Novak Djokovic giành HCV Olympic: Tiếng gầm cuối cùng của sư tử già
Novak Djokovic đã dành cả sự nghiệp của mình để chứng minh việc giành Grand Slam hay các danh hiệu Masters 1000 đối với anh "dễ như ăn kẹo". Quả thực,ànhHCVOlympicTiếnggầmcuốicùngcủasưtửgiàtháng âm không một tay vợt nam nào gặt hái được nhiều thành công như Nole.

Djokovic quỳ xuống sân, bật khóc ăn mừng chiến thắng (Ảnh: Reuters).
Thế nhưng, cả đời Djokovic luôn chạy theo tấm HCV Olympic. Ngay cả thời khắc sung mãn nhất, tay vợt sinh năm 1987 không thể chinh phục được đỉnh cao này. Nói vậy để thấy nó có ý nghĩa như thế nào đối với Nole.
Cuối cùng, sau 2 giờ 50 phút nghẹt thở tại sân Philippe-Chatrier hôm qua, Nole đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Đỉnh cao cuối cùng ở Olympic đã được anh chinh phục một cách xuất sắc, trong trận đấu với đối thủ kém anh tới 16 tuổi và đang ở độ tuổi sung mãn nhất, đó là Carlos Alcaraz.
Sau khi giành HCV Olympic, Nole đã quỳ xuống mặt sân, giơ hai tay lên trời rồi bật khóc. Sau đó, anh giơ cao lá cờ Serbia, rồi chạy lên khán đài trao nụ hôn cho cô vợ Jelena và con gái 6 tuổi Tara.
Ngay cả người đàn ông đã trải qua hàng trăm cuộc chiến, anh cũng không thể kìm lòng trước vinh quang muộn màng này. Nó giống như việc được giải thoát khỏi nỗi ám ảnh đã theo đuổi Djokovic trong suốt 20 năm qua. Hãy nhìn cái cách Nole hôn ngấu nghiến tấm HCV Olympic, chúng ta mới hiểu rõ nỗi lòng của tay vợt vốn luôn ngạo nghễ này.

Djokovic hôn ngấu nghiến tấm huy chương vàng Olympic, danh hiệu lớn duy nhất anh còn thiếu trong sự nghiệp (Ảnh: Getty).
Rất nhiều năm sau này, khi kể về những chiến tích trong sự nghiệp vĩ đại của mình, Djokovic hẳn sẽ nói rất nhiều về tấm HCV Olympic Paris. Lần đầu tiên trong cuộc đời, anh đã "đền đáp" đất nước Serbia bằng một danh hiệu cụ thể. Trong những giọt nước mắt hạnh phúc, Nole tâm sự: "Việc mang tấm HCV về cho đất nước Serbia là thành tựu vĩ đại nhất trong sự nghiệp của tôi".
Đáng chú ý, tay vợt người Serbia đã gặt hái được thành công khi tất cả nghĩ rằng mọi cánh cửa đã đóng lại với anh. Chỉ hai tháng trước, cũng tại sân Philippe-Chatrier, Nole đã bị rách sụn chêm và buộc phải rút lui khỏi vòng 4 Roland Garros.
Chấn thương ấy tưởng chừng là dấu chấm hết cho sự nghiệp của Djokovic. Sau đó, anh đã cố gắng lết vào trận chung kết Wimbledon nhưng đã khuất phục trước sức trẻ của Carlos Alcaraz.
Thế nhưng, chỉ khi bị đẩy vào thời khắc gian nan nhất, phẩm chất của kẻ chinh phục mới được Nole thể hiện. Không khó để nhận ra rằng Djokovic phải nén đau để chinh chiến ở Olympic 2024. Anh tập tễnh và thường xuyên tỏ ra đau đớn. Nguyên nhân là bởi Nole quyết định không phẫu thuật hoàn toàn chấn thương sụn chêm.

Cuối cùng, Nole đã mang về vinh quang cho đất nước Serbia (Ảnh: Getty).
Tay vợt này đã đeo đai ở đầu gối trong suốt Olympic 2024 vì phải mang nẹp ở đầu gối trong nhiều tuần. Chính vì vậy, đừng ngạc nhiên khi Nole không còn cố gắng "cứu bóng tới chết" như trước đây. Lần đầu tiên, người ta thấy tay vợt này chủ động bỏ bóng trong một vài tình huống khó.
Nghe có vẻ mâu thuẫn với tính cách của Djokovic nhưng đó là cách anh thích nghi với tình hình của mình. Khi đôi chân không còn "tuân lệnh", Nole buộc phải chiến đấu bằng cái đầu. Anh tìm cách chủ động kết liễu tình huống sớm và tận dụng tối đa các tình huống giao bóng để làm khó đối thủ. Alcaraz cũng rất biết tận dụng lợi thế về sức trẻ để làm khó Nole. Nhưng rồi, cuối cùng, kinh nghiệm và bản lĩnh của tay vợt người Serbia đã chiến thắng.
Có lẽ, không phải Nole, rất hiếm người đủ kiên cường để vượt qua nghịch cảnh như vậy. Hơn ai hết, Djokovic cảm nhận được thời gian gắn bó với quần vợt của mình sắp cạn. Đó là lý do anh bùng cháy dữ dội hơn.
Tiếng gầm cuối cùng của sư tử già luôn vô cùng đáng sợ. Bởi khi ấy, nó tích lũy mọi tinh túy, kinh nghiệm và bản lĩnh lần cuối cùng để chứng minh uy quyền của mình.

Djokovic đeo đai ở đầu gối khi thi đấu ở Olympic (Ảnh: NTR).
Trên khán đài sân Philippe-Chatrier, cô con gái Tara đã giơ cao tấm biển: "Bố là người giỏi nhất". Chắc chắn rồi, cô bé có thể tự hào. Bố của cô không chỉ là người giỏi nhất mà còn là chiến binh kiên cường nhất.
Trên tất cả, Nole xứng đáng là tấm gương để nhiều tay vợt đàn em học hỏi. Để vươn tới đẳng cấp cao nhất, họ cần sự mạnh mẽ và bản lĩnh như vậy.
Những tay vợt từng thâu tóm mọi danh hiệu
Djokovic là một trong năm tay vợt từng giành được "Golden Slam" (thâu tóm 4 giải Grand Slam và giành HCV Olympic) sau Steffi Graf (năm 1998), Andre Agassi (năm 1998), Rafael Nadal (năm 2010) và Serena Williams (năm 2012).
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Nhận định, soi kèo Como vs Genoa, 17h30 ngày 27/4: Tiếp diễn niềm vui
- Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Tottenham, 3h15 ngày 6/12: Vặt lông Gà trống
- Lượng đăng ký thi tư duy của ĐH Bách khoa tăng gấp 3, nhiều nơi hết chỗ
- Nhận định, soi kèo Southampton vs Chelsea, 2h30 ngày 5/12: Màu xanh bất diệt
- Soi kèo góc Napoli vs Torino, 1h45 ngày 28/4
- Nhận định, soi kèo Olimpia Grudziadz vs Jagiellonia, 21h00 ngày 5/12: Bất ngờ?
- Bóng đá 4/10: Man City chính thức công bố HĐ mới
- BSR ứng dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng, hướng đến phát triển xanh
- Nhận định, soi kèo Istra vs Slaven Belupo, 22h00 ngày 28/4: Chủ nhà ‘ghi điểm’
- Nhận định, soi kèo Venezia vs Como, 0h00 ngày 9/12: Ưu thế sân nhà
- Nhận định, soi kèo Gil Vicente vs Nacional, 22h30 ngày 7/12: Ám ảnh xa nhà
- Soi kèo phạt góc Uruguay vs Colombia, 7h00 ngày 16/11
- Nhận định, soi kèo Sur Club vs ibri, 20h45 ngày 28/4: Những người khốn khổ
- Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Karbalaa, 23h30 ngày 10/12: Đối thủ yêu thích
- Nhận định, soi kèo Istra vs Slaven Belupo, 22h00 ngày 28/4: Chủ nhà ‘ghi điểm’
- Nhận định, soi kèo Istanbul BB vs Hatayspor, 22h59 ngày 8/12: Tìm lại mạch thắng
- Lịch thi đấu giải giao hữu Viettel 2020 (10
- Real Madrid vừa nhận thất bại nhục nhã nhất lịch sử trước Ateltico Madrid
- Nhận định, soi kèo Hoàng Anh Gia Lai vs Hải Phòng, 17h00 ngày 27/4: Thắng tiếp lượt về
- Thủ tướng phê bình 33 bộ ngành và 28 địa phương giải ngân đầu tư công chậm