Trong điều kiện giao lưu thương mại ngày càng rộng mở giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, nguy cơ cúm gia cầm có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn, đặc biệt là các tỉnh có đường biên giới với các quốc gia đang có dịch.
Tại Việt Nam, thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. Đồng thời, các lễ hội sau Tết Nguyên đán vẫn tiếp tục được tổ chức. Do đó, hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm có thể gia tăng. Vì vậy, nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người luôn tiềm ẩn
Trước đó, cuối năm 2022, Việt Nam cũng ghi nhận ca nhiễm cúm A(H5N1) trên người (tại tỉnh Phú Thọ) đầu tiên kể từ năm 2014 đến nay.
Để chủ động ngăn chặn bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam và lây nhiễm sang người, Bộ Y tế đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành chỉ đạo giám sát chặt chẽ người nhập cảnh.
Việc này nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, nhất là người giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sống, người có tiền sử đến từ khu vực đang có dịch (gồm dịch trên gia cầm và ở người).
Các đơn vị kịp thời lấy mẫu xét nghiệm gửi về các viện Vệ sinh dịch tễ/pasteur xét nghiệm chẩn đoán xác định; quản lý ca bệnh và xử lý không để virus lây lan ra cộng đồng.
Bộ Y tế cũng yêu cầu tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do virus và hội chứng cúm để phát hiện kịp thời ca bệnh cúm A(H5N1).
Các bệnh viện phải sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để có biện pháp phòng, chống dịch; xử lý ổ dịch.
Bộ cũng yêu cầu tăng cường phối hợp liên ngành trong việc giám sát phát hiện dịch cúm trên gia cầm, đặc biệt tại các cửa khẩu và các chợ gia cầm sống.
Bên cạnh đó, ngành y tế khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của gia cầm, không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết.
Về loại virus cúm A/H5N1, Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, thông tin virus thường tồn tại ở gia cầm hoặc chim hoang dã.
Virus này có thể lây lan cho người tiếp xúc gần, tỷ lệ tử vong trước đây lên tới 50%. Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa chính thức xác nhận khả năng lây truyền cúm A/H5N1 từ người sang người.
Người nhiễm bệnh thải virus qua nước bọt, chất nhầy và phân. Virus tồn tại trong khí dung hoặc bụi khí, xâm nhập vào mắt, mũi, miệng của con người.
Hầu hết ca nhiễm xảy ra khi con người tiếp xúc gần, kéo dài với gia cầm mắc bệnh mà không đeo găng tay, khẩu trang bảo vệ. Nguy cơ lây nhiễm phụ thuộc vào mức độ, thời gian tiếp xúc, khoảng cách.
Campuchia có ca tử vong do nhiễm cúm H5N1, Viện Pasteur TP.HCM ra chỉ đạo khẩnCampuchia ghi nhận hai trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm gia cầm A (H5N1) độc lực cao. Trong đó, một trường hợp đã tử vong." alt=""/>Chống cúm gia cầm lây sang người, Bộ Y tế yêu cầu giám sát người nhập cảnhBác sĩ chuyên khoa 2 Ngô Quang Chiến, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, cho biết bệnh nhân đến viện vào ngày thứ 3 sau khi bị hóc xương. Kết quả nội soi cho thấy dị vật đã cắm sâu vào thành thực quản tạo thành ổ áp-xe, nguy cơ thủng thực quản, chảy máu là rất cao.
Kíp nội soi đã tiến hành gắp dị vật ra ngoài, kiểm tra lại ổ áp-xe, rất may không bị chảy máu, không thủng thực quản. T. được đưa vào khoa Nội tiêu hóa của bệnh viện để tiếp tục điều trị. Sau 3 ngày, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.
Bác sĩ Chiến khuyến cáo người dân khi bị hóc xương cần đến cơ sở y tế khám ngay để được bác sĩ xử trí đúng cách và kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.