Nhận định, soi kèo Sabah vs PDRM, 18h15 ngày 8/4: Niềm vui ngắn ngủi


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Braga, 02h45 ngày 8/4: Lấy lại ngôi đầu -
Valentine: Tình yêu 20 năm của vị bác sĩ luôn coi vợ như gia tàiChị Nguyễn Thanh Mai và anh Vũ Thái Hà chụp bộ ảnh cùng với bộ sưu tập xe vespa cổ để kỷ niệm 20 năm tình yêu.
Sau 20 năm đồng hành trong cuộc đời, cặp đôi quyết định chụp một bộ ảnh kỷ niệm cùng với bộ sưu tập xe vespa cổ - vốn là niềm đam mê của 2 vợ chồng.
Cặp đôi trong bộ ảnh là anh Vũ Thái Hà, bác sĩ, giảng viên bộ môn da liễu Đại học Y Hà Nội và vợ - chị Nguyễn Thanh Mai.
Hai người lựa chọn phong cách retro với cách thể hiện trẻ trung như những cặp đôi mới yêu. Bối cảnh của bộ ảnh là những địa điểm nổi tiếng tại Hà Nội, nơi chứng kiến những kỷ niệm vui buồn của anh chị.
Cùng xuất hiện trong bộ ảnh là chiếc xe vespa cổ màu xanh, cũng là vật kỷ niệm đặc biệt đi theo suốt hành trình tình yêu của họ.
Từ lâu, anh Hà và chị Mai đã có chung niềm đam mê lớn với xe vespa cổ. Chiếc xe màu xanh này là chiếc vespa đầu tiên hai người mua. Lúc đó, dù kinh tế còn khó khăn nhưng hai vợ chồng vẫn quyết định bỏ một số tiền không nhỏ dành dụm được để mua chiếc xe và coi đây như một người bạn nhỏ thân thiết không thể thiếu vắng trong cuộc sống.
Cho dù sau này, số lượng xe vespa cổ cả hai sưu tầm ngày càng nhiều lên nhưng chiếc xe màu xanh này vẫn là chiếc đặc biệt nhất. Có thời điểm, trong nhà anh chị có tới 10 chiếc vespa cổ đủ chủng loại và giá tiền.
Anh Hà và chị Mai có sở thích chơi xe vespa cổ. Câu chuyện tình yêu của anh Hà và chị Mai cũng khá đặc biệt và tình cờ. Hai người gặp nhau lần đầu tiên khi Thanh Mai là cô sinh viên năm nhất đại học tới bệnh viện và người bác sỹ thăm khám cho cô chính là anh Hà.
Hai người dường như trúng “tiếng sét ái tình” từ ngay lần đầu gặp gỡ và có buổi hẹn hò đầu tiên. Mai kể, lúc đó cô rất tự ti và luôn tự nhận bản thân mình giống như một cô vịt con xấu xí, mặt đầy mụn, lại là dân tỉnh lẻ, không có điểm gì đặc biệt. Trong khi anh Hà lúc đó lại là một bác sỹ nội trú giỏi giang với tương lai rộng mở, có không ít người đẹp vây quanh.
Sau 4 năm tìm hiểu, anh chị chính thức về chung một nhà.
Cho tới khi trở thành người yêu và sau này thành chồng chính thức, chị Mai vẫn cho rằng mình ở thế yếu khi bị “hào quang” của anh che lấp. Có lần, nghe được một lời so sánh vu vơ giữa chị và những cô gái giỏi giang luôn ở bên cạnh chồng, chị lại thêm nghĩ ngợi. Có những lúc chị tưởng như sắp bị nhấn chìm bởi nỗi tự ti quá lớn. Nhưng chính anh lại là người củng cố niềm tin cho vợ và giúp chị ngày càng hoàn thiện bản thân.
Có thời điểm anh chị sở hữu khoảng 10 chiếc vespa cổ trong nhà. 20 năm hôn nhân - một hành trình không ngắn, đã có những lúc xảy ra nhiều biến cố tưởng chừng như sắp mất nhau, nhưng chính nhờ tình yêu mà hai người có thêm động lực vượt qua tất cả.
Thời điểm khó khăn nhất có lẽ là khi chị quyết định từ bỏ công việc ổn định tại một cơ quan Nhà nước để gây dựng sự nghiệp riêng. Cầm trên tay số tiền lớn mà hai vợ chồng dành dụm suốt nhiều năm trời để khởi nghiệp, chị từng vô cùng hào hứng khi bắt đầu ở một vai trò hoàn toàn mới. Nhưng cũng chính quyết định liều lĩnh đó đã biến chị từ một nữ CEO quyền lực trở thành người trắng tay, mất sạch cả số vốn liếng lên tới cả tỷ đồng mà hai vợ chồng có lúc bấy giờ.
Thế nhưng, anh không một lời trách móc hay nghi ngờ về năng lực của vợ. Anh chỉ động viên chị cố gắng, đừng nản chí hay bỏ cuộc.
Suốt ngần ấy năm, câu nói ấm áp nhất mà chị luôn được nghe và coi đó làm điểm tựa cho những nỗ lực của mình, đó là: “Em cứ làm đi. Đừng sợ, có anh ở đây rồi!”.
Anh cũng là người giúp chị hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày, từ ngoại hình cho đến sự trưởng thành trong cuộc sống.
Từ khi yêu anh, ngay cả gia đình và bạn bè chị sau một thời gian gặp lại đều phải thốt lên rằng: Mai gần như “lột xác” 180 độ từ ngoại hình lẫn tính cách.
Chị bày tỏ rằng, tình yêu của anh dành cho chị giống như câu chuyện "100 con bò" mà chị từng được nghe. Chuyện kể rằng có một anh chàng đi tìm một cô gái để cưới làm vợ và tự đặt ra cho mình mục tiêu là cô vợ ấy nhất định phải xứng đáng bằng cả gia tài - ít nhất là cần tới 100 con bò để làm sính lễ.
Một ngày, anh gặp một cô gái bên bờ suối, cảm thấy đây chính là người mình muốn cưới làm vợ. Nhưng gia đình cô gái nói rằng: "Con gái tôi chỉ cần 3 con bò, không cần nhiều tới vậy". Tuy nhiên, chàng trai này kiên quyết: "Vợ con đáng giá 100 con bò, xin bố mẹ hãy nhận sính lễ của con". Và cứ thế, chàng trai cưới cô gái về làm vợ, yêu thương cô và khiến cô gái trở nên ngày càng xinh đẹp và tuyệt vời hơn.
Chị Mai nói: “Chính ông xã đã luôn tin tưởng và đối xử với vợ như đang đối xử với phiên bản tốt nhất của tôi vậy. Ở bên cạnh chồng, tôi luôn có cảm giác mình là một báu vật vô giá, xứng đáng nhận được yêu thương, trân trọng và những điều tốt đẹp nhất. Tôi cho rằng, bất cứ người vợ nào cũng giống như một viên kim cương thô, chỉ cần một bàn tay mài giũa là sẽ trở thành một viên ngọc sáng lấp lánh rực rỡ”.
Bộ ảnh kỷ niệm 20 năm tình yêu này là món quà nhỏ mà chị Mai muốn dành cho ông xã thay cho lời cảm ơn tới anh. “Cảm ơn anh đã xuất hiện trong cuộc đời và cho em nhiều trải nghiệm đẹp đẽ”, bà mẹ 3 con chia sẻ.
Thông qua bộ ảnh, cặp đôi cũng muốn gửi gắm năng lượng tích cực trong câu chuyện tình yêu của mình đến với tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ: “Chẳng có gì là không thể khi chúng ta vẫn còn yêu”.
"Ở bên cạnh chồng, tôi luôn có cảm giác mình là một báu vật vô giá". Bộ ảnh kỷ niệm 20 năm tình yêu là món quà nhỏ mà chị Mai muốn dành cho ông xã thay cho lời cảm ơn tới anh. Xem thêm video: Bộ ảnh kỷ yếu đong đầy nước mắt của phụ huynh và học sinh Vũng Tàu
Đăng Dương
Ảnh: Mia Tago
Tan chảy với tình yêu của cặp du học sinh Việt tại xứ sở mặt trời mọc
"'Nhân duyên nếu có một lần được gặp gỡ, thì ngay từ ánh mắt đầu tiên, anh đã biết định mệnh chính là em", đó là cảm xúc ngọt ngào mà Vũ Hồ Bắc dành tặng bạn gái Thúy An vào dịp kỉ niệm 1 năm yêu.
"> -
Tự hào với chuyến bay đầu năm Đón Tết trên… trờiChuyến bay đầu tiên mở màn năm Tân Sửu của Vietjet là chuyến bay từ TP.HCM đi Hải Phòng vào lúc 5h sáng mùng 1 Tết (ngày 12/2). Tiếp viên trưởng Nguyễn Thị Hiếu cho biết chị đã kịp đón thời khắc giao thừa cùng gia đình rồi lên đường ra sân bay. “Chuyến bay đầu năm nên không khí rất vui. Chúng tôi gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến hành khách và cũng nhận lại những lời chúc như vậy nên ai cũng thấy ấm áp”, Hiếu tâm sự.
Ông Đinh Việt Phương, Giám đốc điều hành Vietjet, tặng quà hành khách trong chuyến bay đầu năm (ảnh: H.T) Trên một chuyến bay khác của Vietjet vào sáng mùng 1 Tết từ TP.HCM đi Hà Nội, tiếp viên trưởng Nguyễn Minh Hiền tự hào được bay vào ngày đầu năm và cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa hơn rất nhiều, vì đã góp phần đem mùa xuân đến muôn nhà. Với Hiền, đây là lần đầu tiên cô bay trong dịp Tết sau 4 năm làm việc tại Vietjet. Hiền bảo đó là một trải nghiệm đáng quý. “Năm mới tôi chúc mọi người đều mạnh khỏe, thế giới đẩy lùi được Covid để chúng ta quay trở lại cuộc sống bình thường”, Hiền chia sẻ.
Tiếp viên trưởng Hồng Trâm (hàng thứ hai, bên phải) cùng các đồng nghiệp sau chuyến bay đầu năm (ảnh: Huyền Minh) Góp thêm vào câu chuyện bay Tết, tiếp viên trưởng Hồng Trâm kể: “Bay trong ngày đầu năm nhưng tôi không buồn vì tôi có các đồng nghiệp ở Vietjet, những người luôn chia sẻ cho nhau niềm vui như anh em trong nhà. Và niềm vui lớn lao hơn nữa, là được thấy hành khách mỉm cười hạnh phúc, được gửi tới hành khách những lời chúc tốt đẹp trong năm mới”.
Hồng Trâm cho biết hành khách trên các chuyến bay của Vietjet đều yên tâm về công tác phòng dịch của hãng và hoàn toàn không hề lo lắng. “Tôi luôn tin vào sự khẩn trương, quyết liệt và hiệu quả trong các chính sách và biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ. Chắc chắn mọi thứ sẽ nhanh chóng trở về quỹ đạo”, Hồng Trâm khẳng định.
Mùa xuân trong mắt hành khách
Giống như các tiếp viên, các phi công của Vietjet cũng đều cảm thấy tự hào khi được thực hiện những “chuyến bay chuyên chở mùa xuân” và đọc thấy niềm vui, thấy hình ảnh mùa xuân trong ánh mắt của hành khách.
Phi công Lee Sang Hyup (bên trái) đã hoãn kỳ nghỉ để cùng bay tết với các đồng nghiệp (ảnh: Huyền Minh) Phi công Lee Sang Hyup, người Hàn Quốc, đã có chuyến bay xuyên giao thừa khi đưa những hành khách cuối cùng của năm cũ từ TP HCM về Vinh (Nghệ An), sau đó bay ngược lại TP HCM và hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất rạng sáng mùng 1 Tết. Lee cho biết anh đã lên kế hoạch du ngoạn rừng quốc gia Nam Cát Tiên hoặc nghỉ mát tại Phan Thiết. Tuy nhiên, Lee đã hoãn lại kế hoạch này để thực hiện nhiệm vụ bay Tết.
Lee nói: “Tôi quyết định hoãn kỳ nghỉ của mình để cùng các đồng nghiệp làm cầu nối đưa người Việt Nam về đoàn tụ gia đình trong dịp Tết này. Văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng nên tôi hiểu giá trị của giây phút đoàn tụ gia đình. Khi nhìn thấy ánh mắt của hành khách, dù mọi người đeo khẩu trang nhưng tôi hiểu họ đang rất vui. Tôi tự hào vì mình đem đến chuyến bay an toàn, chuyến bay chuyên chở mùa xuân đến cho mọi người”.
Nữ phi công Maria Christina Maldonado Maria Christina Maldonado, nữ phi công Colombia với kinh nghiệm hơn 20 năm sải cánh trên bầu trời, là một trong những phi công xuất sắc nhất của Vietjet đã thực hiện nhiệm vụ bay xuyên Tết rồi trở về nhà cùng gia đình nhỏ, lên danh sách những hoạt động ăn tết cổ truyền Việt Nam.
Maria nói rằng cô rất may mắn khi bay giữa hai miền Bắc - Nam trong ngày xuân nên có thể tận hưởng mỗi nơi một chút không khí Tết đặc trưng. Sắc hồng của hoa đào trong tiết trời se lạnh phía Bắc, sắc vàng hòa hợp trong cái nắng phương Nam khiến Maria thích thú. “Tại phòng chờ sân bay, nhìn hành khách phấn khởi về quê, du xuân, trong lòng mỗi thành viên phi hành đoàn đều cảm thấy ấm áp. Tôi biết hành khách đã tin tưởng vào những chuyến bay an toàn của Vietjet”, Maria kể lại.
Tết này, Maria cho biết cô nấu một nồi thịt kho trứng có nước mắm, nước hàng mà cô gọi là “caramel”, rồi làm bánh xèo, bánh tráng trộn và cơm tấm sườn nướng chiêu đãi gia đình, bạn bè. “Chúng tôi sẽ đi xem múa lân, múa rồng, đi chùa cầu nguyện điều may mắn cho năm mới”, Maria háo hức chia sẻ kế hoạch du xuân của gia đình.
Trong ngày mùng 1 Tết, hành khách của Vietjet trên các chuyến bay và tại nhiều sân bay đã bất ngờ nhận được những phong bao lì xì may mắn từ các lãnh đạo Vietjet.
Một hành khách cùng gia đình đang làm thủ tục bay từ Hà Nội đi Phú Quốc cảm động: “Tôi thật sự bất ngờ với món quà từ lãnh đạo Vietjet. Đây sẽ là niềm vui, niềm may mắn cho gia đình tôi trong cả năm nay. Từ lâu, tôi đã tin tưởng Vietjet và lần này cũng vậy, tôi chọn Vietjet cho chuyến du xuân Phú Quốc của mình. Tôi tin tưởng và hy vọng rằng Chính phủ sẽ sớm kiểm soát dịch và hàng không sẽ đóng góp tích cực cho việc phục hồi và phát triển kinh tế trong năm mới Tân Sửu 2021 này”.
Xuân Thạch
"> -
“Mất sạch một năm mồ hôi, nước mắt” Người thợ hồ mất sạch tiền khi về quê ăn Tết xin không nhận thêm giúp đỡChiều muộn, ông Nguyễn Thông Tuấn (48 tuổi, ngụ xã Suối Cát 2, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) vẫn ân cần, từ tốn từ chối sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Ông nói, sau khi thông tin ông bị mất tiền trên đường về quê đón Tết lan truyền trên mạng, ông được nhiều người tìm gặp, xin giúp đỡ.
“Đó là số tiền tôi tích góp gần 1 năm trời làm thợ hồ tại Đà Nẵng. Phải vất vả lắm, tôi mới tích góp được 32 triệu đồng nên khi phát hiện bị mất, tôi rất đau lòng và gần như suy sụp. Mất số tiền ấy là mất sạch 1 năm mồ hôi, nước mắt của tôi”, ông Tuấn chia sẻ.
Ông kể, gia đình khó khăn, làm thuê không đủ tiền trang trải cuộc sống nên khoảng tháng Tư âm lịch năm 2020, ông ra Đà Nẵng theo người em rể làm phụ hồ mưu sinh. Những tưởng công việc phụ hồ có thể giúp ông có được thu nhập ổn định để gửi về nhà.
Ông Tuấn bật khóc trên xe khách khi phát hiện mình đánh mất số tiền mình tích góp suốt gần 1 năm làm thợ hồ nơi đất khách. (Ảnh: Facebook). Nào ngờ, dịch bệnh bùng phát, phải cách ly, ông lại rơi vào cảnh “ăn không ngồi rồi”. “Vừa làm được ít hôm thì đại dịch bùng phát, chúng tôi phải nghỉ, phải cách ly nên không làm được gì. Khi dịch tạm lắng, miền Trung lại xảy ra mưa bão, lụt lội, tôi chỉ biết ngồi bó gối, mong trời ngừng mưa để có thể đi làm. Để tích góp được 32 triệu đồng, tôi phải chắt bóp, tiết kiệm dữ lắm”, ông Tuấn nói.
Cận Tết, công việc ít lại, ông xin người em nghỉ làm để về quê đón xuân. Hành trang trở về của ông chỉ vỏn vẹn chiếc ba lô chứa đôi ba bộ quần áo cũ. Số tiền công suốt gần 1 năm làm thuê, ông xếp ngay ngắn, buộc lại bằng dây thun rồi bỏ vào túi quần sau.
Ông Tuấn nhớ lại: “Khi bỏ tiền vào túi quần, tôi còn cẩn thận gài nút túi cho chắc chắn. Sau đó, tôi đón xe ôm từ huyện Hòa Vang ra bến xe Trung tâm Đà Nẵng, lên xe đò của nhà xe Hải Vân để về quê. Khi lên xe đò, tôi kiểm tra túi quần thì hoảng hồn không thấy cọc tiền 32 triệu đồng không còn nữa. Cái nút trên túi quần cũng đứt mất hồi nào không hay”.
“Lúc ấy, tôi vừa đau lòng vừa xót số tiền là mồ hôi nước mắt của mình gần 1 năm trời làm thuê. Tôi dự định, sang năm sẽ dùng số tiền ấy mua điều giống về trồng. Vừa đau lòng, vừa xót của, nước mắt tôi cứ trào ra”, ông Tuấn kể thêm.
Phát hiện hoàn cảnh đáng thương của người đàn ông, nhân viên nhà xe Hải Vân đã hỗ trợ ông tìm kiếm nhưng không có kết quả. Trắng tay, đứng trước nguy cơ không thể trở về quê nhà, ông Tuấn suy sụp, rơi nước mắt, khóc như đứa trẻ.
Trước nguy cơ không có tiền lo Tết, ông Tuấn buồn bã, nằm co ro trong xe. (Ảnh: Facebook). “Lúc đó, chủ nhà xe nói với tôi rằng chị ấy sẽ chở tôi về quê, hỗ trợ tôi tiền ăn uống suốt chặng đường về nhà. Chị ấy còn nói khi về đến Đồng Nai, chị sẽ hỗ trợ tôi thêm 2 triệu đồng. Không chỉ thế, chị ấy còn giúp tôi đăng thông tin tôi bị mất tiền lên mạng xã hội để cộng đồng mạng giúp đỡ”, ông Tuấn kể.
Từ chối nhận thêm sự giúp đỡ
Trao đổi với VietNamNet, ông Tuấn cho biết, sau khi biết tin ông mất tiền, rất nhiều người đã tìm cách quyên góp để giúp đỡ ông. Tính đến cuối ngày 2/2, ông đã nhận được số tiền quyên góp từ cộng đồng mạng khoảng 40 triệu đồng.
Ông nói: “Ngay từ hôm 1/2, nhiều người đã tìm cách gửi tiền ủng hộ, giúp đỡ tôi. Đến lúc này vẫn có người gọi điện xin số tài khoản để chuyển tiền cho tôi nữa. Chỉ trong một ngày mà mọi người đã quyên góp tiền cho tôi nhiều hơn số tiền tôi bị mất”.
Ông nói thêm rằng ông rất cảm kích và hạnh phúc khi được cộng đồng san sẻ, giúp đỡ lúc khó khăn. Tuy nhiên, ông chỉ xin nhận số tiền được các nhà hảo tâm quyên góp bằng với số tiền ông bị mất và từ chối nhận thêm sự giúp đỡ.
“Tôi xin ghi nhận hết tấm lòng của tất cả các nhà hảo tâm và biết ơn họ vô cùng. Tuy nhiên, tôi xin không nhận thêm sự giúp đỡ nào nữa. Tôi chỉ xin nhận số tiền hỗ trợ bằng với số tiền đã mất. Tôi mong các nhà hảo tâm hãy để dành tấm lòng của mình san sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh khác khó khăn hơn tôi”, ông Tuấn tâm sự.
Thương người đàn ông thiếu may mắn, nhà xe đã miễn phí vé, bao anh ăn uống suốt hành trình trở về quê. (Ảnh: Facebook). Nhận số tiền quyên góp từ các nhà hảo tâm, ông Tuấn xúc động cho biết sẽ chi tiêu tiết kiệm và sử dụng vào mục đích mưu sinh sắp tới. Tại địa phương, gia đình ông Tuấn có đất sản xuất nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế.
Do đó, thu nhập chủ yếu của gia đình phụ thuộc vào những đồng lương do ông đi làm thuê và người vợ đang làm công nhân tại tỉnh Đồng Nai. Hiện, ông có 2 người con. Người con trai cả của ông vừa xuất ngũ và chưa có việc lầm ổn định.
Trong khi đó, đứa con út của ông vẫn đang còn đi học. Ông Tuấn chia sẻ: “Tuy gia đình vẫn còn nhiều khó khăn nhưng không thể vì thế mà tôi tham lam, lợi dụng lòng tốt của mọi người để nhắm mắt tiếp tục nhận tiền hỗ trợ”.
“Làm như vậy lương tâm tôi sẽ cắn rứt lắm. Trong khi đó, xã hội còn nhiều người khó khăn, vất vả hơn tôi cần được giúp đỡ. Hơn thế, tôi đã mang nợ nhiều rồi, nhận thêm như thế, đến bao giờ tôi mới trả hết cái nợ ân tình này”, ông Tuấn tâm tình.
Xem thêm video: Những ngày rộn ràng trên cánh đồng mai Tết ở Sài Gòn
Trung Quốc tặng tiền để người dân ăn Tết tại chỗ
Lo lắng về sự bùng phát của Covid-19, chính quyền các địa phương ở Trung Quốc đang sử dụng phiếu quà tặng và tiền mặt để thuyết phục người lao động nhập cư không di chuyển trong dịp Tết Nguyên đán.
">