- Dù mỗi bên đều có cái lý của mình, nhưng câu chuyện thừa thiếu giáo viên và các hệ luỵ của tuyển dụng, sử dụng giáo viên hợp đồng vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.Sáng 24/9, Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức phiên họp giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
Tham dự phiên giải trình có các thành viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện Bộ Nội vụ, đại diện Bộ Tài chính; đại diện các địa phương...
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/09/24/16/uy-ban-1.jpg) |
Ông Phan Thanh Bình điều hành phiên giải trình về chính sách sử dụng, tuyển dụng giáo viên. Ảnh: Minh Phong |
Thừa thiếu giáo viên: Biên chế cho thêm 13.000, nhu cầu cần thêm 75.000 người
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết theo báo cáo của 58 địa phương, trong 3 năm học gần đây, chỉ tiêu biên chế năm nào cũng tăng khoảng 12-13.000 người. Năm học 2018-2019, chỉ tiêu biên chế của ngành giáo dục là 1.191.376 người, tăng trên 13.000 so với năm học trước. Tuy nhiên, con số đề nghị từ phía địa phương thường lớn hơn nhiều. Chẳng hạn, trong năm 2018, các địa phương đã đề nghị bổ sung 40.447 biên chế cho giáo dục - đào tạo.
Về phía ngành giáo dục, sau khi tính toán theo định mức quy định, vẫn còn thiếu một lượng lớn giáo viên sau khi đã có chỉ tiêu biên chế. Trong năm học mới này, con số thiếu lên tới 75.989 người (mầm non: 43.732 người; tiểu học: 18.953 người; THCS:10.143 người; THPT:3161 người).
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/09/24/16/uy-ban-3.jpg) |
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng: "Việc tuyển dụng đã phân cấp về các địa phương". Ảnh: Minh Phong |
Thiếu là vậy, nhưng ở riêng cấp THCS lại đang có tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các môn học ở một số cơ sở giáo dục, giữa các địa phương trong một tỉnh mà không điều tiết được và giữa các tỉnh/thành phố. Thành ra, đến thời điểm hiện tại mặc dù toàn quốc thiếu 10.143 giáo viên THCS nhưng lại vẫn thừa 12.165 giáo viên của bậc học này.
“Tôi muốn hỏi 2 bộ tại sao có chính sách hợp đồng giáo viên như vậy?”
Để giải quyết bài toán thiếu giáo viên, một số nơi đã hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế được giao, không đúng với quy định hiện hành như: Krông Pắk (Đắk Lắk), Cà Mau, Hà Nội (Thanh Oai), Phú Yên, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Hải Dương, Thanh Hóa, Quảng Trị và một số địa phương khác. Câu chuyện ký hợp đồng rồi dừng lại đã tạo nên những phản ứng phức tạp trong ngành những năm gần đây.
Các đại biểu đặt ra câu hỏi trách nhiệm của 2 Bộ Nội vụ và GD-ĐT trong việc để thừa thiếu giáo viên hiện nay.
Đại biểu quốc hội Đàng Thị Mỹ Hương, tỉnh Ninh Thuận nhìn nhận hiện tượng giáo viên hợp đồng có nhiều bất cập, mà cụ thể nhất là sự bấp bênh của người dạy, chỉ có thu nhập thấp (do chủ yếu dạy theo tiết học, có khi chỉ 35.000 đồng mỗi tiết), vừa phấp phỏng xếp hàng chờ “chạy” biên chế, sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự ổn định, gắn bó với học sinh, với nghề nghiệp.
Theo bà Hương, lương giáo viên hợp đồng thấp, lương giáo viên biên chế lâu năm rất cao…dẫn đến tâm lý các vậy dẫn đến tâm lý các trường muốn giữ biên chế lại để hợp đồng giáo viên.
“Tôi muốn hỏi 2 Bộ tại sao có chính sách hợp đồng giáo viên như vậy? Chính sách đó có phù hợp với lại ngành giáo dục hay không? Vì giáo dục học sinh phải có một quá trình, theo dõi tâm lý, chất lượng của học sinh để có biện pháp uốn nắn”.
Đã nhiều lần giải thích ngành giáo dục không được tự chủ ở khâu tuyển dụng đầu vào ở địa phương, tại buổi giải trình, một lần nữa ngành giáo dục lý giải: Ở địa phương, cơ quan chuyên môn là Sở và phòng chỉ có chức năng tham mưu, không phải đơn vị chủ trì tuyển dụng giáo viên nên không chủ động trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học, không chủ động được giáo viên thừa, thiếu.
Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết đã phân cấp về địa phương.
Ông Thăng giải thích, yêu cầu của nghị quyết là giảm 10% nhưng đó là con số tổng biên chế sự nghiệp. Như vậy, địa phương phải có trách nhiệm phân định, các ngành như y tế giáo dục có thể giảm 5 -6% chứ không nhất thiết giảm cơ học 10%.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết (đại biểu Quốc hội TP.HCM) cho rằng giải thích của Thứ trưởng Thăng chưa thoả đáng:
“Lãnh đạo nói là giao về địa phương, nhưng giao một cục như vậy, tổng số như thế, người ta phải thực hiện theo thông tư, hướng dẫn thì làm sao địa phương thực hiện được Lãnh đạo Bộ muốn thực hiện theo quyết định TW số 17 thì phải sửa đổi cho phù hợp. Tôi thấy cả 2 bộ chưa phối hợp chặt chẽ để giải quyết vấn đề đặt ra với tình trạng thiếu giáo viên hiện nay”.
Bộ GD-ĐT đang rà soát quy hoạch, điều tiết giáo viên
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên thời gian qua đã đảm bảo cơ bản về số lượng, cơ cấu; đã có trên 99% giáo viên các cấp học đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo. Tuy nhiên vấn đề tuyển dụng, sử dụng đội ngũ vẫn cần tiếp tục làm tốt hơn trong thời gian tới.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/09/24/16/uy-ban-2.jpg) |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nêu nhiều biện pháp khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên. Ảnh: Minh Phong |
Bộ này đã yêu cầu các địa phương rà soát quy hoạch mạng lưới trường/lớp, không để những trường quy mô nhỏ, những lớp có số lượng học sinh không đủ theo định mức; điều tiết giáo viên từ những trường thừa sang những trường/lớp thiếu giáo viên; ưu tiên bố trí biên chế của các địa phương để tuyển dụng giáo viên; chỉ đạo các địa phương tăng cường các giải pháp nhằm không xảy ra tình trạng có học sinh mà không có giáo viên dạy học.
Ngoài việc “đến điểm nóng” ở các địa phương khi phát sinh chấm dứt hợp đồng, thừa/thiếu giáo viên, Bộ GD-ĐT cũng đã nghiên cứu, dự báo nhu cầu đào tạo giáo viên; giao chỉ tiêu tuyển sinh sát với nhu cầu sử dụng. Hiện nay, Bộ đang rà soát, quy hoạch lại hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên cho phù hợp với yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ trong thời gian tới.
20 văn bản, vẫn còn chồng chéo
Trong năm học 2018-2019, đại diện Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương rà soát hiện trạng giáo viên theo từng môn học, cấp học gắn với quy hoạch, cơ cấu lại hệ thống các cơ sở giáo dục để sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có và thực hiện chính sách tinh giản biên chế, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng các ý kiến thảo luận tại phiên giải trình sẽ là cơ sở để đánh giá lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đội ngũ nhà giáo hiện hành.
Kết luận phiên họp, ông Bình nêu rõ: Mặc dù có khoảng 20 văn bản dưới luật quy định về tuyển dụng, sử dụng giáo viên khá nhiều, nhưng vẫn còn nhiều điểm chồng chéo, chưa thống nhất với nhau.
Khẳng định vai trò quan trọng của người thầy trong giáo dục, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình cho biết, trong thời gian tới, Ủy ban sẽ kiến nghị tăng cường giám sát tối cao để có đánh giá sâu hơn về lĩnh vực này.
"So sánh thì cũng vô cùng..." Cũng tại phiên giải trình, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng cách tính lương theo luật viên chức không thích hợp với nghề giáo. Theo luật này, thang bảng lương được tính theo thâm niên và các yêu cầu cơ bản, ví dụ như bằng cấp. Nhưng đối với giáo viên không phải là như vậy. Ví dụ có những giáo viên tuy mới ra trường có chất lượng tốt, lương kiểu viên chức thì không tạo được động lực cho họ phấn đấu. Hay bậc mầm non rất vất vả, nhưng chuẩn giáo viên là trung cấp nên hưởng lương cũng thấp. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Duy Thăng cho hay: Khi ngành giáo dục có đề nghị ưu đãi, ngành Nội vụ đã thực hiện lâu nay rồi. Thu nhập của giáo viên bây giờ gồm phụ cấp ưu đãi, phụ cấp đứng lớp, lên tới 70%; các Bộ khác không có. Tôi muốn nói rằng đây là tồn tại phân công lao động trong lĩnh vực này. So sánh quan trọng hơn nhau thì cũng rất vô cùng... |
Nguyễn Thảo - Song Nguyên
![Tinh giản biên chế giáo viên không đáp ứng yêu cầu chuyên môn](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/04/26/17/20170426171625-a22.jpg?w=145&h=101)
Tinh giản biên chế giáo viên không đáp ứng yêu cầu chuyên môn
Đó là thông tin được Sở GD-ĐT nêu lên tại hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện kế hoạch xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô giai đoạn 2011-2016.
" alt=""/>Thừa thiếu giáo viên: Thiếu 75.000 người, cho 13.000 biên chế
Được học nghề gắn với việc làm, lao động nông thôn (LĐNT) vận dụng kiến thức kỹ năng, mạnh dạn đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật mở rộng sản xuất nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.Hà Giang chú trọng dạy nghề, tạo việc làm
Làm nông nghiệp chỉ có 1 vụ chính, tranh thủ thời gian nông rỗi, chị Thào Thị Súa (thôn Sủa Pả, xã Phố Cáo, Đồng Văn, Hà Giang) tham gia lớp dạy nghề may do địa phương tổ chức, với mong muốn cải thiện thu nhập. Sau khóa học, chị Súa đã có thể làm ra các sản phẩm may mặc bán ở chợ xã hoặc thương lái, mỗi tháng có thêm 3 triệu đồng, chị có thêm thu nhập để nuôi con, dành dụm.
Với chủ trương đào tạo nghề cho LĐNT, giải quyết việc làm phải gắn với giảm nghèo bền vững và phù hợp nhu cầu thực tiễn địa phương, Đồng Văn phối hợp với các cơ sở đào tạo, dạy nghề trong và ngoài tỉnh; chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn chủ động mở các lớp Trung cấp nghề, đào tạo nghề ngắn hạn lưu động tại các xã, thôn; triển khai lồng ghép các chương trình, dự án, chú trọng công tác tuyên truyền vận động các tổ chức, nhân dân tham gia học nghề.
![{keywords}]() |
|
Huyện đã tổ chức dạy các ngành nghề thế mạnh trên địa bàn như kỹ thuật gieo trồng cây lương thực; kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; kỹ thuật sửa chữa xe máy, may mặc, xây dựng, điện dân dụng… Qua các lớp học nghề, nhiều LĐNT đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng mở các hiệu sửa chữa xe máy, xây dựng các trang trại chăn nuôi bò, lợn quy mô hộ gia đình, mở HTX dịch vụ nông nghiệp… góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.
Tính từ năm 2016 đến hết tháng 7/2018, huyện Đồng Văn đã đào tạo nghề được 2.887/4.000 người; tạo việc làm mới cho 5.034 LĐ, đạt 50,34% kế hoạch, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 34%; tỷ lệ người học nghề có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt 80%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm là trên 6%.
Thời gian tới, Đồng Văn sẽ đẩy mạnh liên kết với các tổ chức, đơn vị dạy nghề trong và ngoài tỉnh tìm hiểu nhu cầu học nghề gắn với tạo việc làm mới, xuất khẩu lao động; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề… Mục tiêu của huyện đến hết năm 2020 là giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 20%; bình quân mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5% - 7%; đào tạo nghề cho LĐNT đạt 6.000 người; bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động...
Đẩy mạnh đào tạo nghề ở nhiều địa phương
Tỉnh Quảng Bình cũng xác định giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm là một trong hai chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của địa phương giai đoạn 2016-2020. Với các làm quyết liệt, trọng tâm, các chính sách, dự án giải quyết việc làm, hỗ trợ người nghèo đã giúp đời sống của người dân cũng như cơ sở hạ tầng vùng nông thôn trong tỉnh Quảng Bình được cải thiện rõ rệt.
![{keywords}]() |
|
Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của Quảng Bình giảm mạnh, giai đoạn 2016-2018 bình quân giảm 2,42%/năm. Đến hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 9,48%, hộ cận nghèo là 12,03%. Hàng năm, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho trên 32.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề mỗi năm tăng từ 2,5-3%, xuất khẩu lao động đạt 2.500 người/năm; thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt gần 25 triệu đồng/người/năm. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng được hỗ trợ đầu tư tại các xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang vùng biển, nhất là ở huyện nghèo Minh Hóa; hàng chục ngàn lượt hộ nghèo được vay vốn sản xuất, hỗ trợ xây dựng nhà ở…
Tại Đắk Lắk, công tác đào tạo nghề cho LĐNT cũng được đẩy mạnh. Giai đoạn 2010-2017, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức 705 lớp đào tạo nghề cho gần 24.000 lao động, trong đó có 11.610 lao động nữ, 18.119 lao động dân tộc thiểu số với tổng kinh phí hơn 66 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay vốn giải quyết việc làm của người lao động sau khi học nghề đạt 104,6 tỷ đồng với 4.624 hộ được vay. Tỉnh đã triển khai có hiệu quả một số mô hình đào tạo nghề cho LĐNT như: Đào tạo nghề trồng và khai thác nấm, chăn nuôi lợn, gà; trồng và chăm sóc cây cao su, hồ tiêu, dưa lưới; dạy nghề mây tre đan kỹ nghệ.
Giai đoạn 2018-2020, tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đào tạo nghề cho gần 27.000 lao động nông thôn, trong đó đào tạo nghề nông nghiệp cho 6.660 người, nghề phi nông nghiệp cho 19.940 người; sau đào tạo, ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn; tổ chức 30 lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã với 3.000 lượt học viên.
Tại các địa phương, công tác đào tạo nghề LĐNT vẫn gặp phải một số khó khăn như: tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, một bộ phận người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo, tìm kiếm việc làm; việc hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập chưa đầu tư đúng mức; chất lượng nguồn lao động còn hạn chế…
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững đi đôi với giải quyết việc làm, các địa phương tiếp tục triển khai các chính sách, dự án giảm nghèo, đổi mới phương pháp, nội dung đào tạo nghề phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội; tập trung ưu tiên đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao; đào tạo nghề gắn với tìm đầu ra cho sản phẩm; đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên cho các đơn vị đào tạo nghề. Đây là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
M.M - Phương Cúc - Thanh Hà
" alt=""/>Đào tạo nghề