Ấn tượng với phim cổ trang mang phong cách thủy mặc của Trương Nghệ Mưu
Trailer phim "Vô ảnh":
"Vô ảnh" (Tựa gốc: Shadow) là bộ phim mang đậm nét văn hóa phương Đông cùng triết lý âm dương,ẤntượngvớiphimcổtrangmangphongcáchthủymặccủaTrươngNghệMưlịch thi đấu bóng chuyền nữ hôm nay bát quái. Với phong cách làm phim võ hiệp cổ trang thường thấy, Trương Nghệ Mưu tinh tế sử dụng phong cách thủy mặc vào phim tạo ra những hiệu ứng thị giác độc đáo.
Bom tấn "Vạn Lý Trường Thành" của Trương Nghệ Mưu mang đến một cuộc chiến không tưởng hoành tráng và đặc sắc nhưng thất bại về mặt doanh thu lẫn chất lượng nghệ thuật, cộng thêm yếu tố tuổi tác, nhiều người quan ngại rằng ông đã hết thời. Để khẳng định giá trị và tầm ảnh hưởng của mình, Trương Nghệ Mưu trở lại làm khán giả kinh ngạc với "Vô ảnh", một kiệt tác thỏa mãn cả về hàm ý và nhãn quan.
Poster phim "Vô ảnh". |
Nội dung phim "Vô ảnh" lấy bối cảnh giả tưởng tại Trung Quốc cổ đại, trong thời kỳ phân chia thành nhiều vương quốc nhỏ. Vương triều Phái quốc dưới sự trị vì của Dương - một vị Chủ công trẻ. Chủ công Dương bị xem là kẻ hèn nhát khi chấp nhận nhường đất, đầu hàng quân địch để bảo vệ nền hòa bình. Việc này gây bất mãn trong triều đình, đặc biệt là phe phái của đại đô đốc Phái quốc Tử Ngu. Tử Ngu là vị tướng tài năng, văn võ song toàn nhiều năm chinh chiến thương trường, trước việc thành Cảnh Châu bị dâng cho kẻ địch, ông tìm mọi cách lấy lại giang sơn và âm mưu lật đổ vương vị.
Trong một lần đấu tay đôi với tướng trấn thành Cảnh Châu của ngoại bang, Tử Ngu bị trọng thương và phải dùng một thế thân được gọi là ảnh tử. Kẻ thế thân này là người giống hệt Tử Ngu được ông huấn luyện từ nhỏ để thay thế mình trong những trường hợp nguy hiểm. Ảnh tử của Tử Ngu tiếp tục thay thế ông trong nhiệm vụ lấy lại thành Cảnh Châu nhưng cũng từ đây, ảnh tử lại có những mưu đồ riêng cho mình.
Lối kể chuyện đan xen gây tò mò
"Vô ảnh" thể hiện rõ nét phong cách làm phim của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, đan xen giữ thực tại và quá khứ, giữa hiện thực và tưởng tượng khiến người xem luôn phải tò mò và phán đoán tình tiết câu chuyện để rồi vỡ òa cảm xúc khi những bí ẩn dần được tiết lộ.
Các nhân vật chính trong phim. |
Sau phần mở màn giới thiệu bối cảnh, phim đi sâu vào giới thiệu từng nhân vật và diễn biến tâm lý của từng người. Với một tiết tấu chậm rãi và trầm lắng trong mở đầu, phim vẫn tạo ra những điểm nhấn nhẹ cuốn hút người xem chìm vào câu chuyện với những phức tạp trong diễn biến và quan hệ giữa các nhân vật. Khác với những tác phẩm trước của mình, Trương Nghệ Mưu không xây dựng một tuyến nhân vật chính đơn lẻ hay một một phản diện rõ nét. Không có cả vai chính diện lẫn phản diện, đúng hay sai. Tất cả cứ thế diễn ra và biến hóa một cách tự nhiên, đầy tính nhân bản.
Càng về sau, những kịch tính được đẩy lên cao trào, nhịp phim nhanh và dồn dập cộng với những bất ngờ hé lộ hàng loạt âm mưu và toan tính thâm sâu trong câu chuyện.
Kỳ quan thị giác của Trương Nghệ Mưu
Đặc trưng trong phim của Trương Nghệ Mưu là màu sắc tương phản và đối lập cao. Trong "Anh hùng" là sắc đỏ trên nền xanh xám, trong Hoàng Kim Giáp là tông vàng nổi bật còn trong Vô ảnh lại là sự tương phản của trắng và đen. Trắng - đen kiểu Trung Quốc là thủy mặc.
Việc xây dựng phông nền thủy mặc tưởng chừng đơn điệu lại là một thủ pháp độc đáo để tôn lên hình tượng của từng nhân vật. Đó không phải là màu phim trắng đen hoàn toàn mà là sự phối hợp của nhiều tôn màu tối sáng tương phản tạo ra khung cảnh phim tựa như tranh thủy mặc.
Ảnh tử và Thanh Bình luyện võ trong trận thái cực. |
Sự sáng tạo của Trương Nghệ Mưu độc đáo ở việc đưa thủy mặc truyền thống của Trung Quốc lên màn ảnh rộng hiện đại. Điển hình như trong cảnh luyện võ của đô đốc, sự kết hợp giữa những thái cực đồ và những động tác múa võ phiêu dật trong phông nền trắng đen tựa như những bức họa sơn thủy tráng lệ.
Một nét đặc trưng từng thấy trong những tác phẩm trước của ông nhưng lại ở một mức độ "phiêu" cao hơn. Trong khung cảnh ấy, ảnh tử cùng Thanh Bình cầm vũ khí nhẹ nhàng tựa nước, hòa quyện thành một bản thể thống nhất với triết lý “lấy nhu thắng cương” của Đạo gia.
Cốt truyện đa chiều
Không chỉ đơn thuần kể một câu chuyện một chiều tuyến tính, "Vô ảnh" là một tập hợp phức tạp của những tuyến nhân vật tưởng dễ hiểu mà thâm sâu vô cùng. Tất cả các nhân vật chính trong phim, ngoài trưởng công chúa – một cô bé dám yêu dám hận, còn lại, tất cả đều thể hiện những dục vọng và âm mưu của mình. Có kẻ âm mưu quyền lực, có kẻ âm mưu về địa vị và cũng có kẻ mong cầu hạnh phúc và quyền được sống để rồi tất cả rơi vào một vòng tròn của đen tối và một cái kết đáng suy ngẫm.
Chủ công giả ngây giả dại trên triều nhưng bên trong lại đầy mưu mô toan tính. |
Chủ công giả ngây giả dại trên triều, bề ngoài lúc nào cũng bông đùa, an phận thủ thường nhưng bên trong lại đầy mưu mô toan tính. Nhất cử nhất động của Chủ công đều tỏ vẻ tôn trọng, kính yêu với đô đốc mà trong tâm lại tính toán chi li, mượn gió bẻ măng, dùng âm mưu của đô đốc để vụ lợi cho mình.
Về phía Đô đốc Tử Ngu, ông sử dụng những lời hứa ngon ngọt để ảnh tử thế thân cho mình trong nhiệm vụ khó khăn. Nhưng ai có ngờ, chính Tử Ngu lại tính toán bày binh bố trân để thủ tiêu, vứt bỏ cái bóng của mình ngay khi đoạt được mục đích, để rồi sau đó chết dưới chính lưỡi kiếm của cái bóng. Bản thân cái bóng đó cũng lại đang tạo ra cái bóng của chính mình. Khi gã bẩm tâu câu ngu trung với đô đốc, trong lòng gã vẫn có khát vọng được sống, vẫn nuôi dưỡng mối tình với phu nhân của đô đốc.
Ảnh tử trở lại triều sau khi hoàn thành nhiệm vụ. |
Cho đến đoạn cao trào, thế cục hoàn toàn thay đổi, tất cả mưu lược của Chúa công hay Đô đốc cũng đều không qua được cái được gọi là thời thế trời định. Một đoạn kết đầy bất ngờ nhưng làm thỏa mãn người xem. Đó là lúc ảnh tử trở thành bản chính, cái bóng biến trở lại chính mình, ranh giới thật giả quá mong manh để có thể phân định, tính toán âm mưu, tính lầm tính mạng.
"Vô ảnh" là một phim điện ảnh thể hiện được sự đột phá trong phong cách làm phim của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Ông là đại diện cho sự hoạt động nghệ thuật không biết mệt mọi, luôn tìm kiếm và thể nghiệm những cái mới vào phim. Sự đột phá còn thể hiện ở việc cố gắng sử dụng tài nguyên văn hóa truyền thống Trung Hoa vào những kiệt tác điện ảnh.
"Vô ảnh" khởi chiếu toàn quốc từ ngày 29/3.
Hưng Nguyễn
Huyền thoại Pop U80 có hai đời vợ mới 16, 17 tuổi, thú nhận ham muốn với trẻ 12
- Huyền nhạc nhạc Pop PJ Proby đã có chia sẻ gây sốc rằng ông độc thân trong 22 năm qua vì chỉ muốn hẹn hò với những cô gái chưa đủ tuổi vị thành niên.
(责任编辑:Thế giới)
- Nhận định, soi kèo Al Jabalain vs Al Batin, 19h45 ngày 16/1: Cửa trên ‘tạch’
- Từ các nguyên liệu quen thuộc như thịt gà, cá lóc hay trứng cút chỉ cần một chút khéo léo là bạn đã có bữa siêu hấp dẫn đãi cả nhà rồi.
Cơm hoàng bào
Đôi khi vì quá mệt mỏi sau 1 tuần làm việc, bạn thấy ngại "bày vẽ" ngày cuối tuần. Nhưng với món cơm gà hoàng bào này, bữa ăn vừa đặc biệt ngon mà lại cực kỳ nhanh gọn.
Nguyên liệu:
- 2 chén cơm, 2 quả trứng gà
- 1 cái đùi gà, 2 thìa súp tôm chấy
- 1 thìa cà phê tiêu xay, 2 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê hành tím băm, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê muối; dầu ăn
- Xà lách, cà chua, hoa chuối, ngò, ớt.
Các bước thực hiện:
- Xới cơm ra thố cho nguội. Đánh tan 1 quả trứng với 1/2 gia vị. Đùi gà rửa sạch, ướp với 1/2 gia vị còn lại trong khoảng 15 phút. Sau đó mang đi chiên.
- Cho khoảng 2 thìa súp dầu ăn vào chảo đun nóng, cho cơm vào chiên, rưới đều trứng vào cơm, chiên cho tới khi hạt cơm săn lại. Lấy cơm cho vào chén, ép chặt, úp miệng chén cơm vào đĩa, từ từ lấy chén ra để cơm không bị vỡ, rắc tôm chấy lên trên.
- Tách quả trứng gà còn lại cho vào chén, đánh đều. Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng, cho trứng vào tráng thật mỏng.
- Phủ trứng lên đĩa cơm chiên, lấy dao khứa chính giữa miếng trứng thành hình chữ thập. Dọn cơm dùng nóng với xà lách, cà chua, hoa chuối xắt sợi. Trang trí với ngò và ớt.
Mách nhỏ: Khi nấu cơm để chiên, nên rưới vào ít dầu ăn thì khi chiên, cơm sẽ săn và tơi từng hạt. Để chiên trứng mỏng, nên để chảo nóng nhẹ, chế trứng vào và tráng nhanh tay cho trứng tràn đều chảo mà không chín và đông lại ngay.
Cá lóc xào lăn
Với con cá lóc quen thuộc, đầu bếp của Núi Thành Quán đã biến tấu thành món cá lóc xào lăn rất lạ miệng. Món ăn ngọt vị tự nhiên của cá lóc đồng và hấp dẫn bởi mùi thơm của sả ớt, cà ri...
Nguyên liệu:
- 400g phi lê cá lóc
- 1 chén nước cốt dừa
- 1 củ hành tây
- 2 quả cà chua, 1 trái ớt sừng, 2 cây sả, 1 ít ngò om, 4 tép tỏi, 5 tai nấm mèo, 1 lọn bún tàu, 1 thìa súp đậu phộng rang
- 2 thìa cà phê bột cà ri, 1 thìa cà phê tiêu, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa súp nước mắm ngon, 2 thìa súp dầu ăn.
Các bước thực hiện:
- Phi lê cá rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
- Nấm mèo ngâm nở, rửa sạch, thái sợi nhỏ. Bún tàu ngâm mềm, cắt khúc, vẩy ráo.
- Cà chua rửa sạch, cắt múi cau. Hành tây lột vỏ, rửa sạch, cắt múi cau. Ngò om lặt lấy ngọn, rửa sạch, sả lột vỏ ngoài, rửa sạch, đập dập, cắt khúc. Đậu phộng bóc vỏ, đập dập. Tỏi lột vỏ, đập dập. Ớt sừng rửa sạch, cắt lát.
- Phi thơm dầu với tỏi và sả, cho cá lóc vào xào cùng với bột nghệ, thịt cá săn lại thì nêm gia vị. Cho tiếp cà chua, hành tây, nấm mèo, ớt sừng và cuối cùng cho nước cốt dừa vào nấu sôi.
- Khi hỗn hợp vừa chín, múc ra đĩa, rắc ngò om, đậu phộng và cho bún tàu lên mặt. Trang trí bằng ít ngò om và ớt sừng.
- Khi ăn trộn đều đều hỗn hợp. Món này dùng nóng với bún hoặc cơm đều ngon.
Mách nhỏ:
- Để phân biệt cá nuôi và cá ruộng bạn chú ý đến sắc tố của vẩy cá. Nếu vẩy cá là màu đen bóng, bụng dưới trắng và khi bơi cá trông không được nhanh nhẹn lắm thì đó chắc chắn là cá nuôi. Còn nếu thân mình cá màu vàng đen, mình cá chắc, bơi rất tốt dó là cá ruộng.Đặc biệt là cá đồng thì rất ít có cá lớn.
- Khi sơ chế cá bạn nên chú ý lấy hết máu tanh nằm ở hầu cá và đường sống lưng như vậy món ăn khi chín sẽ không còn mùi tanh.
- Bạn nên cạo sạch nhớt trên mình cá sau khi đánh vẩy vì phần nhớt này cũng rất tanh và làm cho món ăn mất ngon.
Trứng cút xốt me
Trứng cút ăn rất ngon và lạ miệng, hòa trộn giữa vị ngậy của trứng cùng vị chua của me.
Nguyên liệu:
- 20 quả trứng cút
- 3 thìa bột năng hoặc bột ngô
- 1 thìa bơ
- 2 thìa sốt me hoặc cốt me khô
- 1 thìa đường
- Hành, tỏi.
Các bước thực hiện:
- Trứng cút rửa sạch, đem luộc chín. Sau đó, thả vào nước lạnh rồi bóc vỏ.
- Lăn trứng qua lớp bột năng, rũ bớt bột.
- Đun chảy bơ, cho trứng vào, chiên vàng.
- Me khô hòa với 2-3 thìa nước, lọc lấy nước cốt.
- Phi thơm hành, tỏi, đổ nước cốt me nêm chút đường, gia vị, đun nhỏ lửa cùng trứng (nhớ đảo trứng đều cho thấm).
Canh nghêu nấu sấu
Vị ngọt thanh của nước luộc nghêu và thịt nghêu và vị chua thanh của sấu, chắc hẳn sẽ làm các thành viên trong gia đình bạn hài lòng.
Nguyên liệu:
- 1/2kg nghêu
- 10 quả sấu
- 1 thìa cà phê đường
- 2 thìa cà phê hạt nêm Knorr từ thịt thăn, xương ống và tủy.
Các bước thực hiện:
- Nghêu ngâm khoảng 20 phút với nước có ớt xắt cay cho nghêu nhả hết cát, rửa lại nước lạnh cho thật sạch.
- Sấu cạo sạch vỏ. Đun sôi 700ml nước, cho sấu vào nấu khoảng 5 phút, vớt 1/2 sấu ra, giằm cho ra nước chua từ sấu sau đó trút trở lại nồi, cho nghêu vào nấu khoảng 10 phút. Khi thấy nghêu mở miệng thì hạ nhỏ lửa, nêm đường, hạt nêm Knorr từ thịt thăn, xương ống và tủy vào, nếm vừa ăn, tắt bếp.
- Múc nghêu nấu sấu ra tô, trang trí thêm ít hành ngò, dùng nóng.
Chúc các bạn có bữa tối ngon miệng nhé!
(Theo Món ngon Việt Nam/24h)
" alt="Thực đơn bữa tối ngon miệng, 'ngon mắt'" />Thực đơn bữa tối ngon miệng, 'ngon mắt' - Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món canh chua đầu cá hồi:
500g đầu cá
2 trái cà chua
5 trái đậu bắp
1 vắt me chín
100g giá đỗ
200g bạc hà (dọc mùng)
1/4 trái thơm (dứa)
Rau om ngò gai.
Đậu bắp thái xéo. Thơm thái lát. Cà chua thái múi cau.
Rau om ngò gai cắt khúc.
Bạc hà thái xéo.
Dầm me với 1/2 chén nước lọc lấy nước me.
Đầu cá hồi rửa sạch với muối và chút rượu, sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Ướp sơ cá với chút muối, nước mắm, tỏi bằm, 1 ít tỏi phi, 1 trái ớt hiểm đập dập.
Bắt một nồi nước lên bếp cho sôi thì cho cá, nước me vào.
Khi nước sôi trở lại thì hớt bọt. Cho lần lượt thơm, cà chua, đậu bắp vào. Nêm thêm đường, muối, nước mắm, bột ngọt sao cho có vị chua ngọt vừa ăn, cuối cùng thêm giá, bạc hà.
Múc canh chua đầu cá hồi ra tô, rắc rau om ngò gai lên trên mặt.
Đầu cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3 là loại chất béo rất tốt cho hệ tim mạch, giúp tăng cường sức khỏe toàn diện của cơ thể. Canh chua đầu cá hồi với vị chua ngọt và béo của đầu cá sẽ là món canh rất bổ dưỡng và ngon miệng cho mọi người trong gia đình mình cũng như bạn.
Chúc bạn thành công và ngon miệng nhé!
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt="Canh chua đầu cá hồi ngon bổ rẻ cho cả nhà" />Canh chua đầu cá hồi ngon bổ rẻ cho cả nhà - - Để có được như hôm nay, đường Nguyễn Huệ phải trải qua một chặng đường khá dài, 129 năm để hình thành và phát triển...
Chúng tôi cùng đi dạo trên đường Nguyễn Huệ. Nằm ngay trung tâm thành phố, con đường lúc nào cũng nhộn nhịp. Người bạn đi cùng - chị Ngọc Thuần - bất chợt hỏi tôi: "Anh có biết lịch sử con đường này không?".
Từng là một con kênh
Chị Thuần là người Sài Gòn. Chị có một thời gian dài, từ thuở thiếu thời cho đến quá nửa đời người sống tại khu vực này. Chị yêu con đường, yêu từng ngõ ngách, từng mái ngói cong vênh trên những ngôi nhà cũ xưa.
Ngày 11/04/1861, Kinh Lớn được đổi tên thành kênh đào Charner, hai bên bờ kênh là hai con đường chạy song song được mang tên đường Rigault de Genouilly và đường Charner. (Ảnh Internet).
"Anh có nghĩ rằng, đường Nguyễn Huệ nguyên thủy là con kênh không?" chị hỏi.
Chị nói tiếp: "Ông nội tôi từng kể, trước khi có con đường nơi đây là con kênh, gọi là Kênh Lớn. Kênh chạy dài từ bờ sông Bến Nghé đến chỗ bây giờ là UBND TP.HCM, rồi con kênh rẽ sang phía Nhà hát Thành phố và tiếp tục chạy dài tới Sở Thú bên cầu Thị Nghè.
Hồi ấy, chợ Bến Thành được triều đình nhà Nguyễn xây dựng bên bờ kênh. Sinh hoạt nơi đây nhộn nhịp. Người Việt, người Hoa, người Chà, người Miên... xây nhà san sát để buôn bán dọc theo kênh. Họ dựng những tiệm hủ tiếu, thịt quay, cháo cá, cà phê, thuốc bắc của người Hoa và đôi ba tiệm của người Chà bán vải, tạp hoá, nước hoa ...
Năm 1860 chợ Bến Thành mới được xây dựng lại ở phía nam Kênh Lớn. Trước mặt chợ là một con đường dọc theo kênh được đặt tên đường Charner. Bên kia bờ kênh là đường Rigault de Genouilly.
Trở thành đại lộ Nguyễn Huệ vào năm 1956, một trong những con đường đẹp nhất, chốn 'cực phẩm phong lưu' của Sài Gòn xưa. Ảnh: Internet.
Vào năm 1887, người Pháp cho lấp con kênh và sát nhập hai con đường lại làm một thành đại lộ Charner. Dân địa phương thường gọi là đường Kinh Lấp để đến năm 1956 trở thành Đại lộ Nguyễn Huệ.
Chị Thuần nói tiếp: "Để có được như hôm nay, đường Nguyễn Huệ phải trải qua một chặng đường khá dài, 129 năm để hình thành và phát triển".
Ngày 29/4/2015, đường Nguyễn Huệ chính thức trở thành phố đi bộ đầu tiên trên cả nước. Phố đi bộ Nguyễn Huệ có chiều dài 670m, rộng 64m với những tiện nghi hiện đại đang chờ đón những người yêu mến Sài Gòn.
Con hẻm đặc biệt nhất Sài Thành
Chúng tôi tiếp tục dạo chơi trên đường Nguyễn Huệ và dừng trước một con hẻm.
Con hẻm mang số 53, dài chưa đầy 100m rộng chừng 4m. Vào đầu thập niên 1970, hẻm có tên là hẻm Ba Sườn, vì đầu hẻm có hàng hủ tíu xào, mì xào giòn của anh Ba Sườn.
Hẻm 53 chật hẹp
Những năm đầu thập niên 80, cặp vợ chồng tài danh, ca sĩ Phương Hồng Ngọc và kịch sĩ Ngọc Đức thường hay lui tới để ăn món mì xào giòn ngon tuyệt vời của anh chàng Ba Sườn. Người này chuyên mặc áo ba lỗ và quần xà lỏn để "thao tác".
Ngày trước, cư dân trong hẻm 53 đa phần là người Hoa. Họ đa phần là những người lao động chân tay.
Nhiều nhà xuống cấp được che đậy.
Họ sống thành từng cụm, ít qua lại với những người Việt ở mặt tiền. Bà con trong hẻm làm nhiều ngành nghề như lao động phổ thông hoặc buôn bán lặt vặt. Nhưng dù nghèo hay giàu cuộc sống của người dân trong hẻm 53 cũng rất hiền hòa.
"Cả một thời gian dài sống ở đây, tôi chưa bao giờ thấy họ to tiếng, đánh lộn với nhau", chị Thuần khẳng định.
Hồi ấy, những người buôn bán trước hiên nhà như chú Mười bán viết Parker, chị Cửu bán thuốc lá... hoặc những người buôn bán nhỏ trong hẻm đều thể hiện mối thân tình với nhau.
Chế biến thức ăn ngay tại hẻm
Chúng tôi gặp ông Trần Thành đang cởi trần ngồi trước cửa nhà. Ông là cư dân lâu đời nhất trong con hẻm này. Cựu huấn luyện viên bơi lội 80 tuổi này cho chúng tôi biết, cả hẻm có khoảng hơn 20 căn nhà nhưng đã đổi chủ. Nhiều nhà đã xuống cấp.
Người xưa không còn nhiều nhưng vẫn giữ được nét thuần khiết của con hẻm xưa. Cả hẻm bây giờ ai nấy đầu lao vào cuộc mưu sinh, bán cơm, giữ xe và nhiều công việc lặt vặt khác.
Ông Trần Thành, cư dân lâu đời nhất tại hẻm.
Chúng tôi dạo một vòng. Buổi trưa, công nhân các công trình, viên chức các cơ quan gần đó tấp nập đi vào. Nơi đây có những bữa cơm trưa ngon miệng nhưng rẻ tiền đang chờ họ. Họ ngồi cạnh nhưng bức tường đầy rêu phong. Cuối hẻm, một cầu thang bằng bê tông chắn ngang một phần đường.
"Đã là người Sài Gòn xưa không ai không biết nơi này. Dấu tích một thời quán cơm Bà Cả Đọi vẫn còn đây nhưng những người khách năm xưa và cả bà chủ quán đều không còn", chị Thuần cho biết.
Có thể thấy, khó có thể tìm được con hẻm thứ 2 mang đầy ấn tượng của Sài Gòn như hẻm 53.