Công nghệ

Kết quả U23 Việt Nam 1

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-02-06 10:55:04 我要评论(0)

 - U23 Việt Nam gây bất ngờ lớn khi đánh bại U23 Nhật Bản ở lượt cuối bảng D môn bóng đá nam Asiad 1kết quả bóng đá thế giớikết quả bóng đá thế giới、、

 - U23 Việt Nam gây bất ngờ lớn khi đánh bại U23 Nhật Bản ở lượt cuối bảng D môn bóng đá nam Asiad 18,ếtquảUViệkết quả bóng đá thế giới nhờ pha lập công duy nhất của Quang Hải. Kết quả này đưa thầy trò HLV Park Hang Seo vào vòng 1/8 với thành tích toàn thắng vòng bảng.

Lịch thi đấu của Olympic Việt Nam tại Asiad 2018

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Security World 2021 có chủ đề “Thách thức và giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong giai đoạn chuyển đổi số cấp tốc hậu Covid-19”.

Phát biểu khai mạc sự kiện, Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ nhận định, trong giai đoạn hiện nay, việc chuyển đổi số, xây dựng kinh tế số và xã hội số là cơ hội vô giá để phát triển đất nước. Tất cả lĩnh vực trọng yếu của xã hội như Chính phủ điện tử, viễn thông, tài chính, ngân hàng… đều đang tiến hành chuyển đổi số mạnh mẽ và quyết liệt.

{keywords}
Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ nhận định, các nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin ngày càng gia tăng.

Cùng với những lợi ích của xu thế chuyển đổi số mang lại là các nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin ngày càng gia tăng, gây tổn hại nghiêm trọng đến an ninh – quốc phòng, kinh tế, xã hội… Việt Nam nằm trong số các quốc gia bị tấn công mạng và bị lây nhiễm mã độc nhiều nhất trong năm 2020.

“Theo kết quả do Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện giám sát an toàn thông tin trên các mạng CNTT trọng yếu của Đảng, Nhà nước, năm 2020, đã phát hiện hơn 417.000 nguy cơ mất an toàn thông tin, trong đó có nhiều mã độc được sử dụng trong các chiến dịch tấn công có chủ đích”, ông Thiềm thông tin.

Dẫn thống kê từ hãng bảo mật Kaspersky, Đại tá Trần Đức Sự, Giám đốc Trung tâm CNTT và Giám sát An ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ cho hay, Việt Nam hiện nằm trong số các quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất trong các năm gần đây 2018, 2019 và 2020. Việt Nam cũng là nước đứng ở vị trí thứ 6/10 quốc gia có nguy cơ tấn công vào các thiết bị IoT thông qua Telnet.

Cũng theo Kaspersky, Việt Nam đứng thứ 4/10 quốc gia có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc qua mạng và 1/10 các quốc gia bị lây nhiễm mã độc từ sử dụng những thiết bị Flash Disk, thiết bị lưu trữ rời. Còn từ nghiên cứu của Bkav, ước tính thiệt hại do virus máy tính gây ra với người dùng Việt Nam năm 2020 đạt kỷ lục mới khoảng 1 tỷ USD.

Nhiều thách thức cho công tác đảm bảo an ninh mạng

Đáng chú ý, trong trao đổi tại Security World 2021, Đại tá Trương Sơn Lâm, Phó Cục trưởng, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an đã chỉ ra những thách thức chủ yếu với công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam.

{keywords}
Phó Cục trưởng Cục A05 cho rằng, thực trạng an ninh hệ thống mạng của Việt Nam so với sự phát triển của công nghệ còn nhiều bất cập.

Cụ thể, theo ông Lâm, một thách thức không nhỏ là hoạt động tấn công mạng nhằm vào các cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu của khối cơ quan Chính phủ và các tổ chức, tập đoàn kinh tế mũi nhọn tiếp tục diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm.

Mỗi năm có hàng nghìn vụ tấn công mạng với nhiều mục đích khác nhau. Theo thống kê trong năm 2020, A05 đã phát hiện trên 5.050 trang, cổng thông tin điện tử trong nước bị tấn công, tăng 40% so với năm 2019. Trong đó, số trang, cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước bị tấn công là hơn 400, tăng 100% so với năm 2019.

"Nhiều loại vũ khí mạng, mã độc nguy hiểm hàng ngày, hàng giờ được điều khiển tấn công nhằm vào Việt Nam, trong đó có cả mã độc nâng cấp nhúng AI. Thậm chí sử dụng Việt Nam làm bàn đạp để tấn công mạng vào nhiều mục tiêu nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đây không chỉ là sự thiệt hại về kinh tế mà còn nguy cơ tác động ảnh hưởng đến an ninh, chính trị và đối ngoại”, ông Lâm nêu quan điểm.

Cùng với đó, nhiều thiết bị, ứng dụng công nghệ cung cấp cho người dùng Việt Nam tồn tại lỗ hổng bảo mật hoặc lợi dụng sơ hở từ nhận thức và kiến thức của người dùng, các loại tội phạm khai thác tấn công, xâm nhập, chiếm đoạt quyền điều khiển nhằm thực hiện hoạt động phạm tội, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và tổ chức, doanh nghiệp.

Một thách thức chủ yếu nữa theo ông Lâm, đó là: Không gian mạng phát triển, gắn với sự gia tăng của các loại hình truyền thông xã hội, tuy nhiên hoạt động trao đổi, đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng diễn ra hết sức phức tạp.

“Tin giả, tin sai sự thật đã và đang có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò điều hành của Chính phủ, uy tín và hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, đến hành động của một bộ phận người dân khi tham gia môi trường mạng”, ông Lâm nhận định.

Năm 2020, Bộ Công an phát hiện hơn 800.000 tin giả, bài viết có nội dung sai sự thật liên quan đến dịch bệnh Covid-19 được đăng tải trên không gian mạng, chủ yếu là mạng xã hội. Qua đó, Bộ Công an đã phối hợp xử lý gần 600 đối tượng, cá nhân vi phạm.

Bên cạnh đó, thông tin làm nhục, vu khống, bôi nhọ, xúc phạm cũng diễn ra nhức nhối trên không gian mạng, xâm phạm trực tiếp quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; thậm chí nhiều vụ việc gây hậu quả đáng tiếc như án mạng, dẫn đến tự tử, cố ý gây thương tích… Thông tin kích động bạo lực, lệch chuẩn đạo đức xã hội đang tác động ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam, nhất là với nhóm yếu thế cần được quan tâm bảo vệ như trẻ em, học sinh.

Đặc biệt, đại diện A05 chỉ rõ, hoạt động thu thập, mua bán, sử dụng trái phép và để lộ, mất dữ liệu cá nhân trên mạng diễn ra phổ biến, đặt ra thách thức cho lợi ích – chủ quyền, an ninh dữ liệu quốc gia, uy tín của doanh nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

“Thời gian qua, tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ lộ, mất dữ liệu cá nhân với số lượng lớn, tính chất và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng. Qua các biện pháp công tác, chúng tôi đã phát hiện nhiều đường dây, tổ chức, cá nhân có hoạt động mua bán dữ liệu cá nhân trái phép. Gần đây nhất, chúng tôi đã phối hợp với Công an một số đơn vị, địa phương phá đường dây có hoạt động mua bán dữ liệu cá nhân với tính chất, mức độ và số lượng lớn”, đại diện A05 cho hay.

Vân Anh

Đề xuất phạt tới 100 triệu đồng với vi phạm về đăng ký xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm

Đề xuất phạt tới 100 triệu đồng với vi phạm về đăng ký xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm

Theo đề xuất của Bộ Công an tại dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, mức phạt dành cho hành vi vi phạm quy định về đăng ký xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm từ 80 đến 100 triệu đồng.

" alt="Bộ Công an đã phát hiện nhiều đường dây, tổ chức mua bán dữ liệu cá nhân trái phép" width="90" height="59"/>

Bộ Công an đã phát hiện nhiều đường dây, tổ chức mua bán dữ liệu cá nhân trái phép

nguyen manh hung.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, việc ra mắt Trung tâm dữ liệu Viettel Hòa Lạc hôm nay là minh chứng cho cam kết của Viettel trong việc xây dựng hạ tầng số Việt Nam tiêu chuẩn quốc tế. Ảnh: VT

Vào cuối những năm 1970, mật độ năng lượng của trung tâm dữ liệu (DC) thường chỉ trong khoảng từ 2kW đến 4kW mỗi rack. Ngày nay, với nhu cầu phát triển AI và tính toán hiệu năng cao, các doanh nghiệp cần tới mật độ năng lượng trên 40 kW mỗi rack để đáp ứng khối lượng công việc. Vào tháng 11/2023, Sillicon Valley Power dự báo rằng mức tải DC hàng năm vào 2035 sẽ “tăng gấp đôi hiện tại”.

“Nhu cầu về nguồn điện cho từng rack và công suất DC đã tăng lên, kéo theo năng lượng và nhiệt, đòi hỏi các giải pháp mới”, theo Colm Shorten, Giám đốc cấp cao về Trung tâm dữ liệu tại JLL Real Estate.

“Ngoài quy mô được đo bằng tổng công suất điện có thể đáp ứng, DC hiện đại còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn như khả năng vận hành xanh, bền vững nữa”, ông Hoàng Văn Ngọc, Tổng Giám đốc Viettel IDC, nói.

DC đòi hỏi hiệu năng cao, bền vững

Với các DC, nhà phát triển hạ tầng có thể xếp chồng nhiều máy chủ vào cùng một diện tích, tạo ra DC mật độ cao để tăng quy mô công suất, tương đương với hiệu năng. Tuy nhiên, mật độ có thể cao đến đâu tùy thuộc vào khả năng làm mát và giảm PUE – chỉ số tiêu thụ điện cho thiết bị IT. Theo Dgtl Infra, chuyên trang về hạ tầng số, các DC theo xu hướng hiện đại cần có công suất từ ​​20MW trở lên.

Theo Shorten, bây giờ với sự phát triển bùng nổ của AI, yêu cầu về DC để đáp ứng khối lượng tính toán ngày càng tăng lên, có nghĩa là các nhà phát triển DC cần phải cân nhắc làm sao để xây dựng cơ sở hạ tầng mật độ cao, công suất cao. Nếu xây dựng một DC theo mô hình truyền thống thuần túy, nguy cơ là nó sẽ trở nên lỗi thời có khi chỉ trong vòng 2-4 năm.

iDC hoa lac.jpg
Viettel ra mắt Trung tâm dữ liệu Viettel Hòa Lạc có công suất lớn nhất ở Việt Nam. Ảnh VT.

Mặt khác, với sự phát triển nhanh về công suất, các trung tâm dữ liệu cũng sẽ gặp thách thức lớn hơn trong việc đáp ứng các mục tiêu bền vững. Ví dụ như tại châu Âu, theo Uptime Institute, chỉ thị báo cáo Phát triển Bền vững Doanh nghiệp (CSRD) sẽ bắt đầu tác động đến một số doanh nghiệp có trụ sở tại EU từ ngày 1/1/2024 và doanh nghiệp buộc phải báo cáo các số liệu như hiệu quả sử dụng nước và phát thải carbon. 

Tại COP26, Việt Nam là một trong các quốc gia đã tuyên bố mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Các cơ chế hỗ trợ thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải thông qua sàn giao dịch tín chỉ carbon, cơ chế bù trừ tín chỉ carbon sẽ được áp dụng thử nghiệm từ năm 2025.

Do đó, các doanh nghiệp không chỉ tìm kiếm giải pháp lưu trữ và tính toán, mà còn là giải pháp xanh, bền vững.

Góp phần xây dựng hạ tầng số bền vững cho Việt Nam

Ông Hoàng Văn Ngọc, CEO Viettel IDC, chia sẻ: “Trước đây, trung tâm dữ liệu phần lớn chỉ đáp ứng những nhu cầu tính toán cơ bản. Giờ đây, các trung tâm dữ liệu sẽ phục vụ cho AI, cho Big Data”.

Để phục vụ nhu cầu này, Viettel ra mắt Trung tâm dữ liệu Viettel Hòa Lạc với công suất 30MW, có công suất lớn nhất ở Việt Nam trong khi sử dụng số rack và diện tích tương đương. Tại sự kiện giới thiệu DC vào ngày 10/4, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng cho biết, đây là cơ sở đầu tiên trong kế hoạch 2 năm tới, tiếp theo là 3 trung tâm dữ liệu với tổng công suất thiết kế là 240 MW. 

dc hoa lac.jpg
Các DC của Viettel đều hướng đến mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo từ 20-30%. Ảnh: VT.

DC Viettel Hoà Lạc hiện có công suất lớn nhất Việt Nam và cũng là cơ sở sử dụng năng lượng hiệu quả nhất với chỉ số tiêu thụ điện cho thiết bị IT đạt mức 1,4 – 1,5, tốt hơn 12% so với trung bình ngành. HSBC cũng đã chứng nhận DC Viettel Hòa Lạc đủ điều kiện nhận tín dụng Xanh.

Để đáp ứng công suất cao, tiết kiệm năng lượng, đại diện Viettel IDC cho biết, toà nhà sử dụng hệ thống giải nhiệt ly tâm đệm từ tiên tiến nhất, có hệ số hiệu suất sử dụng năng lượng cao hơn 40% so với các hệ thống khác. 

Với các rack hiệu năng cao, công suất lên đến 40kW để đáp ứng nhu cầu AI, DC sử dụng làm mát Reardoor, tản nhiệt đặt trong rack. 2/3 số lượng rack tại dự án đáp ứng tiêu chuẩn rack mật độ cao, ứng dụng các giải pháp làm mát mới như FCU inrow, Fanwall Unit.

Với hiệu suất cao, ước tính mỗi năm DC này sẽ giúp tiết kiệm ít nhất 1 triệu Kwh, tương đương 1.000 tấn CO2, trong khi đáp ứng được các nhu cầu về AI và dữ liệu lớn.

“Các DC của Viettel đều hướng đến mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo từ 20-30%, đó là một cam kết rất mạnh mẽ”, ông Hoàng Văn Ngọc khẳng định.

“Nhằm đảm bảo chủ quyền về dữ liệu, không mất đi nguồn tài nguyên quan trọng nhất trong thời đại số, Viettel sẽ không ngừng đầu tư cho các DC. Theo lộ trình, tới năm 2025, Viettel sẽ đầu tư thêm 10.000 tỷ đồng để mở rộng quy mô và tới năm 2030 là 40.000 tỷ đồng”, ông Tào Đức Thắng cho biết.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá, Viettel đã đi đúng hướng khi đầu tư phát triển trung tâm dữ liệu có thiết kế đặc biệt để sẵn sàng đáp ứng hạ tầng cho AI và tính toán hiệu năng cao, ứng dụng công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng.

 “Việc ra mắt Trung tâm dữ liệu Viettel Hòa Lạc hôm nay là minh chứng cho cam kết của Viettel trong việc xây dựng hạ tầng số Việt Nam tiêu chuẩn quốc tế và cũng là hiện thực hóa sứ mệnh hạ tầng số của Viettel”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

" alt="Viettel sẽ góp phần giải bài toán hạ tầng số bền vững ở Việt Nam" width="90" height="59"/>

Viettel sẽ góp phần giải bài toán hạ tầng số bền vững ở Việt Nam