您现在的位置是:Thế giới >>正文

Mạo danh nghệ sĩ để bán hàng online

Thế giới8447人已围观

简介Mới đây,ạodanhnghệsĩđểbánhàtỷ giá đô la mỹ hôm nay rất nhiều người dùng Facebook nhìn thấy trang Fac...

Mới đây,ạodanhnghệsĩđểbánhàtỷ giá đô la mỹ hôm nay rất nhiều người dùng Facebook nhìn thấy trang Facebook Trấn Thành Nước Hoa chạy quảng cáo để bán nước hoa với giá 550.000 đồng/chai.

Trang này đã rất tinh vi khi dùng lời lẽ khơi gợi lòng trắc ẩn của mọi người: "Đây là thời điểm khó khăn nhất đối với Thành trong suốt sự nghiệp cầm mic nhưng Thành tin các fan sẽ luôn tin tưởng Thành tới phút cuối!".

Tiếp đó, kẻ giả mạo tăng thêm tính thuyết phục bằng việc cho rằng Trấn Thành đang hợp tác với Lazada để giảm giá 70% toàn bộ bộ sưu tập nước hoa, vì “muốn làm gì đó giúp đỡ bà con và tuyến đầu”.

{ keywords}
Trang giả mạo dùng video của Trấn Thành để tăng độ thuyết phục. (Ảnh chụp màn hình)

Cuối cùng, trang này chốt hạ bằng một video clip của chính Trấn Thành trong một chương trình kêu gọi mua hàng trên Lazada với mục đích từ thiện, ghép với một video khác của nghệ sĩ này đang trong phòng trưng bày nước hoa của anh.

Ngoài ra, trang mạo danh còn lập website với nhiều hình ảnh và nội dung kêu gọi mua hàng ủng hộ tuyến đầu.

Với nhiều nội dung thuyết phục như vậy, không ít người đã bị lừa bởi màn dàn dựng khá công phu của những người đứng sau trang Facebook này.

Đây không phải lần đầu Trấn Thành bị mạo danh để bán nước hoa. Đúng giai đoạn này năm ngoái, nghệ sĩ đã phải thanh minh trên trang cá nhân về việc chưa bao giờ liên kết với ai để bán nước hoa. Thời điểm đó, nghệ sĩ kêu gọi người hâm mộ báo cáo (report) hàng loạt trang Facebook giả danh anh như A Xìn Hari Store, Nước Hoa A Xìn, A Xìn - Vua nước hoa, A Xìn shop,...

Không chỉ Trấn Thành, một số nghệ sĩ khác như Thuý Diễm, Quyền Linh, Hoài Linh...đã từng bị lợi dụng tên tuổi và hình ảnh cho hoạt động bán hàng online trong hơn một năm trở lại đây. Thủ đoạn của kẻ lừa đảo vẫn là sử dụng hình ảnh cắt ghép phù hợp bối cảnh để xây dựng kịch bản bán hàng.

Một khảo sát của 7SAT, một nền tảng tiếp thị về người có ảnh hưởng trên mạng tại Việt Nam, cho thấy 90% người dùng mạng dễ nghe theo các lời khuyên của những người có sức ảnh hưởng (influencer). Do đó, không chỉ các nhãn hàng lớn muốn làm việc với những người này, mà bản thân kẻ xấu cũng thường sử dụng hình ảnh người nổi tiếng vào những việc bất chính.

Để tránh bị các trang Facebook giả mạo người nổi tiếng lừa đảo, người dùng cần đặc biệt cẩn thận trước khi trao niềm tin. Thông thường, những người có sức ảnh hưởng lớn trên mạng sẽ được Facebook gắn dấu tick xanh ở tên tài khoản. Những ai không có tick xanh cần được xem lại kỹ hơn.

Ngoài ra, khi mua hàng cần so sánh giá cả nhiều bên để thấy rõ sự chênh lệch, vì hiếm khi hàng hoá giảm giá 50-70% lại có số lượng đủ lớn và đa dạng mẫu mã. Thông thường, các đợt bán giảm giá chỉ áp dụng cho một mẫu hàng hoá nhất định.

Thêm vào đó, cần kiểm tra từ một số nguồn khác nhau để khẳng định được rằng, người nổi tiếng mình đang theo dõi quả thật có bán hàng, hoặc đại diện cho mặt hàng mà họ đang kinh doanh.

Hải Đăng

Tài khoản giả, page mạo danh Nguyễn Ngọc Mạnh mọc lên "như nấm"

Tài khoản giả, page mạo danh Nguyễn Ngọc Mạnh mọc lên "như nấm"

Nhiều tài khoản ảo mạo danh "người hùng" Nguyễn Ngọc Mạnh với mục đích lợi dụng danh tiếng để quảng cáo, bán hàng, hay thậm chí là lừa đảo.

Tags:

相关文章



友情链接