Được biết, trường hợp nữ bệnh nhân 84 tuổi trên chỉ là một trong số nhiều bệnh nhân uốn ván mà các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận điều trị thời gian gần đây.
Theo bác sĩ Bắc, uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong 25-90%; uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh tỷ lệ tử vong trên 95%.
Bệnh thường xảy ra khi cơ thể bị tổn thương như vết chích da, vết rách da, vết trầy da, bỏng, viêm tai giữa, phẫu thuật, sảy thai, sinh đẻ...; thời kỳ ủ bệnh 4-21 ngày. Trực khuẩn gây bệnh phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng độc tố vào máu và tấn công vào thần kinh, cơ. Lúc này, bệnh nhân bị co cứng cơ, từ đó xuất hiện các cơn co giật gây ngưng thở, suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật, ngừng tim.
Ở những nước không có chương trình tiêm chủng mở rộng phòng uốn ván, tỷ lệ trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi mắc bệnh rất cao. Việt Nam đã loại trừ bệnh uốn ván trên trẻ sơ sinh từ năm 1992 (nhờ tiêm chủng), tuy nhiên còn rất nhiều người lớn sinh trước 1992 chưa được tiêm phòng.
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân cần xử lý vết thương ban đầu đúng cách để phòng ngừa uốn ván. Nếu vết thương sâu, bẩn, dập nát, nên vệ sinh bằng nước muối hoặc nước sạch, loại bỏ đất bẩn, mảnh vụn nếu có. Với vết thương phức tạp, chảy máu, dính nhiều đất cát, phải nhanh chóng tới cơ sở y tế cắt lọc, sát khuẩn.
Không băng kín vết thương nếu chưa được vệ sinh tốt vì đây là điều kiện khiến vi khuẩn uốn ván phát triển. Kiểm tra, thay băng hàng ngày. Nếu có tình trạng mưng mủ nhiễm trùng, hãy tháo bỏ băng, làm sạch, để hở, hoặc đến cơ sở y tế để can thiệp xử lý vết thương,không sử dụng các phương pháp dân gian như đắp lá, rắc bột...
Người dân cũng nên chủ động tiêm phòng uốn ván khi có vết thương dập nát, sâu, bẩn, đặc biệt với nhóm người chưa tiêm ngừa đầy đủ, hoặc cách thời gian tiêm mũi vắc xin gần nhất từ 10 năm. Sau đó, tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván theo khuyến cáo của đơn vị tiêm chủng để có miễn dịch đầy đủ phòng bệnh.
Nguyễn Liên
" alt=""/>Cụ bà 84 tuổi bị uốn ván nguy kịch sau một vết xước nhẹGiao diện trang thông tin kinh phí hỗ trợ người dân tỉnh Hà Tĩnh bị ảnh hưởng dịch Covid-19. (Ảnh chụp màn hình)
Để hỗ trợ Sở LĐTB&XH tỉnh Hà Tĩnh trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 42 của Chính phủ và Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ, từ trung tuần tháng 4/2020, Sở TT&TT Hà Tĩnh đã giao Phòng CNTT trực tiếp làm việc với Sở LĐTB&XH, đồng thời phối hợp với Công ty cổ phần Phần mềm Mây Việt xây dựng phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ và cổng thông tin công khai, minh bạch kịp thời danh sách từng người dân được hưởng chính sách, kết quả thực hiện chi trả trên mạng Internet tại địa chỉ https://nq42cp.hatinh.gov.vn.
Cụ thể, hệ thống phần mềm hỗ trợ này giúp giải quyết tốt một số vấn đề, trong đó có việc rà soát danh sách, lọc, cảnh báo các đối tượng có thể được hưởng đồng thời nhiều hơn một chính sách, giúp Sở LĐTB&XH làm tốt hơn công tác rà soát, thẩm định danh sách.
Cùng với đó, hệ thống cũng hỗ trợ cập nhật, công khai, minh bạch danh sách người dân dược duyệt hưởng chính sách và kết quả chi trả hàng giờ trên địa bàn toàn tỉnh; cho phép mọi người có thể dễ dàng tra cứu thông tin.
Đồng thời, hỗ trợ cán bộ ngành LĐTB&XH cấp các cấp xã, huyện, tỉnh thực hiện báo cáo trực tuyến và chủ động kết xuất đầy đủ các báo cáo hàng ngày theo mẫu biểu quy định.
Hệ thống phần mềm nghiệp vụ và Cổng thông tin kinh phí hỗ trợ người dân tỉnh Hà Tĩnh bị ảnh hưởng dịch Covid-19 theo Nghị quyết 42 của Chính phủ đã được đưa chạy thử nghiệm từ ngày 27/4/2020 và áp dụng chính thức từ 30/4/2020 đến nay.
Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đánh giá: “Bằng việc ứng dụng hệ thống phần mềm hỗ trợ chi trả theo Nghị quyết 42, Sở LĐTB&XH tỉnh Hà Tĩnh đã đẩy nhanh quá trình rà soát chống trùng các đối tượng được hưởng, kịp thời công khai minh bạch thông tin kết quả chỉ trả, đồng thời giảm tải quá trình tổng hợp báo cáo từ cấp xã lên cấp tỉnh và báo cáo Bộ LĐTB&XH hàng ngày về kết quả chi trả. Qua đó, giúp ngành LĐTB&XH thực hiện nhiệm vụ chính trị được chính xác, hiệu quả hơn, minh bạch hơn”.
Từ thực tế ứng dụng hiệu quả tại địa phương mình, Sở TT&TT Hà Tĩnh đã giao Phòng CNTT phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện chia sẻ thông tin và chuyển giao miễn phí hệ thống phần mềm hỗ trợ này cho các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đến nay, các tỉnh, thành phố như Hải phòng, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thái Bình, Đồng Tháp, Hoà Bình đã cài đặt chuyển giao phần mềm. Một số tỉnh khác như Cần Thơ, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai... đang trong quá trình chuẩn bị hạ tầng để tiếp nhận chuyển giao hệ thống.
Theo chia sẻ của đại diện Sở TT&TT Hà Tĩnh, thời gian vừa qua, song song với việc Sở này triển khai chuyển giao hệ thống phần mềm hỗ trợ chi trả trợ cấp cho người dân gặp khó khăn do Covid-19, Sở LĐTB&XH tỉnh cũng đã phối hợp chia sẻ kinh nghiệm sử dụng phần mềm cho các cán bộ LĐTB&XH các tỉnh trong quá trình chuyển giao.
Liên quan đến công tác triển khai các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong công điện ngày 9/5/2020, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH đã đề nghị Chủ tịch các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đẩy mạnh việc xử lý hồ sơ đề nghị hỗ trợ qua dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Việc này nhằm rút ngắn thời gian xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trong quá trình xác nhận và phê duyệt hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
Phát biểu tại hội nghịgiữa Thủ tướng với các doanh nghiệp ngày 9/5 vừa qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, từ ngày 12/5/2020, Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ cung cấp thêm 6 dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Các dịch vụ gồm: Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương, ngừng việc đối với người lao động; Kê khai, gia hạn nộp thuế doanh nghiệp; Kê khai, gia hạn nộp thuế cá nhân; Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; Tiếp nhận, xử lý phản ánh các kiến nghị trong thực hiện hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Các dịch vụ công trực tuyến nêu trên sẽ hỗ trợ cho 4 triệu đối tượng người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, sẽ rút ngắn thời gian thực hiện từ 6-10 ngày làm việc với từng đối tượng so với cách triển khai trực tiếp.
Đồng thời, thông qua kênh tiếp, phản ánh, kiến nghị, Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ hỗ trợ Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp giám sát việc thực hiện các gói hỗ trợ của nhà nước theo Nghị quyết 42 của Chính phủ và Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ.
Vân Anh
" alt=""/>Hà Tĩnh làm phần mềm hỗ trợ trả trợ cấp cho người khó khăn vì CovidTheo đó, UBND TP nhận được Văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị kiểm tra, rà soát các vi phạm pháp luật về đất đai đối với mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng.
Về việc này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra, rà soát, xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai đối với mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng trên địa bàn các quận, huyện, thị xã…
Mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng (farmstay) đang nở rộ với nhiều hình thức mới |
UBND TP cũng giao UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng đối với mô hình kinh doanh trên; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng đến chính quyền cơ sở và người dân để tránh xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trong việc đầu tư, xây dựng, sử dụng đất để thực hiện mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng.
Trước đó, vào tháng 7 vừa qua, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của mô hình farmstay. Thông tin phản ánh từ báo chí cho biết, farmstay là mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng. Hiện nay, mô hình này đang nở rộ với nhiều hình thức mới nhưng vẫn chưa có khung pháp lý điều chỉnh. Trong khi đó, phần lớn các dự án farmstay có nguồn gốc đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thậm chí là đất lấn chiếm. Do đó, cần sớm nghiên cứu để ban hành chính sách, điều chỉnh hoạt động, tránh các biến tướng tiêu cực ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, kinh doanh.
Từ phản ánh trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, có giải pháp quản lý phù hợp.
Liên quan đến vấn đề này, ghi nhận từ khoảng giữa năm 2019, mô hình farmstay đã xuất hiện tại Hà Nội dưới hình thức bán đất trang trại nghỉ dưỡng, có nghĩa là một sản phẩm lai kết hợp giữa hai từ farm (nông trại) và homestay (khu lưu trú địa phương). Đây là mô hình đầu tư được các chủ đầu tư giới thiệu giúp sinh lợi từ việc khách hàng sở hữu nông trại và kinh doanh homestay.
Tùy vào mức độ đầu tư, khách hàng sẽ hưởng lợi ích từ mô hình trồng rau sạch có chuyển giao công nghệ hiện đại, dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa khách hàng và chủ đầu tư với nông trại đó với một mức cam kết lợi nhuận nhất định mỗi năm.
Trước đó, theo phản ánh của báo chí, tại các địa phương du lịch như Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, chủ đầu tư đưa ra cam kết cho khách mua mức lợi nhuận 50 triệu đồng mỗi năm.
Một số khu vực khác như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Đồng Nai, Long An, TP.HCM,.. cũng xuất hiện các dự án farmstay với lợi nhuận cam kết 15-20% mỗi năm.
Tại Hồ Tràm, Bình Châu, Bà Rịa - Vũng Tàu, dự án farmstay G7 rộng 200ha bán mỗi nền đất hơn 1.000m2 với giá 1,5-1,7 triệu đồng/m2, người mua có thể xây nhà homestay và làm vườn. Khách mua được hưởng lợi nhuận lên đến 50 triệu đồng/năm từ chương trình đầu tư homestay phục vụ nghỉ dưỡng sinh thái, đồng thời thu lợi mỗi tháng từ nông sản trồng trên dự án.
Tại xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng, dự án Lâm Đồng farmstay (tên gọi khác là Viking Farmstay) có diện tích 280ha được rao bán đất trang trại với giá 370 triệu đồng cho 5.050m2. Thông tin giới thiệu quảng cáo đưa ra các quyền lợi và cam kết như, khách hàng có quyền sở hữu và chuyển nhượng cho bên thứ 3, dự án có giấy chứng nhận 50 năm, ký hợp đồng hợp tác đầu tư giao đất 40 năm, hết 40 năm gia hạn lại và tái sử dụng theo dự án…
Minh Nhật
- Theo luật sư, chủ sở hữu các căn hộ chung cư, condotel tự kinh doanh, cho thuê du lịch, luật không cấm nhưng nếu buông lỏng quản lý sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh, an toàn, nhà nước thất thu thuế…
" alt=""/>Hà Nội kiểm tra xử lý mô hình du lịch nghỉ dưỡng farmstay