当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Alajuelense vs Cartagines, 08h00 ngày 3/2: Tiếp cận ngôi đầu 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Pachuca vs Atlas, 8h00 ngày 2/2: Tiếp tục toàn thắng
" alt="Chân dung 'bà trùm phản diện' thế hệ mới của điện ảnh Việt"/>
Sau 2 năm xây dựng và chuẩn bị trung tâm nghệ thuật Art Gallery tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội được kỳ vọng sẽ trở thành một sàn giao dịch, đấu giá nghệ thuật, mỹ thuật ứng dụng, địa chỉ tin cậy để công chúng có thể mua các tác phẩm nghệ thuật đương đại. Bên cạnh đó đây cũng là trung tâm tổ chức hội thảo, workshop quốc tế.
Hiện tại ở Việt Nam mới chỉ có những không gian trưng bày, chưa có nhiều không gian mua bán nghệ thuật nhưng với Art Gallery, mỗi sản phẩm sáng tạo nghệ thuật ứng dụng của các nghệ sĩ, giảng viên, sinh viên… sẽ ngày càng gần gũi với thực tiễn đời sống. Đây là môi trường đưa nghệ sĩ và khán giả gần gũi và có sự tương tác lẫn nhau. Đặc biệt, đây sẽ là sân chơi "start-up" cho sinh viên nghệ thuật ngay từ trên ghế nhà trường.
Ra mắt trung tâm triển lãm nghệ thuật đầu tiên trong các trường nghệ thuật |
"Art Gallery mang đến một không gian tự nhiên, cởi mở, giới thiệu các tác phẩm đến với những người yêu nghệ thuật một cách thân thiện, chân thực nhất", ông Lê Quân - Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội chia sẻ.
Triển lãmChào Xuân Tân Sửu 2021 trưng bày hơn 80 tác phẩm với nhiều cách biểu đạt phong phú như tranh hội họa, điêu khắc, gốm, thời trang… Với chủ đề Xuân Tân Sửucó những mảng màu tươi mới, rực rỡ, khác lạ hòa quyện với không gian tạo nên một tổng thể sáng tạo, như một lời chúc Xuân an lành, khởi sắc.
Triển lãm Chào xuân Tân Sửu 2021mở cửa miễn phí cho công chúng yêu nghệ thuật từ 17h ngày 22/1 và kéo dài đến hết 31/1/2021 tại trung triển lãm nghệ thuật Art Gallery - trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Một phần lợi nhuận thu được từ việc bán các tác phẩm sẽ được dành cho Quỹ hỗ trợ sáng tác nhằm tạo sân chơi nghệ thuật cho các nghệ sĩ thuộc mọi lứa tuổi.
Hình ảnh trưng bày tại triển lãm:
Tình Lê
Chiều 22/1, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và truyền thông, Cục Xuất bản In và Phát hành chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức trưng bày sách chào mừng Đại hội Đảng XIII.
" alt="Ra mắt trung tâm triển lãm đầu tiên trong các trường nghệ thuật"/>Ra mắt trung tâm triển lãm đầu tiên trong các trường nghệ thuật
Tác phẩm “Thiếu nữ bên Hoa Huệ” của Tô Ngọc Vân. |
Tác phẩm đầu tiên phải kể đến có lẽ là tác phẩm Thiếu nữ bên hoa Huệcủa họa sĩ Tô Ngọc Vân. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của mỹ thuật Việt Nam cận đại bởi cách thức tạo hình. Bức tranh có thể xem là một dấu ấn về sự tiếp nhận ảnh hưởng của hội họa Ấn tượng Pháp vào nghệ thuật Việt Nam.
Bằng việc vẽ những lớp sơn dầu mỏng tang, cô thiếu nữ tầm tuổi đôi mươi trong tà áo dài trắng, trầm tư bên những cánh hoa huệ tây, như hiện lên cùng sự trong trẻo của tâm hồn. Sự tài tình của bức tranh chính là việc họa sĩ tạo ra một đường cong khép kín giữa bông hoa và hai cánh tay, khiến cho khuôn mặt của cô gái trở thành trọng tâm của khuôn hình. Ở đó, sắc đỏ duy nhất ửng lên gò má, đôi môi làm bức tranh càng trở nên quyến rũ.
Có thể nói sự ảnh hưởng của hội họa Ấn tượng ở đây không phải là bút pháp mà chính là việc ông khắc họa thời khắc và sự khái quát của những mảng màu mà gam chủ đạo lại là trắng. Trắng trên sắc áo, trắng trên cánh hoa và thậm chí cả chiếc bình bát tràng với đầy đủ tiết tấu màu.
Tác phẩm "Gội đầu" của họa sĩ Trần Văn Cẩn. |
NếuThiếu nữ bên hoa Huệcủa Tô Ngọc Vân được xem là một tác phẩm xuất sắc ghi nhận sự tiếp thu hội họa Pháp cũng như chất liệu sơn dầu của họa sĩ Việt mà vẫn tạo nên một tinh thần rất Việt, tác phẩm Gội đầu của Trần Văn Cẩn với chất liệu khắc gỗ lại có thể xem là một học tập khác cũng không kém phần quan trọng đối với sự phát triển của nghệ thuật đồ họa Việt Nam. Đó chính là sự ảnh hưởng của nghệ thuật khắc gỗ Nhật Bản.
Tác phẩm vẽ ra một hình ảnh quen thuộc về một người thiếu phụ ngực trần đang khom lưng xõa tóc chải đầu. Với gam màu nhuần nhị trắng, xanh, những nét khắc tỉ mỉ thể hiện ra trên mái tóc đổ tràn, cách tạo hình ngón tay cô gái và hai bông hoa hồng lấp ló phía sau, ta như cảm nhận được bức tranh này đã thoát thoai hoàn toàn ra khỏi ảnh hưởng của lối khắc gỗ dân gian Đông Hồ. Ở đó hiện lên một tinh thần mới học được từ các tranh khắc gỗ màu của Nhật Bản nhưng lại khơi gợi lên sự giản dị tinh tế của tâm hồn người Việt.
Tác phẩm “Thiếu nữ trong vườn” của Nguyễn Gia Trí. |
Bên cạnh sơn dầu, khắc gỗ, nghệ thuật tranh sơn mài là một thành tựu vô cùng rực rỡ của hội họa Việt Nam buổi đầu.
Năm 1932, khi chất liệu sơn ta trong nghệ thuật truyền thống Việt được chính thức được cải biến kỹ thuật để trở thành một chất liệu của Hội họa hiện đại Việt Nam với công lao của nghệ nhân Đinh Văn Thành, hàng loạt các tác phẩm tranh sơn mài của các họa sĩ Việt đã ghi nhận những dấu ấn không thể phai mờ. Trong đó, bức bình phong 8 tấm ghép “Thiếu nữ trong vườn"của Nguyễn Gia Trí là một điển hỉnh.
Trên nền tranh thếp vàng lộng lẫy, những cô thiếu nữ như hiện lên thành từng nhóm với những phân mảng xa gần, hư thực. Bức tranh là sự đánh dấu thành tựu quan trọng của sự kết hợp nhuần nhị giữa lối tạo hình vàng son trong mỹ thuật truyền thống và lối tạo hình hiện đại. Bức tranh cũng ghi nhận kỹ thuật cẩn trứng để tạo nên màu trắng sáng trên tranh đặc biệt là trên gương mặt của các cô thiếu nữ như bừng lên sắc trẻ.
Tác phẩm “Nhớ một chiều Tây Bắc" của Phan Kế An. |
Cho đến cuối thập niên 40, dẫu kỹ thuật sơn mài đã tương đối hoàn thiện nhưng hầu như các họa sĩ vẫn loay hoay trong bảng màu chỉ có các sắc nóng như đỏ son, vàng kim loại, đen và nâu cánh gián, thách thức tìm ra được các gam lạnh như lục, lam luôn đau đáu.
Năm 1948, cùng với Nguyễn Tư Nghiêm, Tô Ngọc Vân đã nghiên cứu ra màu lục bằng cách ngâm chi tử với sơn cánh gián và được ông thử dùng trên tác phẩm “Chạy giặc trong rừng”.Dẫu bức tranh này có phần dở dang nhưng rõ ràng gam lục ánh lên cùng sắc bạc kim loại dán dưới nền tranh khiến cho bức họa trở nên bí ẩn.
Đến năm 1955, với “Nhớ một chiều Tây Bắc”của Phan Kế An, dường như màu lục đã tạo nên những chuyển sắc vô cùng tinh tế trên những dãy núi điệp trùng. Sắc vàng cũng không còn có tính trang trí nữa mà rực lên màu nắng lan khắp mặt tranh tạo nên nét thi vị và lạc quan đầy tinh thần cách mạng cả trên trên tranh lẫn trong kỹ thuật tạo hình.
Từ “Giờ học tập” đến “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng. |
Tiếp theo những khám phá về bảng màu của chất liệu tranh sơn mài, thách thức đối với các họa sĩ Việt đó là biến chất liệu này thành một chất liệu có khả năng mô tả hiện thực không kém gì tranh sơn dầu. Và, tác phẩm “Giờ học tập”của Nguyễn Sáng đã ghi nhận thành tựu đó. Dẫu chỉ có 4 nhân vật được bố cục trên một nền đỏ son, nhưng rõ ràng ở đây người ta nhìn thấy một nỗ lực to lớn của họa sĩ muốn mô tả ánh sáng hắt lên tấm lưng, gương mặt, gò má, bắp tay kiểu như cách các tác phẩm tranh sơn dầu mô tả hình họa cơ thể người.
Nếu sơn dầu lối mô tả hiện thực đó đã rất khó, với chất liệu sơn mài, phải vẽ lên rồi mài ra còn khó hơn thế vạn lần. Bức tranh này có thể xem là một bước đệm quan trọng cho việc ra đời tác phẩm quan trọng bậc nhất của nền hội họa cách mạng Việt Nam năm 1963 “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”. Những người lính được kết nạp trong chiến hào được mô tả với dáng vẻ chân thực nhất nhưng cũng khái quát nhất, ghi nhận một thành tựu, một đỉnh cao của hội họa sơn mài Việt Nam.
Tác phẩm "Điệu múa cổ" của Nguyễn Tư Nghiêm. |
Sau cùng, những học Tây, học Nhật rồi quay về học các “cụ” để tiếp nối truyền thống bằng những khám phá kể trên cho chất liệu sơn mài. Sẽ là thiếu sót nếu ta không nhắc đến những bức tranh vẽ về điệu múa cổ của Nguyễn Tư Nghiêm. Ông cũng là người góp một phần không nhỏ trong việc nghiên cứu chất liệu sơn mài cho hội họa hiện đại Việt Nam.
Việc quay trở lại thẩm mỹ dân gian đã thổi vào trong những tác phẩm của ông một sức sống sáng tạo mới. Những chạm khắc đình làng đã theo chân “điệu múa cổ” của ông để trở thành một hình thức tạo hình mới. Những nét vàng son lộng lẫy, kiểu thức trang trí nét mảng như được quay lại trong tranh ông nhưng ở một tâm thế khác. Dường như trên những cô gái đậm chất dân gian này là hồn cốt dân tộc mà hòa quyện nhuần nhuyễn tạo hình lập thể châu Âu.
Một hơi thở mới, một sức sống mới, một diện mạo mới đó là những thành tựu không thể phủ nhận của những tác phẩm hội họa Việt Nam trong tiến trình phát triển của nó. Có thể nói thế hệ các họa sĩ bậc thầy ấy, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm ... đã làm nên những dấu son bằng những tác phẩm để đời của mình để thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt Nam một cách ngoạn mục.
Trang Thanh Hiền
12 tác phẩm được đấu giá trực tuyến 2 ngày thứ Bảy (28/8/2021) và Chủ Nhật (29/8/2021). Sau hơn một giờ đấu giá, 8 tác phẩm đã có chủ thu hơn 400 triệu đồng. Số tiền đấu giá tranh thu được sẽ ủng hộ tuyến đầu chống dịch.
" alt="Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt Nam"/>Nhận định, soi kèo Nữ Pachuca vs Nữ Club America, 8h00 ngày 4/2: Khẳng định đẳng cấp
Theo tác giả Nguyễn Văn Trung, bộ sách được biên soạn chủ đích là nhằm gửi tới những sinh viên bắt đầu bước vào ngưỡng cửa đại học mà ông phụ trách hướng dẫn về Văn học tổng quát ở trường Đại học Văn khoa để đề nghị với họ một vài vấn đề và thử đưa ra một vài hướng phân tách những vấn đề đó. Ông chia sẻ, phần văn chương nói chung rất quan trọng, như là một nhập đề của văn chương Việt Nam.
Tác giả mong muốn bạn đọc đón nhận tác phẩm với tinh thần đối thoại dù cuốn sách được trình bày có tính cách giáo khoa. |
Trong cuốnLược khảo văn học - Những vấn đề tổng quát, GS Nguyễn Văn Trung viết: "Trong công tác văn học, có hai nhiệm vụ chính: nghiên cứu khoa học và phê bình nghệ thuật. Nghiên cứu khoa học là việc làm của nhà bác học: chú thích lịch sử, hiệu chỉnh, giải thích điển cố, xác định xuất xứ, ảnh hưởng; việc đó rất cần thiết và quan trọng tuy nhiên chưa phải là phê bình nghệ thuật. Nghĩa là tìm hiểu nghệ thuật trong tác phẩm văn chương và xác định giá trị nghệ thuật đó.
Nhưng phê bình nghệ thuật không phải là chỉ khen hoặc chê như ngòi bút điêu luyện, hình ảnh xác thực, dùng chữ tài tình, cân đối hoặc câu văn không chải chuốt, ý kiến hàm súc, bút pháp giả tạo… Phê bình như thế, thật dễ dàng quá. Trái lại nhiệm vụ phê bình nghệ thuật là phải trình bày tại sao hình ảnh này là xác thực hay lời văn kia đẹp đẹp như thế nào, nghĩa phải khảo sát sự cấu tạo một hình ảnh, cách hình thành một ẩn dụ hay nguồn gốc hiện sinh một bút pháp. Muốn làm được như thế phải hiểu Tâm lý học, Triết học về tưởng tượng sáng tạo, phải biết Ngữ pháp, Thẩm mỹ học… Do đó nếu không có một vốn kiến thức hiện đại về những khoa học liên hệ và hơn nữa còn là căn bản của phê bình, không thể phê bình sâu sắc được".
Ở cuốn Lược khảo văn học – Ngôn ngữ văn chương và Kịch - nội dung cuốn này cũng là kết quả những suy nghĩ tìm kiếm đã được trình bày trong một lớp về văn học ở trường Đại học Văn khoa. Chương đầu bàn về ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ của thơ và tiểu thuyết, hay là vấn đề văn vần văn xuôi. Ngôn ngữ văn chương là một sự kiện ngôn ngữ. Do đó, việc tìm hiểu ngôn ngữ văn chương không thể không dựa trên những khoa học về ngôn ngữ như ngữ học tổng quát, cổ ngữ học, ngữ âm học, ngữ pháp học...
Chương 2 bàn về Kịch. Việc định nghĩa kịch trở thành cần thiết để có căn bản nhận định về những loại kịch mới, như kịch vô tuyến truyền hình, kịch vô tuyến truyền thanh hay tiểu thuyết kịch. Tác giả phân biệt nhạc kịch, tuồng chèo, kịch nói; đồng thời mô tả những yếu tố cấu tạo tác phẩm kịch.
Với Lược khảo văn học – Nghiên cứu và phê bình văn học,tác giả tự nhận mình không phải là nhà phê bình văn học, cũng không phải là nhà nghiên cứu văn học "vì không đủ khả năng", nhưng tác giả muốn tìm hiểu nền tảng của văn học, của công trình nghiên cứu và phê bình văn học.
GS Nguyễn Văn Trung chỉ rõ thực trạng nghiên cứu văn học và nêu ra giải pháp. Ông trình bày những nghi án văn chương chưa được giải quyết, những khó khăn về văn liệu khi phê bình văn học. Trong phê bình văn học, tác giả điểm lại những quan niệm phê bình cũ, những quan điểm phê bình mới, mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ văn chương và phê bình văn học để rồi kết luận: "Phê bình là một sáng tạo".
GS Nguyễn Văn Trung sinh năm 1930 tại Hà Nam. Ông từng du học ngành Triết học tại Pháp và Bỉ từ năm 1950 đến năm 1955 rồi lấy bằng Tiến sĩ Triết học tại ĐH Louvain (Bỉ) năm 1961. GS Nguyễn Văn Trung đã tham gia giảng dạy Triết học tại Viện ĐH Huế (1957 - 1961), dạy Triết học và Văn chương tại ĐH Văn khoa Sài Gòn (1961 - 1975). Trong thời gian giảng dạy Đại học, ông còn tham gia các hoạt động xã hội, viết sách và viết báo: Chủ trương cho ra đời tạp chí Đại học (Huế), Hành trình, Đất nước; viết bài trên tạp chí Sáng tạo, tạp chí Bách khoa; lập tủ sách “Đạo và đời”… Sau năm 1975, khi thống nhất đất nước, ông tiếp tục nghiên cứu văn hóa và văn học tại TP.HCM. Từ năm 1994, GS Nguyễn Văn Trung sang định cư tại Canada và sinh sống tại đó đến nay. |
Tình Lê
Ngoài tác phẩm là tập di cảo văn xuôi của nhà thơ Quang Dũng trong hạng mục giải A Sách Quốc gia còn có 2 tác phẩm thuộc lĩnh vực y tế và lịch sử.
" alt="Tìm hiểu nền tảng của văn học qua 'Lược khảo văn học'"/>Dưới đây là lời kể của một ông chồng, đã cho rằng việc giao chiếc xe SUV cho vợ lái là một sai lầm vì luôn phải lo ngay ngáy, nhất là mỗi khi bỗng dưng thấy vợ gọi điện.
Tôi năm nay 40 tuổi, còn vợ tôi kém 1 tuổi, chúng tôi hiện đang sống ở một chung cư tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Vì gia đình cũng chỉ có 3 người gồm hai vợ chồng và một đứa con nên chúng tôi chỉ sắm một chiếc ô tô là Ford Escape đời 2011 đã được 5 năm.
Bản thân tôi thích xe nên lúc đầu định mua dòng bán tải, về sau vì vợ nói chỉ thích xe 5 chỗnên tôi đành chuyển hướng. Tuy nhiên, tôi vẫn thích xe phải nam tính nên mới chọn mua chiếc SUV như Ford Escape. Mọi chuyến đi của gia đình, tôi đều là người cầm lái chính.
Cuối năm 2020, sau nhiều lần động viên, cuối cùng vợ tôi cũng thi được bằng lái xe. Tôi cũng bổ túc thêm tay lái một vài lần, và cô ấy cũng đã có thể tự tin lái, nhưng tôi chỉ cho cầm vô-lăng quãng ngắn, giao thông vắng.
Thời gian gần đây, tôi chuyển cơ quan mới khá gần nhà nên quyết định đi làm bằng xe đạp để vừa nhàn, lại khỏe người. Trong khi đó, vợ tôi cả đi và về xuyên thành phố cũng ngót 20 km cả đi lần về. Thấy vợ vất vả mà xe để không, tôi động viên vợ lấy ô tô mà đi.
Thế nhưng sau 1 tháng, tôi đã cảm thấy hối hận với quyết định này.
Những ngày đầu, tôi giật mình bởi câu hỏi những lần vợ bỗng dưng gọi về từ bãi xe. "Anh ơi, em đạp ga rồi mà xe không đi", "em thấy gió mà điều hòa không lạnh", "đèn bật ở chỗ nào", "gương chiếu hậu sao chỉ nhìn thấy toàn trên trời"...v..v. Thậm chí có hôm đi đến cơ quan rồi vợ tôi còn gọi hỏi sao em ngửi thấy mùi như cao su cháy. Tôi hỏi vợ thấy trên bảng đồng hồ có nổi biểu tượng màu đỏ chấm than nào không, vợ trả lời có. Tôi chỉ biết cười trừ dặn vợ lần sau nhớ hạ cần gạt phanh ở giữa hai ghế hàng đầu trước khi đi.
Mới đây nhất, vợ gửi bức ảnh xe bị xây sát mũi bên lái, cản bị hở một khe gần 1 cm, rồi hỏi tôi có phải đưa xe đi sửa không? "Xe mình thêm vài lần như vậy đem đi sửa sau cũng được. Thế có ai làm sao không?," tôi hỏi ngược lại. Vợ tôi cũng thành thật: "Có cậu đi con Vios phía trước, lúc đó mưa không hiểu em căn thế nào vẫn chạm nhẹ. Em gửi cậu ấy 500 ngàn đồng xin lỗi rồi". Tất nhiên với vết chạm vừa xước ăn cả sơn lẫn bung cản thì tôi tự suy luận là xe Vios kia bị không hề nhẹ, vợ tôi may gặp người tốt.
Sau 1 tháng giao xe cho vợ, từ chỗ nguyên vẹn, xe giờ đây đã đủ các vết tích kinh nghiệm "giờ bay" |
Tôi là người lo xa, khi đưa xe cho vợ đã cẩn thận đặt mua thêm camera hành trình, rồi camera cập lề bên phải, gương chiếu hậu cũng dán thêm thấu kính lồi. Thậm chí bắt vợ phải để sẵn một đôi giày đế mềm ở trên xe. Ấy vậy mà giờ đây cả 4 góc xe đều có vết tích khắc ghi kinh nghiệm "giờ bay" của cô ấy.
Có lẽ tôi đã sai khi giao một chiếc xe SUV cho vợ bởi loại xe này gầm cao, động cơ 2.4L hơi mạnh ga tý là bốc, không phù hợp cho tay lái phụ nữ mới có bằng. Cũng may chưa xảy ra chuyện gì lớn.
Mấy hôm gần đây ngồi kiểm tra tay lái, tôi thấy vợ đã căn lề tốt hơn, tâm lý cũng vững hẳn. Nhưng tôi vẫn khuyên các ông chồng nếu quyết định cho vợ lái ô tô, có điều kiện nên đổi cho cô ấy dòng xe gầm thấp như xe hatchback, sedan cỡ A hoặc B. Còn không thì phải tập trung bổ túc tay lái từ 1 đến 2 tháng mới nên...thả ra đường.
Độc giả Nguyễn Văn Minh (Hoàng Mai, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dù gia đình đã có xe SUV 7 chỗ nhưng tôi vẫn muốn mua thêm một chiếc xe sedan nhỏ gọn cho vợ đi làm, đưa đón con cái và thỉnh thoảng "đối gió", tôi có thể lấy đi trong phố cho tiện.
" alt="Phụ nữ mới lái tuyệt đối không nên đi xe SUV"/>“Tôi biết cuốn sách này sẽ gây nhiều tranh cãi, bởi quan điểm là thứ không thể định lượng nên sẽ không bao giờ có đáp số chung nhất. Hơn nữa, khi những quan điểm ít nhiều va chạm đến một số người rất có thể gây chạnh lòng. Nhưng tôi thực lòng mong muốn độc giả tiếp nhận những câu chuyện này với thái độ thiện chí nhất. Bởi cuốn sách là một kết quả nghiêm túc đã được tôi nghiên cứu trong suốt thời gian dài về tính cách của người Việt, bao gồm cả tật xấu và tính tốt", nhà văn cho biết.
Nhà báo Yên Ba viết lời giới thiệu cho cuốn sách: “Có đủ hết trong cuốn sách này những tính cách (và tính nết) mà người ta kiêng kị không nói đến một cách công khai, lại càng tránh tập trung chúng vào một chỗ. Lắc rắc vài hạt tiêu làm cho bát cháo ngon hơn nhưng cả một bát cháo toàn hạt tiêu thì cay lắm, làm sao mà nuốt nổi!
Nhưng câu chuyện ở đây không phải là một bát cháo quá nhiều hạt tiêu; đây là một bát thuốc và nó rất đắng! Viết về tật xấu của người khác là một công việc đầy rủi ro. Viết về tật xấu của một dân tộc, hơn thế là một công việc nguy hiểm. Nhưng tác phẩm này là một trong những bước đi văn chương đầu tiên cho thấy người Việt, ở đây là người viết, người xuất bản, người đọc, đang trưởng thành”.
Tại lễ ra mắt sách, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng khi đọcTật xấu của người Việt ông thấy mình trong đó. "Những tật xấu có trong gia đình, nơi làm việc, xã hội, từ cách ăn, cách ở, cách nói, cách trao quà, nhận quà...
Những tật xấu được Di Li phân tích một cách khoa học, thiện chí và nhân văn. Người đọc thấy được những tật xấu của mình trong đó nhưng không tự ái mà suy nghĩ lại, thay đổi mình. Di Li viết với mong muốn làm sao một ngày nào đó những tật xấu đó dần biến mất, thay vào đó là những vẻ đẹp mà người Việt đã có", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.
Di Li, sinh năm 1978 tại Hà Nội, được biết đến là một nhà văn, một dịch giả nổi tiếng. Chị từng được xem là hiện tượng của văn học phía Bắc khi rất thành công với thể loại tiểu thuyết trinh thám kinh dị. Tiểu thuyết đầu tayTrại hoa đỏphát hành năm 2009 của Di Li đã tạo ấn tượng rất mạnh mẽ với công chúng. Năm 2022, đạo diễn Victor Vũ lấy cảm hứng từ tiểu thuyết này của Di Li để thực hiện bộ phim cùng tên. Di Li cũng là nữ nhà văn có cách viết đa dạng nhiều thể loại, Tật xấu người Việtlà cuốn sách thứ 27 của chị. |