Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Farense, 1h00 ngày 3/2: Đẳng cấp chênh lệch

Giải trí 2025-02-07 06:34:19 685
ậnđịnhsoikèoSportingLisbonvsFarensehngàyĐẳngcấpchênhlệtrực tiếp đá banh   Chiểu Sương - 01/02/2025 19:11  Bồ Đào Nha
本文地址:http://profile.tour-time.com/html/36d599178.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Sagaing United vs Yadanarbon FC, 16h30 ngày 3/2: Điểm tựa sân nhà

Đối với các bậc phụ huynh, câu hỏi "mình đã nuôi dạy con thành công chưa" không thể chỉ trả lời bằng việc con có thu nhập thế nào, chức vụ ra sao, đã đạt được những gì...

Không sai khi đánh giá sự thành công dựa trên những tiêu chí ấy, nhưng theo ông Scott Mautz, định nghĩa về thành công lớn hơn thế. Thành công trong việc dạy con còn nằm ở việc con bạn đang sống thế nào và con lựa chọn trở thành người như thế nào.

Khi suy nghĩ về sự thành công theo nghĩa rộng, một cá nhân thành công trong cuộc sống đòi hỏi phải có nhiều đức tính cho thấy họ có một nội lực tinh thần vững vàng. Thước đo chân thực về sự thành công của một cá nhân đòi hỏi những sự đánh giá về chất, bên cạnh những đánh giá về lượng.

Theo ông Mautz, nếu một phụ huynh có thể trả lời "có" cho 6 câu hỏi dưới đây, họ có thể tự tin rằng mình đã nuôi dạy con thành công.

Con có theo đuổi hệ giá trị tốt đẹp không?

Những điều bé nhỏ con làm mỗi ngày giúp định nghĩa con là ai. Những ấn tượng nhỏ con tạo ra mỗi ngày, về lâu dài, sẽ tạo thành những nhận định lớn đi theo con. Câu hỏi đặt ra là: Con có sống mỗi ngày theo một hệ giá trị tốt đẹp mà con đặt ra không?

Chẳng hạn, con có đề cao việc ứng xử nhân hậu với những người xung quanh không? Con có bền bỉ giữ gìn sự nhân hậu ấy, ngay cả khi tình huống trở nên khó khăn không?

Việc con kiên trì sống theo đúng hệ giá trị mà mình tôn trọng cho thấy con sống có trọng tâm, có kỷ luật. Cả hai điều này sẽ giúp đưa con tới thành công. Sống có trọng tâm, có kỷ luật, có hệ giá trị tốt đẹp mà mình đề cao không dễ. Nếu con làm được như vậy, con đã trên đường đi tới thành công.

6 câu cha mẹ nên tự hỏi để biết mình đã nuôi con thành công chưa - 1

Thành công trong việc dạy con còn nằm ở việc con bạn đang sống thế nào và con lựa chọn trở thành người như thế nào (Ảnh minh họa: iStock).

Con có nỗ lực cải thiện bản thân không?

Tất cả chúng ta đều cần nỗ lực trong cuộc sống của mình, cố gắng hoàn thành tốt những trách nhiệm và nghĩa vụ trong học tập, công việc và cuộc sống. Trong quá trình ấy, đôi khi chúng ta bị lúng túng, mắc kẹt trong những thói quen không còn phục vụ tốt cho mình nữa. Thành công lớn hơn sẽ tới nếu chúng ta biết nhận ra và sửa đổi những điều không còn đưa lại hiệu quả.

Có thể thắng sức ì của bản thân và sức mạnh của thói quen để cải thiện bản thân, là dấu hiệu để nhận ra người thành công. Nếu con biết đặt mục tiêu cho bản thân, biết nỗ lực để đạt được những mục tiêu ấy, thậm chí, con có thể thay đổi bản thân để phục vụ cho mục tiêu đặt ra, vậy thì con có tố chất của người thành công.

Con có biết trân trọng những gì mình đang có không?

Chúng ta không thể có tất cả những gì mình muốn, việc biết trân trọng những gì mình đang có giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc, hài lòng hơn trong cuộc sống. Nhìn chung, con người rất dễ rơi vào cái bẫy tâm lý của việc không biết đủ. Việc con biết trân trọng những gì mình đang có, những gì mình đã đạt được, chính là một biểu hiện tâm lý của người thành công.

Con có tư duy trưởng thành không?

Trong quá trình con nỗ lực đạt được những mục tiêu mình đặt ra, sẽ có những lúc con sai lầm, phải trải qua những bước lùi. Khi ấy, con phản ứng thế nào? Con có dễ bị suy sụp, nản chí không?

Con có tư duy trưởng thành là khi con biết chấp nhận những lỗi sai, những bước lùi của bản thân, coi đó là điều không thể hoàn toàn tránh khỏi. Sau cùng, con biết sửa chữa, cải thiện tình hình, học hỏi từ sai lầm và linh hoạt thích ứng trên chặng hành trình nỗ lực đạt mục tiêu mình đặt ra.

6 câu cha mẹ nên tự hỏi để biết mình đã nuôi con thành công chưa - 2

Có thể thắng sức ì của bản thân và sức mạnh của thói quen để cải thiện bản thân, là dấu hiệu để nhận ra người thành công (Ảnh minh họa: iStock).

Con có nỗ lực chuẩn bị để đón bắt cơ hội không?

Người thành công biết yêu quá trình nỗ lực của bản thân, bởi qua đó, họ đã cải thiện chính mình và tiến bộ. Họ không chỉ trân trọng kết quả, mà còn trân trọng cả quá trình nỗ lực.

Nhiều khi, quá trình nỗ lực rất khó khăn và gây nản lòng, nhưng nếu con vẫn nhẫn nại với từng nhiệm vụ nhỏ, đó là tín hiệu đáng mừng. Chính việc thực hiện tốt từng việc nhỏ là cách để con đạt được mục tiêu lớn mà mình hướng tới.

Chuyên gia tâm lý người Mỹ Scott Mautz lấy ví dụ về việc ông là một diễn giả chuyên về đề tài sức mạnh nội tâm. Nhiều người nghe ông diễn thuyết xong chia sẻ rằng, họ cũng muốn trở thành diễn giả, muốn được trả nhiều tiền cho những cuộc diễn thuyết.

Dù vậy, họ không biết ông Mautz đã phải dành ra nhiều thập kỷ nghiên cứu tâm lý học mới có thể phát hiện ra những nội dung đắt giá, khiến khách hàng thấy xứng đáng trả tiền để ngồi nghe. Ngoài ra, ông còn phải luyện tập rất nhiều để có kỹ năng diễn thuyết tốt. Quá trình chuẩn bị ấy có những mệt mỏi, thách thức, đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, trí lực, công sức và cả tiền bạc.

Chính sự chuẩn bị kỹ lưỡng từng đầu việc nhỏ là cách tốt nhất để một cá nhân sẵn sàng đón bắt cơ hội khi thời cơ xuất hiện. Thực tế, may mắn cũng thường chỉ đến với những ai có sự chuẩn bị tốt.

Con có biết mình muốn gì không?

Trong cuộc sống, chúng ta rất dễ rơi vào cái bẫy tâm lý của việc thấy người khác muốn gì, mình cũng muốn y hệt như vậy. Nhiều người cảm thấy mình thất bại chỉ bởi họ xây dựng định nghĩa thành công và hạnh phúc dựa trên quan niệm của người khác hay suy nghĩ của số đông. Điều cần thiết là chúng ta phải có được định nghĩa về thành công và hạnh phúc của riêng mình.

Nếu con bạn biết chính xác mình muốn gì qua từng giai đoạn, biết vui với những tiến bộ của bản thân và biết kiên trì nỗ lực, như vậy, con đã thành công trong việc xây dựng cách thức tư duy của người thành công.

Theo CNBC

">

6 câu cha mẹ nên tự hỏi để biết mình đã nuôi con thành công chưa

Sau một đêm thức cùng ngư dân nơi đây, tôi háo hức chờ các mẻ cá bội thu. Song, khi nhìn thấy toàn bộ lưới cá được giăng kín hết nửa độ rộng con sông toàn rác, và chỉ là rác, tôi hiểu người làm nghề bà cậu nơi đây không dễ dàng mưu sinh.

Chưa hết sự cảm thông cho nổi cực nhọc, khó khăn đó, thì có một suy tư khác về lối mưu sinh của họ ám ảnh tôi tận bây giờ. Họ nhặt cá, tôm và các loại thủy sản nước ngọt khác ra khỏi đống rác to đùng đang làm chiếc thuyền tròng trành cho vào khoang chứa, quăng tất cả rác rưởi trả lại con sông trong đêm tĩnh mịch bằng cái tặc lưỡi "hôm nay lại xui rồi".

Lúc ấy tôi nghĩ, họ nghèo và nhờ con sông này để mưu sinh. Con sông là nguồn sống duy nhất của họ. Nhưng rác, từ đầu nguồn bị người ta bỏ vô tội vạ, theo con nước xuôi về đất Mũi làm cho cuộc mưu sinh của ngư dân nơi đây đã khó lại thêm vạn phần khó. Những người bỏ rác đầu nguồn thật có tội với nơi cuối nguồn này. Rồi tôi lại nghĩ, chính người cuối nguồn cũng có khác gì người nơi đầu nguồn. Dòng sông chở che họ trong cuộc mưu sinh, nhưng chính tay họ lại không bảo vệ cho nó.

Cơm, áo, gạo, tiền sát rạt nên người ta chỉ quan tâm đến con cá, con tôm có trong đống rác. Rác tự biết xuôi theo dòng mà đổ ra biển. Suy nghĩ này của họ cũng như những người nơi đầu nguồn, tạo thành vòng lặp "mặc kệ" của con người với rác.

Mấy ngày trước, người nuôi tôm hùm tại xã Cam Lập, TP Cam Ranh được cho là đã vô tư quăng lại cho biển các chất thải như vỏ hàu, ốc, rác nhựa tại gần ngay lồng bè nuôi tôm hùm của họ. Những việc như thế không hiếm, vẫn xảy ra hàng ngày.

Tôi đọc tin này khi đang ở nhà tưởng niệm khắc phục thiệt hại do dầu ở quận Taean, huyện Soweon, vùng biển Seohae - biển Tây Nam của Hàn Quốc.

Năm 2007, vùng biển vàng để tổ chức tham quan du lịch và hơn hết là nơi nuôi trồng rong biển, đánh bắt thủy hải sản - nguồn sống của 65 nghìn ngư dân nơi đây, chết vì sự cố tràn dầu.

66.000 thùng dầu thô của tàu Hong Kong Hebei Spirit va phải sà lan của Hàn Quốc, ước tính làm cho 10.500 tấn dầu thô tràn ra khu vực biển vàng này. Biển bỗng chốc biến thành một màu đen ngòm, hôi thối. Người thuyết minh cho chúng tôi nói bằng giọng run run, rằng đó là cơn ác mộng của người Hàn, là thảm họa đáng sợ nhất trong lịch sử ô nhiễm của đất nước này.

300 người từ 65 tuổi trở lên - với suy nghĩ rằng thời gian gần đất xa trời của họ không còn bao lâu nữa, nhưng người trẻ của làng biển này phải được thấy biển sạch dù sau 20 hay 30 năm nữa - đã góp sức vớt từng mảng dầu loang cho vào thùng đem đi đổ, lau từng viên đá bị dầu bám đông cứng trên bờ biển.

600 cánh tay ấy đã dấy lên một tinh thần bảo vệ môi trường, bảo vệ "nồi cơm" mưu sinh, kéo người Hàn Quốc lần lượt từ khắp mọi miền về Seohae để góp tay. Từ vài chục nghìn lên đến vài trăm nghìn người cứu biển.

Nhanh hơn dự đoán, sau 16 năm, biển chết ngày nào nay nhà nhà san sát làm homestay đón khách trở lại. Nhiều quán cà phê thiết kế bằng cửa kính, tạo tầm nhìn thoáng để du khách ngắm được toàn vẻ đẹp của biển vàng. Đặc biệt hơn, cát không còn nhuốm màu đen của dầu và tiếp tục là nguyên liệu cho ngành chế biến thủy tinh của Hàn Quốc. 65.000 hộ dân đã có thể bám biển và nuôi trồng lá rong biển trở lại.

Tôi chưa kiểm tra xem người Hàn có câu tục ngữ "Ăn cây nào, rào cây đó" như người Việt Nam không, nhưng hành động ấy rất gần với tinh thần của câu tục ngữ này. Sông, biển của chúng ta may mắn không gặp tai nạn khủng khiếp như vậy, nhưng lại bị chính tay của những con người nhờ vào nó mà sống làm tổn thương và hủy hoại dần.

Có thể, những người làm nghề bà cậu vẫn còn thấy một ít tôm cá nên chưa sợ viễn cảnh sông biển cạn cá tôm. Nhưng nếu không biết vừa khai thác, vừa giữ gìn, tôn tạo, thì những gì họ ăn hôm nay là đã lấn vào cả phần của con cháu trong tương lai.

Nguyễn Nam Cường

">

Cá tôm nhặt lên, rác đổ xuống biển

vực dậy 1.jpg
Trong đêm chạy lũ, câu nói của chồng khiến chị Thoa vững tâm

Gấp rút chạy lũ vào lúc 2h sáng, vợ chồng chị cùng đứa con 12 tuổi chỉ kịp mặc áo mưa chứ không thể đem theo bất cứ tài sản gì.

Chồng chị một tay cầm đèn pin, một tay dắt con và nhắn nhủ với vợ: “Bám vào áo anh, còn người là còn của. Em với con còn sống thì anh mới làm lại được”.

Câu nói khiến chị Thoa vững tâm hơn trong lúc gian nguy. Nhiều người biết đến câu chuyện này, lập tức nhận xét ‘chị đã chọn đúng chồng’.

Bên cạnh căn nhà cấp 4 của vợ chồng chị là khu trang trại chăn nuôi. Vợ chồng chị nuôi hàng trăm con bồ câu, gà, chim trĩ cùng vài chục con lợn.

Khoảnh khắc rời nhà đi tránh lũ, chị bật khóc vì lo lắng, bất an. Chị xác định, một khi rời đi là trang trại chăn nuôi mất trắng. Dẫu vậy, vợ chồng chị vẫn phải đưa con chạy lên nhà nội cách đó 700m để tránh lũ.

Ngày trở về, nhìn cảnh nhà cửa tan hoang, trang trại chăn nuôi đổ cột, tốc mái, gia súc, gia cầm chết la liệt, chị khóc nức nở. 

Vợ chồng chị thiệt hại 25 con lợn, 400 con chim bồ câu, 200 con chim trĩ, 60 con gà,... Đồ dùng trong nhà hỏng la liệt. Quần áo, chăn màn dính đầy bùn đất. 2,5ha cây keo 2 năm tuổi gãy đổ toàn bộ.

vực dậy 3.jpg
Căn nhà của chị Thoa tan hoang sau lũ

Ngoài ra, nhà chị còn thiệt hại mấy tạ ngô, lúa, cám – là thức ăn cho gia súc, gia cầm. Chiếc máy cắt cũng hỏng vì bị ngâm nước. 

“Tài sản của vợ chồng tôi có bằng đó, sau một trận lũ, gần như chẳng còn gì. Khung cảnh tan hoang đến vậy, làm sao mà không xót xa.

Những đêm sau đó, tôi không thể nào ngủ được, vừa tiếc của, vừa lo cho cuộc sống sau này”, chị Thoa ngậm ngùi chia sẻ.

Cố gắng vực dậy sau lũ

Nghe chồng động viên: “Mất rồi thì ta làm lại, quan trọng là tinh thần phải phấn chấn”, chị Thoa vững tâm vực dậy cuộc sống.

Trở về nhà, nhìn thấy cảnh nhà tan hoang, chị vội vã đi tìm trưởng thôn xin được giúp đỡ. “Hôm đó nghĩ cũng khổ, mất điện, mất mạng, tôi không biết tìm ai giúp đành chạy sang gọi anh trưởng thôn.

Sang nhà, thấy anh ấy quần áo lấm lem bùn đất, bưng bát cơm to rau, thịt lẫn lộn, cố ăn nhanh cho xong bữa để còn tiếp tục hỗ trợ dân. Ngoài nhà tôi, người dân xung quanh cũng rất cần được giúp đỡ”, chị Thoa kể. 

Nhờ có anh em, làng xóm thân thiết xúm vào giúp dọn dẹp nhà cửa, trang trại, vợ chồng chị mới dần trở lại cuộc sống bình thường. 

“Mọi người giúp chở lợn, gà, chim,... chết lên điểm tập kết rác, rắc vôi phòng trừ dịch bệnh lây lan. Xong xuôi đâu vào đấy, tôi đếm được nhà mình còn lại 11 con lợn, 19 con gà, đôi trăm con bồ câu,...”, chị Thoa kể.

vực dậy 4.jpg
Khu chăn nuôi thiệt hại lớn

Tuy nhiên, gia súc, gia cầm còn sống cũng không khỏe mạnh. Những ngày qua, chị vẫn phải thu dọn lợn, gà, chim,... chết trong chuồng. 

“Tôi không biết cuối cùng cứu được bao nhiêu con, thôi thì cứu được con nào hay con đó để gây giống”, chị Thoa nói.

Đồ dùng trong nhà chị mới kịp đem sửa quạt và tủ lạnh – là những món đồ thiết yếu nhất. Thương cho hoàn cảnh của chị, người dân xung quanh giúp chị sửa đồ miễn phí.

Chăn màn, quần áo chị đem giặt, cái nào nát quá thì bỏ, cái nào hoen ố màu bùn đất thì dùng để mặc đi làm. Vợ chồng chị cố gắng tận dụng mọi thứ để không tốn tiền mua mới.

Dọn dẹp nhà cửa xong xuôi, vợ chồng chị lên đồi xử lý 2,5ha keo. Mấy ngày qua, chị “bám đồi” chặt những cây keo gãy đổ, chuẩn bị mua giống trồng keo mới.

“Nhìn hai đồi keo đổ rạp, tôi xót xa vô cùng. Nhưng làm sao được, còn người là còn của, vợ chồng tôi cố gắng gây dựng lại từ đầu”, chị Thoa nói.

vực dậy 5.jpg
Đàn gia cầm còn lác đác vài con
anh anh anh.jpg
Đồi keo của chị Thoa gãy đổ hoàn toàn

Vợ chồng chị Thoa trồng trọt, chăn nuôi, vừa làm thuê làm mướn để nuôi hai người con ăn học. Cô con gái cả vừa nhập học trường Đại học Y Dược Thái Bình cũng cần một khoản tiền lớn để đóng học phí.

May mắn, phía nhà trường có chương trình hỗ trợ gia đình các học viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 nên chị yên tâm phần nào. 

“Vừa rồi chính quyền xã hỗ trợ nhà tôi 10kg gạo, 1 thùng mỳ tôm, 1 gói bánh, 1 thùng sữa và bình nước lọc. Đó cũng là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho gia đình trong lúc này”, chị Thoa chia sẻ. 

Ảnh: NVCC

'Bám vào áo anh, em với con còn sống, anh mới làm lại được'Trong lúc chạy lũ thấy vợ chần chừ, chồng tôi kéo tay giục giã: ‘Đi thôi em ơi, bám vào áo anh, còn người là còn của. Em với con còn sống thì anh mới làm lại được’”, chị Thoa chia sẻ.">

Mất trắng sau lũ, vợ chồng Bắc Giang động viên nhau 'còn người là còn của'

Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Genoa, 21h00 ngày 2/2: Khó tin The Viola

Trong chương trình, MC Hồng Nhung và Đức Bảo cùng khán giả đã rơi nước mắt xúc động trước chia sẻ của vợ chồng thầy Dương Đình Khôi và cô Định Triệu Hằng. "Điểm trường là ngôi nhà có 2 phòng, 1 phòng dành cho lớp ghép 1 và 2, một bên dành cho mầm non, chỉ ngăn một cái ri-đô. Bên trong hai vợ chồng ở, còn ở ngoài lớp học mầm non. Đêm mưa bão tốc hết mái, hai vợ chồng ôm nhau khóc. Lúc đó là 2 giờ đêm", cô Hằng khóc kể lại. 

VIDEO CAM DONG.mp4
Chia sẻ xúc động của khách mời. 

14 năm gắn bó với điểm trường Giàng Sán ở xã Thượng Phùng, Mèo Vạc, Hà Giang, họ đã cùng nhau vượt qua những thử thách từ bất đồng ngôn ngữ đến những đêm mưa bão tưởng chừng không thể chịu đựng nổi.

Dù phải gửi lại con cái cho ông bà chăm sóc, họ vẫn dành hết tình cảm cho các em nhỏ dân tộc thiểu số như con đẻ của mình. Mỗi ngày được thấy các em khôn lớn chính là động lực để họ tiếp tục hành trình gieo mầm tri thức giữa núi rừng hiểm trở. Với thầy cô, những đôi bàn tay chai sạn ấy không chỉ cầm phấn mà còn gieo những hạt giống ước mơ, nuôi dưỡng tương lai cho học sinh nơi vùng cao biên giới.

Với chủ đề tri ân những nhà giáo, Giai điệu Việt Namlần này sẽ kết nối khán giả qua những ca khúc quen thuộc nhưng được thổi hồn mới: Chong chóng gió, Người gieo mầm xanh, Niềm vui của em, Một đời người một rừng cây, Con đường tôi Việt Nam muôn màu.

Khán giả sẽ được chìm đắm trong những hình ảnh đầy hoài niệm, từ chiếc chong chóng xoay tượng trưng cho tuổi trẻ tự do, đến cảnh các cô cậu học sinh miệt mài học tập dưới sự dẫn dắt của thầy cô. Tất cả sẽ làm sống lại trong lòng người xem những ký ức ngọt ngào về một thời cắp sách đến trường.

460027169_10160928564017600_8230905665152159524_n.jpg
Ca sĩ Khánh Linh cũng góp mặt trong chương trình "Giai điệu Việt Nam" tháng 9. Ảnh: FBNV

Giai điệu Việt Namphát sóng vào 14h ngày 29/9 trên VTV1 có sự tham gia của các ca sĩ: Nguyễn Trần Trung Quân, Bảo Trâm, Khánh Linh, nhóm Oplus... 

Quỳnh An
Ảnh, clip: VTV

MC Hồng Nhung VTV: Đọc được cuốn sách hay, tôi cảm thấy hồi sức

Hồng Nhung 'Cafe sáng' thường xuyên đọc những cuốn sách cũ bởi với cô giống như đọc được cả tâm hồn của người đọc trước đó.

">

MC Hồng Nhung và Đức Bảo VTV cảm động trước lời kể của cô giáo vùng cao

Các món ăn giàu chất dinh dưỡng và mang nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cân, cải thiện tiêu hóa, kéo dài tuổi thọ và các sức khỏe tổng thể khác.

{keywords}
 

Tìm hiểu chế độ ăn truyền thống của người Nhật

Người Nhật nhấn mạnh vào hương vị tự nhiên của thực phẩm hơn là dựa vào các loại gia vị và nước sốt. Thực phẩm chủ yếu là cơm, mì, cá, đậu, rong biển, rau và dưa muối.

Chất béo và đường được dùng rất hạn chế. Các món ăn có thể có trứng, thực phẩm từ sữa hoặc thịt nhưng chỉ chiếm một khẩu phần rất nhỏ trong tổng thể toàn bộ bữa ăn.

{keywords}
(Ảnh: healthline).

Chế độ ăn truyền thống của người Nhật giống với chế độ ăn của xa xưa của người dân đảo Okinawa, với nhiều gạo và cá hơn. Chế độ ăn này đối lập với ẩm thực hiện đại Nhật Bản, là nền ẩm thực chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của ẩm thực Trung Quốc và phương Tây, tiêu thụ một lượng lớn protein động vật và đồ ăn chế biến sẵn.

Các món ăn trong bữa ăn truyền thống của người Nhật

Các bữa ăn của người Nhật gồm có thực phẩm chính, canh, món chính, và một số món phụ.

- Thực phẩm chính: Cơm hoặc mì soba, mì ramen, hoặc mì udon.

- Canh: Canh miso nấu từ nước đậu nành lên men với rong biển, ngao, hoặc đậu phụ và rau.

- Món chính: Cá, hải sản, đậu phụ, đậu tương lên men với những khẩu phần nhỏ của thịt hoặc trứng.

- Món phụ: Rau, rong biển, và trái cây.

Người Nhật thường sử dụng bột ngọt để tăng hương vị của rau và các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác.

{keywords}
(Ảnh: japantimes).

Cách trình bày món ăn là một khía cạnh quan trọng khác trong ẩm thực truyền thống Nhật Bản. Các món ăn được bài trí với các khẩu phần nhỏ, vừa miếng gắp của đũa. Người Nhật tin rằng cách này sẽ tạo ra sự hài hòa về hương vị.

Trà xanh và trà lúa mạch là đồ uống phổ biến.

Lợi ích về sức khỏe của chế độ ăn truyền thống Nhật Bản

Kéo dài tuổi thọ

Nhật Bản có một trong những quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới nhờ vào chế độ ăn uống truyền thống.

Một nghiên cứu kéo dài 15 năm, tiến hành trên 75.000 người Nhật Bản tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn uống truyền thống cho thấy, họ có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn tới 15% so với những người ăn theo chế độ phương Tây.

Giảm cân

Chế độ ăn nhiều rau củ, khẩu phần nhỏ, ít đường và chất béo của người Nhật góp phần làm giảm lượng calo tiêu thụ. Người Nhật khuyến khích dừng lại khi đã no 80%. Điều này khiến ít khi chúng ta bắt gặp những người Nhật béo phì.

{keywords}
(Ảnh: healthline).

Bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính

- Người Nhật có nguy cơ mắc bệnh tim rất thấp so với thế giới nhờ vào chế độ ăn nhiều cá, rong biển, trà xanh, đậu nành, ít chất béo và protein động vật.

- Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cách ăn truyền thống của người Nhật giúp giảm đáng kể nguy cơ tiểu đường loại 2. Uống trà xanh cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh Alzheimer, Parkinson và một số loại ung thư.

Cải thiện tiêu hóa

- Rong biển, đậu nành, trái cây và rau xanh trong chế độ ăn chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ tốt cho vấn đề tiêu hóa.

- Trái cây và rau muối chua cung cấp vi khuẩn có lợi probiotic, thúc đẩy sức khỏe đường ruột, giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón và tiêu chảy.

Thực phẩm chính trong các bữa ăn của người Nhật

- Cá và hải sản: Tất cả các loại cá và hải sản. Có thể rán, nướng, luộc, chiên, hoặc ăn sống với sushi và sashimi.

- Thực phẩm từ đậu nành: Gồm có đậu nành non, đậu phụ, miso, tương đậu nành, tương tamari, và đậu tương lên men.

- Rau và trái cây: Các loại trái cây tươi hoặc muối. Rau có thể chế biến đa dạng như xào, luộc, hấp, ninh, hoặc nấu canh.

- Rong biển: Rong biển tươi hoặc khô là một phần quan trọng trong chế độ ăn của người Nhật.

{keywords}
(Ảnh: healthline).

- Tempura: Tempura là rau củ hoặc hải sản tẩm bột mì rán.

- Gạo hoặc mì: Cơm là thực phẩm chính trong các bữa ăn của người Nhật. Các món thay cho cơm có thể là mì soba, mì ramen hoặc mì udon.

- Đồ uống: Nước trà xanh nóng hoặc trà lúa mạch lạnh. Bia và rượu sake chỉ dùng trong bữa tối.

- Thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng và sản phẩm từ sữa chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong các bữa ăn của người Nhật.

Các loại thực phẩm không nên ăn nhiều

- Thực phẩm từ sữa: Bơ, sữa, phomai, sữa chua, kem…

- Thịt đỏ và thịt gia cầm.

- Trứng.

- Chất béo, dầu, các loại sốt: Bơ thực vật, dầu ăn, các loại sốt giàu chất béo,...

- Thực phẩm nướng: Bánh mì, bánh pita, bánh ngô, bánh sừng bò, bánh nướng, bánh hạnh nhân, bánh nướng xốp, v.v.

- Thực phẩm đã qua chế biến hoặc có đường: ngũ cốc ăn sáng, thanh granola, kẹo, nước ngọt,...

- Đồ ăn vặt: khoai tây chiên, bỏng ngô, bánh quy giòn.

- Món tráng miệng trong chế độ ăn truyền thống của người Nhật có vị ngọt dựa trên các thành phần tự nhiên như trái cây hoặc bột đậu đỏ thay vì đường.

Theo Dân Trí

Lý do phụ nữ Nhật luôn yêu chuộng nước gạo

Lý do phụ nữ Nhật luôn yêu chuộng nước gạo

Phụ nữ Nhật Bản được biết đến với làn da trắng sứ, không tì vết. Ít ai biết rằng họ luôn sử dụng một phương pháp tự nhiên, ít chi phí đó là nước gạo.

">

Bí quyết dinh dưỡng giúp người Nhật sống khỏe, sống thọ

Mona Lisa 1.jpeg
'Mona Lisa' mang những bí ẩn hóc búa, thu hút các học giả và nhà nghiên cứu tham gia tìm hiểu. Ảnh: IanDagnall Computing/Alamy

Tìm ra địa điểm nhờ ‘theo chân’ danh họa

Tự giới thiệu từng làm việc trong lĩnh vực “khoan dầu và săn đá quý”, bà Pizzorusso tin rằng khung cảnh mờ ảo đằng sau nhân vật bí ẩn nổi tiếng lấy cảm hứng từ thành phố Lecco phía bắc Italy.

Gần đây, tại một hội nghị địa chất được tổ chức ở Lecco, Pizzorusso cho biết dãy Alps phía tây nam nhìn ra thành phố là yếu tố chính làm nền cho bức tranh nổi tiếng nhất thế giới, được trưng bày tại Bảo tàng Louvre ở Paris.

Theo The Guardian, Pizzorusso so sánh cây cầu, dãy núi và hồ nước trong Mona Lisa với cây cầu Azzone Visconti thế kỷ 14 của Lecco, dãy Alps nhìn ra khu vực và hồ Garlate, nơi Leonardo được biết là đã ghé thăm 500 năm trước.

Để chứng minh cho những phát hiện của mình, bà lần theo dấu chân của Leonardo trên khắp miền bắc Italy bằng cách sử dụng các ghi chép thực địa của chính ông.

“Những điểm tương đồng là không thể phủ nhận. Tôi rất vui mừng về điều này. Tôi thực sự cảm thấy đó là một cuộc trở về”, bà chia sẻ suy nghĩ với The Guardian.

Các giả thuyết trước đây, bao gồm tuyên bố năm 2011, suy đoán cây cầu và con đường trong bức Mona Lisathuộc về Bobbio, một thị trấn nhỏ ở miền bắc Italy. Phát hiện năm 2023 lại cho rằng Leonardo vẽ một cây cầu ở tỉnh Arezzo.

Nhưng theo Pizzorusso chỉ tập trung vào cây cầu là chưa đủ. “Cầu hình vòm có mặt khắp nơi ở Italy và châu Âu, nhiều cái trông rất giống nhau. Không thể xác định được vị trí chính xác chỉ từ một cây cầu. Tất cả đều nói về cây cầu và không ai đề cập đến địa chất”.

Pizzorusso từng xem xét các mô tả địa chất trong nghệ thuật của Leonardo, trình bày những phát hiện qua cuốn sách Geologic Representations in the Virgin and Child with St. Anne(2021) và bài báo học thuật Leonardo's Geology: The Authenticity of the Virgin of the Rock(2017).

Mona Lisa 2.jpeg
Ann Pizzorusso so sánh bối cảnh trong 'Mona Lisa' với hình ảnh thực tế của thành phố Lecco, Italy. Ảnh: Ann Pizzorusso

Nhiều ý kiến trái chiều

Tuy nhiên, các chuyên gia khác lại tỏ ra nghi ngờ. Nhà sử học nghệ thuật người Anh đồng thời là chuyên gia về Leonardo, Martin Kemp bác bỏ ý kiến ​​này. Phát biểu vớiCBS, ông phản đối quan điểm cho rằng Leonardo nhất thiết phải miêu tả “những phong cảnh cụ thể, có thể nhận dạng được” trong tranh.

“Ông ấy nhìn những thứ thực tế với xúc cảm mãnh liệt, đáng kinh ngạc, nhưng sau đó ông tái hiện chúng bằng hội họa. Không có lý do rõ ràng nào buộc Leonardo phải đặt phong cảnh Albinor hay phong cảnh Arezzo hoặc bất cứ nơi đâu”, Martin Kemp nhận định.

Francesca Fiorani, Giáo sư lịch sử nghệ thuật tại Đại học Virginia, cũng đồng ý với Kemp. “Leonardo nghiên cứu thiên nhiên, những ngọn núi, dòng sông, tảng đá với sự chú ý đặc biệt và con mắt vô cùng tinh tường. Kiến ​​thức đó hình thành nên nghệ thuật của ông, nhưng những phong cảnh trong bức tranh của ông, bao gồm cả Mona Lisa, là sự thể hiện thiên nhiên trong trí tưởng tượng của cá nhân danh họa, không phải bản sao của cảnh quan thực tế. Khẳng định ngược lại có nghĩa là không hiểu cách Leonardo làm việc và vẽ tranh như thế nào”, bà nói với The Art Newspaper.

Vincent Delieuvin, người phụ trách chính các bức tranh Italy tại Bảo tàng Louvre, từ chối bình luận.

Đã có những giả thuyết khác về bối cảnh bí ẩn của bức tranh Mona Lisa. Trong cuốn sách xuất bản năm 2013 có tựa đề Codice P, nhà địa lý học Olivia Nesci từ Đại học Urbino và nghệ sĩ Rosetta Borchia tuyên bố rằng phong cảnh đó là Montefeltro, nhìn từ độ cao của thung lũng Valmarecchia ở miền bắc Itayly.

Năm ngoái, nhà sử học nghệ thuật Silvano Vinceti cho rằng cây cầu vượt được mô tả trong bức tranh thế kỷ 16 là cây cầu Romito, từng bắc qua sông Arno ở làng Laterina ở Tuscany.

Kiếp nạn của 'nàng Mona Lisa': Bị phun sơn, bôi bánh kem, ném đá, hất súpĐược nhận định là biểu tượng của thời Phục Hưng, bức 'Mona Lisa' phải đối mặt với nhiều vụ phá hoại nhưng đều may mắn thoát nạn.">

Tranh cãi về bối cảnh của kiệt tác Mona Lisa

友情链接