Hơn 11.000 thí sinh bỏ làm thủ tục thi tốt nghiệp THPT năm 2024
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Persib Bandung vs Dewa United, 19h00 ngày 17/1: Giữ vững ngôi đầu -
26 sự thật thú vị về YouTube, mạng chia sẻ video lớn nhất thế giớiTừ tên miền YouTube.com được mua vào ngày Valentine cho đến video đầu tiên đạt 1 triệu lượt xem, đây là 26 sự thật thú vị về YouTube có thể bạn chưa biết.
1. YouTube chính thức ra đời vào ngày Valentine
Tên miền YouTube.com được mua vào ngày 14/2/2005. Video đầu tiên được đăng lên sau đó 2 tháng bởi đồng sáng lập Jawed Karim.
2. YouTube thành lập bằng tiền của PayPal
Theo MakeUseOf, cả 3 nhà sáng lập YouTube là Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim đều từng làm việc cho PayPal. Họ sử dụng khoản tiền có được sau khi eBay thâu tóm PayPal trong giai đoạn đầu phát triển YouTube.
3. YouTube là của Google
Google mua lại YouTube với giá 1,65 tỷ USD vào tháng 10/2006. Khoản tiền lúc ấy được xem là rất lớn, nhưng chẳng là gì so với giá trị hiện tại của YouTube (xem mục số 8).
4. YouTube có quảng cáo từ 2007
Google là công ty quảng cáo lớn nhất thế giới, và họ không mất nhiều thời gian để kiếm tiền từ YouTube. Quảng cáo đầu tiên trên website xuất hiện vào tháng 8/2007, chỉ 9 tháng sau khi YouTube về tay Google.
5. YouTube có các phiên bản địa phương hóa
Tháng 6/2007, YouTube bắt đầu phát hành các phiên bản địa phương hóa, bao gồm nội dung và đề xuất riêng cho từng quốc gia. Chúng cũng có tên miền truy cập riêng như .com, .co.uk, .fr, .vn,...
10 quốc gia đầu tiên có phiên bản YouTube riêng là Mỹ, Anh, Brazil, Pháp, Ireland, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, Ba Lan và Tây Ban Nha.
6. Đến nay, có 98 phiên bản YouTube địa phương hóa
Đó là một con số khổng lồ. Những quốc gia mới nhất có phiên bản YouTube riêng tính đến tháng 1/2019 gồm Bolivia, Costa Rica, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua, Panama và Uruguay.
7. YouTube từng bị kiểm duyệt bởi 25 quốc gia
Sứ mệnh mở rộng trên quy mô toàn cầu của YouTube không hề suôn sẻ. Trong lịch sử, hơn 25 quốc gia đã từng chặn YouTube, trong đó có cả Đức, Phần Lan hay Brazil.
8. YouTube đáng giá hàng tỷ USD
Hiện nay doanh thu hàng năm của YouTube vào khoảng 15 tỷ USD. Các nhà phân tích từ WSJdự đoán giá trị của YouTube có thể lên đến hơn 100 tỷ USD.
9. Người Mỹ "nghiện" YouTube
Nhiều thống kê cho biết 80% người dùng Mỹ độ tuổi từ 18 đến 49 xem ít nhất 1 video trên YouTube mỗi tháng.
10. Tại Mỹ, YouTube phổ biến hơn truyền hình cáp
Người dùng Mỹ từ 18 đến 49 tuổi tiếp cận với YouTube nhiều hơn bất cứ thể loại mạng giải trí hoặc truyền hình cáp nào.
11. YouTube ngày càng phổ biến hơn TV
Sự "bành trướng" của YouTube vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Thống kê gần nhất cho thấy thời gian xem YouTube tăng trưởng ở mức hai con số, trong khi thời gian xem TV thì giảm cũng với hai con số.
12. Video đầu tiên đạt 1 triệu lượt xem
Với những ai yêu thích bóng đá, tiền đạo người Brazil Ronaldinho là cái tên không hề xa lạ. Vì quá nổi tiếng nên video của anh (do Nike thực hiện) là video đầu tiên trên YouTube đạt 1 triệu lượt xem vào tháng 10/2005.
13. Video đầu tiên đạt 100 triệu lượt xem
Bản hit Girlfriend của Avril Lavigne là bài hát đầu tiên cán mốc 100 triệu lượt xem sau khi phát hành năm 2008. Đã có nhiều tranh cãi xung quanh con số này, trong đó công ty quản lý của Lavigne bị cáo buộc thao túng hệ thống để tăng lượt xem.
14. Video đầu tiên đạt 1 tỷ lượt xem
Thêm một bản hit âm nhạc nữa gắn với lịch sử YouTube. Gangnam Style của ca sĩ người Hàn Quốc PSY trở thành video đầu tiên đạt 1 tỷ lượt xem vào năm 2012. Ca khúc với "điệu nhảy ngựa" nhanh chóng lan tỏa khắp thế giới.
15. Âm nhạc tiếng Tây Ban Nha đang rất phát triển
Video tiếng Tây Ban Nha đầu tiên đạt 1 tỷ lượt xem trên YouTube là Bailando của ca sĩ Enrique.
16. Video không phải âm nhạc phổ biến nhất đến từ Nga
Trong danh sách các video được xem nhiều nhất YouTube, chỉ có duy nhất 1 video không thuộc thể loại âm nhạc đó là tập phim hoạt hình thuộc series Masha and The Bear của Nga với 3,4 tỷ lượt xem.
17. Có 17 video từng "lên đỉnh"
Đã có 17 video nắm giữ kỷ lục video được xem nhiều nhất YouTube. Danh hiệu này hiện thuộc về bản hit Despacito của Luis Fonsi sau khi soán ngôi See You Again của Wiz Khalifa.
18. 'Baby' không còn là video bị ghét nhất
Trong một thời gian dài, 'Baby' của Justin Bieber nắm giữ kỷ lục "video bị ghét nhất" với hơn 10 triệu dislike.
Tuy nhiên, kỷ lục ấy đã bị phá vỡ vào tháng 12/2018 bởi YouTube Rewind 2018, video tổng hợp những xu hướng trong năm của YouTube. Chỉ trong 1 tháng, nó đã bị dislike đến 15 triệu lần.
19. Tính năng xem video HD phát hành từ 2009
10 năm trước, tính năng xem video với độ phân giải cao HD mới chính thức được YouTube phát hành trên toàn cầu.
20. Thời lượng các video trên YouTube dài đến 57.000 năm
Có khoảng 7 tỷ video trên YouTube, thời lượng trung bình mỗi video là 4 phút 20 giây. Nếu nhân lên, tổng thời lượng của chúng là khoảng 30 nghìn tỷ phút, tức 57.000 năm.
21. 1/5 video trên YouTube đều không đáng xem
Cụ thể, hơn 20% video bị người dùng tắt sau khi xem được 10 giây.
22. Chúng ta xem YouTube quá nhiều
"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Nếu một người không thể xem hết 57.000 năm, thì toàn bộ người dùng YouTube hoàn toàn có thể. Chúng ta xem đến 4 tỷ giờ video mỗi tháng, tương đương 456.621 năm.
23. Tính năng tìm kiếm trên YouTube phổ biến hơn cả Bing
Nếu là công cụ tìm kiếm, thì YouTube sẽ là công cụ tìm kiếm lớn thứ 2 thế giới khi xử lý lượng truy vấn nhiều hơn cả Bing và Yahoo cộng lại.
Điều đó có nghĩa Google đang sở hữu trong tay 2 công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay.
24. Mỗi ngày, 10 năm video mới được tải lên YouTube
YouTube có 72 giờ video tải lên mỗi phút, tức là hơn 1 thập kỷ (10 năm) mỗi ngày.
25. Tony Blair là chính trị gia đầu tiên tham gia YouTube
Ngày nay, các chính trị gia thường dùng YouTube để truyền tải thông điệp của mình. Năm 2007, Thủ tướng Anh Tony Blair trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên ra mắt kênh YouTube của riêng mình.
26. YouTube không phải website số 1
Bất chấp những thống kê trên, YouTube vẫn chỉ là website phổ biến thứ hai trên thế giới, đứng thứ nhất chính là Google.com.
Theo thống kê của Alexa Rank, Facebook, Baidu và Wikipedia là 3 vị trí tiếp theo trong top 5.
"> -
Các trang thương mại điện tử nhận lệnh phải rà soát, gỡ bỏ thiết bị lắp ráp súngThông tin rao bán thiết bị lắp ráp súng trên Lazada bị phát hiện. Ảnh Internet
Theo thông tin Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương, thời gian gần đây Cục đã nhận được phản ánh của cơ quan báo chí, truyền thông về việc một số website thương mại điện tử bán các thiết bị để lắp ráp súng và vũ khí dưới dạng đồ chơi. Khi lắp ráp hoàn chỉnh, những loại súng đồ chơi này dùng để bắn đạn bằng bi sắt hoặc bằng khí nén CO2 có thể gây sát thương; vũ khí thô sơ như dao găm, kiếm, côn, cung, nỏ, phi tiêu…
"> -
GrabBike điều chỉnh cách tính cướcCách tính cước mới áp dụng cho dịch vụ GrabBike tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc là 12.000 đồng/2km đầu tiên, mỗi km tiếp theo thay vì cước 3.800 đồng thì nay giảm xuống còn 3.400 đồng. Tuy nhiên, GrabBike áp dụng thêm loại cước mới "tính theo thời gian di chuyển" (sau 2km đầu tiên) là 300 đồng/phút. Có nghĩa là, cứ sau 2km là khách hàng phải chịu thêm loại cước mới này.
Với khu vực TP.HCM và các tỉnh phía Nam khác khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, là sau 2km thì mỗi km tiếp theo có giá là 3.500 đồng (giảm ít hơn khu vực phía Bắc 100 đồng/km) và cước tính theo thời gian sau mỗi phút là 350 đồng (cao hơn mức của khu vực phía Bắc 50 đồng/phút).
Đại diện Grab Việt Nam cho rằng, "cách tính giá cước mới nhằm hỗ trợ các đối tác tài xế GrabBike có thu nhập tốt hơn khi hoạt động trong thời gian cao điểm, những khu vực có mật độ giao thông đông đúc, khó di chuyển, từ đó khuyến khích đối tác hoạt động hiệu quả hơn và giảm thiểu tình trạng kén chọn cuốc xe".
Cần biết rằng cách tính cước này không phải là quá mới. Trước đây, Uber khi còn hoạt động tại Việt Nam cũng đã từng áp dụng. Tuy nhiên, dư luận cũng đã từng phàn nàn về cách tính cước này là "cước chồng cước" song không thành làn sóng mạnh mẽ.
GrabBike từ lâu nay chưa bao giờ tính cước theo kiểu này. Khách hàng GrabBike bình thường cũng cảm thấy giá cước phải chăng nên không chú ý nhiều đến việc giá cước đắt hay rẻ như so với bên GrabCar. Hay nói cách khác, việc điều chỉnh giá cước ở mức nhỏ hay điều chỉnh cách tính cước đối với GrabBike, khách hàng không cảm thấy tăng quá mạnh, ít quan tâm cho nên cũng ít dẫn đến phản ứng.
Ngược lại, suốt vài năm qua, sự phản ứng đến từ dịch vụ GrabBike chính là từ phía đối tác tài xế. Đặc biệt là khi lượng tài xế GrabBike ngày càng đông lên, có thể lên đến cả trăm ngàn người, mức thu nhập bình quân/tài xế đã không còn được như trước đây.
Khách hàng thiệt nhiều hơn lợi
Như đã nói, theo đại diện Grab Việt Nam, việc điều chỉnh cách tính cước GrabBike từ ngày 24/2/2019 chủ yếu là vì quyền lợi là tăng thu nhập trực tiếp cho đối tác tài xế. Nhưng giữa tài xế với khách hàng đi GrabBike đương nhiên là có mối quan hệ hữu cơ: Tài xế ít kén chọn cuốc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm, hay các khu vực xảy ra tình trạng kẹt xe, ngập úng.v.v… thì khách hàng sẽ nhanh được đáp ứng cuốc xe hơn, không phải mất thời gian chờ lâu hoặc không bắt được xe trong một quãng thời gian dài.
Song cũng trong tình huống trên, người tiêu dùng cũng sẽ phải chi trả nhiều hơn so với trước đây.
Thứ nhất, lâu nay người tiêu dùng đi GrabBike đã phải chịu chính sách cước giờ cao điểm, ngày ngập lụt hay mưa bão, khu vực ùn tắc giao thông. Trong lịch sử, với GrabCar, mức cước ngày ngập lụt và mưa bão có thể cao hơn cả taxi truyền thống vài lần. Còn với GrabBike, giá cũng tăng hơn trong các thời điểm và hoàn cảnh trên.
Một khi áp dụng thêm cách tính cước theo thời gian di chuyển, rõ ràng là có xảy ra tình trạng "cước chồng cước". Đơn cử, khách bắt xe GrabBike vào giờ cao điểm trong ngày đã phải chịu chính sách cước theo giờ cao điểm, nếu đi vào khu vực ùn tắc di chuyển mất nhiều thời gian hơn lại phải chịu thêm loại cước tính theo thời gian di chuyển, sẽ đẩy tổng mức cước tăng lên.
Nhưng vấn đề chính còn nằm ở chỗ, cước tính theo thời gian di chuyển theo block "1 phút" là quá dày. Đành rằng cước mỗi phút chỉ 300 đồng hoặc 350 đồng tùy theo khu vực, nhưng với mật độ tính theo phút dày như thế, trong trường hợp đường xá đông người xe, sẽ đẩy giá cước tăng lên kha khá trong cơ cấu cước tổng của cuốc xe.
Xét về đại thể, việc tính thêm cước theo thời gian di chuyển cũng có mặt hợp lí của nó, vả lại phía Grab cũng điều chỉnh giảm cước cự li xuống cho thấy có cân nhắc nhiều mặt vì quyền lợi các bên. Tuy nhiên như đã nói, sự cân nhắc này có lẽ vẫn chưa toàn diện khi chọn block thời gian tính cước là "1 phút". Việc chốt cứng block "1 phút" thể hiện sự không linh hoạt có thể sẽ dẫn đến những bất hợp lí. Thay vào đó, nếu sử dụng block thời gian đa dạng và (ví dụ 1 phút, 2 phút, 3 phút…) linh hoạt hơn theo từng cự li và hoàn cảnh, thì giá cước được tính sẽ sát hơn cho cả tài xế và khách hàng, như vậy quyền lợi các bên đều hài hòa.
Với cách tính cước theo block như GrabBike vừa áp dụng, tài xế có lợi nhưng khách hàng thì sẽ thiệt nhiều hơn. Bài toán cân bằng quyền lợi và lợi ích ở đây chính là sự hài hòa để phát triển bền vững. Bởi sự thiên lệch về bất cứ bên nào cũng sẽ không ổn.
">