您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Đừng vì chiếc phong bì mà phủi sạch công lao của y bác sĩ!
Bóng đá855人已围观
简介Sau bài viết "Đừng dùng phong bì để mua chuộc sự yên tâm về sức kho...
Sau bài viết "Đừng dùng phong bì để mua chuộc sự yên tâm về sức khoẻ",Đừngvìchiếcphongbìmàphủisạchcônglaocủaybácsĩáp thấp nhiệt đới diễn đàn “Phong bì bệnh viện - có phải thầy thuốc và bệnh nhân làm hư nhau?"nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả VietNamNet. Dưới đây là bài viết của độc giả N.V.L (Nghệ An) gửi về diễn đàn (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).
Đọc bài viết Câu chuyện chiếc phong bì khi đi viện 7 năm trước của độc giả N.V.L đăng trên diễn đàn VietNamNet ngày 27/9 tôi không khỏi chạnh lòng. Tôi biết việc làm khó người bệnh – những người đang cảnh đau ốm, hoạn nạn, việc thu tiền trên nỗi sợ của người khác là tàn nhẫn.
Vào bệnh viện, tôi cũng chứng kiến cảnh người nhà bệnh nhân rỉ tai nhau các câu hỏi: "Đi phong bì bác sĩ bao nhiêu? Nên đưa phong bì trước, trong lúc điều trị hay đưa sau?".
Tôi cũng nghe chuyện người nhà chạy theo bác sĩ hỏi tình trạng bệnh nhân nhưng bác sĩ trả lời nhát gừng, thái độ khó chịu. Khi về phòng, người nhà kể lại, ngay lập tức vài ba người trong phòng bệnh hỏi ngay: “Phong bì cho bác sĩ chưa? Chưa à, biết ngay mà”.
Người ta quan niệm “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” hay "cái gì không mua được bằng tiền thì mua bằng... nhiều tiền”. Quan trọng hơn nghe cái cách người ta nói về việc bác sĩ nhận phong bì tôi không khỏi xót xa. Người ta cho rằng đó là sự tất yếu khi vào viện. Ai không làm theo “tất yếu” đó sẽ nơm nớp, lo lắng liệu có được điều trị sớm? Có được chăm sóc tốt?
Nhưng tôi tin đó chỉ là con sâu làm rầu nồi canh. Niềm tin của tôi bắt đầu bằng lần bà tôi phải nhập viện. Bà tôi 74 tuổi, sức khỏe hoàn toàn bình thường. Vậy mà lần đó bà phải nhập viện để phẫu thuật khối u. Trước ca mổ, người nhà tôi cũng chu đáo chuẩn bị phong bì.
Sau khi tìm hiểu, trước khi bà mổ, bác tôi tranh thủ nhét vội chiếc phong bì vào túi áo bác sĩ. Vị bác sĩ trẻ vội lấy ra và đưa lại cho bác tôi. Thấy bác tôi lo lắng, bác sĩ trấn an: “Người nhà cứ yên tâm”.
Bác tôi về phòng kể chuyện đó, một người bệnh ở giường bên cạnh cũng nói: “Bác ấy không nhận phong bì đâu. Nhà tôi đưa cũng bị trả lại”.
Gia đình tôi rất ngạc nhiên và nể phục bác sĩ. Khi bà tôi xuất viện, bác tôi tất tả gom được mấy chục trứng gà quê mang làm quà cảm ơn nhưng cũng bị bác sĩ từ chối. Hành động của bác sĩ khiến tôi có cách nhìn bao dung hơn với nhân viên y tế. Nói qua cũng phải nói lại, việc bác sĩ nhận phong bì cũng không thể không có một phần lỗi của chúng ta.
Nếu chúng ta không dùng nó để xin đặc ân như chăm sóc tốt hơn, chăm sóc và điều trị trước những bệnh nhân khác… nói cách khác là không đưa phong bì, bác sĩ lấy gì mà nhận? Lâu dần việc chúng ta cứ đưa phong bì, xã hội coi đó là điều hiển nhiên, trở thành một tiền lệ xấu. Đọc những lời chỉ trích bác sĩ trên mạng xã hội, tôi thấy người Việt cũng thật nhanh quên. Mới trước đó mấy tháng, bạn vừa ca ngợi những nhân viên áo trắng như người hùng, nay đã vội chỉ trích họ một cách tàn nhẫn.
Dẫn chứng là đợt dịch Covid-19 vừa qua, nhiều câu chuyện về sự lăn xả, cống hiến của nhân viên y tế trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông đã làm chúng ta phải rơi nước mắt. Gia đình tôi cũng nhận được sự trợ giúp đáng quý đó. Khi Hà Nội ở đỉnh dịch, nhà tôi có 7 người mắc Covid-19, chúng tôi vô cùng lo lắng. Những ngày tháng đó, chiếc phao cứu sinh của chúng tôi là một bác sĩ quen qua mạng xã hội. Không đợi chúng tôi báo cáo tình hình, khi biết gia đình có người cao tuổi, anh thường xuyên nhắn tin hỏi han.
Tôi nhắn tin nhờ tư vấn về sức khỏe bất cứ giờ nào, anh đều trả lời nhẹ nhàng. Có vài lần tôi gọi video call thấy anh vừa ăn cơm vừa nói chuyện. Anh bảo tranh thủ thời gian để giúp được thêm ai thì giúp. Khi ông nội tôi có bệnh nền, SpO2 xuống thấp, anh giúp gia đình gọi xe cứu thương đưa ông đến viện. Tôi biết không chỉ tôi, nhiều gia đình đã nhận được sự trợ giúp như vậy trong đại dịch vừa qua. Vậy sao chúng ta đã vội quên?
Đừng vội phủi hết công lao của bác sĩ như vậy. Không chỉ ngành y, ngành nghề nào cũng có tiêu cực. Thay vì mỉa mai, chỉ trích, chúng ta ngồi lại để có phương án loại trừ, câu chuyện phong bì cho bác sĩ sẽ chỉ là chuyện của quá khứ!
Độc giả Bình Nam(Hà Nội)
Ban Sức khoẻ - Báo VietNamNet mở diễn đàn "Phong bì bệnh viện - có phải thầy thuốc và bệnh nhân làm hư nhau?".
Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn.
Xin chân thành cảm ơn.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Brothers Union vs Mohammedan Dhaka, 15h45 ngày 17/1: Tiếp tục thương đau
Bóng đáHồng Quân - 16/01/2025 16:23 Nhận định bóng đ ...
【Bóng đá】
阅读更多Soi kèo phạt góc Nhật Bản vs Paraguay, 17h00 ngày 02/06
Bóng đáSoi kèo phạt góc Nhật Bản vs Paraguay, 17h00 ngày 02/06 - Giải Giao hữu QT. Dự đoán, phân tích tỷ lệ ...
【Bóng đá】
阅读更多Soi kèo phạt góc U23 Uzbekistan vs U23 Turkmenistan, 22h30 ngày 1/6
Bóng đáSoi kèo phạt góc U23 Uzbekistan vs U23 Turkmenistan, 22h30 ngày 1/6 – giải vô địch U23 châu Á. Phân ...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Napoli, 02h45 ngày 19/01
- Soi kèo phạt góc Malaysia vs Brunei, 20h00 ngày 27/05
- Soi kèo phạt góc Internacional vs Atlético/GO, 6h00 ngày 31/5
- Nhận định, soi kèo Sparta Prague vs Pardubice, 0h00 ngày 20/7: Sức mạnh nhà vô địch
- Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Hà Tĩnh, 18h00 ngày 18/1: Khách ‘ghi điểm’
- Nhận định, soi kèo Phoenix Rising vs El Paso Locomotive, 10h00 ngày 20/7: Dìm khách dưới đáy
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Lazio, 0h00 ngày 20/1: Cơ hội của đội chủ nhà
-
Soi kèo phạt góc Internacional vs Atlético/GO, 6h00 ngày 31/5
-
Tây Du Ký trình làng phiên bản 'lạ'
-
Messi khóc nức nở rời sân, Argentina bảo vệ thành công chức vô địch Copa America
-
Nhận định, soi kèo Eyupspor vs Alanyaspor, 23h00 ngày 19/1: Sức mạnh tân binh
-
Nhận định, soi kèo Velez Sarsfield vs Huracan, 5h30 ngày 16/12: Thắng tiến đến chức vô địch