Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Hoàng Anh Gia Lai, 17h00 ngày 15/11: 3 điểm xa nhà

Kinh doanh 2025-02-07 05:53:02 664
ậnđịnhsoikèoHàTĩnhvsHoàngAnhGiaLaihngàyđiểmxanhànhận định mu   Hồng Quân - 14/11/2024 16:30  Việt Nam
本文地址:http://profile.tour-time.com/html/354b998717.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Deportivo Pereira vs Petrolera, 06h30 ngày 4/2: Ám ảnh xa nhà

{keywords}Lương Thanh là diễn viên trẻ được nhiều khán giả yêu mến. 

Nữ diễn viên gốc Thanh Hoá nói trước đây cô chưa từng nghĩ mình thành diễn viên vì nhà không có ai theo nghệ thuật và Lương Thanh cũng không biết gì về diễn xuất. Đăng ký 2 trường Đại học nhưng vì trùng ngày thi nên cô chọn Điện ảnh và may mắn đỗ với số điểm đủ để trở thành thủ khoa. Tuy nhiên sau niềm vui ban đầu, Lương Thanh bắt đầu thấy áp lực phải học và diễn xuất thật tốt. 

Nữ diễn viên chia sẻ, với bộ phim đầu tiên, Cả 1 đời ân oán, cô phải casting tới 10 lần mới nhận được vai bởi Lương Thanh vẫn còn quá trẻ và chưa từng có kinh nghiệm diễn xuất. Lần đầu đi làm phim, dù học trước kịch bản nhưng ra hiện trường Lương Thanh quên hết sạch thoại vì run. Qua bộ phim thứ 2, Những cô gái trong thành phố, Lương Thanh gặp phải áp lực mới khi đối diện với nhiều bình luận tiêu cực của khán giả về vai diễn. Tuy nhiên vai diễn khiến cô phải đau đầu nhất lại là Trà tiểu tam trong Hoa hồng trên ngực trái. 

{keywords}
Lương Thanh với vai Trà 'tiểu tam' trong 'Hoa hồng trên ngực trái'. Đây cũng là vai cô hài lòng nhất đến nay. 

"Không ai nghĩ tôi đóng như vai vậy vì trước đó tôi chỉ vào những vai mong manh, hay bị bắt nạt. Tôi đã đấu tranh tư tưởng nhiều, vui nhưng lo lắng không biết mình có đảm nhiệm được vai Trà hay không", cô nói. Lương Thanh cho biết nếu Những cô gái trong thành phố khiến cô được quan tâm thì Hoa hồng trên ngực trái còn có nhiều khán giả nữa chú ý đến Lương Thanh. Tuy nhiên những bình luận của khán giả không phải lời nào cũng dễ nghe. 

Trong suốt vài phút của chương trình Lời tự sự phát sóng trên VTV3 ngày 29/6, Lương Thanh đã khóc khi trải lòng mình. "Trước đây khi nhận những bình luận tiêu cực tôi khóc nhiều. Tôi tổn thương trước những bình luận như: Con nhà quê mà đầy tham vọng. Con nhãi ranh. Hết diễn viên rồi hay sao mà chọn nhân vật này. Chắc phải đổi tình mới có được vai diễn đó.... Đọc những bình luận đó thấy buồn". 

{keywords}
Lương Thanh giờ đã bình tĩnh hơn để đương đầu với áp lực. 

Nữ diễn viên 9X nói những lúc cô buồn nhất thì mẹ luôn là người ở bên động viên con gái. "Trước đó mẹ không biết được khó khăn của nghề diễn xuất là thế nào, chỉ biết tôi đi đóng phim chứ không biết tôi phải trải qua cảm xúc như thế nào. Đến khi biết tôi vất vả sáng đi đêm hôm mới về mẹ mới thương. Thấy tôi buồn vì những bình luận trên mạng, mẹ chỉ biết động viên và nói Những người đó biết gì về con đâu mà nói con như thế. Từ đó tôi hiểu người thân trong gia đình quan trọng đến mức nào", Lương Thanh gạt nước mắt nói. 

Nữ diễn viên 24 tuổi giờ cô nghĩ mình đã đủ tự tin đương đầu với mọi áp lực. Cô tự đào luyện cho mình bản lĩnh hơn để vượt qua những khó khăn sau này. Lương Thanh nói mẹ luôn ủng hộ cô và xem không sót tập phim nào có con gái đóng. Do vậy nữ diễn viên cho rằng sự trưởng thành qua từng vai diễn của cô là thành quả mang về cho mẹ. Lương Thanh chia sẻ ước mơ lớn nhất của cô là phụ giúp cho mẹ, lo cho gia đình và được khán giả yêu thương. 

Mỹ Anh

Nữ diễn viên 9X bị 'ném đá' dữ dội không kém Nhã 'Về nhà đi con'

Nữ diễn viên 9X bị 'ném đá' dữ dội không kém Nhã 'Về nhà đi con'

Vào vai tiểu tam Trà mưu mẹo quá đạt trong 'Hoa hồng trên ngực trái', Lương Thanh đang nhận gạch đá dữ dội đúng như cô dự đoán trước khi phim lên sóng.

">

'Trà tiểu tam' Lương Thanh khóc vì bình luận đổi tình lấy vai diễn

{keywords}Cô gái 9X Lê Thị Nhung trong một chuyến đưa bệnh nhân nghèo về quê.

Bản thân rất thích lái xe và thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, Nhung tình cờ biết đến nhóm “Những chuyến xe yêu thương”, chuyên tổ chức chuyến xe "0 đồng", đưa đón miễn phí những bệnh nhân nghèo đang điều trị ở các bệnh viện tại Hà Nội về quê.

Vào cuối năm 2020, nữ lái xe đã tình nguyện “viết đơn” tham gia và trở thành một trong những thành viên không thể thiếu của nhóm. Cô gái này luôn sẵn sàng thực hiện những “ca khó” mà ít ai nhận, dù xa mấy cũng sắp xếp thời gian đưa đón người dân bằng được.

"Người bạn đồng hành" trong các cung đường thiện nguyện ấy là chiếc Mazda 3 màu trắng khá trẻ trung. Tính đến thời điểm này, Nhung đã chở khoảng 20 trường hợp khó khăn về quê với tổng quãng đường lái xe tới 6-7 nghìn km.

{keywords}
Nhung Lê đã dùng xe cá nhân của mình đưa thành công khoảng 20 trường hợp bệnh nhân khó khăn về quê với tổng quãng đường lái xe tới 6-7 nghìn km.

Chuyến đi xa nhất là chở hai mẹ con bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba về tận bản vùng cao Pa Ủ, thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu vào ngày 21/7. Quãng đường cả đi và về là 1.200 km với tổng thời gian tới 32 tiếng. Đây là chuyến đi đáng nhớ không chỉ vì khoảng cách xa, đường đi khó khăn nhất mà còn bởi sự cố khá bi hài trên đường.

“Do hai mẹ con bị say xe, lại không nói được tiếng Kinh nên chỉ nằm ôm nhau, gần như không giao tiếp gì. Khi đi qua một chốt kiểm dịch, các anh CSGT đã tưởng em bắt cóc phụ nữ và trẻ em, phải giải thích mãi và đưa các giấy tờ để chứng minh. Sau khi biết em đưa bệnh nhân về nhà thì họ mới cho lưu thông và còn chúc đi đường may mắn”, Nhung kể lại.

Với những chuyến đi lên miền núi xa, Nhung thường đi cùng em trai hoặc một vài thành viên khác trong nhóm để thay nhau lái xe. Thế nhưng, có những chuyến đi 300-400km, cô gái vẫn sẵn sàng một mình cầm vô lăng đưa bệnh nhân về tận nhà.

Vừa mới đây, vào tối 31/7, đang chuẩn bị đi ngủ thì Nhung nhận được cuộc gọi từ anh Bình Minh – thành viên sáng lập nhóm “Những chuyến xe yêu thương” cho biết, có trường hợp hai mẹ con quê ở huyện Sông Mã, Sơn La đang điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương bị kẹt ở Hà Nội đã mấy hôm, hoàn cảnh rất khó khăn và cần đưa về ngay sáng sớm hôm sau. Không ngần ngại, cô gái đã đồng ý lên đường.

Do Hà Nội đang giãn cách xã hội nên xe khách, taxi,… không hoạt động, còn xe cá nhân không thể ra vào thành phố được nên nhóm phải lên kế hoạch, chia thành các chặng và “tiếp sức” nhau ở các điểm chốt giữa các tỉnh/thành phố.

{keywords}
Chuyến đưa hai mẹ con người dân tộc về Sơn La vào ngày 1/8 vừa qua.

Cả đêm không ngủ, 4 giờ sáng ngày 1/8, Nhung đã một mình lái xe từ TP. Bắc Ninh đến chốt kiểm dịch giáp Hà Nội trên quốc lộ 1B để tiếp nhận hai mẹ con do anh Bình Minh lái xe đưa từ bệnh viện đến. Không thể đi qua Hà Nội, Nhung phải vòng theo cung đường tránh, đi lên Phú Thọ, qua Hoà Bình, về Vân Hồ (Sơn La) và "bàn giao" cho một nữ thành viên khác trong nhóm là chị Hiểu Yến ở Sơn La thực hiện nốt phần việc còn lại.

Nhung cho biết: “Vì giãn cách xã hội, nhiều khi phải mất 2-3 chặng mới đưa được bệnh nhân về đến nhà. Những anh em ở “vòng ngoài” như em sẽ phải chạy nhiều hơn vì hầu hầu hết các thành viên trong nhóm ở trong Hà Nội không ra ngoài được. Trong thời gian này, nhóm đều tuân thủ nghiêm việc phòng chống dịch và thường xuyên xét nghiệm Covid-19”.

Mỗi chuyến đi là một trải nghiệm khó quên

Dù tay lái được các anh em đánh giá là “cứng”, thế nhưng, những chuyến đưa bệnh nhân nghèo về những nơi xa xôi, cung đường lạ lẫm thi thoảng cũng để lại trên chiếc Mazda 3 của Nhung những vết xước, cùng với đó là nhiều kỷ niệm nhớ đời.

Chia sẻ với VietNamNet, cô gái 9X này không giấu nổi niềm vui, tự hào xen lẫn chút suy tư đối với công việc được coi là “bao đồng” này. Một trong những trải nghiệm khó quên nhất là chuyến đưa người từ bệnh viện về quê vào đúng "giao thừa" năm 2020-2021.

Đó là vào đêm 31/12/2020, rạng sáng 1/1/2021, Nhung xung phong đưa gia đình một bệnh nhi mới 2 tháng tuổi về huyện Si Ma Cai, Lào Cai.

Chuyến đi cũng "lòng vòng", từ Bắc Ninh đến Hà Nội rồi đưa đến nhà bệnh nhân ở huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai lúc 2 giờ đêm.

Nghỉ ngơi ít phút, hai chị em khẩn trương quay về nhà ở Bắc Ninh thì đã là 8 giờ sáng ngày đầu tiên của năm mới. Lời cảm ơn, nụ cười của gia đình cháu bé khi về nhà an toàn có lẽ là phần quà đầu năm tuyệt vời nhất cho hai chị em.

{keywords}
Mỗi chuyến đi của Nhung Lê lại có những câu chuyện dài phía sau.

“Nhân duyên đã cho em có thật nhiều trải nghiệm, được gặp gỡ và giúp đỡ nhiều người. Em còn tận mắt chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh đến cùng cực mà trước đây em chỉ thấy trong phim ảnh”, Nhung nói.

Một trường hợp thực sự khó khăn từng được Nhung đưa về là một phụ nữ quê ở huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá), có con gái điều trị ung thư tại bệnh viện Nhi Trung ương. Chồng bỏ đi, chị mang 2 đứa con về ở cùng bố mẹ đẻ đã trên 70 tuổi trong căn nhà tình thương được chính quyền xây tặng cách đây vài năm. Bệnh tật dai dẳng của con và gánh nặng gia đình đã khiến người mẹ này kiệt quệ cả về vật chất và sức lực.

“Căn nhà tình thương của 3 thế hệ chỉ có bộ bàn ghế cũ và hai chiếc giường, ngoài ra không còn đồ vật gì đáng giá. Thế mà khi nhóm em chào tạm biệt ra về, ông của cháu bé vẫn chạy theo ‘dúi’ 1/4 con gà để chúng em ăn đường. Em từ chối vì đó có thể là bữa ăn thịnh soạn cho các cháu. Sau chuyến đi đó, cứ khoảng 1-2 tháng, em lại sắp xếp thời gian mang chút quà về Thanh Hoá thăm gia đình này”, Nhung xúc động kể lại.

{keywords}
Cứ 1-2 tháng, "cô Nhung" lại ghé thăm và mang chút quà cho gia đình cháu bé ở Thanh Hoá.

Không những mang xe nhà đi "vác tù và hàng tổng", đánh đổi thời gian, tiền bạc và sức khoẻ của bản thân, các tài xế của nhóm “Những chuyến xe yêu thương” như Lê Thị Nhung còn sẵn sàng bỏ tiền túi giúp đỡ những gia đình khó khăn. 

"Em mong muốn kêu gọi được đông đảo lái xe và các "Mạnh thường quân" tham gia để hỗ trợ được nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn, không chỉ trong mà còn sau mỗi chuyến đi", nữ lái xe 9X chia sẻ.

Hiện, cô gái xinh đẹp này đang làm chủ một quán cà phê có tiếng tại trung tâm TP. Bắc Ninh.

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn hoặc có trải nghiệm nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Những chuyến xe yêu thương

Những chuyến xe yêu thương

Dịch Covid-19 bùng phát, công ty đóng băng, vị giám đốc đành tạm chuyển nghề rồi dành thêm thời gian rảnh cho đam mê đem xe nhà đi lo chuyện "bao đồng". Những chuyến xe yêu thương đã bắt đầu từ đó trong hơn 1 năm qua.

">

Cô gái 9X lái xe xuyên đêm 1.200 km đưa bệnh nhân nghèo về quê

Trong chương trình Vô lăng tình yêu, Trấn Thành tiết lộ câu chuyện mà bản thân và vợ từng trải qua tại sân bay ở Hải Phòng.

"Tôi không biết mọi người có nghe thấy bệnh tụt canxi không nhưng vợ tôi chính là người thường xuyên bị tụt canxi”, anh kể lại.

{keywords}
Trấn Thành chia sẻ câu chuyện Hari Won tụt canxi tại sân bay trên sóng truyền hình.

Nam danh hài cho biết, cả hai cãi nhau, sau đó vợ giận một chuyện gì đó không thể giải tỏa được.

“Tôi thấy câu chuyện Hari Won giận tôi vô lý quá nên không muốn giải thích nữa. Thế là cô ấy cứ mang sự bực bội đó trong người, từ khách sạn ra tới tận sân bay”, anh kể lại.

Trấn Thành kể chân tay Hari Won bắt đầu run lên, mất tự chủ, không kiểm soát được. Lúc đó, nam danh hài không biết Hari Won đang bị tụt canxi, chỉ thấy vợ bảo chóng mặt quá. Tôi cũng đang giận, nên nghĩ chắc Hari Won lại kiếm chuyện để gây sự, bắt tôi phải xin lỗi nên tôi bỏ mặc. Nhìn tôi như vậy, Hari Won càng điên và căng thẳng hơn nữa”, anh cho hay.

{keywords}
Được biết, nữ nghệ sĩ tụt canxi vì stress và xúc động mạnh.

Đang đi, chân tay Hari Won bắt đầu run lên, co giật, méo miệng. Trấn Thành vì hoảng sợ nên vội lấy tay giữ mặt cho Hari Won không bị méo mồm và bảo: "Em bình tĩnh".

Từ sân bay, cả hai bắt ngay taxi để tới một bệnh viện tại Hải Phòng. Lúc được nam danh hài bế vào xe, tay Hari Won vẫn giật liên hồi.

"Vào bệnh viện vợ tôi đã co giật như thế rồi mà người y tá còn xin tôi chụp hình. Tôi giận lắm”.

Nam nghệ sĩ tâm sự rằng anh nằm bên vợ, nắm tay xoa bóp và trấn an: "Em không sao hết, có anh ở đây rồi". Mãi đến khi bác sĩ vào cấp cứu, được truyền nước biển, cơn nguy hiểm của Hari Won mới qua đi. 

{keywords}
Các khách mời ngạc nhiên trước câu chuyện Hari Won bị tụt canxi.

''Một lần nữa về sau, vợ chồng tôi lại gây lộn chuyện gì đó và Hari Won cũng bị lên cơn co giật y như vậy. Đến lúc đó bác sĩ mới chỉ cho tôi biết đây là chứng hạ canxi. Chứng này còn nặng hơn tụt đường huyết, khiến mình bị co giật. Nguyên là do vợ tôi xúc động, stress mạnh quá'' - MC Trấn Thành nói.

Khánh Ngọc

Suboi công khai Trấn Thành gia trưởng, thú nhận từng bị bạo lực tình dục

Suboi công khai Trấn Thành gia trưởng, thú nhận từng bị bạo lực tình dục

Suboi công khai Trấn Thành gia trưởng, thú nhận từng bị bạo lực tình dục  

">

Trấn Thành tức giận y tá xin chụp hình khi Hari Won co giật vì tụt canxi

Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs Nakhon Pathom United, 18h00 ngày 2/2: Điểm tựa sân nhà

Sau khi bị chính quyền Tp Uông Bí (Quảng Ninh) phạt 5 triệu đồng vì hành vi vi phạm nếp sống văn hóa, bà Phạm Thị Yến (SN 1970) đã lên tiếng.

Trao đổi với báo chí, bà Yến chia sẻ, bà đã chịu một áp lực lớn khi bị dư luận chỉ trích. Tuy nhiên, bà không oán giận hay ghét ai.

{keywords}
Bà Phạm Thị Yến trong buổi giảng pháp tại chùa Ba Vàng

Nhắc đến những phát ngôn khiến dư luận ‘dậy sóng’, bà cho biết: 'Tôi không có ý định xúc phạm nữ sinh M.D đi giao gà bị sát hại ở Điện Biên'.

Bà Yến giải thích, khi giảng cho phật tử bà nói nữ sinh M.D bị sát hại bởi ‘ác nghiệp tiền kiếp và duyên trong hiện tại’ nhưng những kẻ sát hại cô gái rồi sẽ nhận quả báo thích đáng.

'Xã hội cần lên án, trừng phạt những kẻ ác đó để họ không tạo nghiệp nữa. Đây là cách lý giải theo thuyết nhân quả của Phật giáo, qua đó khuyên răn mọi người bỏ ác, làm lành để không gặp quả báo’, bà bày tỏ. 

Bà Yến cảm thấy cắn rứt lương tâm và mong muốn được được gặp gia đình M.D để nói lời xin lỗi.

Trước đó, vào sáng ngày 26/3, chính quyền TP Uông Bí (Quảng Ninh) ra quyết định xử phạt bà Yến 5 triệu đồng vì hành vi vi phạm nếp sống văn hóa.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch TP.Uông Bí cho biết trong buổi họp thông tin báo chí, địa phương sẽ tiếp tục làm rõ các hành vi khác của bà Yến.

Liên quan đến việc tuyên truyền 'vong báo oán, giải nghiệp' để thu tiền dưới hình thức công đức tại chùa Ba Vàng, chiều 26/3, Ban Trị sự thường trực Giáo hội Phật Giáo Việt Nam phía Bắc có buổi họp để xem xét, xử lý vụ việc.

{keywords}
Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự thông báo kết quả cuộc họp chiều 26/3. Theo đó, tạm đình chỉ các chức vụ của Đại đức Thích Trúc Thái Minh trong GHPGVN.

Sau cuộc họp, Giáo hội đưa ra kết luận về sự việc chùa Ba Vàng như sau:

Việc chùa Ba Vàng tổ chức lễ thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ chữa bệnh cho người dân và phật tử có nhu cầu, trong nghi thức này có việc gọi vong, nhập hồn, phán số kiếp, quy định việc người đăng ký pháp thỉnh oan gia trái chủ buộc phải trả nợ cho vong bằng tiền do vong yêu cầu thông qua hình thức công đức vào chùa Ba Vàng, hoặc làm công quả lao động tại chùa Ba Vàng là không đúng với nghi lễ Phật giáo truyền thống.

Việc Đại đức Thích Trúc Thái Minh để cho phật tử Phạm Thị Yến đăng đàn thuyết pháp tại chùa Ba Vàng là không đúng. Đại đức Thích Trúc Thái Minh với tư cách là trụ trì chùa Ba Vàng phải chịu toàn bộ trách nhiệm về việc này. Yêu cầu chùa Ba Vàng chấm dứt hoạt động thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh và chùa Ba Vàng đã vi phạm Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, đến Tăng đoàn. Do đó, Thường trực Hội đồng trị sự phía Bắc đề xuất Hòa thượng, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngay lập tức ra quyết định tạm đình chỉ mọi chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong khi chờ Hội nghị Ban thường trực Hội đồng trị sự ra quyết định cách chức theo đúng quy định tại Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tu chỉnh lần thứ VI.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh phải sám hối trước Đại tăng, giao cho Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo Trung ương, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh làm Thầy giáo giới cho Đại đức Thích Trúc Thái Minh theo Luật Phật.

TT. Thích Thanh Quyết: 'Tôi rất buồn, xin nhận trách nhiệm vụ chùa Ba Vàng'

TT. Thích Thanh Quyết: 'Tôi rất buồn, xin nhận trách nhiệm vụ chùa Ba Vàng'

'Tôi nhận thấy, lẽ ra phải xử lý kiên quyết hơn nữa để các cơ quan vào cuộc, nhưng để xảy ra sự việc này, tôi xin chịu trách nhiệm', TT Thích Thanh Quyết chia sẻ. 

">

Bà Phạm Thị Yến xin lỗi gia đình nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Chia sẻ thêm với Zingvào chiều 26/12, NSND Nguyễn Thanh Vân - nguyên Phó giám đốc Hãng phim Truyện Việt Nam - cho biết hiện ông và các nghệ sĩ đang họp bàn, gấp rút hoàn thiện văn bản gửi lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tìm phương án giải quyết sự việc.

Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân xác nhận Viện phim Việt Nam có lưu trữ bản gốc của phim. Tuy nhiên, số lượng phim lưu trữ tại Hãng phim truyện Việt Nam là tài sản quan trọng cần bảo quản. Nhiều năm qua, Hãng phim truyện Việt Nam thực hiện việc lưu trữ phim bằng công tác số hóa. Nhưng đến thời điểm hiện tại, số lượng phim được số hóa trong tổng số 300 tác phẩm nói trên chưa được thống kê đầy đủ.

Trước đó, NSND Nguyễn Thanh Vân cho biết 300 phim được lưu trữ tại Hãng phim truyện Việt Nam bị hỏng hóc, một số phim không thể phục hồi.

Theo NSND Nguyễn Thanh Vân, phim nhựa phải được bảo quản 24/24 trong kho lạnh. Song hệ thống điều hòa của kho đã hỏng hơn một tháng. Ông Vân cũng cho biết Tổng công ty Vận tải thủy VIVASO - đơn vị nắm cổ phần cao nhất của VFS sau khi hãng này được cổ phần hóa - nắm được tình hình nhưng không có động thái khắc phục, sửa chữa.

(Theo Zing)

">

Cục Điện ảnh phản hồi về việc 300 phim nhựa bị hư hỏng nặng

Lần đầu tiên đến nhận việc, Quỳnh Trang được đưa tới một căn phòng mà các em nhỏ đang tụ tập vui chơi. Chúng là những đứa trẻ đường phố nhưng sinh hoạt ở Rồng Xanh đã lâu, đã khá thân với các nhân viên ở đây.

Tưởng rằng những đứa trẻ này sẽ không phải là một thách thức lớn, Trang lại gần một cậu bé khoảng 11 tuổi để bắt chuyện. Nhưng ngay lập tức, cậu bé hét lên. Trang bị sốc, không hiểu mình đã làm sai điều gì. Về sau, cô mới biết rằng đó là một hành động “thử thách” của những đứa trẻ ở đây.

“Nếu như trẻ em ngoài đường phố có mức độ cảnh giác, phòng vệ cao thì những đứa trẻ khi đã về với tổ chức được một thời gian lại có xu hướng khác. Đó là thử thách người lạ xem người đó có ý định tốt với mình không, có thực sự quan tâm tới mình hay không. Đó là lý do trẻ có những phản ứng ‘gây hấn’ với người lạ”.

Cậu bé mà Trang bắt chuyện trong lần đầu tiên đó, theo quan sát của cô, vẫn hoà đồng, vui vẻ với những đứa trẻ khác và với nhân viên của tổ chức. Dần dần khi hiểu hơn về hoàn cảnh, kết nối với cậu bé qua các trò chơi, hoạt động, Trang đã từng bước khiến cậu bé chấp nhận mình. Thậm chí, bây giờ, cô còn khá thân với cậu bé đó nữa.

“Về sau, tôi cũng có hỏi là tại sao em lại làm vậy thì em bảo ‘chỉ muốn trêu chị thôi’. Cũng nhân dịp đó, tôi nói với em cảm xúc của mình khi bị phản ứng như thế để sau này bạn ấy có những ứng xử phù hợp hơn”.

{keywords}
Quỳnh Trang (trái) làm việc vào một ngày mùa đông năm nay. 

24 tuổi, tốt nghiệp ngành Công tác xã hội (Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn), Quỳnh Trang làm việc cho Rồng Xanh đã được 1 năm nay. Đây cũng là thời gian khó khăn với trẻ em đường phố khi dịch bệnh Covid-19 ập đến. Các em không được đến trường, kinh tế, việc làm khó khăn, khiến số lượng trẻ bị đẩy ra đường phố nhiều hơn.

Trước khi nhận việc ở đây, cô gái sinh năm 1998 đã đọc kỹ bản mô tả công việc. Trang cảm thấy khá tự tin vì nó không xa lạ với những gì cô đã được học. Nhưng chỉ sau một tháng thử việc, cô bị “sốc” vì thực tế công việc rất khó và khác với những gì cô đã nghĩ. “Tôi còn quá trẻ, chưa có nhiều trải nghiệm. Tôi đã không nghĩ vấn đề khó đến như vậy, và có nhiều đứa trẻ bị tổn thương đến như vậy”.

Từ khi được chuyển sang đội tìm kiếm, Trang cảm thấy mình được phát huy hết khả năng, được trải nghiệm, được trưởng thành và bị cuốn theo số phận của những đứa trẻ. Nhiệm vụ của cô là kết nối để làm bạn với bọn trẻ. Khi đã tạo được lòng tin, Trang sẽ tìm hiểu lý do khiến đứa trẻ phải lao ra đường. Những đứa trẻ này thường lăn lộn kiếm ăn trên phố bằng những công việc như ăn xin, bán kẹo, đánh giày, thậm chí là trộm cắp, là nạn nhân của những kẻ lạm dụng tình dục, sử dụng hay buôn bán ma tuý.

Mục đích cuối cùng là đưa trẻ trở về với gia đình, với trường học, hoặc định hướng cho trẻ đi theo những con đường đúng đắn như học nghề, học kỹ năng để tìm kiếm công việc ổn định.

Là một thành viên trong đội tìm kiếm, mỗi tuần, Trang được phân công 2-3 ca ra đường để tìm kiếm và kết nối với trẻ em đường phố. Nơi làm việc của cô là công viên, ghế đá, bến xe, gầm cầu… - bất cứ nơi nào mà trẻ đường phố chọn làm nơi trú ẩn cho mình.

Kể về một trường hợp có thể tạm gọi là thành công, Trang nói, những trường hợp như em T. là động lực giúp cô muốn tiếp tục gắn bó với công việc này.

Khi Trang gặp T., cậu bé đang là trẻ ăn xin trên đường cùng với đám bạn. T. sống cùng bà ngoại. Mẹ cậu đi tù, đến khi nào được ra thì bà ngoại cũng không biết. Bố đi lấy vợ khác, nhà nội không chấp nhận T. nên không đoái hoài gì đến.

Bà rất quan tâm và thương cháu nhưng bà đã già, không thể kiểm soát nổi một cậu bé đang tuổi ăn tuổi lớn, lại phải chịu quá nhiều tổn thương đến như vậy. T. không có nhiều bạn bè nên khi có người sẵn sàng chơi với mình, cậu mặc định nghe theo mọi lời rủ rê của chúng. Đám bạn suốt ngày lang thang trên phố. Chúng cần tiền ăn uống, chơi game nên rủ nhau đi ăn xin.

Thời gian đầu, cứ mỗi lần thấy Trang tới là T. chạy biến, không muốn tiếp xúc. Nhưng sau một thời gian kiên trì, đến tận nhà gặp và nói chuyện với cả bà ngoại T. để hiểu hoàn cảnh, Trang bắt đầu được T. chấp nhận. “Tôi chỉ rủ con đến tổ chức để chơi, không hỏi nhiều, không phán xét. Dần dần, con cảm nhận được sự chân thành nên đã mở lòng nói chuyện. Quá trình đó mất khoảng 3 tháng. Đến giờ, T. không còn ra đường ăn xin nữa, cũng không đi theo nhóm bạn xấu nữa. Con tham gia các hoạt động của tổ chức nhiều hơn và đang cố gắng trong việc học tập”.

“Một hôm, khi tôi đưa con đi đá bóng về, con hỏi ‘cô có biết ngày xưa nếu không gặp cô thì giờ con đang ở đâu không?’. Tôi nói là cô không biết, thì bạn ấy đáp: ‘Con đang đi ăn xin ở ngoài hồ ấy’”.

Nghe câu nói ấy, Trang biết là những việc mình làm đang có những tác động tích cực tới cậu bé này. Trong đợt dịch, thỉnh thoảng, Trang vẫn gọi điện cho T. để hỏi thăm tình hình. Cậu bảo “những lúc chán thì con giúp bà làm việc nhà, chứ không đi ra ngoài như ngày xưa nữa”. Lúc tức giận với bà, T. cũng không vùng vằng bỏ đi nữa, mà sẽ gọi điện cho cô Trang để bình tĩnh lại.

Một hôm, khi được hỏi về ước mơ, cậu bé 11 tuổi đã nói rằng: “Con ước được làm ông tiên để ban phép màu cho nhiều người, giống như cô Trang đi giúp đỡ mọi người vậy”. T. cũng ước sớm được gặp lại mẹ - người mà em đã mất liên lạc từ khi mẹ phải ngồi tù. 

{keywords}
Những đứa trẻ sống trên đường phố có ý thức cảnh giác cao trước người lạ. 

Nếu như T. là một trường hợp có thể tạm gọi là thành công thì H. lại là một sự bất lực với Trang.

H. là bạn cùng nhóm đi ăn xin với T. Cô gặp cả hai cùng thời điểm. H. cũng là một đứa trẻ nhiều tổn thương khi nhiều thế hệ trong gia đình em có tiền sử sử dụng chất ma tuý. Mẹ em có vấn đề về sức khoẻ tâm thần vì sử dụng thuốc quá nhiều. Bố em bỏ đi, không có liên lạc gì. Hai mẹ con đang sống tạm bợ trong một túp lều ở ngoại thành Hà Nội.

Trang cảm nhận được tình mẫu tử ở người phụ nữ này. Nhưng chính chị còn đang loay hoay với cuộc đời mình. Chị không có kiến thức, không đủ tỉnh táo và uy tín để dạy được H. Việc duy nhất mà chị có thể làm là chửi mắng con và đi theo xem nó có làm gì nguy hiểm không.

Sống trong môi trường như thế, H. cảm thấy bị bế tắc. Cậu còn quá nhỏ để có thể thoát ra. Càng ngày H. càng có những biểu hiện xấu đi, mặc dù vẫn vui vẻ khi gặp Trang.

“Tôi cảm thấy buồn và vô cùng trăn trở, hình như mình làm chưa đủ hoặc chưa đúng cách”.

Đó là những cảm xúc mà đội ngũ của tổ chức thường xuyên phải đối mặt.

Trang cho rằng, tổn thương của những đứa trẻ đó sẽ không bao giờ mất đi. Nó chỉ chìm xuống khi trẻ đến độ tuổi có thể kiểm soát được cảm xúc hoặc khi nhận thức của chúng đã phát triển. Nhưng nó có thể quay trở lại mỗi khi có sang chấn. Vì thế, việc những đứa trẻ đã có thay đổi tích cực, nhưng sau một thời gian lại quay trở lại tình trạng cũ hoặc trầm trọng hơn là chuyện bình thường.

Đó là thách thức trong công việc của 100 nhân viên ở Rồng Xanh – những người đang nỗ lực mỗi ngày để giải cứu cuộc đời những đứa trẻ không được lựa chọn nơi mình sinh ra.

Nguyễn Thảo

Ảnh: NVCC

">

Cô gái 24 tuổi chuyên đi 'dỗ' trẻ em đường phố

友情链接