游客发表
Vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi ngành công nghiệp non trẻ phát triển khi thiếu thốn các chuyên gia cao cấp. Ông Zhang Wei,ốcthiếuhụtnhântàibándẫntrầmtrọbxh bd việt nam Hiệu trưởng trường vi điện tử thuộc Đại học Phục Đán, phát biểu tại một hội thảo gần đây: “Nếu công nghệ thúc đẩy đổi mới, con người là chìa khóa để phát triển công nghệ hiện đại. Trình độ của họ sẽ quyết định sức mạnh của chúng ta”.
Vấn đề với Trung Quốc là đội ngũ nhân tài nước này không theo kịp với tham vọng của quốc gia.
Theo báo cáo công bố năm nay của Viện Nghiên cứu Tài chính Giáo dục thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc thiếu khoảng 300.000 nhân tài trong ngành bán dẫn vào năm 2019, tăng gấp đôi năm 2015. Dù đây không phải vấn đề của riêng Trung Quốc, nó ngày càng gây bất lợi cho mong muốn giành tự chủ trong ngành công nghiệp bán dẫn để giảm thiểu rủi ro của quốc gia.
Còn theo một báo cáo khác của ngân hàng đầu tư CICC, vấn đề không chỉ nằm ở số lượng mà còn là chất lượng. Các kỹ sư đào tạo trong nước còn trẻ, đồng nghĩa với thiếu vắng bóng dáng lãnh đạo, đặc biệt trong sản xuất chip.
Những năm gần đây, số lượng chuyên gia làm trong ngành bán dẫn Trung Quốc đã tăng lên nhờ mức lương hấp dẫn và hỗ trợ hào phóng từ Chính phủ. Báo cáo của CICC chỉ ra hỗ trợ năm 2016 từ nhà nước cho ngành bán dẫn, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và miễn giảm thuế nghiên cứu, phát triển, chiếm 0,12% GDP.
Vài năm trước, thiết kế và sản xuất chip không phải ngành nghề hấp dẫn đối với sinh viên Trung Quốc, theo một quan chức cấp cao tại một công ty chip lớn của Mỹ. Trước năm 2015, rất khó tuyển cử nhân từ Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Đại học Phục Đán hay Đại học Thượng Hải – bốn trường hàng đầu trong nước. Lựa chọn hàng đầu của nhiều tân cử nhân truyền thông và vi điện tử là các doanh nghiệp Internet.
Tính đến cuối năm 2019, Trung Quốc có khoảng 510.000 người đang làm trong ngành bán dẫn, tăng 11% theo năm, 350.000 người trực tiếp liên quan tới thiết kế hoặc sản xuất. Để so sánh, Mỹ có khoảng 280.000 chuyên gia trong thiết kế và sản xuất bán dẫn.
Tỷ lệ người có bằng cấp trong lĩnh vực bán dẫn tại Trung Quốc cao hơn tại Mỹ vào năm 2019, song các trường học lại xếp hạng thấp hơn. Là nơi khai sinh công nghệ bán dẫn hiện đại, ngành công nghiệp chín muồi của Mỹ có khả năng đào tạo nhiều chuyên gia hơn.
Ông Peng Hu, Giám đốc Phòng nghiên cứu tại CICC, cựu lãnh đạo Huawei, nhận định Trung Quốc không thiếu nhân tài thiết kế bán dẫn. Chẳng hạn, bộ phận thiết kế chip của Huawei - HiSilicon - có khả năng đe dọa vị trí thống trị của các công ty bán dẫn Mỹ.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại thiếu nhân tài trong sản xuất, đặc biệt là những người làm chủ được công nghệ vì nó liên quan đến nhiều môn học như vật lý, hóa học. “Bất kỳ ai có dưới 20 năm kinh nghiệm sẽ thấy khó làm chủ nó”, ông nói.
Lãnh đạo đất nước đã nhận ra vấn đề và đưa ra nhiều biện pháp khắc phục. Vào tháng 8/2020, ba tháng sau khi chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cấm Huawei mua chip từ các nhà máy bán dẫn, Trung Quốc ban hành chính sách số 8, là hướng dẫn chi tiết để thúc đẩy ngành bán dẫn với ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính, chương trình đào tạo tốt hơn, kết hợp giữa học thuật và thực nghiệm.
Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa đã thành lập các trường vi mạch vào tháng 4 và tháng 7 năm nay. Theo ông Zhang, chương trình đào tạo mới sẽ giúp cung ứng người lao động cần thiết khi ngành công nghiệp ngày càng tinh vi hơn, đòi hỏi cả kiến thức trong lớp học lẫn kinh nghiệm thực tế.
Các chuyên gia nhận xét học tập tại trường mới dừng ở dạy ý tưởng và lý thuyết mà chưa cung cấp kỹ năng thực hành. Vì vậy, đưa cả hai xích lại gần nhau, tương tự những gì Đài Loan đã làm, có thể là chìa khóa thành công.
Richard Chen, một kỹ sư wafer Đài Loan đang làm việc tại Đại lục, cho rằng cần doanh nghiệp đào tạo tay nghề, trường học không phải nơi làm điều này tốt nhất. Một giải pháp khác là đưa lao động lành nghề từ nước ngoài sang, song mức lương và môi trường làm việc có có thể là một trở ngại. Mức lương trung bình hàng năm trong ngành bán dẫn Trung Quốc là 30.000 USD vào năm 2020, thấp hơn nhiều so với mức 170.000 USD tại Mỹ.
Du Lam (Theo SCMP)
Công ty trị giá 550 tỷ USD này hiện kiểm soát hơn một nửa thị trường toàn cầu đối với chip sản xuất theo đơn đặt hàng và thậm chí hơn 90% thị phần đối với các bộ vi xử lý tiên tiến nhất.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接