Công thức tính điểm xét tuyển theo thang 30, trong đó ĐXT = Điểm quy đổi CCTAQT + điểm 2 môn xét tuyển + điểm ưu tiên (nếu có).
Năm nay, Trường ĐH Kinh tế quốc dân dành 80% chỉ tiêu xét tuyển kết hợp, trong đó 30% tổng chỉ tiêu cho phương thức sử dụng kết hợp điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân lưu ý, năm 2024, thí sinh sẽ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT và 1 năm kế tiếp.
Trường không sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ, không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm trước để tuyển sinh, không cộng điểm ưu tiên thí sinh có chứng chỉ nghề.
Trường không áp dụng thêm tiêu chí phụ trong xét tuyển. Thí sinh diện tuyển thẳng nếu không sử dụng quyền này sẽ chỉ được cộng điểm ưu tiên xét tuyển nếu đăng ký xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn năm 2024Ngày 22/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố mức điểm sàn vào trường năm 2024. Năm nay, mức điểm sàn vào các ngành của trường là 22 điểm." alt=""/>Điểm chuẩn vào ĐH Kinh tế Quốc dân theo phương thức xét tuyển kết hợp năm 2024Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Tây Hồ (Công ty Tây Hồ) mới đây đã có đề xuất gửi UBND TP Hà Nội về dự án bãi đỗ xe ngầm tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Theo đó, tổng diện tích doanh nghiệp đề xuất nghiên cứu là 1,45ha ở phía Đông Bắc của công viên để thực hiện dự án gồm các hạng mục bãi đỗ xe kết hợp trung tâm thương mại, dịch vụ... với tổng vốn đầu tư 565 tỷ đồng.
Kết cấu công trình có 3 hầm ngầm. Trong đó, hầm B1 dự kiến 12.000m2 kinh doanh thương mại với rạp chiếu phim, trung tâm tổ chức sự kiện, khu vui chơi trẻ em, khu tập thể thao, trung tâm thương mại... Hai hầm dưới cùng (B2,B3) khoảng 24.000m2 làm chỗ đỗ cho khoảng 874 xe. Phần trên mặt đất, chủ đầu tư cam kết sẽ xây dựng vườn hoa, sân tập thể thao…
Công viên Cầu Giấy rộng hơn 10ha nằm trên địa bàn phường Dịch Vọng, Cầu Giấy nhìn từ trên cao. |
Lý giải về đề xuất này, chủ đầu tư cho rằng các chung cư xung quanh dự án đang thiếu chỗ đỗ xe. Cụ thể, các tòa nhà chung cư N01B1 - B2, N06B1 - B2, N08, N010, Vinaconex B - C - D… các hầm có sức chứa 477 xe, còn 682 chỗ đỗ khác phải gửi xe trực tiếp trên vỉa hè. Với 6.000 hộ dân xung quanh, chủ đầu tư cho rằng sẽ thiếu chỗ đỗ trong tương lai. Chưa kể nhu cầu đỗ xe của các cơ quan, trường học, văn phòng… (nhu cầu khoảng 500 chỗ đỗ).
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, trước đó, Công ty Tây Hồ được UBND TP. Hà Nội giao nghiên cứu đề xuất dự án đầu tư xây dựng 5 bãi đổ xe ngầm dưới các khu đất công viên cây xanh tại các khu đô thị thuộc quận Cầu Giấy và Thanh Xuân. Trong đó có bãi đỗ xe ngầm tại công viên Trung Yên cũng nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy. Tuy nhiên, theo doanh nghiệp này kết cấu địa chất tại đó không thuận lợi, nền đất yếu nên phải xử lý rất phức tạp. Thêm vào đó lại có 60 hộ dân phản đối nên khu đất hiện vẫn đang bị bỏ hoang. Để thực hiện dự án doanh nghiệp chuyển sang xin đất tại công viên Cầu Giấy.
Được biết, ô đất tại công viên Cầu Giấy có quy hoạch là đất cây xanh đô thị.
Dân tiếp tục phản đối
Đầu tháng 2/2019, UBND phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư về dự án này. Khi lấy ý kiến cộng đồng cư dân phường Dịch Vọng đã có nhiều ý kiến không đồng thuận.
Theo cư dân, trong quy hoạch lân cận công viên đang có 5 bãi đỗ xe, nhưng hiện chưa được xây dựng. Thậm chí có lô quy hoạch bãi đỗ xe bị sử dụng sai mục đích.
Ngoài ra, bên ngoài công viên cũng có nhiều lô đất được giao rồi nhưng dự án triển khai chậm nhiều năm và đang được dùng làm sân tennis, quán bia, sân bóng.. “Tại sao họ không thu hồi dự án chậm để làm bãi đỗ xe, mà phải xén đất công viên”, cư dân đặt câu hỏi.
Cũng theo cư dân tại đây, ở khu vực này mỗi chung cư đền có 1-3 tầng hầm, hoàn toàn đảm bảo chỗ đỗ. Tại đây cách công viên Cầu Giấy khoảng 100m đã có một bãi đỗ xe nổi 5 tầng mới được xây dựng.
Người dân cũng cho rằng phương án trồng cây xanh trên bề mặt của chủ đầu tư là sơ sài, chủ yếu là cây bụi. Việc xây dựng chỗ đỗ cho gần 900 ôtô ra vào cũng tạo ra lượng tiếng ồn, khói bụi đáng kể cho công viên, các trường học lân cận và người dân xung quanh.
Về các công trình khác ngoài bãi đỗ xe, người dân cũng đặt câu hỏi về việc xây dựng một nhà điều hành “bề thế”, diện tích 725m2 và cao 9m trong khi chủ đầu tư quảng cáo công nghệ hiện đại cho bãi đỗ xe. Trong bán kính 2km xung quanh công viên cũng rất phát triển dịch vụ, với nhiều trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, phòng gyms, trung tâm tiệc cưới… Do đó cư dân cho rằng, việc xây khu tập thể thao gym, trung tâm tổ chức sự kiện- họp sinh hoạt cộng đồng…là không cần thiết.
Lãnh đạo UBND TP đồng ý chủ trương Liên quan đến đề xuất này của Công ty Hồ Tây, vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có thông báo kết luận của Tập thể lãnh đạo UBND thành phố về vị trí đầu tư xây dựng bãi đỗ xe ngầm tại một phần của công viên Cầu Giấy. Kết luận cho biết, tập thể lãnh đạo UBND TP thống nhất về chủ trương với đề xuất của Sở KH&ĐT và giao Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Tây Hồ nghiên cứu đề xuất dự án thay thế địa điểm đề xuất dưới công viên cây xanh tại Khu đô thị Trung Yên. Hà Nội yêu cầu phần mặt đất trên của hầm đỗ xe phải đảm bảo lớp đất hữu cơ đủ dày để cây xanh phát triển bền vững, bao gồm cả cây có đường kính lớn. Chủ đầu tư phải hoàn trả cây xanh cho công viên. Đồng thời yêu cầu nhà đầu tư có trách nhiệm khảo sát kỹ về địa chất và phải có cam kết thời gian thực hiện dự án. |
Hồng Khanh
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình yêu cầu thanh tra dự án cầu Đồng Sơn nghìn tỷ được doanh nghiệp tự đề xuất trúng thầu và một phần dự án công viên Hoàng Hoa Thám cho tư nhân mượn đất 48 năm xây sân golf.
" alt=""/>Đề xuất lấy đất công viên làm bãi đỗ xe trung tâm thương mại