Mẹ nghèo òa khóc giữa chợ khi con gái duy nhất đậu vào trường chuyên

  发布时间:2025-01-27 07:07:01   作者:玩站小弟   我要评论
Em Nguyễn Thị Ngọc Thúy (SN 2009),ẹnghèoòakhócgiữachợkhicongáiduynhấtđậuvàotrườngchuyêlịch thi đấu blịch thi đấu boóng đálịch thi đấu boóng đá、、。

Em Nguyễn Thị Ngọc Thúy (SN 2009),ẹnghèoòakhócgiữachợkhicongáiduynhấtđậuvàotrườngchuyêlịch thi đấu boóng đá học sinh lớp 9C, Trường THCS Nguyễn Khắc Viện (Hương Sơn - Hà Tĩnh) vừa hoàn thành kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10/2024 với tổng điểm xét tuyển vào Trường THPT chuyên Hà Tĩnh 50.75 (Ngữ văn 9; Tiếng Anh 7,5; Toán 8; điểm chuyên môn Sinh học 8,75).

Ở bậc THCS, Thúy luôn là học sinh giỏi, lớp 8 đạt giải nhất HSG huyện, lớp 9 đạt giải nhất tỉnh môn Sinh học. 

Chuyên Hà Tĩnh6.jpg
Hai mẹ con Thúy bán rau ở chợ

Cô Nguyễn Thị Kim Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp 9C cho biết: "Em Thúy mồ côi cha, sống với mẹ. Cuộc sống của hai mẹ con rất khó khăn nhưng em luôn dẫn đầu trong học tập".

Căn nhà cấp 4 tuềnh toàng  hai mẹ con Thúy hiện đang ở là nhà của cậu nhường lại, bản thân hai mẹ con không có nhà. Mẹ Thúy là chị Bùi Thị Thủy (SN 1973) bị bệnh tim nặng phải đi viện thường xuyên.

Năm 2009 chị Thủy lập gia đình với anh Nguyễn Thành Ơn (SN 1949, quê Hà Nội) khi cả hai cùng làm công nhân. Năm 2014 anh Ơn mất, hai mẹ con về nương nhờ bà ngoại tại xã Sơn Ninh. Không có ruộng sản xuất, chị phải làm thuê đủ việc để trang trải cuộc sống và nuôi con. Mấy năm trở lại đây chị mắc bệnh tim, không còn sức để lao động nên chuyển sang buôn bán rau ngoài chợ.

“Buổi sáng tôi đi vào trong dân mua các loại rau, chiều đem ra chợ để hai mẹ con ngồi bán. Ngày nào bán hết thì kiếm được 50.000đ-60.000 đồng. Có những ngày trời nắng rau không bán hết, bị héo thì coi như lỗ vốn. Nhà không có tủ lạnh nên số rau ế lại về nhà không biết cất vào đâu. Cháu Thúy đậu vào trường THPT chuyên của tỉnh thì rất mừng nhưng sau này không biết lấy tiền ở đâu cho cháu theo học”,chị Thủy tâm sự.

Để chị gái và cháu có nhà để ở, anh Bùi Trần Lịch (SN 1974, cậu ruột Thúy) đã chuyển hẳn sang nhà vợ để sinh sống. “Để chị và cháu có chỗ nương thân, hai vợ chồng tôi đã bàn với nhau dọn về quê vợ ở xã Sơn Trà. Căn nhà của bố mẹ đẻ dành lại cho chị và cháu ở. Chị và cháu đã không còn nơi nương tựa, mình cũng phải hy sinh một chút chứ không nỡ để mẹ hai con bơ vơ được”, anh Lịch nói.

Trong căn nhà của mẹ con chị Thủy, tài sản thấy được là chiếc bàn để uống nước, chiếc xe đạp cọc cạch mà hai mẹ con vẫn đèo nhau đi chợ bán rau mỗi ngày. Chiếc iPad do nhà tài trợ tặng cho học sinh nghèo vượt khó có lẽ là thứ đáng giá nhất ở gia đình này.

Ông Nguyễn Chí Công, trưởng thôn Ngọc Tĩnh, xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết, gia đình chị Bùi Thị Thủy là hộ nghèo suốt mấy năm liền ở xã. Sống ở nông thôn nhưng cả có chưa tới 1 sào ruộng để sản xuất. Hàng ngày, chị Thủy phải chạy chợ bán rau để trang trải cuộc sống. Bản thân chị bị bệnh tim nên thường xuyên đi viện.

“Khi biết tin Thúy đậu vào trường THPT chuyên của tỉnh, ban Mặt trận thôn cũng đã có kế hoạch vận động, quyên góp để giúp đỡ gia đình. Tuy nhiên, để em nó có điều kiện theo học thì phải cần sự giúp đỡ của cộng đồng”, ông Công giãi bày.

“Ước mơ của em là sau này trở thành bác sĩ để có điều kiện chữa bệnh cho mẹ và giúp đỡ mọi người. Với tổng điểm 50.75 em đứng thứ 21 của lớp. Em cũng chưa biết có thể xuống thành phố để theo học trường chuyên của tỉnh hay không vì gia đình rất hoàn cảnh”, Thúy trải lòng.

Cậu ruột của Thuý, ông Bùi Trần Lịch cho biết, mẹ của Thuý bị bệnh tim đã thay van một lần, do gia cảnh khốn khó nên chị gái chỉ nặng 36kg. “Từ khi bố Thuý mất đến nay, hai mẹ con về nương nhờ nhà ngoại. Gia cảnh cháu vô cùng khó khăn nên ngoài việc ăn học, hi vọng có nhà hảo tâm giúp đỡ cháu để cháu có căn nhà ổn định cuộc sống, có thêm ít tiền để lo thuốc thang hằng ngày cho mẹ. Mẹ cháu bị bệnh tim hàng tháng phải đi khám định kỳ một lần. Tôi rất thương cháu và chị gái nhưng gia đình cũng vất vả nên chỉ biết tạm thời nhường căn nhà xuống cấp đó cho hai mẹ con ở tạm”, ông Lịch nói.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 

1. Gửi trực tiếp: Em Nguyễn Thị Ngọc Thúy, thôn Ngọc Tĩnh, xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

SĐT: 0369583902.

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2024.238(Nguyễn Thị Ngọc Thuý)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148.

Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Vietinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamNet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.

 

相关文章

  • Siêu máy tính dự đoán MU vs Rangers, 3h00 ngày 24/1

    Phạm Xuân Hải - 23/01/2025 05:25 Máy tính dự
    2025-01-27
  • Khuyến khích dùng AI trong quá trình điều tra đất hiếm - 1

    Mỏ đất hiếm Đông Pao được kiểm tra hiện trạng vào tháng 5/2023 (Ảnh: Cổng TTĐT huyện Tam Đường).

    Quy định mới khuyến khích áp dụng ứng dụng công nghệ GeoAI (ứng dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo trong tổng hợp, phân tích dữ liệu địa chất) trong suốt quá trình điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm.

    Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu nhân AI phải đảm bảo tính bảo mật về tài liệu nguyên thủy; thông tin dữ liệu đầu vào gồm cấu trúc địa chất, thông tin về địa chất, mặt cắt địa chất, số liệu địa hóa, địa vật lý, các công trình khoan, các điểm mỏ khoáng sản, địa chất thủy văn, môi trường và các dữ liệu liên quan khác (nếu cần thiết);

    "Kết quả ứng dụng công nghệ GeoAI cần được đánh giá mức độ tin cậy", thông tư nêu rõ.

    Việc thăm dò quặng đất hiếm có thể lựa chọn các loại công trình khai đào (vết lộ, hào, giếng, lò) và khoan.

    Các công trình thăm dò được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện thế nằm, chiều sâu phân bố, cấu tạo địa chất, hình thái, chiều dày của từng thân quặng và đặc tính của lớp phủ.

    Đối với các mỏ có cấu tạo địa chất phức tạp, để làm rõ điều kiện thế nằm, hình dạng, cấu tạo bên trong thân quặng, Thông tư 21 cho rằng cần sử dụng các công trình thăm dò như lò dọc vỉa hoặc xuyên vỉa, hạn chế sử dụng công trình khoan.

    Công trình khoan phải thu hồi cao nhất lõi khoan nguyên thỏi. Tỷ lệ lấy mẫu lõi khoan không được nhỏ hơn 70% theo từng hiệp khoan qua đá và 85% khi khoan qua quặng. Tất cả các lỗ khoan phải đo địa vật lý lỗ khoan.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu việc tính trữ lượng, tài nguyên quặng đất hiếm phải căn cứ vào chỉ tiêu tính trữ lượng được luận giải chi tiết trong báo cáo thăm dò khoáng sản cho từng mỏ.

    Phương pháp tính trữ lượng và tài nguyên quặng đất hiếm phải được lựa chọn phù hợp với đặc điểm cấu trúc thân quặng cho từng mỏ; áp dụng các phần mềm chuyên dụng để tính trữ lượng.

    Cấp trữ lượng cao nhất đối với mỏ nhóm I, II phía thăm dò là cấp 121; đối với mỏ nhóm III, IV phải thăm dò là cấp 122.

    Tỷ lệ các cấp trữ lượng 121, 122 do chủ đầu tư xác định trên cơ sở đặc điểm địa chất của mỏ, khả năng tài chính, điều kiện kỹ thuật khai thác, công suất dự kiến khai thác, nhưng phải đảm bảo tỷ lệ trữ lượng cao nhất đối với mỏ I, II trên tổng trữ lượng của mỏ không thấp hơn 10%; hoặc đảm bảo yêu cầu khai thác ít nhất 5-7 năm theo công suất dự kiến.

    Mỏ khoáng sản đất hiếm lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm này là mỏ Đông Pao (huyện Tam Đường, Lai Châu). Mỏ có diện tích hơn 11km2, trữ lượng trên 5 triệu tấn oxit và thân quặng chính là F3 và F7, một loại quặng quý hiếm rất cần trong chế tạo công nghệ điện tử. Trữ lượng được cấp phép là đất hiếm (TR2O3) khoảng 1,1 triệu tấn, Barit (BaSO4) khoảng 4,2 triệu tấn và Fluorit (CaF2) khoảng 6 triệu tấn.

    Theo ước tính của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, trữ lượng đất hiếm của thế giới là khoảng 120 triệu tấn. Trong đó, 5 quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới là: Trung Quốc với 44 triệu tấn (chiếm 37,9% trữ lượng toàn cầu); Việt Nam 22 triệu tấn (chiếm 18,9%); Brazil 21 triệu tấn (chiếm 18,1%); Nga 12 triệu tấn (chiếm 10,3%); Ấn Độ 6,9 triệu tấn (chiếm 5,9%)

    Các quốc gia khác có trữ lượng đất hiếm đáng kể bao gồm: Australia với  4,1 triệu tấn; Hoa Kỳ 1,5 triệu tấn; Đảo Greenland 1,5 triệu tấn; Tanzania 0,89 triệu tấn; Canada 0,8 triệu tấn.

    '/>

最新评论