当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Neom SC vs Al Tai, 22h00 ngày 3/4: Cửa trên ‘ghi điểm’ 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs Nongbua Pitchaya, 19h00 ngày 4/4: Đối thủ yêu thích
Kể từ khi ra mắt, cuộc tranh luận về những ưu, nhược điểm của những mẫu xe điện cỡ nhỏ chưa bao giờ có điểm dừng. Tuy nhiên, hầu hết những tranh cãi đó chỉ dừng lại ở phỏng đoán. Chỉ đến gần đây, khi số lượng người dùng xe điện cỡ nhỏ tăng cao, người ta mới có một cái nhìn tổng quan và chân thật hơn về chúng.
Hấp dẫn người mua với giá rẻ và sự tiện lợi
Theo khảo sát của Inf.news, trong 50 người khi được hỏi có sẵn sàng bỏ tiền ra mua một chiếc Wuling Hongguang MINI EV hay không thì có tới 40 người trả lời đồng ý. Thậm chí, 12 trong số 40 người này hiện đã sở hữu một chiếc Wuling Hongguang MINI EV nhỏ gọn. Dựa trên những trải nghiệm ban đầu, xét cả về thiết kế, nội thất, trải nghiệm lái, Wuling Hongguang MINI EV đều được đánh giá trên 7 điểm.
Một trong số đó cho hay: “Ngay từ trước khi mua Wuling Hongguang MINI EV tôi đã không đặt ra yêu cầu và kỳ vọng quá cao. Đối với tôi, Wuling Hongguang MINI EV cũng giống như những chiếc xe khác, chỉ cần giá rẻ và tiện lợi là quá đủ”.
Tài khoản Sunny Luo chia sẻ cô và gia đình đã sử dụng chiếc Wuling Hongguang MINI EV được 3 tháng và cảm thấy ổn với quyết định của mình. Cô sử dụng chiếc xe điện mini này để đi làm và đi chơi vào những ngày cuối tuần. Sau 3 tháng cô nhận thấy chi phí “nuôi” một chiếc Wuling Hongguang MINI EV rẻ hơn đáng kể so với xe xăng dù tính hữu dụng của chúng gần như là giống nhau.
“Việc sạc điện cho chiếc Wuling Hongguang MINI EV này khá dễ dàng bởi nó có kích thước nhỏ gọn nên tiện để sạc tại nhà. Thường thì tôi chỉ cần cắm sạc vào buổi tối hôm trước và sáng hôm sau đã có một chiếc xe đầy pin, sẵn sàng để đi làm”, cô chia sẻ.
Jason Torchinsky tại Chicago, Mỹ cũng có trải nghiệm đáng ngạc nhiên với chiếc xe điện mini Trung Quốc Changli Freeman. Đầu tiên, anh khá bất ngờ khi có thể mua chiếc Changli Freeman trên web Alibaba.com. “Tôi không nghĩ rằng mình có thể mua được một chiếc ô tô giống như cách mua chiếc Playstation 5”, Jason chia sẻ.
Chiếc xe được vận chuyển đến trong một thùng gỗ khá lớn. “Tôi thực sự đã chuẩn bị tâm lý là sẽ chỉ nhận được một chiếc xe giống như đồ chơi trẻ em, với cấu trúc mong manh và không thể chạy. Thế nhưng, những gì tôi nhận được là một chiếc ô tô nhỏ với thiết kế khéo léo cùng thân xe chắc chắn.
Thậm chí, chiếc xe điện mini này còn được trang bị đèn pha và đèn báo, cần gạt nước, máy sưởi, radio thậm chí cả một camera dự phòng kì dị. Chiếc xe điện Changli Freeman tốt hơn rất nhiều so với tưởng tượng của tôi”, anh nói.
Mặc dù có tốc độ tối đa khoảng 25 dặm/giờ nhưng với Jason, chiếc xe điện Changli Freeman thực sự là “một giải pháp di chuyển ấn tượng”. “Tôi sử dụng nó để đi đến cửa hàng tạp hóa, siêu thị. Đôi khi tôi đưa con mình đến trường hoặc đến chơi ở nhà bạn. Tôi cũng dùng chiếc xe Changli Freeman để di chuyển xung quanh thị trấn. Chiếc xe nhỏ gọn giúp tôi có thể đỗ nó ở bất kì đâu, trong các ngách nhỏ hoặc ngay ở phía sau của một chiếc ô tô lớn khác”.
Với thời gian dài sử dụng, vị khách này hài lòng với chiếc xe điện cỡ nhỏ - thứ mà nhiều người nghĩ là “đồ chơi” hay “trò đùa của các hãng xe điện”. Chiếc Changli Freeman đáp ứng được khoảng 75% nhu cầu của Jason. “Chiếc xe còn khá dễ lái. Nếu so với một chiếc xe đạp điện, rõ ràng Changli Freeman có ưu thế hơn khi bảo vệ người dùng khỏi thời tiết và có thể chứa được nhiều đồ đạc hơn”.
Micah Toll, một người dùng xe điện mini từng chia sẻ trên tờ Electrek cho hay anh nhận được một chiếc Minghong S1 Pro và ngạc nhiên trước những trải nghiệm mà nó mang lại. “Chiếc xe nhỏ gọn nhưng tôi vẫn có thể “nhét” 3 đứa trẻ vào hàng ghế sau cùng vợ mình ở ghế bên cạnh. Chở tới 5 người trên xe nhưng hiệu suất của Minghong S1 Pro vẫn không giảm khiến tôi ấn tượng”, Micah chia sẻ.
Với anh “xe điện mini là phương tiện cực kỳ thú vị và tiện lợi. Tôi tin rằng chúng có quá nhiều tiện ích và làn sóng xe điện cỡ nhỏ sẽ sớm khuấy đảo các thị trường quốc tế, ngoài Trung Quốc”.
Vẫn còn những lo lắng về độ an toàn
Mặc dù hài lòng với chiếc Wuling Hongguang MINI EV nhưng người dùng Sunny Lou vẫn chỉ ra một số yếu điểm của mẫu xe điện giá rẻ này. “Vì bánh xe khá nhỏ và thân xe nhẹ nên tôi luôn phải chú ý giảm tốc độ mỗi khi đánh lái và rẽ. Nếu không, tôi sẽ phải trả giá bằng một cú ngã nhào. Tốt nhất là luôn chạy xe với tốc độ ổn định. Nhiều khi tôi phải căng não để dự đoán trạng thái lái xe của xe phía trước, tránh không phanh gấp”, Lou nói. Ngoài ra, khả năng cách âm của chiếc Wuling Hongguang MINI EV gần như bằng 0.
Một người dùng Wuling Hongguang MINI EV khác tỏ ý không hài lòng khi lái thử chiếc xe. “Nó quá bé và nếu bạn cao trên 1m75, bạn sẽ bị chạm đầu vào trần xe. Cảm giác này khá khó chịu khiến tôi không thể tập trung lái xe”, anh nói. Chưa kể, với chiều cao này, mắt của bạn sẽ ngang tầm với gương chiếu hậu. Điều này ảnh hưởng tới khả năng quan sát đường xá của người lái, đặc biệt là khi rẽ.
Trong khi đó, Micah Toll cũng đề cập đến một số điểm cần khắc phục của mẫu xe điện cỡ nhỏ Minghong S1 Pro dù khá hài lòng với nó. “Việc không có điều hòa khiến không gian bên trong xe bí bách. Ngoài ra, sau hơn 1 tuần sử dụng, hàng ghế sau đã rơi bản lề. Rõ ràng là dù nó cực kì hữu ích và thú vị nhưng chất lượng xe vẫn là một điều đáng lo ngại”.
Chiếc xe điện cỡ nhỏ cũng chỉ được trang bị phanh đĩa thủy lực. “Dù chúng hoạt động tốt nhưng đôi lúc tôi phải đạp chân phanh mạnh hơn so với khi sử dụng một chiếc ô tô thông thường. Chưa kể, vào những ngày mưa, tôi phải lái xe một cách cẩn thận nếu không muốn chiếc xe bị lật khi phanh”. Micah Toll nói.
Rõ ràng, sự tiện lợi và giá cả của những mẫu xe điện cỡ nhỏ là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, các nhà sản xuất cần phải giải quyết được bài toán làm sao để những mẫu xe điện này trở nên an toàn hơn cho người dùng.
Minh Nhật (Tổng hợp)
Ô tô điện mini dễ mua vì rẻ, thú vị nhưng khách vẫn lo điều này
Dưới đây là ý kiến của độc giả Phạm Như Sơn (TP.HCM)
Tôi tên Phạm Như Sơn, trước đây tôi có chiếc Toyota Camry đời 1983. Những tưởng chuyện nhầm chân phanh thành chân ga chỉ có ở xe số tự động, nhưng thực tế vẫn có thể xảy ra với cả người lái xe số sàn.
Cách đây khoảng 6 năm khi đang lưu thông trên đường Hoàng Văn Thụ, gần sân bay Tân Sơn Nhất với tốc độ tầm 35 - 40 km/h, còn khoảng 80 - 100m gần đến giao lộ, tôi rà phanh thì thấy phanh cứng ngắc. Hoảng hồn, tôi vội vàng chụp phanh tay, may mắn xe dừng lại.
Người tôi lả đi, tay chân mềm nhũn. Định thần lại tôi chạy thẳng về garage với việc chỉ sử dụng phanh tay thay vì phanh chân. Người thợ kiểm tra và cho biết, xe bị hỏng servo (hay còn gọi là bầu trợ lực phanh).
Riêng lần nhầm chân phanh thành chân ga là một kỷ niệm đáng nhớ. Lúc đó cũng là đạp phanh để dừng đèn đỏ thì tôi đạp ngay...chân ga. Tiếng máy gầm to nhưng xe không chồm lên. Tôi hết hồn không hiểu tại sao, nhưng ngay lúc đó tôi chợt nhận ra do thói quen khi đạp phanh lúc nào cũng đạp côn nên xe vì thế không tiến lên. Ngay lập tức tôi chuyển về đạp phanh.
Qua một số trải nghiệm từ bản thân, tôi có một vài ý kiến cá nhân để giảm bớt sự cố "nhầm chân phanh thành chân ga" như sau:
- Một số trường hợp khẩn cấp tài xế quên phanh tay và dùng "phanh số" (giảm tốc độ bằng cách nhả chân ga và nhảy ngay về số thấp thay vì việc phải sử dụng chân phanh) là chuyện bình thường vì họ chưa bao giờ nghĩ đến chứ đừng nói là được luyện tập. Vì thế, các trường dạy lái nên hướng dẫn thêm cho học viên tập chạy xe bằng phanh tay và "phanh số", giảm bớt phanh chân để luyện phản xạ phanh tay.
- Cho học nhiều về kiến thức phanh đạp cứng ngắc và đạp tuôn trôi. Đang lưu thông hỏng phanh và nổ bánh xe là những trường hợp khá nguy hiểm không đỡ nổi.
- Với xe số sàn, côn chân trái giống như thần hộ mệnh. Lỡ đạp nhầm chân ga cũng không sao. Những trường hợp bị kẹt ga, thì sử dụng côn cũng giúp cắt số, giúp điều hòa khi lỡ đạp ga hơi lớn. Các xe đời mới máy rất mạnh, chỉ cần mớm ga một chút là xe đã lao như tên bắn. Nếu lúc đó kèm thêm chân côn sẵn sàng thì sẽ an toàn.
Độc giả Phạm Như Sơn
Bạn có bình luận thế nào về góc nhìn trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Sau khi kết hôn một thời gian mà không thấy có tin vui, vợ chồng anh Cường, chị Hạnh bắt đầu hành trình tìm con. Lần đầu tiên áp dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF) vào năm 2017, anh chị thất bại.
Năm 2018, anh chị tiếp tục làm IVF và thành công thụ thai. Tưởng chừng hy vọng đã thành hiện thực thì tới tuần thứ 26, chị Hạnh vỡ tử cung, thai nhi ra đời được 3 ngày không qua khỏi. Sự mất mát đó đã trở thành cú sốc lớn đối với gia đình anh chị.
May mắn thay, cuối năm 2022, câu chuyện của gia đình đã được chương trình Hạt mầm Khát vọngdo Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội phối hợp tổ chức, biết đến và tài trợ.
Nhờ đó, gia đình quyết định quay lại với phương pháp IVF và thành công giữ được 4 phôi. Sau ba lần liên tiếp thất bại tưởng như mất hết hy vọng, ở lần cuối cùng, anh chị đã chuyển phôi thành công và chào đón em bé đầu lòng.
Kể về hành trình tìm con, anh Cường cho biết, anh chị đã phải đối mặt với nhiều khó khăn cản trở khi biến cố liên tiếp ập tới.
Sau khi bố và em trai chị Hạnh mất vì ung thư, mẹ chị không may là người tiếp theo mắc căn bệnh này.
Hoàn cảnh éo le, hai vợ chồng phải tạm gác lại hành trình tìm con để tập trung chăm sóc mẹ. Khó khăn lại chồng chất khi anh Cường bị chứng viêm đa dây thần kinh. Quá trình chạy chữa hết bệnh viện này đến bệnh viện kia khiến anh bị suy sụp nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nhưng cũng chính khoảng thời gian đồng hành cùng nhau, đi qua những mất mát, thất bại hai vợ chồng càng thêm gắn bó, kiên cường. Họ tin một ngày, phép nhiệm màu sẽ xuất hiện, mang niềm vui đến với hai vợ chồng.
“Đủ tháng đủ ngày mình sẽ được gặp nhau”
Trò chuyện với PV về ca mổ đẻ hôm 17/5, anh Cường đôi mắt đỏ hoe: “Vợ chồng mình cứ cố gắng thôi, người ta cố gắng một thì mình cố gắng mười, miễn sao có con bên cạnh”.
Ca mổ hôm đó là một thử thách lớn đối với chị Hạnh. Theo lời bác sĩ phẫu thuật, vết mổ của lần sinh non trước khiến cho ca mổ lần này càng nguy hiểm hơn. Thế nhưng chị không nản lòng.
Sau khi các thủ tục, kỹ thuật đã sẵn sàng, chị Hạnh được chuyển đến phòng phẫu thuật. Anh Cường đứng trước cửa một lúc lâu rồi mới ngồi xuống hàng ghế chờ.
Ngồi trước phòng mổ, mặt anh đỏ bừng, đôi mắt rưng rưng, chốc chốc lại liếc nhìn chiếc đồng hồ cũ trên tay.
15h 00 phút, cánh cửa khu vực phẫu thuật được mở ra. Cảm xúc trong anh vỡ oà khi y tá thông báo: “Em bé được 2,4 kg, bố bế con nhé”. Anh ôm con vào lòng. Những giọt nước mắt hạnh phúc của người cha đã rơi khi nghe tiếng khóc đầu đời của thiên thần nhỏ: “Bố đây… bố đây con”.
Ôm con trên tay, anh Cường tươi tắn hơn hẳn, dường như mọi gánh nặng, âu lo trong lòng anh trước đó đã được trút bỏ.
Về đến khoa Sản, anh cười tươi trong sự chúc mừng của các bác sĩ, y tá và những bệnh nhân của khoa: “Chúc mừng gia đình nhé!”, “Em bé được sinh ra rồi hả? Chúc mừng ông bố nhé!”. Niềm vui lớn của gia đình dường như lan tỏa đến tất cả mọi người ở đây.
Anh tâm sự: "Với người khác, mang thai có thể chỉ đơn giản là 9 tháng 10 ngày, nhưng với vợ chồng mình nó dài đằng đẵng như bao nhiêu năm ấy. Mỗi lần vợ ốm, lên cơn gò mình lại lo lắng, hồi hộp. Vợ chồng mình đếm từng ngày từng giờ để được gặp con".
"Lần đầu bế con, mình vỡ oà hạnh phúc. Em bé là món quà vô giá ông trời ban tặng vợ chồng mình. Mà em bé cũng chọn ngày để ra ghê cơ, cùng ngày sinh với bố luôn!", anh hớn hở kể.
Khoảng một tiếng rưỡi sau khi mổ, em bé và chị Hạnh được trở về phòng hậu sinh. Anh cầm theo bó hoa đã chuẩn bị sẵn tặng vợ, cả gia đình được đoàn tụ cùng nhau.
Trong cơn đau sau mổ, chị Hạnh vẫn cố gượng dậy, kề sát bên con để cảm nhận khoảnh khắc thiêng liêng mà chị đã chờ đợi suốt một thập kỷ qua. “Con ơi con động viên mẹ cố lên nhé!”, anh thì thầm nói với con.
Gieo mầm hạnh phúc
Theo ước tính, mỗi năm, Việt Nam có hơn 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Trong số đó, khoảng 50% là các cặp vợ chồng dưới 30 tuổi. Để tìm con, nhiều người không tiếc bỏ ra số tiền lớn để thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản.
Tuy nhiên, cũng có những gia đình khó khăn, điều kiện kinh tế không đủ, đành gác lại mơ ước làm cha, làm mẹ. Hiểu được mong mỏi đó, rất nhiều quỹ hỗ trợ các gia đình hiếm muộn đã được thành lập, giúp đỡ hàng trăm cặp vợ chồng hiện thực hóa ước mơ có con.
Chính nhờ những quỹ hỗ trợ như thế, những trường hợp như anh Cường, chị Hạnh được tiếp thêm nhiều động lực trên hành trình tìm con đầy gian nan. Và nhiều người trong số đó đã đón nhận niềm hạnh phúc vô bờ.
Phương Anh - Linh Đan - Thu Trang
10 năm hiếm muộn, bố vỡ oà khoảnh khắc con cất tiếng khóc đầu đời
Nhận định, soi kèo Khonkaen United vs Muangthong United, 18h00 ngày 2/4: Đếm ngày rời xa
Không nên định kiến việc người phụ nữ ở tuổi nào nên ăn diện và tuổi nào thì không. Bởi lẽ, thời trang và phong cách là những thứ không kể tuổi tác và có thể được bộc lộ phô diễn ở bất cứ lứa tuổi nào từ nhi đồng đến các cụ già.
Nhưng khi bước sang ngưỡng tuổi 40 cũng là lúc nhiều chị em phụ nữ đắn đo cân nhắc nhiều hơn mỗi khi mua sắm. Những ngấn mỡ thừa được thêm vào trên cơ thể bắt buộc họ phải thay đổi nhiều thói quen thời trang để đẹp hơn mỗi ngày.
Bên cạnh đó nhiều chị em tuổi 40 vẫn giữ được thân hình đẹp nhờ chế độ ăn uống và tập luyện hợp lí. Nhưng nếu vô tư diện những bộ cánh khoe đường cong quá đà sẽ dễ mắc lỗi “cưa sừng làm nghé”.
Có những món đồ rất đẹp và thời thượng nhưng tuyệt nhiên không dành cho phụ nữ U40 diện tới công sở:
Váy ngắn trên gối và quần legging da
Một người phụ nữ trên 40 tuổi, không nên mặc váy ngắn trên gối và quần legging da đến công sở dù hai món đồ này rất đẹp và khoe được đôi chân nuột nà.
Nhiều người mẫu trên thế giới đã khẳng định, dù họ tập luyện rất chăm chỉ và thực hiện chế độ ăn lành mạnh nhiều năm nhưng vẫn không thể giữ được đôi chân thon thả khi bước sang tuổi 40. Lúc đó váy ngắn và legging da sẽ tố cáo những ngấn mỡ thừa ở đùi và bắp chân của chị em.
Bên cạnh đó môi trường công sở cũng cần sự nghiêm túc nhất định, một chiếc váy liền, ôm sát dài ngang gối hay một chiếc quần vải, quần kaki ống đứng sẽ là lựa chọn thích hợp nhất.
![]() |
Với phụ nữ tuổi 40 nên chọn dáng váy dài ngang gối. |
Đồ ánh kim
Dù ánh kim đang là mốt lên ngôi mùa hè này thì chúng cũng không phải là lựa chọn tuyệt vời khi đến công sở nói chung và cho phụ nữ tuổi 40 nói riêng. Không chỉ riêng quần áo, chị em cũng nên tránh tối đa những trang sức quá óng ánh, bắt sáng.
Nếu vẫn yêu mến đồ ánh kim nên chọn những bộ đồ sẫm màu như đen, xanh đậm, tím than có một chút cườm sáng thay cho ánh vàng, ánh bạc.
Quần áo nhiều lớp
Cách phối quần áo nhiều lớp thường được nhiều ngôi sao ưa thích nhưng thực ra mẹo phối đồ này chỉ hợp với thân hình gầy mảnh của một siêu mẫu đi kèm những món đồ thượng hạng. Với hàng thời trang bình dân và dáng người hơi thấp, đậm của phụ nữ trung niên ở châu Á rất dễ tạo cảm giác luộm thuộm, chắp vá.
Để có vẻ ngoài thanh lịch ở nơi công sở nên chọn những trang phục vừa vặn, thoải mái và gọn gàng. Không nên phối hợp quá nhiều kiểu quần áo và phụ kiện tạo nên một tổng thể không ăn nhập.
![]() |
Nên hạn chế phối nhiều lớp quần áo với nhau sẽ rất lôi thôi và rối mắt. |
Quần áo bó sát
Nhiều người mặc định quần áo bó sát nhìn cơ thể sẽ gọn gàng và cân đối hơn. Điều này không sai với những cô gái trẻ có thân hình cân đối nhưng lại là liều thuốc phản tác dụng với phụ nữ trung niên.
Một chiếc váy quá bó hay áo sơ mi ôm sát dễ tố cáo bụng mỡ của phụ nữ trung niên. Vì vậy nên chọn những món đồ ôm vừa phải như váy dáng xuông, áo sơ mi rộng kết hợp với quần baggy ống côn để đánh lừa mắt người đối diện ở phần bụng không mấy thon gọn.
![]() |
Quần áo bó sát dễ tố cáo những ngấn mỡ thừa, một bộ váy dáng xuông là lựa chọn nên được ưu ái hơn. |
Màu rực rỡ
Khi ở vào độ tuổi "mười tám đôi mươi", các cô gái thường hãnh diện với những trang phục luôn cập nhật đúng mốt và rực rỡ sắc màu. Tuy nhiên, ở vào tuổi 40, chị em cần phải nhắc cho bản thân biết rằng có những gam màu khá lòe loẹt khi diện. Quy tắc đầu tiên ai cũng biết, nhưng không ít người vẫn mặc phải: Đừng bao giờ diện đồ trẻ hơn so với tuổi của bạn.
Lúc này những gam màu nhạt, màu trung tính như trắng, xám, nude (da),… là lựa chọn khá an toàn và dễ tạo nên vẻ đẹp thanh lịch.
Diện đồ quá tuổi
Mặt đối nghịch của việc diện đồ quá trẻ chính là việc diện đồ quá tuổi cho an toàn. Phụ nữ U40 không nhất định phải bó buộc mình vào những trang phục kiểu dáng cổ lỗ, mang tone màu trầm tẻ nhạt hay chất liệu xù xì, thô cứng của những quý bà đã 70 tuổi.
Nên chọn những chất liệu mềm mại như lụa, voan, lanh… với thiết kế đơn giản, nhã nhặn và chú ý vào chi tiết cầu kì trên trang phục để tạo điểm nhấn ở mức độ vừa phải.
Quá nhiều trang sức to bản
Trang sức to bản thường ngay lập tức mang lại vẻ cá tính cho những bộ đồ đơn giản nhưng thực sự không hợp với tuổi 40. Phụ kiện thích hợp lúc này nên nhỏ, mảnh và có màu trầm, lạnh với thiết kế tinh tế, sang trọng.
Chị em cũng không nên dùng một lúc quá nhiều trang sức chỉ cần một chút để làm điểm nhấn đắt giá của tổng thể của mình. Áo sơ mi sẽ đẹp hơn khi được tô điểm bằng một chuỗi vòng cổ dài được làm từ gỗ, men, sứ, gốm, kim loại. Váy đầm sẽ gợi cảm hơn khi được tôn vinh bởi bộ nữ trang gồm vòng tay, hoa tay và dây chuyền nhỏ nhắn.
(Theo Khám phá)"Công trình nghệ thuật" trên núi
“Công trình nghệ thuật” của cụ Đức nằm trên núi Đoan Vỹ (xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm). Để mục sở thị công trình này, đáng lẽ, người thăm quan phải vượt qua dốc đá cheo leo. Tuy nhiên, cụ Đức đã kì công làm tường rào, tay vịn để khách dễ đi.
![]() |
Cổng vào "công trình nghệ thuật" của cụ Đức. |
Khuôn viên “công trình nghệ thuật” của cụ Đức có cổng đi vào, trước cổng có tượng hai vị tướng canh giữ uy nghiêm. Bước qua cánh cổng là một cây cầu nhỏ bằng đá.
Đi qua cây cầu ấy, người tham quan sẽ đến với một thế giới tượng đắp nào voi, ngựa, cảnh Lã Vọng ôm cần ngồi câu cá, Thánh Gióng cưỡi ngựa, Chùa Một Cột, cảnh Bao công xử án… đầy sống động.
Trong đó, tác phẩm khiến cụ Đức tâm huyết và hài lòng nhất là bức tượng con voi.
“Con voi đó nặng hàng chục tấn, tôi làm nó gần một năm mới xong. Công đoạn khó khăn nhất khi đắp tượng voi là làm lõi sắt. Tôi già rồi nên cưa được từng thanh sắt, uốn được nó cong cong theo ý của mình không phải là chuyện dễ”, cụ Đức chia sẻ.
![]() |
Một trong những tượng voi do cụ Đức đắp trên núi. |
![]() |
Bức tượng trong khuôn viên "công trình nghệ thuật". |
Công trình này được cụ bắt đầu thực hiện từ năm 2002.
“Khi đó, tôi đã ngoài 70 tuổi, các con đã trưởng thành, dựng vợ gả chồng. Ở độ tuổi ấy, nhiều người sẽ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già nhưng tôi lại nghĩ đến những đam mê chưa được thực hiện của mình.
Vì vậy, tôi dành toàn bộ thời gian, sức khỏe để làm việc tôi thích đó là tô đắp những bức tượng, bức tranh, coi nó như tuyệt phẩm cuối đời của mình”, cụ tâm sự.
Từ đó, tất cả số tiền con cháu cho, cụ mang đi mua từng bao xi măng, chia nhỏ rồi cõng dần lên núi. Cùng với đó, mỗi ngày, cụ đều thức dậy từ 5 giờ sáng, đi lấy cát và sỏi cho vào hai túi cám con cò rồi thủng thẳng xách đi.
“Nước để trộn xi măng, cát, sỏi thì tôi cho vào hai vỏ can dầu 5 lít rồi xách lên núi. Khi nào có đủ mọi vật liệu, tôi lại đắp. Nghĩ ra cái gì thì tôi đắp cái đó", cụ kể, giọng thủng thẳng.
![]() |
Cụ Đức bên bức tranh tự vẽ treo trước sân nhà. |
Người đàn ông “lập dị”
Lấy nhau gần 60 năm, chưa bao giờ thấy chồng cầm bút vẽ, cũng không thấy ông đắp nặn gì, bỗng về già ông dành mọi thời gian ở trên núi, say mê tô vẽ và đắp tượng, cụ Đinh Thị Ngùy - vợ cụ Đức có phần giật mình.
Đến khi hiểu ra, biết đó là đam mê nhưng chưa có cơ hội được theo đuổi của chồng, cụ mới âm thầm ủng hộ.
"Ông ấy mồ côi bố mẹ từ nhỏ, phải đi ở đợ cho nhà người ta nên có được học hành gì đâu. Lớn lên, ông ấy đi bộ đội, phục vụ quân ngũ, rồi làm kinh tế chăm lo, nuôi nấng các con. Tuổi già đến, ông ấy mới có thời gian cho mình nên dù nhiều người nói ông ấy lập dị, tôi vẫn kệ để ông được làm những gì mình thích”, cụ bà nói.
Chiếc ghế cầu kỳ do cụ Đức tự đắp. |
Tuy nhiên, việc cụ Đức dành mọi thời gian lên núi, có khi còn quên cả giờ ăn, người nhà phải mang cơm lên tận nơi cũng khiến cụ bà và các con các cháu lo lắng.
“Các con các cháu muốn hỗ trợ ông ấy chuyển vật liệu, làm giúp ông ấy những việc vặt nhưng ông ấy không cho, chỉ muốn làm một mình”.
Lý giải về việc này, cụ Đức cười bảo: “Phần vì tôi thấy các con cháu đều đang có công việc riêng nên tôi không muốn phiền ai cả. Một phần, đây là đam mê và mơ ước cuối đời của tôi. Vì vậy tôi muốn tự mình thực hiện, có như vậy tôi mới mãn nguyện”.
Cũng may, trong suốt hơn chục năm xách vật liệu lên núi, cụ Đức chưa từng bị tai nạn, chưa từng sảy chân một lần nào. Các "tác phẩm" của cụ thực hiện, thoạt nhìn có vẻ khó hiểu nhưng ở đó chứa đựng những kỷ niệm và cả những câu chuyện mang ý nghĩa sâu sắc mà cụ muốn các thế hệ sau ghi nhớ.
![]() |
Ngoài 92 tuổi, sức khỏe không còn tốt, cụ Đức mới chịu ở nhà, không lên núi đắp tượng nữa. |
Nay, ở độ tuổi 92, cụ Đức vẫn bảo, cụ còn nhiều ý tưởng, nhiều bức tượng muốn được thực hiện, nhưng sức khỏe đã không còn ủng hộ nên cụ đành khép lại công trình nghệ thuật của mình.
Tuy vậy, với những bức tượng có tổng khối lượng ước tính hàng trăm tấn mà cụ đã làm được trong hơn chục năm tuổi già, cụ luôn mong, con cháu có thể giữ được cho những đời sau…
Đêm cùng công an giăng lưới bắt tội phạm trốn nã, ông Phạm Văn Nhẫn thức trắng, đầu căng như dây đàn.
" alt="'Công trình nghệ thuật' trên núi hơn 10 năm mới xong của cụ ông Hà Nam"/>'Công trình nghệ thuật' trên núi hơn 10 năm mới xong của cụ ông Hà Nam
![]() |
Trấn Thành sản xuất và dẫn dắt show mới đề tài ẩm thực. |
Khách mời tập một là bà xã của anh - Hari Won. Nữ ca sĩ có phần vụng về do không thường xuyên xuống bếp. Do đó, người đẹp vô tình chảy máu tay lúc đang cắt nguyên liệu. Chứng kiến Hari Won nhõng nhẽo khi giúp mình nấu nướng, Trấn Thành 'dở khóc dở cười' và mắng yêu vợ.
Sau thời gian ngắn ra mắt, sản phẩm nhận được lượt tương tác tốt từ khán giả. Video của chương trình hiện cán mốc hơn 700 nghìn lượt xem cùng hàng nghìn bình luận. Show ẩm thực còn lọt top thịnh hành YouTube và liên tục thăng hạng.
![]() |
Vợ chồng Trấn Thành làm món chả trứng nướng. |
Trong tập 1 Lục cơm nguội, Trấn Thành trổ tài nấu món chả trứng nướng. Nam nghệ sĩ tận tình lý giải từ công dụng nguyên liệu, mẹo bảo quản thực phẩm cho đến công thức lẫn cách làm chi tiết để người xem dễ theo dõi và thực hiện. Vốn hài hước và hoạt ngôn, anh khéo tạo sự tương tác với khán giả qua cuộc trò chuyện.
Trấn Thành thừa nhận bản thân trước đây không hề giỏi nấu nướng. Tuy nhiên thời gian ở nhà trong mùa dịch Covid-19 kéo dài khiến anh dần tập thói quen bếp núc. Nhờ vậy, nam nghệ sĩ hiện tự tin với vai trò mới với một số món ăn sở trường.
Đôi vợ chồng quây quần khi ở nhà thời gian dài.
Suốt mùa dịch vừa qua, vợ chồng nam nghệ sĩ phân chia công việc nhà cửa. Trong khi Trấn Thành là đầu bếp chính, Hari Won phụ trách việc quét dọn, rửa chén, giặt quần áo và chăm sóc mèo.
Những ngày cuối năm, cặp đôi cũng tất bật với những dự án trở lại. Trấn Thành cùng đồng nghiệp quay một sản phẩm web drama ra mắt dịp Tết. Bà xã Hari Won cũng rục rịch với một dự án âm nhạc sau thời gian dài nghỉ ngơi.
Trích tập một show 'Lục cơm nguội'
Thúy Ngọc
Trong những ngày giãn cách xã hội, Trấn Thành và Hari Won thường xuyên đăng tải những hoạt động vui nhộn tại trên trang cá nhân khiến người hâm mộ vô cùng thích thú.
" alt="Hari Won gặp 'sự cố' khi làm khách mời show của Trấn Thành"/>