Chưa thống nhất về việc quản lý tiền công đức tại Yên Tử
UBND TP Uông Bí đã giao cho cho Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử chịu trách nhiệm tổ chức triển khai việc thu tiền công đức và nộp vào Kho bạc thành phố.
Trường Sơn thu nhỏ trong Bảo tàng đường Hồ Chí Minh
Rà soát,ưathốngnhấtvềviệcquảnlýtiềncôngđứctạiYênTửchứng khoán hôm nay cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Khu nhà Vương
Tới thăm khu tưởng niệm liệt sĩ tại Bảo tàng đường Hồ Chí Minh
Thực hiện ý kiến chỉ đạo trong Văn bản số 489/UB - VX1, ngày 23/1/2017 “về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương về tiền công đức tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh” của NBND tỉnh Quảng Ninh và Thông báo số 975-TB-TU của Thường trực Thành ủy “về công tác quản lý tiền công đức tại các cơ sở thờ tự trên địa bàn TP Uông Bí”, UBND TP Uông Bí đã giao cho cho Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử chịu trách nhiệm tổ chức triển khai việc thu tiền công đức và nộp vào Kho bạc thành phố.
Theo đó, các phòng, ban chức năng của TP chịu trách nhiệm trước UBND TP giám sát việc thu, chi nguồn tiền công đức; sư trụ trì tại Khu Di tích Yên Tử có trách nhiệm phối hợp giám sát việc thu tiền công đức tại các chùa. Nguồn thu từ tiền công đức sử dụng chi cho công tác tổ chức lễ hội, đầu tư xây dựng cơ bản, trùng tu tôn tạo, tu bổ di tích…
Hàng tháng Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử báo cáo tình hình thực hiện việc thu tiền công đức; hàng năm UBND TP chỉ đạo cơ quan chuyên môn, tổ chức kiểm tra thẩm định, quyết toán, thu chi công đức tại Yên Tử.
Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử chịu trách nhiệm tổ chức triển khai việc thu tiền công đức và nộp vào Kho bạc TP. |
Đại đức Thích Đạo Hiển, Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh kiêm Chánh Thư ký, cho rằng, quy chế này không phù hợp với hoạt động của tôn giáo.
“Chưa tìm được hướng giải quyết quản lý hòm công đức trên địa bàn toàn tỉnh, chưa lấy ý kiến rộng rãi của các chư, tăng, ni trên địa bàn, thì UBND TP Uông Bí lại đề ra quy chế quản lý hòm công đức một cách áp đặt khiên cưỡng. Chủ thể trong quy chế này là Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử, là đơn vị trực tiếp quản lý hòm công đức, trong lúc đó chùa do sư trụ trì. Như thế là bất hợp lý”, Đại đức Thích Đạo Hiển nhấn mạnh.
Đại đức Thích Đạo Hiển lấy dẫn chứng về Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng tôn giáo, điều 56 quy định rõ về việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng tôn giáo: “Tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo bao gồm tài sản được hình thành từ đóng góp của thành viên tổ chức, quyên góp, tặng cho của các tổ chức, cá nhân hoặc các nguồn khác theo quy định của pháp luật”.
“Như vậy tiền công đức, tiền giọt dầu tại các chùa Phật giáo là tài sản của Giáo hội và của các cơ sở thờ tự Phật giáo bất khả xâm phạm, không một tổ chức, cá nhân nào có quyền niêm phong hoặc xâm phạm. Điều này cũng phù hợp với các quy định về tài sản, tiếp nhận tài sản, hưởng dụng tài sản và định đoạt tài sản quy định trong Bộ Luật Dân Sự năm 2015 và đúng với khoản 6 Điều 7 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 -Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có quyền nhân tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho”, Đại đức Thích Đạo Hiển cho biết.
Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội tại Hội trường của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa 14, ngày 27/10/2018, Đại biểu Quốc hội, Thượng tọa Thích Thanh Quyết nêu quan điểm: “Một số địa phương đánh đồng giữa quản lý tôn giáo, với quản lý tín ngưỡng, quản lý di tích lịch sử với quản lý tín ngưỡng tôn giáo và đưa ra cách làm không đúng với luật pháp, tạo nên những bức xúc không đáng có”.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND Thành phố Uông Bí cho hay, quản lý tiền công đức để hướng tới công khai minh bạch. |
Chia sẻ với VietNamNet, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND Thành phố Uông Bí cho hay, UBND TP đã mời Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Uông Bí tới họp bàn đi tới thống nhất lên phương án quản lý tiền công đức nhưng các thầy chưa thu xếp được thời gian.
“Trên tinh thần tiền công đức dành hết cho Ban trị sự chi tiêu thực hiện Phật sự và một số nội dung phục vụ cho khu vực Yên Tử. Trước có ban tôn tạo di tích Yên Tử do Ban trị sự đứng ra, chi tiêu như thế nào Ban trị sự sẽ có đề xuất để chủ yếu công khai minh bạch, chúng tôi không lấy tiền công đức làm gì cả. Chúng tôi chỉ quản lý tiền công đức, chứ có quản lý hoạt động tôn giáo của các thầy đâu”, ông Nguyễn Mạnh Hà chia sẻ.
Đại đức Thích Đạo Hiển lại cho rằng vấn đề không phải ở tiền mà ở chủ quyền của người tu hành phải được tôn trọng và pháp luật đã quy định điều này.
“Tiền công đức cũng là tài sản của tôn giáo, chúng tôi không ra quy chế đó thì thôi, người ngoài tự nhiên ra quy định vào bắt chúng tôi thực hiện. Anh có thể ra quy chế phối hợp công tác hoạt động tại Yên Tử thì đúng, chứ quy chế quản lý tiền công đức tại Yên Tử là anh sai. Thêm vào đó, trên địa bàn Uông Bí có hàng chục chùa, sao không quy định chung mà lại quy định quản lý công đức tại mỗi Yên Tử”, Đại đức Thích Đạo Hiển nêu quan điểm.
PGS.TS. Đỗ Văn Trụ Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội văn hoá di sản Việt Nam cho hay: "Đây là một vấn đề tế nhị và phải làm sao cho hài hoà giữa các bên, và phải được sự đồng thuận. Hài hoà giữa quyền lợi của các nhà tu hành và cơ quan quản lý".
Chia sẻ về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thuỷ cho biết: “Theo quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh những nội dung liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn công đức, tài trợ, cụ thể: Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 04/2014/TTLT – BVHTTDL – BNV ngày 30/5/2014, tài sản được dâng cúng, công đức, tài trợ cho các cơ sở tính ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch.
Khoản 6 Điều 19 Nghị định 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 quy định quản lý và tổ chức lễ hội quy định: Bộ tài chính hướng dẫn sử dụng việc quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích”.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ VHTT&DL, hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về nội dung này, vì vậy chính quyền địa phương căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ tài chính và thực tiễn để quyết định cơ chế quản lý và sử dụng nguồn công đức cho phù hợp.
Tình Lê
Quảng Ninh lập lại trật tự ở chùa Đồng Yên Tử
Việc mời chào từ những người bán hàng và thợ ảnh trên chùa Đồng (Yên Tử) đã được UBND Thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) chấn chỉnh.
本文地址:http://profile.tour-time.com/html/340d699266.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。