Theo Dragon Capital, chứng khoán là kênh có lợi suất cao nhất trong các kênh đầu tư, theo sau là bất động sản (BĐS). Bởi vậy, khi thị trường chứng khoán khủng hoảng, đích đến của dòng tiền thường là bất động sản, bởi đây là kênh có tính bảo toàn vốn cao, luôn có thanh khoản và hiện vẫn duy trì được mức lợi suất hấp dẫn. Điều này càng được củng cố khi vàng vẫn trượt dài trong đà giảm giá từ tháng 8 tới nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn “đứng hình” dù Nghị định 65 (thay thế nghị định 153) đã được ban hành, còn kênh gửi tiết kiệm không thể mang lại biên lợi nhuận lớn do việc tăng lãi suất chỉ diễn ra ở phạm vi hẹp.
Tuy nhiên, dòng tiền không đổ tràn vào mọi phân khúc của thị trường bất động sản. Hiện nay, các cơn sốt đất nền đã ngưng, phân khúc căn hộ chung cư vẫn không cải thiện được nguồn cung, BĐS nghỉ dưỡng vẫn chìm trong khó khăn pháp lý, căn hộ dịch vụ từ lâu không đạt được lợi suất cho thuê tốt. Thị trường chỉ còn phân khúc thấp tầng là điểm sáng với lực mua mạnh mẽ, thanh khoản dồi dào và giá bán tăng trưởng qua thời gian. Vì vậy, phân khúc này đang trở thành phễu hút vốn, không chỉ với riêng giới đầu tư BĐS mà còn với toàn thị trường.
Giới đầu tư đang dành sự quan tâm với BĐS thấp tầng ở các thị trường mới
Theo các chuyên gia, những dự án thấp tầng đang là trụ cột của thị trường BĐS hiện nay, cả về nguồn cung lẫn giao dịch. Đặc biệt là tại miền Nam, những dự án thấp tầng là “ngôi sao” khi giá bán vẫn luôn ổn định, thậm chí còn tăng trưởng qua các quý, với mức tăng 1% - 11%, theo batdongsan.com.vn.
Đà tăng trưởng giá của BĐS thấp tầng được hỗ trợ rất lớn bởi nhu cầu nắm giữ tài sản của giới đầu tư, khi dòng tiền ồ ạt rút ra khỏi các kênh như chứng khoán, vàng, trái phiếu...
Đặc biệt, sự lên giá của đồng USD, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất, đã khiến VND mất giá với biên độ kỳ vọng 4% - 5% trong năm nay, đã càng thôi thúc giới đầu tư tìm nơi “trú ẩn” cho dòng vốn để bảo toàn giá trị.
Với đặc trưng giá trị lớn, phù hợp với đầu tư trung - dài hạn, BĐS thấp tầng được ưa thích vì khả năng chống chịu tốt với khủng hoảng và tăng giá mạnh mẽ. Chuyện nhà thấp tầng tăng giá tính bằng lần trong chu kỳ 3 - 5 năm không phải là hiếm trên thị trường.
Ngoài ra, tiến trình sửa đổi Luật Đất đai với việc bỏ khung giá đất, ban hành bảng giá đất hàng năm theo nguyên tắc thị trường đã mang tới kỳ vọng lớn về việc tăng trưởng của giá BĐS sau năm 2023. Bởi vậy, việc “vào tiền” đối với BĐS thấp tầng lúc này được xem là động thái “cưỡi sóng” từ chân, sẽ mang lại lợi suất rất lớn.
Ghi nhận cho thấy, giới đầu tư đang dành sự quan tâm đối với BĐS thấp tầng ở các thị trường mới, thay vì các địa bàn truyền thống. Nguyên do là ở các thị trường mới, mặt bằng giá còn đang ở vùng hấp dẫn, chưa bị “sóng” đánh lên. Bên cạnh đó, các thị trường mới cũng sở hữu nhiều tiềm năng lớn về tăng trưởng kinh tế, phát triển hạ tầng, thu hút dân cư, lao động - là những yếu tố cơ bản thúc đẩy sự gia tăng giá trị bất động sản.
Một trong những thị trường mới thu hút sự chú ý hiện nay là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo nhận định, miền Tây chỉ có Phú Quốc và Hà Tiên là có điều kiện để phát triển mạnh về du lịch biển. Ngoài du lịch biển Hà Tiên còn có kinh tế cửa khẩu, một yếu tố quan trọng giúp thành phố này trở thành trọng điểm du lịch, kinh tế trong tương lai. Sở hữu BĐS thấp tầng tại đây không chỉ phục vụ cho mục đích an cư, mà còn có thể phát triển đa dạng hình thức kinh doanh như: cho thuê, khai thác lợi thế nghỉ dưỡng, buôn bán cửa khẩu… Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, giá trị căn nhà cũng gia tăng, hoàn toàn có thể đạt được đến mức trung bình giá của những thị trường lớn.
Trong bối cảnh giới đầu tư “ly tâm” khỏi các thành phố lớn để đổ dồn về tỉnh, thị trường thứ cấp tại đây được dự báo sẽ trở nên sôi động, mang đến lợi ích ngay trong ngắn hạn cho các nhà đầu tư và đưa nơi đây trở thành vùng động lực mới của thị trường trong giai đoạn tới.
Ngọc Minh
" alt=""/>Bất động sản thấp tầng hấp dẫn nhà đầu tưChính phủ Nhật Bản dự kiến tập trung hỗ trợ trong 5 lĩnh vực, bao gồm phi cacbon hóa - chính sách môi trường mà chính quyền Thủ tướng Yoshihide Suga luôn đề cao, cũng như chăm sóc sức khỏe - lĩnh vực mà tầm quan trọng trở nên nổi bật hơn trong bối cảnh đại dịch.
3 lĩnh vực còn lại là phương tiện thế hệ mới, mảng kinh doanh bán lẻ trong môi trường số hóa, cũng như nông nghiệp công nghệ cao (agritech). Hỗ trợ từ chính phủ Nhật Bản bao gồm thiết lập các cuộc họp chuyên môn và thực hiện nghiên cứu thị trường.
Theo khảo sát của Viện Phát triển Quản lý (Thụy Sỹ), Nhật Bản xếp thứ 27 về năng lực cạnh tranh kỹ thuật số năm 2020, bị bỏ xa bởi Singapore, Hong Kong và Hàn Quốc, các nước lần lượt đứng thứ hai, thứ năm và thứ tám.
Một lãnh đạo cấp cao của Bộ Chuyển đổi số Nhật Bản nhận định: “Nếu các công ty Nhật Bản liên kết với đối tác nước ngoài có năng lực xuất sắc, động lực cơ cấu lại sẽ lan rộng”.
Anh Hào (Theo Japan Times)
Tập đoàn Hitachi Zosen của Nhật Bản bày tỏ mong muốn tìm hiểu và đầu tư vào lĩnh vực xử lý rác thải để phát điện tại Đồng Nai.
" alt=""/>Nhật Bản có thêm chính sách hỗ trợ đầu tư startup nước ngoài, bao gồm Việt NamTại một số bệnh viện ở Hà Nội, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nặng cũng gia tăng. Điển hình, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị khoảng 30 ca sốt xuất huyết, tăng so với đầu tháng 8/2022. Trong đó gần 10 ca nặng, đã có ca tử vong là nam thanh niên trẻ tuổi sau khi chuyển từ viện này sang viện khác.
Một số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khó thở, thiếu máu, phổi tổn thương, tiểu cầu giảm, rối loạn đông máu nặng, nhiễm axit máu, suy đa tạng.
Trước thực tế nhiều người mắc sốt xuất huyết, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo người dân tuyệt đối không nên tự ý điều trị và truyền dịch tại nhà.
Các bác sĩ lưu ý việc bù đủ lượng dịch cơ thể rất cần nhưng bằng dịch nào (nhóm bù nước và điện giải hay nhóm cung cấp chất dinh dưỡng), theo cách ra sao cho đúng và an toàn cần ý kiến bác sĩ.
Những ngày đầu việc truyền dịch là không cần thiết, nếu bệnh nhân còn ăn uống được thì nên bù dịch bằng đường ăn uống tự nhiên. Bệnh nhân có thể uống oresol, nước hoa quả, nước lọc.
Lúc truyền dịch phải kiểm soát các bệnh lý khác của người bệnh như tim mạch, huyết áp, hô hấp... Từ ngày thứ 6 của bệnh (giai đoạn tái hấp thu và hồi phục) nếu truyền nhiều dịch sẽ gây các biến chứng như suy tim, phù phổi cấp…
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng 8, cả nước ghi nhận 7.545 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 51 ca mắc bệnh viêm não virus (1 người tử vong), 1 ca mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu và 43 ca sốt phát ban nghi sởi.
Tính chung 8 tháng năm 2022, cả nước có 44.337 ca mắc bệnh tay chân miệng (2 người tử vong), 190 ca mắc bệnh viêm não virus (4 người tử vong), 10 ca mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu và 161 ca sốt phát ban nghi sởi.