Trong số báo ngày 18-8, Pháp Luật TP.HCM phản ánh hàng chục căn nhà hư hỏng do quá trình thi công đường Phạm Văn Đồng. Tương tự, việc thi công đường dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm cũng làm cho hàng trăm căn nhà hư hỏng.Nơm nớp lo... sập!
Bà Lê Thị Mười (101/50 D9 Tân Hóa, phường 14, quận 6) đang tha thiết muốn được dời ra khỏi ngôi nhà sắp sập của mình nhưng đơn vị thi công không đồng ý hỗ trợ. “Căn nhà của tôi liên tục lún nứt từ năm 2013 khi công trình thi công ngang qua. Tôi đã có hẳn một cuốn nhật ký ghi lại các thời điểm xảy ra lún nứt, kèm theo đó là toàn bộ hình ảnh ghi lại những hư hỏng đó” - bà Mười cho biết.
Theo bà Mười, lần hư hại nặng đầu tiên xảy ra vào tháng 3-2013. Khi đóng cừ, lực lượng thi công đã để búa va chạm vào tầng trên căn nhà khiến khoảng 2 m2 tường bể vụn. Kể từ đó tường và cột nhà cứ nứt dần. “Có lần cây cừ rơi xuống gây chấn động làm nứt gạch nền từ trước ra sau. Nhà đã nghiêng nay lại càng nghiêng thêm. Vết nứt trên cột phòng khách càng rộng thêm, các đường ron dọc theo chân tường bị hở toàn bộ. Cửa giờ đóng không sát được nữa” - bà Mười ghi trong nhật ký.
Thấy căn nhà hư hỏng nặng, đại diện UBND phường 14 đề nghị bà làm đơn xin di dời khẩn cấp. Nhưng khi đến khảo sát, đơn vị thi công cho rằng nhà bà vẫn tạm thời ở được và cam kết “khi hoàn thành dự án sẽ sửa chữa như ban đầu. Trong thời gian đó nếu xảy ra sự cố, nhà thầu hoàn toàn chịu trách nhiệm”. Tuy nhiên, đến nay dự án đã hoàn thành nhưng bà Mười vẫn chưa được bồi thường, giải quyết thỏa đáng.
“Tôi không hiểu nhà thầu căn cứ vào đâu mà bảo nhà tôi vẫn có thể ở được. Bởi kết quả kiểm định ngày 28-12-2014 của Công ty Cổ phần Kiểm định và Xây dựng Sài Gòn (đơn vị kiểm định độc lập do UBND phường 14 giới thiệu, nhà thầu và bà Mười đồng ý chọn) đã ghi rõ nhà nghiêng, nứt, lún quá tiêu chuẩn cho phép. Đề nghị di dời vì không thể sử dụng được nữa” - bà Mười bức xúc.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2015/08/19/09/20150819094356-2.jpg) |
Vết nứt trên tường nhà bà Lê Thị Mười ở 101/50 D9 Tân Hóa có thể thò cả bàn tay vào. Ảnh: V.HOA |
Đã được hỗ trợ vẫn liều ở lại
Trong căn nhà của chị Lê Thị Thùy Dương (275/9 Đặng Nguyên Cẩn, phường 14, quận 6), tất cả tường, đà đều nứt toác, nền nhà sụt lún do sụp cát ở dưới. Gia đình chị phải dùng cây để chống đỡ phần đà giữa phòng ngủ và phòng khách, dùng nẹp sắt để giữ không cho các mảng tường rơi xuống, thậm chí dùng… băng keo che những vết nứt trên nền nhà.
Gia đình chị Dương đã được đơn vị thi công hỗ trợ mỗi tháng 5 triệu đồng để thuê nhà ở tạm nhưng vẫn nấn ná ở lại. “Dù biết ở lại là rất nguy hiểm nhưng vì khó khăn quá, tôi muốn dành dụm số tiền hỗ trợ để gộp với tiền bồi thường xây lại nhà mới. Gia đình đã làm cam kết tự chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố” - chị Dương giải thích.
Thấy căn nhà quá nguy hiểm, chúng tôi khuyên chị nên sớm rời khỏi đây để đảm bảo an toàn tính mạng cho cả gia đình. Chị Dương do dự một lúc rồi hứa sẽ đi tìm nhà trọ trong nay mai, chỉ mong muốn đơn vị thi công nhanh chóng chi trả bồi thường để sớm xây dựng lại nhà cửa, ổn định cuộc sống.
94 căn nhà có nguy cơ...
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Huỳnh Minh Hùng, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận 6, cho biết tổng số căn nhà có nguy cơ sụp đổ do quá trình thi công dự án Tân Hóa - Lò Gốm là 94 căn. Trong số này hiện còn 39 căn nhà thầu đang hiệp thương để bồi thường cho dân. Những trường hợp này, các phường đã vận động người dân ra ngoài thuê nhà ở. “Trong các cuộc họp về công tác bồi thường, các phường đều khẳng định không có trường hợp nào muốn di dời mà không được giải quyết” - ông Hùng nhấn mạnh.
Khi chúng tôi nêu trường hợp cụ thể của bà Mười và một số hộ dân tại phường 14, ông Hùng đề nghị cung cấp địa chỉ để quận xuống kiểm tra ngay.
Cũng theo ông Hùng, đa phần nhà thầu tích cực trong việc giải quyết bồi thường cho người dân nhưng cũng có một số nhà thầu không hợp tác. “Có nhà thầu khi người dân phản ánh sự cố hư hỏng, phường gọi điện thoại thì họ không đến hoặc không nghe máy. Phường phải nhờ chủ đầu tư can thiệp thì mới được giải quyết” - ông Hùng nói.
Được biết UBND TP.HCM đã chỉ đạo UBND quận 6, Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đô thị TP (gọi tắt là ban quản lý) đến cuối tháng 7-2015 phải hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay công tác này vẫn chưa hoàn thành và ban quản lý đã có văn bản xin gia hạn đến hết tháng 8.
Trưởng phòng Quản lý đô thị quận 6 cho hay để đảm bảo tiến độ nêu trên, quận 6 đã có văn bản yêu cầu UBND các phường và chủ đầu tư lập kế hoạch chi tiết về công tác bồi thường. Giám đốc ban quản lý, ông Lê Thanh Liêm, cho biết thêm các nhà thầu cũng đã cam kết sẽ hoàn thành công tác bồi thường đúng hạn.
“Đến thời điểm này, tổng số tiền bồi thường các nhà thầu đã chi trả là hơn 29 tỉ đồng. Tuy nhiên, có tình trạng nhà thầu chậm thanh toán tiền bồi thường như phản ánh của địa phương và người dân. Chúng tôi đã nhắc nhở nhà thầu chấn chỉnh” - ông Liêm nói.
Nhà thầu ém kết quả kiểm định? Thời gian qua, nhiều hộ dân có nhà hư hỏng do quá trình thi công dự án Tân Hóa - Lò Gốm đã đồng ý nhận tiền bồi thường. Nhưng cũng còn nhiều trường hợp chưa nhận tiền vì cho rằng mức bồi thường chưa thỏa đáng. Bà Lê Thị Mười ban đầu được bồi thường 60 triệu đồng. Bà Mười không đồng ý và sau nhiều lần thương lượng, nhà thầu trả lên 75 triệu đồng. “Nếu xây mới căn nhà tôi phải mất hơn 340 triệu đồng. Tôi không đòi phải bồi thường 100% giá trị căn nhà mới xây nhưng số tiền bồi thường phải hợp lý. Tôi đề xuất không nhận 75 triệu đồng mà yêu cầu đơn vị thi công sửa chữa lại căn nhà y như hiện trạng ban đầu nhưng họ không chịu” - bà Mười cho biết. Cũng theo bà Mười, trước đó hai bên đã thống nhất chọn một đơn vị kiểm định độc lập để kiểm định căn nhà, làm cơ sở để tính bồi thường. Tuy vậy, sau đó bà không được cung cấp kết quả kiểm định. Gọi điện thoại hỏi công ty kiểm định, bà được trả lời họ đã giao kết quả cho đơn vị thi công. “Do vậy tôi không biết nhà thầu căn cứ vào đâu để tính bồi thường. Ở đây nhiều hộ khác cũng bị tương tự. Ai làm dữ thì được bồi thường thêm chút đỉnh, còn không thì họ cho bao nhiêu nhận bấy nhiêu” - bà Mười nói. Về thông tin này, ông Liêm cho biết sẽ kiểm tra, xác minh ngay để có cơ sở làm việc với nhà thầu. |
Theo Báo pháp luật
Cần cẩu đổ sập xuống khu dân cư làm 20 người bị thương" alt=""/>Sống sợ hãi trong nhà chờ sập
![](<p class=)
- Dù nay đã là sinh viên năm thứ 3 nhưng những áp lực về điểm số, thành tích học tập vẫn là nỗi sợ hãi với Nhàn mỗi khi nghĩ đến. Lời toà soạn: Sau chia sẻ của một học sinh "Có mỗi việc học còn không xong thì làm được cái gì?", VietNamNet tiếp tục nhận được tâm sự của một sinh viên từng trải qua nhiều áp lực thời học phổ thông. Với những kết quả học tập và thi cử tốt, bạn sinh viên này đã trúng tuyển vào trường đại học thuộc tốp đầu. Bài chia sẻ dưới đây dù chỉ là góc nhìn cá nhân, đây là những tiếng nói rất đáng suy ngẫm cho những người lớn có liên quan.
![{title} {keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/04/13/18/khoe-duoc-7-diem-van-bi-me-mang-te-tat.JPG) |
Ảnh minh hoạ: Thanh Hùng |
Từ lớp 1 đến lớp 7, em vốn là một học sinh bình thường trong lớp, không phải diện yếu kém. Nhưng em đã quen với việc hứng chịu những câu chỉ trích từ mẹ như: “Học dốt mà chỉ lo nghịch phá, nói chuyện”, “Mẹ chán con lắm”.
Trong nhà, chị gái em luôn là học sinh giỏi các cấp và rồi em luôn bị so sánh. Đến giờ, em vẫn còn ám ảnh câu nói của mẹ: “Con không cần nhìn đâu xa mà nhìn ngay chị”.
Những năm đầu cấp 2, tình cảnh cũng không khá hơn, khi sau mỗi lần đi họp phụ huynh về mẹ lại có những tràng ca thán.
Những ngày đó, điểm số là thứ được quan tâm khi các bài kiểm tra được thầy cô gửi về cho phụ huynh ký xác nhận nắm được tình hình. Trong mắt mẹ, điểm cứ phải từ 8 trở lên, 7 điểm sẽ bị mắng mấy câu cùng câu hỏi: “Không được 8 à?”
Còn từ 6 điểm trở xuống là nỗi sợ hãi bao trùm. Đến nỗi, những bài điểm thấp, em vì quá sợ nên phải làm liều nhái chữ ký.
Nhưng đáng buồn là những thứ áp lực đó có vẻ như lại càng đè nặng hơn và tỷ lệ thuận khi kết quả học tập tốt lên.
Từ lớp 8, em bắt đầu tiếp cận với môn Hóa học và thành tích học tập như được sang một trang khác. Lớp 10, em trở thành thủ khoa trong kỳ thi vào trường chuyên của tỉnh và vào lớp cũng thuộc diện học giỏi tốp đầu.
Những tưởng khi được học theo sở thích và kết quả tốt đẹp thì không còn áp lực. Mọi thứ cứ diễn ra như vậy cho đến ngày em được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia lớp 11.
Kỳ vọng bỗng chốc đặt vào chúng em rất nhiều. Nhưng thật không may, đến khi thi thì cả đội 6 người, chỉ duy nhất 1 người đạt giải; số còn lại, có em, bị trượt.
Khi đó, bản thân em buồn đã đành, nhưng bố mẹ, thầy cô cũng buồn chán rõ rệt trên từng nét mặt, bởi mặc nhiên trong suy nghĩ của mọi người là “khi học thì không đến nỗi nào”.
Bị trượt trong sự kỳ vọng, em cảm thấy sự hãi chính những sự kỳ vọng đó.
Về nhà, bố mẹ nói những câu không hề dễ nghe và luôn đặt ra những câu hỏi sao lại không đỗ được, thật vô lý. Có lẽ cũng vì vốn trước đây đã đặt quá nhiều kỳ vọng, thậm chí từng khoe về thành tích được đi thi của em.
Cùng vì thế, cho đến mãi những tháng tiếp theo, em lâm vào trạng thái chán nản, không muốn làm gì và tâm hồn thì vô định.
Đi học thì chỉ thấy buồn và cả một mùa hè năm đó không còn thấy động lực học hành. Chưa hoàn hồn được bao lâu, sức ép lại đến tiếp khi em phải đứng trước 2 sự lựa chọn khi lên lớp 12 là hoặc tập trung thi ĐH hoặc theo tiếp thi học sinh giỏi quốc gia.
Lúc đó sức ép đè lên vai em là nếu chọn thi học sinh giỏi quốc gia thì đành phải đánh đổi đành bỏ ngỏ ôn thi các môn ĐH. Và nỗi lo luôn hiển hiện là nhỡ trượt tiếp như lớp 11 thì coi như sẽ mất hết.
Thầy giáo thì liên tục động viên quay trở lại chuẩn bị thi tiếp lớp 12, bởi “không ai thi thì không đảm bảo chất lượng đội tuyển”.
Cả mùa hè em như bị rơi vào trạng thái trầm cảm, trơ lỳ cảm xúc, có chút chán đời và chẳng có định hướng gì nữa về tương lai. Mỗi tối, em toàn lén lút ngồi bật tivi xem đến sáng; còn buổi ngày thì đi ngủ. Bố mẹ cũng đi làm cả ngày nên không hề hay biết những ngày tháng cô độc.
Những tháng hè, thầy cũng thường gọi điện cho chúng em và bảo cố gắng. Không phải một lần mà thi thoảng 2- 3 bữa, thầy lại gọi và nhắc lại việc đó. Em cảm thấy mình rơi vào cảnh không còn quyền lựa chọn, không được phép từ chối.
Bởi em cũng hiểu rằng thầy giáo trẻ những năm đầu phụ trách đội tuyển cũng rất áp lực kết quả cho nhà trường, nếu mình bỏ thì thầy trò sẽ khó nhìn mặt nhau. Vừa thấy thương thầy, nhưng thấy như thầy đang càng ép mình. Đợt ấy em hay cáu gắt.
Chưa hết, một thời gian sau, đến cả vợ thầy cũng gọi điện cho em và bày tỏ muốn gặp mặt. Thậm chí lúc đó, cô ấy đang trong giai đoạn mang bầu trông tiều tụy, ốm yếu. Lúc đó, áp lực với em không chỉ là nỗi lo sợ có đỗ được đại học, đạt giải quốc gia hay không mà còn là làm sao trả được ân tình với nhà thầy.
Mỗi lần thấy điện thoại quen thuộc thì em phát cáu. Em đã rất buồn và khóc mỗi đêm. Việc này kéo dài cả tháng.
Sau rồi, 5 bạn từng thi học sinh giỏi lớp 11 thì đến 3 người xin rút bằng đủ lý do.
Em là học trò cưng nên thật khó để xin được dừng lại.
Cuối cùng, may sao em vẫn giành được giải Ba kỳ thi học sinh giỏi năm lớp 12. Bởi em nghĩ với những áp lực khủng khiếp đó nếu trượt thêm lần nữa có lẽ một đứa con gái mới lớn như em sẽ khó để vực dậy.
Thanh Nhàn
!['30 năm đào tạo học sinh giỏi, tôi cho mình điểm 0 nghề giáo'](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/11/20/16/20131120165702-minhhoa.jpg?w=145&h=101)
'30 năm đào tạo học sinh giỏi, tôi cho mình điểm 0 nghề giáo'
Hơn 30 năm công hiến cho ngành giáo dục, tôi thấy mình chưa làm được điều mình muốn. Tôi không muốn nhồi học sinh đến đờ đẫn, nhưng tôi vẫn phải nhồi!
" alt=""/>Áp lực bủa vây nữ sinh học giỏi