làm tụ điểm sử dụng ma túy… Điều đó rất lỏng lẻo dẫn đến việc khi có sự cố thì trách nhiệm không biết của ai: chủ đầu tư hay chủ sở hữu?” – luật sư Toại đặt vấn đề.
Nguy cơ bùng phát tranh chấp
Ông Trần Việt Trung - Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, việc người dân tự cho thuê căn hộ condotel hay căn hộ chung cư như hiện nay như một hoạt động “chui” bởi người dân dù có tự kinh doanh phải đáp ứng điều kiện trong Luật Du lịch từ đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm đến phòng cháy chữa cháy…Tuy nhiên, những tiêu chuẩn này chỉ được cấp cho đơn vị khai thác là chủ đầu tư chứ không phải từng chủ nhà tự kinh doanh.
Từ thực tế quản lý hiện nay, theo Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hoà, kiểu hoạt động “chui” của các căn hộ chung cư, condotel... không chỉ khiến Nhà nước thất thu thuế trong hoạt động khai thác du lịch mà còn phát sinh nhiều vấn đề.
Ông Trung nêu dẫn chứng về một dự án trên địa bàn TP Nha Trang, tòa nhà có tổng cộng 720 căn hộ nhưng chỉ đăng ký khách sạn là 350 căn. Trong khi đó, giấy chứng nhận PCCC được cấp cho chủ đầu tư. Giấy chứng nhận này các chủ sở hữu khác có được sử dụng?
Nếu dự án căn hộ du lịch xuất phát điểm là đất sản xuất kinh doanh, mọi hoạt động giấy phép kinh doanh du lịch chỉ được cấp cho chủ đầu tư. Chủ căn hộ muốn kinh doanh loại hình này phải có sự thỏa thuận với chủ đầu tư. Tuy nhiên hiện nay, tại không ít dự án do không đạt được sự thoả thuận khiến mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và khách hàng bắt đầu phát sinh.
Ông Trung thừa nhận, đây cũng là thực tế đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
“Có trường hợp chủ đầu tư quy định phòng được ở tối đa 2 người, không được sử dụng bếp ga nhưng chủ tự kinh doanh lại không tuân thủ cho thuê hơn 2 người vào ở vẫn sử dụng bếp ga. Nếu xảy ra sự cố như cháy hay vấn đề về an ninh trật tự thì chủ đầu tư cũng phải chịu trách. Vì vậy phải các bên phải có sự thoả thuận. Nếu không đạt được thoả thuận thì chủ đầu tư có quyền không cho phép chủ sở hữu sử dụng giấy chứng nhận. Như vậy chủ sở hữu phải tự đi làm các giấy tờ liên quan theo quy định nếu không đáp ứng đủ yêu cầu chủ sở hữu sẽ không được kinh doanh. Đó là điều chắc chắn” – ông Trung nói.
Về giải pháp, theo ông Trung, các chủ căn hộ tự kinh doanh phải phối hợp với chủ đầu tư để đạt được thỏa thuận cùng khai thác kinh doanh thực hiện đúng quy định và đem lại hiệu quả.
Thiên Phú
- Nhà đầu tư mua căn hộ khách sạn (condotel) nhưng không kết hợp với công ty quản lý mà tự kinh doanh cho thuê hay tại nhiều chung cư, căn hộ để ở lại cho khách du lịch thuê như khách sạn tạo ra sự bát nháo, khó kiểm soát.
" alt=""/>Thất thu thuế từ hàng nghìn căn hộ chung cư condotel kinh doanh chuiBí kíp chữa bệnh “không ép”
Biếng ăn tâm lý ở trẻ em là một khái niệm mới. Tuy nhiên, hiện tượng này đã tồn tại từ rất lâu mà chưa được gọi tên. Đây chính là phản ứng tâm lý của trẻ em khi bị bố mẹ ép ăn đủ bữa, đủ số lượng, ép bú đủ để tăng cân, ép ăn đúng giờ quy định ngay cả khi trẻ không có nhu cầu... Những hiện tượng này khi kéo dài lâu sẽ khiến trẻ căng thẳng, sợ hãi khi nhìn thấy đồ ăn, dẫn đến chống đối theo nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, dần dần tạo thành chứng “biếng ăn tâm lý”.
Dược sĩ Vũ Quỳnh Anh cho biết, thông thường, độ tuổi trẻ dễ mắc biếng ăn tâm lý là từ 4 tháng đến 2 tuổi. Trẻ lớn hơn 2 tuổi sẽ ít mắc bệnh hơn do bé có thể chủ động từ chối khi không muốn ăn. Như vậy có thể thấy, ở mỗi độ tuổi, trẻ đều có nhu cầu ăn riêng và bố mẹ cần tôn trọng để con có thể hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất.
Những triệu chứng phổ biến của trẻ mắc biếng ăn tâm lý bao gồm: bé khỏe mạnh, không bệnh tật nhưng càng lớn lại càng biếng ăn; nhẹ cân; khóc khi thấy đồ ăn hay được đặt vào vị trí ăn; không hợp tác khi mẹ đút ăn, ngậm miệng, phun thức ăn, ném thìa, ném bát; dù nuốt thức ăn nhưng vẫn khóc; mút tay, tìm ti nhưng cho ăn thì ăn rất ít hoặc không ăn...
Bên cạnh nguyên nhân chính là mẹ chủ động ép con ăn đúng giờ, đủ bữa, nhiều mẹ cũng “vô tình” ép con ăn khi dụ con chơi điện thoại, iPad. Khi chơi điện thoại, bé sẽ ăn không tập trung, không nhận biết được mình đang ăn và khi nào sẽ no. Cùng với đó, những thay đổi trong nếp sinh hoạt như ngủ kém, khủng hoảng ngủ, đi du lịch, chuyển nhà, mọc răng, bị ốm...cũng ảnh hưởng đến tâm lý ăn uống của bé.
Đồng hành cùng hàng ngàn mẹ bỉm chữa biếng ăn cho con
Cũng là một người mẹ có con từng mắc chứng biếng ăn tâm lý, Dược sĩ Vũ Quỳnh Anh thấu hiểu nỗi lo lắng, trăn trở của những bà mẹ. Do đó, sau khi chữa thành công cho con, chị Vũ Quỳnh Anh quyết định sẽ lan tỏa kiến thức, phương pháp mà chị phát triển để hỗ trợ các mẹ bỉm khác đang bế tắc trên hành trình chữa biếng ăn cho con thông qua cộng đồng BATLOTE.
Lúc mới lập nhóm, chị chỉ đơn thuần lan tỏa kiến thức, cách chữa bệnh của mình đến các mẹ. Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp, chị Vũ Quỳnh Anh sẽ lắng nghe và nghiên cứu từng trường hợp để rút ra kinh nghiệm xử lý thích hợp. Quan trọng nhất, chị Quỳnh Anh đã chủ động giúp các mẹ tìm ra điểm sai trong phương pháp cho ăn, sau đó đồng hành cùng họ, kịp thời hỗ trợ trong quá trình giúp bé hết biếng ăn. Với cách thức này, chị đã thu về những thành công đầu tiên và cứ thế cộng đồng và phương pháp của chị dần lớn mạnh.
Tuy nhiên, song hành với thành công luôn là khó khăn. Chị Quỳnh Anh từng gặp nhiều trường hợp bé bị biếng ăn nặng, cần rất nhiều thời gian để rèn. Những lúc này, chị Quỳnh Anh và mẹ các bé phải kết hợp chặt chẽ, cùng quan sát bé theo nhiều giai đoạn để có thể tìm ra phương pháp hợp lý cho bé.
Với chị Quỳnh Anh, mỗi bé đều có một nhịp sinh học, thói quen, cũng như tâm lý riêng. Vì vậy, áp dụng chung một công thức sẽ khó mang lại hiệu quả. Ngoài ra, nhiều mẹ bỉm xót con nên nên không tuân theo sát luật rèn con, dẫn đến con biếng nặng hơn. Chị Quỳnh Anh phải thuyết phục, động viên để mẹ hiểu được vấn đề.
Hiện nay, tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ em ngày càng phổ biến và không ít mẹ bỉm rơi vào tình trạng bế tắc, mệt mỏi khi chữa bệnh cho con. Vì vậy, chị Quỳnh Anh mong rằng phương pháp của chị sẽ phần nào giúp các mẹ bỉm xua tan nỗi lo con bị biếng ăn cũng như khuyến cáo các mẹ tỉnh táo để không rơi vào bẫy của các chuyên gia “rởm” để tránh “tiền mất tật mang”.
Cộng đồng Biếng ăn tâm lý ở trẻ của Dược sĩ Vũ Quỳnh Anh: https://www.facebook.com/groups/biengantamlyotre/?ref=share |
Doãn Phong
" alt=""/>Biếng ăn tâm lý trẻ emMột số triệu chứng như cô đặc máu, tăng nhẹ men gan, giảm nhẹ tiểu cầu cũng xuất hiện ở tình trạng thai kỳ bình thường nên sốt xuất huyết dễ bị bỏ qua với phụ nữ mang thai. Bệnh còn dễ bị nhầm lẫn với hội chứng HELLP (hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu ở thai phụ).
Sốt xuất huyết ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi như thế nào?
Cơ thể phụ nữ mang thai có đề kháng yếu nên dễ nhiễm bệnh và bệnh dễ nặng. Nhất là khi họ mắc sốt xuất huyết ở thời kỳ đầu và cuối của thai kỳ. Bệnh còn có thể truyền từ mẹ sang thai nhi dù tỷ lệ rất nhỏ.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra, sản phụ mắc sốt xuất huyết ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi vì tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai và băng huyết. Đó là những biến chứng thường gặp và đáng ngại nhất. Tuy nhiên, sốt xuất huyết không gây dị tật thai nhi.
Nguy cơ tiền sản giật, sảy thai thường xảy ra khi mắc sốt xuất huyết ở những tháng đầu thai kỳ. Ở cuối thai kỳ, sản phụ tăng nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân. Đặc biệt lo ngại khi chuyển dạ, sốt xuất huyết có thể gây xuất huyết nhiều, băng huyết sau sinh, nguy cơ tử vong cả mẹ và con.
Do đó, khi bị sốt xuất huyết, thai phụ nên đi khám ở các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, nhập viện khi cần thiết.
Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết phải làm gì?
Phụ nữ mang thai khi bị sốt xuất huyết cần được chăm sóc và theo dõi sức khỏe chặt chẽ, tránh chuyển nặng nhanh chóng, bất thường. Cụ thể:
- Tăng cường uống nước. Ăn lỏng dễ tiêu, giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng, giảm cảm giác chán ăn.
- Chú ý đến tình trạng sốt vì sốt có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Khi sốt trên 38 độ C cần hạ sốt bằng Paracetamol 10-15mg/kg cân nặng, chườm ấm, uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng mát.
- Khi sốt dưới 38 độ C chưa cần dùng thuốc, chỉ cần chườm ấm, uống nhiều nước, mặc thoáng mát.
- Sản phụ gần ngày dự sinh mắc bệnh cần được nhập viện để bác sĩ theo dõi, tránh xảy ra tình huống đáng tiếc với cả mẹ và thai nhi.
- Cần đến các cơ sở y tế uy tín ngay khi có triệu chứng để được chẩn đoán sớm.
- Điều trị bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi thai phụ nên không tự ý mua thuốc, sử dụng thuốc trong thời gian mang thai.
- Trẻ sơ sinh có mẹ được chẩn đoán bị mắc sốt xuất huyết cần được theo dõi chặt chẽ để hạn chế nguy cơ lây truyền.
Phòng ngừa sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai
- Nơi làm việc, sinh sống của thai phụ cần được thu dọn, không để có vật chứa đọng nước làm phát sinh lăng quăng.
- Lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng ít nhất 1 lần/tuần, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối,…
- Đậy kín lu, hồ, thùng chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng.
- Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng.
- Sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ có mắc màn kể cả ban ngày… để tránh muỗi đốt.
Phú Sĩ
5 ngày sau nhập viện vì sốt xuất huyết, sức khỏe thai phụ 24 tuổi bỗng chuyển xấu. Thai nhi 38 tuần có dấu hiệu tim suy yếu dần.
" alt=""/>Bị sốt xuất huyết khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?