当前位置:首页 > Kinh doanh > Người đàn ông lan tỏa tình yêu quê hương qua những hình xăm độc đáo

Người đàn ông lan tỏa tình yêu quê hương qua những hình xăm độc đáo

2025-01-17 21:36:57 [Công nghệ] 来源:NEWS
Nghệ sĩ xăm hình Trung Tadashi. (Ảnh nhân vật cung cấp).

Ghét xăm hình

Trong căn phòng mát lạnh cùng tiếng nhạc dịu êm,ườiđànônglantỏatìnhyêuquêhươngquanhữnghìnhxămđộcđáđội hình inter milan gặp ac milan nghệ sĩ xăm hình Trung Tadashi (tên thật Trần Nhật Trung, SN 1978, quận 1, TP.HCM) tỉ mỉ đặt bút vẽ trên da khách hàng. Anh tập trung cao độ, phác thảo hình con rồng trong văn hóa Á Đông với thần thái dũng mãnh, bí ẩn.

Trung Tadashi được biết đến như một nghệ sĩ xăm hình nghệ thuật nổi tiếng trong và ngoài nước. Tuy nhiên ít ai biết anh từng là người căm ghét nghệ thuật xăm hình.

Với anh lúc ấy, xăm hình là điều gì đó rất xấu và chỉ dành cho những thành phần bất hảo. Nhận thức đó khiến anh ác cảm với người có hình xăm và thợ xăm hình.

Tuy nhiên, suy nghĩ này nhanh chóng tan biến khi anh buộc phải đến Nhật Bản để quên đi đam mê hội họa của mình. Từ khi còn rất nhỏ, Trung đã được mẹ dạy vẽ để lấp đầy chuỗi ngày nhàm chán nơi rừng hoang.

Anh kể: “Tôi sinh ra ở TP.HCM nhưng vì nghèo quá, ba mẹ phải lên Tây Nguyên làm kinh tế mới. Tuổi thơ của tôi gắn với những vạt rừng, ruộng lúa, nương khoai… Lo con không có gì để giải trí, mẹ dạy tôi vẽ.

Bà dạy tôi vẽ ngôi sao 5 cánh, khuôn mặt của chú bộ đội, công an... Mỗi khi hoàn thành bài vẽ, tôi đều được mẹ và người lớn trong gia đình khen. Từ đó, tôi mê vẽ và mơ ước trở thành họa sĩ”.

Trước khi trở thành nghệ sĩ xăm hình, anh từng rất ghét công việc này.

Tuy vậy, khi trưởng thành, mẹ anh không muốn con trai nối gót người em từng là họa sĩ vẽ tranh, biển quảng cáo nhưng vẫn nghèo của mình. Bà muốn con xuất ngoại để mở ra cánh cửa tương lai mới.

Anh nghe lời, rời Việt Nam sang Nhật Bản làm việc trong ngành điện tử. Tuy nhiên, suốt thời gian 5 năm sinh sống và làm việc tại Nhật, điều hấp dẫn anh nhất là văn hóa, nghệ thuật, những hình tượng tâm linh của nước này.

Mỗi lúc có thời gian, anh đều đến ngắm cảnh, chụp ảnh, vẽ lại những phong cảnh, linh vật trong công viên, đình, chùa ở Nhật Bản. Rồi một lần, anh được xem cuốn phim giới thiệu về nghệ thuật xăm hình.

Những hình ảnh ấy khiến anh ngỡ ngàng. Chúng khác hoàn toàn những gì anh hiểu, biết về nghề này trước đây. Anh tìm hiểu và đam mê rồi về nước thử sức với công việc xăm hình. Để phát triển nghề, anh đăng ký học và tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM.

Sau khi đến với nghệ thuật xăm hình, anh lồng ghép nét đẹp văn hóa Á Đông vào những hình xăm của mình. (Ảnh chụp lại).

Tuy vậy, anh không muốn những hình xăm do mình thực hiện chỉ đơn giản là nét mực khắc trên cơ thể khách hàng. Anh muốn chúng chứa đựng, truyền tải được nhiều thông điệp hơn.

Sau những khắc khoải để tìm ra hướng đi cho mình, anh quyết định khai thác thể loại hình xăm mang đậm nét văn hóa Á Đông như: hình rồng, phượng hoàng, hạc trắng, sư tử… Trong đó, anh đặc biệt thành công trong việc khắc họa hình ảnh rồng Á Đông lên cơ thể khách hàng.

Anh tâm sự: “Đằng sau những hình xăm tôi thực hiện đều có câu chuyện, giá trị văn hóa riêng của nó. Hình xăm rồng là một ví dụ. Rồng là linh vật huyền thoại, xuất hiện trong văn hóa nước Việt cổ đại và nhiều quốc gia châu Á khác.

Cùng với chim phượng hoàng, rồng là một trong những biểu tượng quan trọng nhất của nền văn hóa Á Đông, là biểu trưng của quyền lực hoàng gia. Có thể nói, hình tượng rồng trở thành một yếu tố quan trọng trong nền văn hóa và tâm linh trải qua nhiều thời kì lịch sử của châu Á”.

Hình tượng phượng hoàng, một trong những linh vật, biểu tượng quan trọng nhất của nền văn hóa Á Đông. (Ảnh chụp lại).

Nón lá, tà áo dài, làng quê Việt Nam

Sau hơn 10 năm làm nghề, Trung Tadashi mong mỏi những hình xăm của mình sẽ giới thiệu đến thế giới những nét đẹp của văn hóa Á Đông. Thế nên, anh quyết định thực hiện cuốn sách: "Sự mê hoặc từ nghệ thuật xăm hình - Enchantment from Tattoo Art" được phát hành song ngữ Việt – Anh.

Vừa qua, cuốn sách được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings xác lập Kỷ lục Việt Nam với nội dung: Sự mê hoặc từ nghệ thuật xăm hình - Enchantment from Tattoo Art - Cuốn sách đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu về nghệ thuật xăm hình Á Đông bằng song ngữ Anh - Việt.

Hiện nay, ngoài việc giới thiệu nét đẹp văn hóa Á Đông qua hình xăm, Trung Tadashi mong muốn đam mê của mình có thể lan tỏa niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước.

Đó là lý do anh vẽ, xăm lên cơ thể khách hàng hình ảnh tà áo dài, chiếc nón lá, cảnh làng quê Việt Nam thanh bình yên ả…

Tuổi thơ nam nghệ sĩ gắn liền với hình ảnh làng quê. Khi sang Nhật, anh cũng thường vẽ làng quê Việt Nam để đỡ nhớ nhà. Thật bất ngờ, các bức tranh có chủ đề này của anh đều được người nước ngoài yêu thích.

Những hình xăm khắc họa thiếu nữ Việt Nam mặc áo dài, đội nón lá được người nước ngoài ưa chuộng. (Ảnh chụp lại).

Thấy vậy, anh cố gắng vẽ nhiều hơn để tặng cho những ai yêu thích với hy vọng có thể giới thiệu phong cảnh, nét đẹp của làng quê Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Sau này, khi bắt đầu đến với nghệ thuật xăm hình, anh cũng chú trọng lồng ghép mong muốn trên vào công việc của mình.

Anh nói: “Sau nét đẹp văn hóa, nghệ thuật Á Đông, tôi mong muốn những hình xăm do mình thực hiện không chỉ mang ý nghĩa trang trí mà còn truyền tải, giới thiệu những giá trị, nét đẹp văn hóa của đất nước Việt Nam.

Thế nên ngay khi bắt đầu công việc xăm hình, tôi đã chú trọng việc phát triển những hình ảnh mang đậm nét văn hóa của quê hương như: tà áo dài, chiếc nón lá, phong cảnh làng quê với con trâu, cái cày, đồng lúa…”.

Khi biết Trung Tadashi có thể vẽ, xăm những nét đẹp văn hóa Việt Nam, nhiều khách hàng là người nước ngoài, Việt kiều tìm đến nhờ anh thực hiện.

Nếu khách hàng nước ngoài thường thích xăm hình ảnh thiếu nữ Việt Nam đội nón lá trong tà áo dài trắng thì khách Việt kiều lại thích xăm hình phong cảnh làng quê Việt Nam lên cơ thể.

Trong khi đó, Việt kiều lại thích hình xăm vẽ cảnh làng quê Việt Nam của anh. (Ảnh chụp lại).

Họ mong muốn khắc lên da thịt nét đẹp đặc trưng của cố hương. Không như tranh vẽ, hình xăm trên da là mãi mãi và phải trải qua khoảng thời gian chịu đựng đau đớn để hoàn thành.

“Khách phải là người yêu quê hương, đất nước lắm mới chấp nhận, xăm những hình ảnh ấy. Do vậy, mỗi khi có khách chọn xăm những bức hình làng quê, tà áo dài Việt Nam tôi rất hạnh phúc, tự hào”, anh chia sẻ.

Mong hỗ trợ miễn phí người khuyết tật muốn theo nghề

Nghệ sĩ xăm hình Trung Tadashi đoạt giải Nhất giải châu Á hình xăm trắng đen nhỏ, giải Nhì giải châu Á hình xăm màu lớn (năm 2013). Anh cũng từng dự lễ hội xăm hình Nordic Ink Festival 2018 ở Đan Mạch và thắng 4 giải thưởng lớn; giành 5 chiến thắng ở lễ hội xăm hình tại Mỹ năm 2022…

Hiện, anh có mong muốn dạy nghề miễn phí cho những người khuyết tật có đam mê với nghệ thuật xăm hình. Anh nói: “Tôi đã đào tạo nghề cho một bạn khuyết tật. Đến nay, bạn đã có thể tự mở tiệm, nuôi sống bản thân từ nghề này.

Do đó, tôi mong muốn hỗ trợ, đào tạo những bạn khuyết tật thực sự có đam mê, yêu thích bộ môn xăm hình. Bằng cách này, các bạn khuyết tật có thể tìm được công việc phù hợp, đem lại thu nhập tốt".

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
推荐文章