16 bộ, tỉnh chưa kết nối toàn diện với hệ thống đo lường dịch vụ chính phủ số
Bộ TT&TT đã xác định năm 2024 Bộ tiếp tục đặt trọng tâm vào dịch vụ công trực tuyến,ộtỉnhchưakếtnốitoàndiệnvớihệthốngđolườngdịchvụchínhphủsốnotcoin với 2 yêu cầu là toàn trình và thực chất. Trong đó, toàn trình là người dân có thể làm từ nhà và thực chất nghĩa là dịch vụ công trực tuyến đó cần có ít nhất 70% người dân dùng từ nhà.
Để quản lý, thúc đẩy sự phát triển trong từng lĩnh vực, quan điểm của Bộ TT&TT là cần phải có công cụ công nghệ hỗ trợ đo lường, theo dõi. Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số (gọi tắt là hệ thống EMC) là hệ thống do Bộ TT&TT xây dựng để thực hiện đo lường, đánh giá, theo dõi, quản lý việc cung cấp và hiệu quả sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước.
Yêu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giám sát, đánh giá hiệu quả và mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến đã được Chính phủ quy định tại các nghị định 45, ngày 8/4/2020, về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và 42, ngày 24/6/2022, về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Thông qua việc kết nối, thu thập số liệu về tình hình sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương, hệ thống EMC hỗ trợ Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Bộ TT&TT có thể theo dõi, đánh giá được tình hình sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các bộ, tỉnh theo thời gian thực.

Thời gian qua, Bộ TT&TT đã nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở các bộ, tỉnh về việc tuân thủ quy định của pháp luật về giám sát, đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến qua hệ thống EMC. Theo thống kê của Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ TT&TT), tính đến ngày 18/1, đã có 67 bộ, ngành, địa phương thực hiện kết nối toàn diện với hệ thống EMC; tuy nhiên, vẫn còn 16 bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành kết nối toàn diện với hệ thống EMC.
Cùng với đề nghị tuân thủ quy định của pháp luật về giám sát, đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến qua hệ thống EMC, trong văn bản mới gửi các bộ, ngành và địa phương, Bộ TT&TT cũng khuyến nghị một số nội dung nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến.
Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương rà soát, hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách để triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Trong đó, tiếp tục nghiên cứu ban hành các chính sách để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến như giảm phí, lệ phí, giảm thời gian xử lý…, với thời hạn cần hoàn thành là tháng 3/2024.
Đối với việc triển khai thí điểm một số dịch vụ không tiếp nhận bản giấy, một số ngày không tiếp nhận bản giấy, Bộ TT&TT đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện đánh giá kết quả thí điểm và gửi báo cáo về Bộ trước tháng 3/2024.
Tuy nhiên, Bộ TT&TT cũng lưu ý thêm, trong trường hợp người dân đến cơ quan nhà nước thực hiện dịch vụ công theo hình thức trực tiếp, cơ quan vẫn phải tiếp nhận, hướng dẫn, tạo điều kiện, hỗ trợ người dân trong việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo quy định.
Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương cũng cần ưu tiên thiết kế lại giao diện, trải nghiệm của người dùng với các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu, nhiều người dùng. Thời hạn các bộ, ngành, địa phương cần hoàn thành nội dung công việc này là tháng 6/2024.
Tại kết luận phiên họp tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban đánh giá chuyển đổi số quốc gia được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện, có kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Riêng về dịch vụ công trực tuyến, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số nhận định, việc triển khai đã được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Theo số liệu của Bộ TT&TT, năm 2023, 100% bộ, ngành, địa phương đã rà soát và ban hành danh mục thủ tục hành chính đủ điều kiện trong phạm vi bộ, ngành, địa phương để triển khai dịch vụ công trực tuyến theo quy định tại Nghị định 42 năm 2022. Các bộ, ngành, địa phương đã triển khai 81% thủ tục hành chính là dịch vụ công trực tuyến, trong đó 48,5% thủ tục hành chính được triển khai là dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Tính đến tháng 12/2023, có 49 tỉnh, thành đã ban hành chính sách giảm phí, lệ phí; 13 tỉnh, thành đã ban hành chính sách giảm thời gian để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Đặc biệt, về hiệu quả sử dụng, tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trong năm 2023 đạt 38,5%. Qua thống kê, đo lường trên hệ thống EMC, trung bình hàng ngày có khoảng 76.000 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến. Ước tính, năm 2023 việc nộp, xử lý hồ sơ dịch vụ công trực tuyến có thể giúp tiết kiệm hàng chục triệu giờ công so với việc thực hiện dịch vụ công theo cách truyền thống.
Theo Cục Chuyển đổi số quốc gia, năm 2024, Cục sẽ tham mưu lãnh đạo Bộ TT&TT tiếp tục đo lường, đánh giá, công bố kết quả việc cung cấp và hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương để làm cơ sở cải tiến chất lượng, hiệu quả dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân.
Bên cạnh đó, Cục Chuyển đổi số quốc gia cũng sẽ tham mưu Bộ TT&TT xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ 'Đề án tuyên truyền, phổ biến về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030'. Mục đích của đề xuất này là nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kỹ năng số cho người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến thông qua các Tổ công nghệ số cộng đồng, thông qua nền tảng học trực tuyến… Qua đó, bảo đảm người dân có thể tự truy cập, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến theo nhu cầu, khi cần.
(责任编辑:Thời sự)
Nhận định, soi kèo Fagiano Okayama vs Yokohama F. Marinos, 10h55 ngày 29/3: Bắt nạt tân binh
Cô giáo Lê Thị Khánh Hân (giáo viên Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên). Ảnh: NVCC. Với niềm đam mê với nghề, cô giáo trẻ đã trau dồi kiến thức chuyên môn, cải tiến phương pháp giảng dạy để phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp thu của học sinh. Trong các tiết dạy, ngoài kiến thức chuyên môn, cô Hân lồng ghép việc giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục về quốc phòng - an ninh...
“Qua những bài hát, tiết Âm nhạc, tôi muốn truyền tải đển với các học sinh thông điệp rằng hãy hướng tới và tận hưởng một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc”, cô Hân nói.
Ngoài truyền cảm hứng bằng giọng hát hay, cô còn có khả năng chơi nhiều loại nhạc cụ như đàn piano, sáo, kèn phím...
Ảnh: NVCC. Cô giáo trẻ cũng thường xuyên cập nhật những bài hát “thời thượng” với giới trẻ vào trong việc giảng dạy để giúp không khí giờ dạy vui tươi, hứng khởi hơn.
“Tôi vẫn thường đưa vào những nội dung mới hoặc những bài hát đang là xu hướng được mọi người quan tâm. Tuy nhiên, trước đó cần chắt lọc những bài phù hợp với lứa tuổi học sinh của mình. Tôi đã đưa vào giờ dạy một số bài hát mà các em rất thích như: ‘Đi giữa trời rực rỡ’ hay ‘Việt Nam ơi!', ‘Việt Nam trong tôi là’, ‘Hương vị tình thân’”, cô Hân nói.
Điều cô giáo trẻ trăn trở là hiện nay, với các bài hát hiện đại, xu hướng, các em học sinh thường cập nhật rất nhanh. Song, những dòng nhạc truyền thống, nhạc quê hương, dân ca... lại ít được các em quan tâm. “Tôi khuyến khích học trò nghe nhiều hơn, cảm nhận nhiều hơn những dòng nhạc quê hương, dân ca... Từ đó, các em dần cảm nhận được vẻ đẹp của văn hóa truyền thống”, cô Hân nói.
Ảnh: NVCC. Ngoài dạy âm nhạc, cô giáo 9X cũng giới thiệu và cùng học sinh tập các điệu nhảy dân vũ. Năm học 2023 - 2024, cô Hân vinh dự nhận danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi môn Âm nhạc” cấp tỉnh. Đó là một trong những minh chứng khẳng định sự tận tâm và năng lực vượt trội trong nghề của cô giáo 9X.
Ảnh: NVCC. Sau 12 năm công tác, trải qua 2 ngôi trường, nhiều học sinh ấn tượng với cô bởi vẻ ngoài xinh xắn. Cô Hân chia sẻ rất vui khi đón nhận những lời khen, sự yêu mến từ các học trò. “Tôi cũng thường xuyên gần gũi với học sinh nên các em cũng thường dành cho tôi những lời khen động viên như thế”, cô Hân cười tươi.
Cô giáo trẻ cho rằng, ngoại hình cũng là một yếu tố giúp thuận lợi hơn trong công việc của nghề giáo. "Có lẽ điều đó giúp học sinh nhỏ hào hứng hơn khi nhìn thấy cô lên lớp. Song, tôi nghĩ điều quan trọng hơn cả vẫn phải là cách tiếp cận và truyền tải tới học sinh. Bài học của mình phải lôi cuốn, khiến học sinh thích thú khi lên lớp - đó mới là điều quan trọng nhất”.
Ảnh: NVCC. Không chỉ là giáo viên dạy Âm nhạc, cô Hân còn giữ vai trò Tổng phụ trách Đội của Trường THCS Quang Trung.
Với vai trò của mình, cô Hân cũng thường xuyên kêu gọi học sinh toàn trường quyên góp, ủng hộ sách vở, quần áo cũ để cùng nhiều Liên đội các trường khác chung tay giúp đỡ những học sinh khó khăn trên địa bàn tỉnh. “Phong trào này được các Đội viên ở trường tôi rất hưởng ứng. Đây cũng là một hoạt động mà tôi muốn được lan tỏa, chia sẻ.
Hiện nay, nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra với các học sinh như bạo lực học đường, chán nản, thậm chí có những hành vi dại dột như tự tử... vì chưa nhận thức được giá trị của cuộc sống. Tôi luôn đau đáu rằng mình cần làm điều gì đó trong khả năng để thay đổi phần nào thực trạng đó, ít nhất ngay trong chính ngôi trường mình”, cô Hân nói.
Kể cả qua công tác Tổng phụ trách Đội hay qua những bài học của môn Âm nhạc, cô giáo trẻ luôn cố gắng giúp cho các học sinh hiểu được giá trị của lòng biết ơn. Việc này đến từ những điều nhỏ nhất như biết ơn cha mẹ, thầy cô và rộng hơn biết ơn khi được sống ở một đất nước hòa bình, tự do...
Ảnh: NVCC. Điều cô Hân vui nhất là nỗ lực của mình cùng các đồng nghiệp đang góp phần giúp học sinh của trường ngoan hơn, biết hỏi han, quan tâm người khác; đoàn kết, tự giác trong học tập, giữ gìn vệ sinh chung,...
“Hiện nay, thời gian của các em học sinh dành cho những hoạt động ngoại khóa đang khá eo hẹp. Tôi hy vọng các em sẽ có thêm nhiều thời gian, sân chơi, hoạt động ý nghĩa để xa rời những vấn nạn tiêu cực trong học đường”, cô Hân nói.
Ảnh: NVCC. Với những thành tích cá nhân đạt được và những cống hiến cho học sinh, nhà trường và ngành giáo dục TP Thái Nguyên trong suốt quá trình công tác, mới đây cô giáo Lê Thị Khánh Hân cũng được T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương năm 2024.
Bộ trưởng Giáo dục: Học sinh không cần sợ hãi nhưng không được ‘cá mè một lứa’ với người thầy
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có những lời nhắn gửi tới các học sinh, sinh viên về đạo thầy trò nhân dịp lễ Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11." alt="Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu" />Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểuChỉ thị nêu rõ năm học 2021-2022 là năm đầu tiên ngành giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đây cũng là năm học toàn ngành giáo dục tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép, vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, bảo đảm an toàn trường học, vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo.
Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu toàn ngành giáo dục tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ nhất,chủ động xây dựng vàtriển khai kế hoạch năm học 2021-2022 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch Covid-19 tại địa phương.
Trong đó, triển khai có hiệu quả các biện pháp về phòng, chống dịch Covid-19, phối hợp với ngành Y tế chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch Covid-19 dự báo còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp.
Tổ chức khai giảng năm học mới linh hoạt theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tùy tình hình dịch bệnh tại địa phương, bảo đảm an toàn, gọn nhẹ, thiết thực, thể hiện tinh thần chia sẻ, động viên học sinh, sinh viên, giáo viên vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ dạy và học.
Tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì tổ chức dạy học trực tuyến để hoàn thành kế hoạch năm học, bảo đảm chất lượng giáo dục.
Không tổ chức dạy học trực tuyến đối với giáo dục mầm non, tập trung phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà theo các kênh phù hợp.
Quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các kỹ năng cần thiết để tiến hành dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa; xây dựng nền tảng dạy và học trực tuyến dùng chung, hệ thống bài giảng chuẩn hóa, kho học liệu điện tử chia sẻ theo hướng tạo môi trường tương tác, tăng tính thích ứng và trải nghiệm đối với người học, tăng cường khả năng tự học cho học sinh, sinh viên.
Rà soát cắt giảm và tiết kiệm tối đa các chi phí để giữ ổn định, không tăng học phí so với năm học 2020- 2021; có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí, hỗ trợ kịp thời sách giáo khoa đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “lạm thu” đầu năm học.
Thứ hai, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp học, các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục xây dựng và triển khai kế hoạch chi tiết, cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Trong đó, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1; khuyến khích các địa phương có điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo.
Từng bước khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non; tăng cường quản lý, hỗ trợ nâng cao chất lượng nhóm, lớp độc lập tư thục.
Tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm chất lượng và hiệu quả, đặc biệt với lớp 2, lớp 6 trong năm học 2021 - 2022; chuẩn bị các điều kiện thực hiện dạy học môn Tin học và môn Ngoại ngữ bắt đầu triển khai đối với lớp 3 từ năm học 2022 - 2023; tổ chức thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục lớp 3, lớp 7, lớp 10 và tài liệu giáo dục địa phương theo lộ trình quy định.
Bảo đảm cung cấp kịp thời sách giáo khoa cho học sinh, kể cả học sinh khuyết tật thực hiện giáo dục hòa nhập, không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học.
Xây dựng kế hoạch về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông theo hướng mở; đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường lao động; thực hiện kết hợp dạy văn hóa phổ thông với dạy nghề hiệu quả, đúng quy định.
Thứ ba, triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 17/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện và áp dụng các quy định của pháp luật về tự chủ đại học, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng trường; kiện toàn bộ máy lãnh đạo, quản lý và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nội bộ, phát huy dân chủ và nâng cao năng lực quản trị nhà trường.
Tổ thức thực hiện có hiệu quả các quy định về tuyển sinh và đào tạo, xây dựng chuẩn chương trình đào tạo các nhóm ngành, các lĩnh vực đào tạo thuộc các trình độ của giáo dục đại học.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, thúc đẩy công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín, ưu tiên các nghiên cứu ứng dụng chuyển giao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, gắn với đầu tư phát triển các phòng thí nghiệm và đào tạo sau đại học.
Tăng cường kiểm định chất lượng chương trình đào tạo và hợp tác quốc tế, ưu tiên phát triển các chương trình đào tạo chất lượng quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh.
Thứ tư, triển khai thực hiện hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; xây dựng văn hóa học đường; cung cấp, trau dồi các kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kinh tế số cho học sinh, sinh viên.
Xây dựng các chỉ số để đánh giá chuẩn đầu ra cho học sinh, sinh viên về đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và phát triển thể chất đối với từng cấp học. Đặc biệt quan tâm và có giải pháp để ổn định tâm lý, tư tưởng của học sinh, sinh viên bị tác động do tình hình dịch bệnh kéo dài; tăng cường phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong việc quản lý, hỗ trợ học sinh, nhất là học sinh tiểu học, trong việc học trực tuyến tại nhà.
Triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng, an ninh.
Thứ năm, triển khai kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ.
Triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế và tuyển dụng giáo viên, bảo đảm “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp”.
Có giải pháp phù hợp để hỗ trợ giáo viên, người lao động trong ngành giáo dục bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là giáo viên, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Thứ sáu, ưu tiên cân đối ngân sách để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện chương trình mới đối với lớp 1, lớp 2, lớp 6 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Huy động các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục và thực hiện hỗ trợ học sinh, sinh viên có cha mẹ thuộc đối tượng là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, lao động mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động tự do, không để học sinh, sinh viên nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường.
Thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện thể chế, rà soát sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý không còn phù hợp, chồng chéo. Tăng cường phân cấp cho cơ sở, đi đôi với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, gắn với đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về các chủ trương, chính sách mới của ngành và kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tăng cường phối hợp, xử lý hiệu quả các vấn đề về truyền thông, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc để xã hội, nhân dân hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đóng góp nhiều hơn cho ngành.
Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị. Kịp thời khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có sáng kiến, giải pháp, mô hình sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 còn có thể kéo dài.
Thanh Hùng
'Khi nền giáo dục bị tổn thương, thời gian phục hồi sẽ rất dài'
Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khi nhắc đến những khó khăn, thách thức với năm học mới diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh.
" alt="Bộ trưởng Giáo dục: 7 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021" />Bộ trưởng Giáo dục: 7 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021Trao đổi với PV VietNamNet, ông Lữ Thanh Hà – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Quế Phong cho biết, toàn huyện có hơn 20.000 học sinh từ các cấp Mầm non, Tiểu học và THCS. Sau một thời gian phải tạm dừng dạy học vì có ca nhiễm Covid-19, đến nay, 13 xã, thị trấn đang áp dụng dạy học online và dạy trực tiếp.
Theo ông Hà, Quế Phong là một huyện nghèo ở biên giới, các thiết bị dạy và học đang gặp khó khăn. Nhiều học sinh không có máy tính hoặc điện thoại để học bài.
Một số địa bàn chưa có sóng điện thoại như Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (300 học sinh – PV) và Tiểu học Cắm Muộn 2. Do chưa có sóng điện thoại nên học sinh tại đây được phân theo khối để học ca sáng và chiều.
Học sinh ở huyện Quế Phong dựng lán trên núi học online Cũng theo ông Hà, toàn huyện Quế Phong hiện còn 2 xã đang thực hiện Chỉ thị 16 là Mường Nọc và Tri Lễ. Riêng 11 xã còn lại đang thực hiện Chỉ thị 15, trong vài ngày tới nếu không có ca nhiễm Covid-19 thì sẽ chuyển sang thực hiện Chỉ thị 19. Lúc này, việc dạy học trực tiếp sẽ trở lại bình thường, tuân thủ quy tắc 5K của Bộ Y tế.
“Riêng những học sinh không mua được máy để học online thì giáo viên sẽ đi giao bài tập tại nhà. Còn những địa phương đang áp dụng Chỉ thị 16 thì sẽ giao ở chốt và Tổ Covid cộng đồng sẽ mang đến từng bản cho học sinh” – ông Hà chia sẻ.
Học trực tuyến gặp khó khăn cho cả thầy, cô, phụ huynh và học sinh ở miền núi Nghệ An - Ảnh: Thanh Xuân Ông Phan Trọng Trung – Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Con Cuông cho biết, việc học trực tuyến còn gặp rất nhiều khó khăn. Địa phương đã lên lịch, chia học sinh thành từng nhóm để dạy học trực tiếp.
“Đến nay toàn huyện đã cho dạy trực tiếp, tuy nhiên việc dạy trực tuyến vẫn được duy trì để giáo viên làm quen thiết bị, phương thức để khi có diễn biến mới thì dễ dàng áp dụng. Việc dạy trực tuyến duy trì mỗi tuần 1 đến 2 buổi ôn bài và không phải giáo viên nào cũng thành thạo” – ông Trung nói.
Cũng theo ông Trung, ở vùng sâu vùng xa việc dạy online gặp khó khăn như sự cố mất điện, thiết bị không đảm bảo xuyên suốt để dạy và học. Huyện Con Cuông có 13 xã, thị trấn nhưng còn có những điểm trường ở vùng sâu chỉ có 20 đến 30 học sinh.
Trong khi đó, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn Phan Văn Thiết cho biết, học sinh trên toàn huyện đã đến trường học trực tiếp và tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19.
Cô Nguyễn Thị Xuân - Hiệu trưởng Trường THCS Hạnh Thiết (huyện Quỳ Châu) cho biết, sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát, giáo viên và học sinh đã đến trường thực hiện đúng quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Cô Quang Thúy Lê - Giáo viên chủ nhiệm lớp 7A cho biết, nhằm đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 và dạy học trực tiếp tại trường được hiệu quả, mỗi buổi sáng, giáo viên sẽ nhắc các gia đình cần kiểm tra sức khỏe, các triệu chứng dấu hiệu sốt, ho… trước khi con đến trường.
Còn ở trường, học sinh được rà soát, kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện các triệu chứng liên quan đến dịch bệnh.
Dạy học trực tiếp tại Trường THCS Hạnh Thiết (huyện Quỳ Châu) trở lại sau gần 10 ngày học trực tuyến - Ảnh: Thanh Xuân Đảm bảo nghiêm ngặt các quy định phòng, chống dịch Covid-19 tại trường học - Ảnh: Thanh Xuân Cũng theo giáo viên này, nhà trường chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng thiết bị, nước sát khuẩn phục vụ cho các hoạt động ở trường. Nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Trường THCS Hạnh Thiết chăng dây để phân luồng từng lớp học, giữ khoảng cách an toàn trong thời điểm phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh: Thanh Xuân Các em học sinh được đo thân nhiệt, đeo khẩu trang nghiêm túc trước khi đến trường... ... lắng nghe học bài - Ảnh: Thanh Xuân Từng lối đi riêng cho học sinh, giáo viên để vào lớp học theo từng buổi cụ thể - Ảnh: Thanh Xuân Theo ông Nguyễn Trọng Hoàn – Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, toàn tỉnh có 69.729 em thiếu thiết bị để học trực tuyến, trong đó có 42.449 học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Đến ngày 19/9, Sở GD&ĐT, Công đoàn ngành giáo dục đã vận động quyên góp được 2.833 điện thoại, 6.400 sim 3G, 110 máy vi tính, 125 triệu hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tổng giá trị gần 11 tỷ đồng.
“Việc dạy học trực tuyến đó là giải pháp tình thế nhưng trong thời điểm dịch này chưa kết thúc thì đây được coi là tối ưu. Học online là dịp để các em học sinh, giáo viên dần làm quen với công nghệ kỹ thuật số và đảm khung kế hoạch thời gian năm học kịp thời” – ông Hoàn nói.
Theo ông Hoàn, việc học trực tuyến còn gặp những khó khăn, nhất là khi địa bàn tỉnh Nghệ An rộng nhất cả nước. Hiện nay, một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, đường truyền mạng còn kém.
Nhiều học sinh chưa có thiết bị để theo học trực tuyến. Việc ứng dụng công nghệ không thể làm trong thời gian ngắn. Đối tượng học trực tuyến từ bậc THCS lên THPT thì ổn định. Thế nhưng ở bậc tiểu học thì còn gặp khó khăn về tâm lí học sinh và phương pháp học bài.
“Bộ và Sở đã có hướng dẫn để tinh giản các chương trình học. Triển khai chia thời gian học bài ở các cấp học để giảng dạy đối với từng cấp học. Mục đích là để gia đình có 2 đến 3 học sinh vẫn sử dụng một máy để học bài” – ông Hoàn chia sẻ.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT Nghệ An đang triển khai chương trình “Sắm máy tính cho em” và “Thư viện máy tính”.
Quốc Huy
Thủ tướng chỉ đạo triển khai Chương trình 'Sóng và máy tính cho em'
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về xây dựng và triển khai Chương trình “sóng và máy tính cho em”.
" alt="Học sinh vùng cao ở Nghệ An khó khăn học online" />Học sinh vùng cao ở Nghệ An khó khăn học onlineNhận định, soi kèo Beylerbeyi Nữ vs Trabzonspor Nữ, 19h00 ngày 27/3: Trận chiến cân não
- Nhận định, soi kèo Wolfsburg vs Heidenheim, 21h30 ngày 29/3: Bầy sói phập phù
- 3 đại học Việt Nam được hỗ trợ để đạt đẳng cấp thế giới
- Thời gian Hà Nội công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2022
- Bộ 3 Tóc Haco: hỗ trợ giảm khô xơ, gãy rụng ở tóc
- Soi kèo góc Sydney FC vs Melbourne City, 13h00 ngày 29/3
- Số hóa tín dụng chính sách góp phần chuyển đổi số
- Khác biệt giữa ngành Khoa học Máy tính và Kỹ thuật máy tính
- Lào Cai: Hơn 100 đại biểu được tuyên truyền về chuyển đổi số báo chí
-
Siêu máy tính dự đoán Barca vs Osasuna, 03h00 ngày 28/3
Nguyễn Quang Hải - 27/03/2025 07:19 Máy tính ...[详细]
-
Dân nghèo ‘hụt hơi’ với nhà ở xã hội
Chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NOXH) là chủ trương đúng đắn của Nhà nước hiện thực hóa giấc mơ “an cư” đối với người nghèo. Tuy nhiên, để đến được với giấc mơ này vẫn còn nhiều khó khăn bất cập khiến người nghèo “hụt hơi” trong giấc mơ của chính mình.
Chủ đầu tư “làm xiếc”, trục lợi chính sách?
Để đến được với giấc mơ NOXH người dân phải vượt qua rất nhiều thủ tục, rồi đến với quá trình xét duyệt. Gói 30.000 tỷ được kỳ vọng như “chiếc phao cứu sinh” cho người thu nhập thấp nhưng dân chưa kịp cười với gói hỗ trợ thì đã mướt mồ hôi với thủ tục xin vay. Trên thực tế, không ít người đã phải từ bỏ giấc mơ NOXH vì những vướng mắc trong thủ tục xét duyệt.
Trong khi người nghèo “trầy trật” để với tay đến được với căn hộ NOXH thì thực tế lại đang diễn ra nghịch lý người giàu mượn danh thu nhập thấp để mua nhà hưởng ưu đãi. Chỉ cần gõ lệnh tìm kiếm về nhu cầu mua, bán, cho thuê căn hộ tại các dự án NOXH trên địa bàn Hà Nội là ra ngay hàng loạt thông tin. Theo thông tin có những sàn giao dịch bất động sản nhận phân phối, nhận tiền cọc mua bán, thậm chí cả tiền chênh tại một số dự án NOXH. Cũng có không ít trường hợp cá nhận mua được sau đó rao bán lại cho người khác kiếm tiền chênh lệch lên đến hàng trăm triệu.
Khi những phản ánh về dự án Rice City chưa được kết luận rõ ràng công khai thì với những dự án khác cũng không tránh khỏi những băn khoăn, hoài nghi của dư luận. Không chỉ dừng lại ở câu chuyện của một dự án Rice City đó còn là niềm tin về cả một chính sách – chính sách nhà ở xã hội.
Theo Sở Xây dựng, thời gian qua từ phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, qua kiểm tra đã phát hiện và thực hiện thu hồi 10 căn hộ sai phạm. Trong đó thu hồi 2 căn hộ chuyển nhượng trái phép và 8 trường hợp hộ gia đình đăng ký mua nhà 2 lần ở các dự án NƠXH trên địa bàn.
Mới đây, câu chuyện 3 người nhà Phó tổng Giám đốc mua nhà ở xã hội Rice City (khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) đã làm nóng lên câu chuyện về nhà ở xã hội trong dư luận. Theo danh sách các đối tượng được xét duyệt mua NOXH đợt 2 tại dự án nhà ở xã hội Rice City có 3 người thân của ông Lục Minh Hoàn – Phó Tổng giám đốc Công ty CP BIC Việt Nam (chủ đầu tư dự án) “lọt” vào danh sách này gồm: bố đẻ, vợ và mẹ vợ ông Hoàn.
Liên quan đến vấn đề này, ông Bùi Tiến Thành - Phó Phòng Phát triển nhà (Sở Xây dựng) xác nhận: họ đã công nhận bà Vân và bà Vinh có liên quan đến ông Hoàn, còn ông Kim là bố của bà Trang và ông Hoàn. Tức là mấy đối tượng này có liên quan đến Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc. Ông Thành cũng thông tin, chủ đầu tư chưa đưa giấy tờ hồ sơ của các đối tượng này. Lý do là do những đối tượng này không nộp tiền, do đó họ bị cắt hợp đồng và chủ đầu tư đã trả lại hồ sơ. Vì vậy không thể photo gửi cho Sở Xây dựng được?!
Trao đổi với PV VietNamNet về vấn đề này, luật sư Nguyễn Thế Truyền – Giám đốc Cty Luật hợp danh Thiên Thanh – Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng: Về vấn đề trục lợi từ dự án này theo quan điểm cá nhân tôi thì hoàn toàn có thể xảy ra. Những câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao một ông bố có hai con là tổng giám đốc và phó tổng giám đốc của một tập đoàn lớn như vậy lại có thể có đủ các điều kiện, tiêu chí chấm điểm do chính phủ và UBND TP quy định để có thể lọt vào một trong những người có đủ điều kiện để mua nhà ở xã hội?
“Đó là một trong số rất nhiều câu hỏi đầy nghi vấn được đặt ra, với những nghi vấn như trên thì không thể tránh khỏi việc có liên quan đến việc trục lợi từ dự án này” – Luật sư Truyền nói.
Cũng phải nói thêm rằng, không chỉ là chủ dự án nhà ở xã hội Rice City Công ty CP BIC Việt Nam hiện cũng đang là chủ đầu tư của nhiều khu nhà ở xã hội khác. Khi những phản ánh về dự án Rice City chưa được kết luận rõ ràng công khai thì với những dự án khác cũng không tránh khỏi những băn khoăn, hoài nghi của dư luận. Và không chỉ dừng lại ở câu chuyện của một dự án Rice City đó còn là niềm tin về cả một chính sách – chính sách nhà ở xã hội.
Dân kêu trời vì chất lượng
Dù trải qua con đường đầy chông gai nhưng khi có được căn nhà ở xã hội người dân vẫn chưa hết những âu lo. Như tại dự án Khu nhà ở xã hội Ecohome 2 do Công ty CP Đầu tư và thương mại Thủ đô làm chủ đầu tư, theo phản ánh của người dân tại đây cho biết dù mới nhận nhà nhưng mỗi khi trời đổ mưa là nước thấm, chảy lênh láng tại các căn hộ khiến các cư dân lo lắng.
Mỗi khi mưa nhiều căn hộ tại dự án Khu nhà ở xã hội Ecohome 2 rơi vào cảnh trong nhà cũng như ngoài trời vì thấm nước (Ảnh: Diễn đàn Facebook Cư dân Ecohome 2).
Mới đây, trận mưa giông do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vào chiều tối ngày 18/8, làm nhiều căn hộ tại Khu nhà ở xã hội Ecohome 2 xảy ra tình trạng thấm nước, nước mưa từ các ô cửa sổ chảy ngược vào nhà.
Một cư dân tại đây cho biết, gia đình tôi mới nhận nhà chuyển về đây được khoảng 2 tháng, gia đình cũng phải cố gắng tích góp mãi mới mua được căn hộ đầu tư sửa sang lại cho đẹp nhưng rồi nhận được căn hộ cứ mưa là thấm ướt khiến gia đình rất mệt mỏi. Mặc dù trước đợt mưa bão cũng đã được chủ đầu tư sửa chữa nhưng kết quả mưa thấm vẫn hoàn thấm.