Nhận định, soi kèo Al Salt vs Al Faisaly, 22h00 ngày 16/8: Tin vào cửa trên
本文地址:http://profile.tour-time.com/html/29c699086.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Espanyol vs Leganes, 0h30 ngày 12/1: Hòa nhạt nhòa
Anh lý giải, những ngày Tết bản thân được “tách rời” hoàn toàn với công việc, có thời gian dành cho mình. Đọc sách là một cách chăm sóc trí và tâm mình tốt nhất, vì ở trong đó có quá nhiều thứ hay ho chờ đón.
Trong khi đó, anh Lê Minh Hạ, một đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng của tôi, lại dành những ngày trước Tết để đi “gieo yêu thương”. Anh kể, cả chục năm nay, vẫn luôn dành thời gian hiếm hoi trước khi bay về quê để đến một trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần tặng quà, nấu cho họ một bữa ăn.
Anh cảm nhận mình còn may mắn hơn nhiều, ngay cả khi đã trải qua một năm sóng gió vì dịch Covid-19, đó là giá trị tỉnh thức nhận về từ những chuyến đi như vậy.
Thưởng thức Tết theo một cách khác - anh Trung Long ở An Giang lại dành khoảng thời gian nghỉ ngơi để về ngôi chùa quê từng gắn bó lúc ấu thơ. Phụ công quả ở chùa trong những ngày cuối và đầu năm, nhìn thấy nụ cười người đến chùa trong dịp Tết khiến lòng anh vui. Với Long, chỉ bấy nhiêu đó cũng đủ để góp nhặt năng lượng tích cực để rồi sau đó lại tiếp tục hành trình dài mưu sinh ở thành phố.
Tôi biết, Tết là khoảng thời gian ý nghĩa của hầu hết mọi người, đặc biệt là những người đi xa mong trở về nhà, đón Tết trong mong chờ sum họp. Thế nhưng, đúng vào thời điểm mọi người chuẩn bị về nhà, cao điểm nhất, 26 - 27 Tết, TP.HCM lại bùng dịch.
Tôi về sớm hơn, vào tối 24 tháng Chạp - sau khi cơ quan tất niên vào buổi sáng. Tôi cũng sống, làm việc ở địa điểm không nằm trong khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội do có ca Covid- 9 nên chỉ đi khai báo y tế tại trạm xá xã. Ở xóm tôi, nhiều bạn bè, anh chị đã hủy vé, quyết định ăn Tết xa quê vì “quá nguy hiểm”, “làng quê đang bình yên”…
Lựa chọn ở lại giữa lúc đang háo hức về nhà sau một năm dài quả thật là sự đắn đo, cân não. Nhưng rồi những người con xa quê vẫn quyết định theo mệnh lệnh của trái tim: không thể tạo thêm khó khăn cho công tác chống dịch đang cam go lúc này. Khi mà cả nước xác định chống dịch xuyên Tết, mỗi người nếu có thể cũng cần góp một phần nhỏ, “hy sinh” một chút cảm xúc, mong muốn cá nhân.
Tôi hỏi cậu Bảy - người hàng xóm, có buồn không - khi biết con của cậu cùng bốn đứa cháu hủy vé về. Ông nhìn tôi nói, nếu không buồn là nói dối nhưng cũng không nên cưỡng cầu trong những tình huống cấp bách.
“Vui một chút mà khổ dài lâu hơn thì không đáng để mạo hiểm”, người cha người ông gần 70 mùa xuân khẳng định. Tôi cảm phục ông, rõ ràng, người lớn vẫn luôn sáng suốt.
Nghe ông nói, tôi cũng mừng vì ở vùng quê mình, cách TP.HCM gần 1.000km, nhưng người dân đã hiểu được sự nguy hiểm của Covid-19 để sống chung với nó.
Việc thiện, người Việt mình thường làm, bằng nhiều cách. Dễ thấy nhất là đóng góp tài vật vào những quỹ từ thiện, chương trình cứu tế lũ lụt, thiên tai… Nhưng có những việc thiện không cần bỏ tiền, đôi khi hiệu quả còn lớn hơn nhiều.
Đó có thể là một lời nói, một chia sẻ mang lại giá trị chuyển hóa, giúp người vui lên, bớt u ám trong cái nhìn về cuộc sống, tìm thấy ánh sáng. Chẳng hạn như chúng ta không cố chấp để về nhà giữa mùa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng; không đến nhiều chỗ, nhiều nơi chứa nguy cơ vì tập trung đông người…
Ở yên và yên với việc đó, tôi gọi là sống thiền. Biết rõ hoàn cảnh thực tế đang là để sống với một cách tốt nhất, tích cực nhất chính là sống có chất thiền. An trú trong hiện tại. Tôi được nghe Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói đến phương pháp đó cách đây hơn 15 năm, cũng trong mùa xuân như thế này.
Lời dạy của thiền sư đơn giản, bắt đầu bằng việc “thở vào, biết mình đang thở vào/ thở ra, biết mình đang thở ra”. Thực ra, đó là lời dạy về “biết mình đang là” - sống với hiện tại - đã được Đức Phật chia sẻ nhiều thế kỷ trước.
Khép mình lại đọc sách, về ở nhà với mẹ, dọn dẹp nhà cửa, hủy các cuộc hẹn hò, họp lớp, lên chùa công quả… là một trong những gợi ý trong cái Tết đặc biệt này. Những người bạn của tôi đã làm được, tôi nghĩ ai cũng có thể làm được. Nhất là với nhiều người vẫn hay than thở “không có thời gian cho mình”, thì đây là cơ hội.
Bạn sẽ không cần “miễn cưỡng” tiếp khách khứa, tụ họp, hội hè trong Tết, chính đáng đóng cánh cửa phòng để chăm sóc tâm hồn mình. Đó cũng là lúc ta mở cửa lòng mình để những điều nhẹ nhàng, nhất là khi đã cùng cả thế giới đi qua những ngày đại dịch. Thực ra, chỉ khi nào con người chấp nhận mọi sự bất như ý thì mới có thể vượt qua nó dễ dàng. Nhà thiền gọi đó là “nhận diện sự thật” để sống với nó.
“Be beautiful be yourself” - Ta có là ta, ta mới đẹp - là điều mà Thiền sư Nhất Hạnh nhắc nhở môn sinh Làng Mai. Ai cũng có vẻ đẹp riêng, chỉ cần người ấy nhận ra và sống với. Hoàn cảnh nào cũng có cái hay và giá trị nếu chúng ta thấy cơ trong nguy.
Với người Phật tử, dịp đầu năm luôn là thời điểm đi chùa với nhiều lễ tiết như đàn Dược Sư, cầu an đầu năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh, Trung ương Giáo hội đã có chỉ đạo các chùa không tổ chức lễ cầu an tập trung đông người và tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế. Đó là chỉ đạo kịp thời, một cách làm mang lại bình an không từ việc “cầu an”.
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Lời dạy này mang ý nghĩa giúp mỗi người giữ tâm an trong mọi hoàn cảnh lên xuống, được mất. Hay nói cách khác, cái an không phụ thuộc hoàn cảnh. Để có được điều đó, giữa dịch bệnh này không gì khác hơn chính là trở về thực tại, tỉnh thức để ứng phó.
Dịch bệnh chắc chắn còn diễn biến phức tạp, còn dài, nên Tết thiền cũng là để tái tạo năng lượng để năm mới tiếp tục gánh gồng, vững chãi vượt qua.
Những ngày sát Tết trong khu cách ly tập trung ở Trung đoàn Pháo binh 58 (Quốc Oai, Hà Nội) trôi qua trong không khí yên ắng với nhiều cảm xúc lẫn lộn của 145 công dân đang phải cách ly và sẽ ăn Tết ở đây.
">Tết sống chậm, đóng cửa để chăm sóc tâm hồn
Nấm bào ngư không chỉ có độ ngọt, dai ngon mà còn được chứng minh là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hội đủ những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe như kẽm, sắt, potassium, canxi, vitamin C, acid folic, vitamin B1 và B2… Nấm bào ngư còn đặc biệt có tác dụng hỗ trợ giảm cholesterol, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Không hề kém cạnh, rong biển giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất và chất chống oxy hoá, giúp hỗ trợ cải thiện sức khoẻ, sắc đẹp nói chung và đường tiêu hoá nói riêng.
Dù vậy, những nguyên liệu tươi cao cấp như nấm bào ngư, rong biển vẫn chưa được bổ sung nhiều trong thực đơn hằng ngày do các rào cản về giá cả, nguồn gốc và chất lượng.
Hiểu được nhu cầu người tiêu dùng, công ty Uniben đã tiên phong nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm mì Reeva cao cấp với nấm bào ngư và rong biển tươi 100%.
Mì Reeva tiên phong sáng tạo với nguyên liệu tươi 100% |
Lựa chọn mới cho cả gia đình
Đã chán ngấy những bàn tiệc giàu đạm, béo ngày Tết thì mì Reeva với nấm bào ngư và rong biển tươi giòn sần sật là một trong những món ăn thơm ngon, đổi vị, giải ngấy nhanh chóng, có giá trị dinh dưỡng.
Mì Reeva cao cấp thơm ngon, bổ dưỡng với nấm bào ngư và rong biển tươi 100% |
Hương vị mì Reeva đa dạng cho cả gia đình lựa chọn với bộ 3 sản phẩm cùng gói nấm bào ngư tươi 100% từ Lẩu nấm chua cay, Bò nấm chua cay tới Lẩu nấm hải sản. Vị chua nhẹ, cay dịu của nước dùng kết hợp với nấm bào ngư tươi 100% cho tô mì thơm ngon khó cưỡng.
Mì Reeva với nấm bào ngư tươi dai giòn sần sật, giải ngấy tức thì |
Đặc biệt, tháng 2/2021 Reeva ra mắt bộ sản phẩm có gói rong biển tươi 100% với hương vị mới lạ, độc đáo.
Nếu Hải sản rong biển mang đến hương vị hải sản chua cay đậm đà thì Xương thịt hầm rong biển là sự kết hợp “đỉnh cao” của hương vị Tonkotsu đặc trưng từ ẩm thực Nhật Bản và rong biển tươi giòn, kỳ vọng thỏa mãn vị giác của mọi tín đồ mì gói.
Mì Reeva nay có rong biển tươi 100% |
Đại diện Uniben cho hay, tất cả các nguyên liệu nấm bào ngư tươi, rong biển tươi đều được chọn lọc khắt khe từ tự nhiên, làm sạch, chế biến theo công thức đặc biệt và đóng gói trên dây chuyền khép kín hiện đại được nhập khẩu hoàn toàn từ Châu Âu, tuân thủ các quy trình quản lý chất lượng như HACCP, ISO9001:2015…; từ đó đảm bảo ở mức cao nhất các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiên phong, sáng tạo các hương vị mới lạ và hấp dẫn, bổ dưỡng từ nguyên liệu tự nhiên, mì Reeva cao cấp được người tiêu dùng trong nước đón nhận rộng rãi và đã xuất khẩu sang hơn 16 quốc gia trên thế giới, trong đó có những quốc gia với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Bạn có thể tìm mua Mì Reeva cao cấp tại đây: http://bit.ly/Reeva_namtuoi
Uniben sở hữu 2 nhà máy thực phẩm lớn và hiện đại bậc nhất, với các thương hiệu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh là 3 Miền, Reeva, Joco và Boncha. Trong đó, mì 3 Miền tiên phong với gói nước cốt đậm đà, thêm chất thịt là nhãn hiệu được người tiêu dùng Việt chọn mua nhiều hàng đầu liên tục từ 2015 đến nay với thị phần trên 27,5% (theo Kantar World Panel - Rural). Reeva là thương hiệu với các dòng sản phẩm mì, phở ăn liền cao cấp, thơm ngon, bổ dưỡng từ nguyên liệu tự nhiên với nấm bào ngư, rong biển tươi 100%, đã được người tiêu dùng trong nước đón nhận rộng rãi và xuất khẩu sang hơn 16 quốc gia trên thế giới, trong đó có những quốc gia với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Joco và Boncha là hai thương hiệu nước giải khát mang đến trải nghiệm khác biệt, tiên phong phá cách hương vị, đa dạng hóa các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Nước trái cây Joco với miếng trái cây tươi dai giòn sần sật, ngon lan tỏa - thỏa chất riêng. Trà mật ong Boncha là sự hòa trộn nhịp nhàng từ trà nguyên lá, cùng mật ong nguyên chất 100%, mang đến thức uống giải khát tốt cho hệ tiêu hóa tăng cường miễn dịch. |
Tấn Tài
">‘Giải ngán’ hậu Tết với mì Reeva cao cấp có nấm bào ngư và rong biển tươi
"Các bài thi gửi về trong 2 tháng qua đến từ nhiều đối tượng, như học sinh, sinh viên, công chức, doanh nhân, với chất lượng tương đối tốt. Các vấn đề được tác giả đưa ra để tìm giải pháp cũng đa dạng hơn, cho cả khu vực thành thị, nông thôn, khu vực miền núi", Nhà báo Nguyễn Xuân Toàn nhận định.
Theo đánh giá chung của ban giám khảo, các tác phẩm dự thi năm nay tập trung nhiều vào công nghệ nhận diện hình ảnh. Nhiều tác giả đã có cân nhắc về việc áp dụng công nghệ phù hợp thực tế, có thể triển khai được mà không vướng các quy định, quy chuẩn liên quan đến thay đổi kết cấu kỹ thuật của phương tiện.
Viện trưởng Viện đổi mới sáng tạo và kinh tế số, Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải - TS. Đinh Quang Toàn - nhận định rằng một số bài thi tuy chỉ ở mức ý tưởng nhưng xây dựng hệ thống giải pháp bao trùm và toàn diện cho ngành giao thông Việt Nam. "Tác giả có ý tưởng xây dựng một hệ thống rất lớn về dữ liệu và cảnh báo, với kỳ vọng giải quyết đa dạng các vấn đề của giao thông", TS Toàn đánh giá.
Cũng theo TS. Toàn, sau 3 năm triển khai, có thể thấy cuộc thi đã thu hút được số lượng lớn chuyên gia trong ngành gửi bài dự thi. "Ngay từ năm thứ nhất tổ chức, các giải pháp đã cho thấy mức độ tích hợp công nghệ cao khá tốt. Năm nay, mức độ công nghệ vẫn được duy trì, các tác giả còn chú trọng hơn vào cả tính thực tiễn của giải pháp công nghệ nữa. Một số bài thi được phát triển từ những ý tưởng của năm trước, cho thấy có sự kế thừa và phát huy từ những điểm mạnh", vị giám khảo này nhận xét .
Trong khi đó, PGS.TS. Nguyễn Phi Lê, điều hành Viện Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), ấn tượng với một số bài thi đưa ra các giải pháp sát với nhu cầu thực tiễn, giải quyết đúng bài toán mà giao thông Việt Nam đang cần. "Hơn nữa, các giải pháp này đã có sản phẩm trong thực tế, đã áp dụng trong phạm vi hẹp và chứng minh được hiệu quả", giám khảo Nguyễn Phi Lê chia sẻ.
Theo Nhà báo Lê Bảo Trung, với các cuộc thi xã hội hóa như thế này, chỉ cần 2-3 sáng kiến thực sự hiệu quả trong cuộc thi được áp dụng triệt để vào thực tiễn giao thông Việt Nam là đã mang lại những lợi ích rất lớn cho xã hội. Như vậy, cuộc thi sẽ đạt được đúng sứ mệnh của nó là người dân đưa ra giải pháp để giải quyết chính vấn đề họ gặp hàng ngày khi tham gia giao thông.
"Ở một số bài thi năm nay, các tác giả đã chia sẻ rằng ý tưởng của họ xuất phát từ thực tế khi di chuyển trong các thành phố lớn ở Hà Nội, Đà Nẵng..., khi đi làm, đi chơi... Chúng tôi cũng nhận thấy có các ý tưởng của mùa thi năm nay nếu được áp dụng thực tiễn sẽ phát huy hiệu quả ngay, nhất là tại các địa phương có hạ tầng giao thông phức tạp như ở vùng nông thôn, khu vực đồi núi", Nhà báo Lê Bảo Trung nhấn mạnh.
Cuộc thi Sáng kiến An toàn giao thông Việt Nam 2024 do Báo Dân trívà Công ty Ô tô Toyota Việt Nam phối hợp thực hiện.
Chương trình được phát động với mục đích nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông, tìm kiếm những sáng kiến, giải pháp, sản phẩm sáng tạo để đưa tình trạng giao thông Việt Nam dần ổn định hơn và giúp người tham gia giao thông hiểu đúng luật, tham gia giao thông an toàn, văn minh hơn.
Đồng hành cùng Cuộc thi Sáng kiến An toàn giao thông Việt Nam 2024 có đơn vị tài trợ là T ập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cùng các đơn vị tư vấn chuyên môn đến từ nhiều trường đại học và các chuyên gia ngành giao thông.
Mọi thắc mắc về cuộc thi, liên hệ về email: [email protected]
- Báo Dân trí:bà Nguyễn Thị Hương Ly, Phòng Truyền thông Sự kiện, điện thoại: 0818778000.
- Công ty Ô tô Toyota Việt Nam: bà Hoàng Thị Phượng, Phó phòng Trách nhiệm xã hội, điện thoại: 0904749232.
">"Nhiều bài thi Sáng kiến An toàn Giao thông Việt Nam có tính thực tiễn cao"
Nhận định, soi kèo Venezia vs Inter Milan, 21h00 ngày 12/1: Trở lại cuộc đua
Vào kiểm tra, họ thấy mất hai gói mỳ tôm và nồi cơm to bị mở nắp. Chảo cơm chiên đang trên bếp, thằng trộm vừa đập trứng vào. Quay ra hỏi, nó khai không lấy máy móc, chỉ lấy mấy đôi giày và quần áo. Trước đó, nó pha hai gói mỳ tôm ăn hết và tính chiên chỗ cơm này mang về phòng trọ cho thằng bạn cũng đói như nó. "Tụi con nhịn đói cả ngày rồi", tên trộm khai.
Công nhân gọi điện báo, anh Kiệm chạy lên xưởng thì họ đã thả kẻ trộm, chỉ còn hình ảnh trong camera và thẻ sinh viên.
Tôi ước gì họ đừng thả cậu sinh viên đi sớm quá, nán lại chút ít gặp anh Kiệm thì cậu cũng có thêm chút thức ăn và vài đồng tiền để cùng bạn vượt qua ít ngày. Vài người hỏi tôi sao không đi tìm cậu ta, tìm làm sao ở thời buổi giãn cách này.
Tôi tin nhiều người ở Sài Gòn chưa một lần đặt chân vào xóm trọ vùng ven, những ngày này dĩ nhiên càng không, để biết có một phần thành phố nơi những thân phận nhập cư sống thế nào. Và tôi tin có những thị dân chưa chứng kiến người đói, huống chi là cùng lúc nhiều người đói. Trên hành trình thiện nguyện những ngày này, nhóm chúng tôi gặp cả những thanh niên trai tráng xin cứu giúp vì nhiều tháng mất việc.
Đừng mắng họ sao không biết tiết kiệm, bởi một nửa lương đã gửi về quê cho gia đình, còn lại chỉ đủ sống qua ngày trong điều kiện tối thiểu. Lo lắng về nguồn sống và dịch bệnh đã khiến dòng người tự phát kéo nhau rời khỏi TP HCM tăng đột biến những ngày qua, dù các cuộc hồi hương lẻ tẻ đã bắt đầu từ tháng trước.
Và xáo trộn bắt đầu từ đây. Một số tỉnh đón công dân về và tổ chức cách ly chu đáo, có tỉnh thì "dang rộng vòng tay" đón vài trăm người về, trống giong cờ mở rồi lặng lẽ ngưng với hàng nghìn người còn lại; nơi thì cấm cửa công dân từ ngoài ranh giới tỉnh, thậm chí không cho đi qua để về tỉnh khác. Ở nhiều chốt chặn trên các quốc lộ, hàng vạn người vẫn buộc phải quay đầu hoặc mắc kẹt trên đường.
Hôm kia, công an Đồng Nai đã dùng ôtô dẫn đường đưa 1.400 công nhân ở các khu trọ tại huyện Vĩnh Cửu về quê Bình Thuận, Ninh Thuận. Người về quê được xét nghiệm Covid-19 miễn phí trước khi lên đường. Tỉnh này tổ chức ba chuyến dẫn đường cho người về quê. Để đảm bảo an toàn trên hành trình gần 300 km, phụ nữ mang thai, trẻ em, người già được bố trí đi ôtô khách, những người còn lại chạy xe máy.
Cùng ngày, Ủy ban nhân dân Thành phố Biên Hòa đưa 240 công nhân làm việc trên địa bàn về Bình Thuận, Ninh Thuận. Chiều tối hôm đó, Chủ tịch Bình Thuận có công văn phản đối việc Đồng Nai đưa người về mà không trao đổi với ủy ban tỉnh. Cơ quan chức năng huyện Bình Chánh mới đây lập biên bản xử phạt năm người, mỗi người 15 triệu đồng khi họ cố vượt qua chốt kiểm soát dịch để về miền Tây. Cà Mau đã rút lại công văn sau 48 tiếng cho phép người về từ TP HCM, Quảng Ngãi ra văn bản không nhận công dân về từ vùng dịch.
Vì vậy, hàng ngàn người đã rời TP HCM, đang trên đường về quê sẽ "ra đường" đúng nghĩa, bởi họ không thể quay lại TP HCM do lệnh cấm. Vậy họ về đâu?
Trước tình hình trên, Thủ tướng ngày 31/7 đã ra Công điện để tháo gỡ bất cập trong việc tổ chức và quản lý các dòng người hồi hương. Người đứng đầu chính phủ yêu cầu "kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm ai ở đâu ở đấy".
Công điện yêu cầu các tỉnh tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành nơi cư trú từ sau ngày 31/7/2021 tới khi hết giãn cách, trừ những người được chính quyền cho phép. Với người dân đã rời khỏi tỉnh xuất phát đến địa bàn tỉnh khác, các tỉnh liên quan phải tổ chức đón, đưa về địa phương đích đến bảo đảm an toàn. Các địa phương tổ chức hỗ trợ ngay, đủ lương thực, thực phẩm cho tất cả lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ. Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc.
Trước đó, Thủ tướng nhiều lần nhắc lại tính chủ động và trách nhiệm của những người đứng đầu các tỉnh, thành. Luật cũng đã quy định rõ việc phân quyền cho chủ tịch ủy ban nhân dân các địa phương đối với các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Nhưng chúng ta vẫn thấy cảnh nơi thì cho phép và nơi thì cấm đoán như vừa qua.
Có thể từ hôm nay, theo Công điện, dòng hồi hương sẽ giảm xuống theo tinh thần "ai ở đâu ở đấy". Nhưng những người nghèo ở TP HCM phải được hỗ trợ ngay để có thể an tâm ở trong nhà bằng nguồn ngân sách cộng thêm sự tiếp tế thiện nguyện của cộng đồng. Ai đã về quê xin hãy tạo điều kiện để họ được về đến nhà với sự giám sát và hỗ trợ của chính quyền.
Công điện yêu cầu việc "thực hiện thực chất, hiệu quả các biện pháp cụ thể phòng, chống dịch". Thực chất với những người như "tên trộm" ở xóm tôi, là xác định chính xác nguồn lực hỗ trợ người nhập cư và công nhân với thủ tục đơn giản nhất bằng nhu yếu phẩm từ kho dự trữ của nhà nước và tiền mặt. Họ đang chờ đội ngũ cứu trợ và cung ứng kịp thời.
Đáng lẽ Chính phủ không cần một Công điện nhắc nhở lại nếu lãnh đạo đồng cấp giữa các tỉnh đã phối hợp ăn ý với nhau thời gian qua. Và trên con đường chống dịch còn dài, hy vọng sẽ không còn những mệnh lệnh được ban hành khiến đồng bào chạnh lòng nghĩ mình là mối đe dọa dịch bệnh thay vì được chia sẻ là người cùng cảnh ngộ.
Lo lắng đủ rồi, tất cả chúng ta sẽ ấm lòng hơn nếu không còn những chuyến xe phải rời thành phố vì không còn cái ăn, và cũng không còn những chuyến xe phải quay đầu.
Đức Hiển
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn">Những cuộc hồi hương
"Mình biết nhiều bạn rất giỏi và nỗ lực nên chưa bao giờ nghĩ danh hiệu thủ khoa thuộc về mình. Thật sự là thành công hơn mong đợi", Thắng bày tỏ.
Đường trở thành thủ khoa của nam sinh trường Quốc tế
Nick Slatten chia sẻ với các quan chức Cơ quan Xổ số Tennessee rằng anh phát hiện ra chiếc vé Tennessee Cash mà anh mua từ Village Market cho kỳ quay số vào tối ngày 10/3 khớp với tất cả các con số của giải độc đắc.
“Tôi đã rất choáng váng, không thể tin được”, Slatten kể. “Tôi không thể diễn đạt cảm xúc ấy thành lời. Đó là một cái gì rất khác lạ”.
Slatten cho biết anh đã mang tấm vé số đến nơi làm việc của vợ sắp cưới để báo tin vui, rồi sau đó làm một số công việc lặt vặt, trong đó có dừng lại ở cửa hàng phụ tùng ô tô O'Reilly ở Sparta.
Slatten kể, anh nhận ra chiếc vé số bị mất khoảng 1 giờ sau khi rời cửa hàng.
“Tôi không thể tìm thấy nó ở bất cứ đâu”.
Người chơi này cho biết anh đã hồi tưởng lại những nơi mình đi qua trong ngày và rồi tìm ra tấm vé trong bãi đậu xe của cửa hàng O'Reilly, ngay bên cạnh cửa phụ của một chiếc xe đang đậu.
“Đó là một tấm vé trị giá hàng triệu đô la, và có thể ai đó đã bước qua nó mà không hề biết”.
Slatten cho biết anh và vợ sắp cưới đang có kế hoạch mua nhà và xe mới bằng số tiền giải thưởng. Phần còn lại anh sẽ đầu tư và sắm sửa cho 2 vợ chồng một cuộc sống mà “không phải lo lắng nhiều”.
Xem thêm video: Trúng xổ số, cô gái khổ sở vì phải đi khắp thế giới để nhận thưởng
Đăng Dương(Theo UPI)
Một người đàn ông đến từ bang Virginia, Mỹ đã bất ngờ trúng thưởng 160 lần cho 160 tờ vé số giống nhau và tất cả bắt nguồn từ linh cảm đến từ một chương trình truyền hình.
">Người đàn ông giật mình vì suýt mất chiếc vé số hơn 1 triệu USD
友情链接