Là một trong những “đỉnh cao” của điện ảnh Việt Nam,ặplạidàndiễnviênVánbàilậtngửkết quả trực tiếp bóng đá hôm nay sự thành công của Ván bài lật ngửa có sự đóng góp rất lớn của những nghệ sĩ tên tuổi thời bấy giờ như Chánh Tín, Thanh Lan, Thương Tín….
Thế giới người lùn tiếp tục tấn công các rạp chiếu phimGặp lại dàn diễn viên 'Ván bài lật ngửa'
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Buriram United vs Chiangrai United, 19h00 ngày 15/1: Cửa trên ‘tạch’ -
Cảnh sát Mỹ bất thần lao xe vào đám đông người tụ tập giữa đườngKhi tới được vị trí an toàn, viên sĩ quan này đã gọi cứu thương. Người bị chiếc xe cán qua đã được đưa đến bệnh viện địa phương với một vài thương tích, song được cho là không nguy hiểm đến tính mạng.
Thị trưởng Tacoma Victoria Woodards hôm 24/1 cho biết, sự việc đang được điều tra nghiêm túc và kêu gọi cảnh sát làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan.
Video: Twitter
Việt Anh
Xem người Nga tập thái cực quyền điều trị Covid-19
Một số người dân Nga cho biết, sức khỏe họ sau khi trị khỏi Covid-19 đã hồi phục phần nào nhờ môn võ Thái cực quyền có nguồn gốc từ Trung Quốc.
"> -
Theo báo cáo tác động của Covid-19 đối của Sở GD-ĐT TP.HCM, toàn thành phố có hơn 41.000 giáo viên bị ảnh hưởng thu nhập do Covid-19. Hơn 41.000 giáo viên ở TP.HCM bị ảnh hưởng thu nhập do dịch CovidCụ thể, có 39.126 người thuộc diện bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương. Trong đó, 29.766 giáo viên mầm non ngoài công lập; 1.562 người ở trường công.Còn lại là giáo viên ở các cấp tiểu học và trung học.
Hơn 41.000 giáo viên ở TP.HCM bị ảnh hưởng thu nhập do dịch Covid-19 Có 2.182 giáo viên bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Có 414 người không có giao kết hợp đồng và mất việc làm.
Theo Sở GD-ĐT, do dịch Covid-19, trường học đóng cửa từ tháng 2 tới nay dẫn tới bị ảnh hưởng tài chính nghiêm trọng.
Đặc biệt các cơ sở giáo dục ngoài công lập không có nguồn thu, trong khi vẫn phải phát sinh chi phí để duy trì hoạt động như chi mặt bằng, trả lương cho cán bộ giáo viên, nộp bảo hiểm.
Trong đó có tới 879 cơ sở giáo dục mầm non và trên 23.460 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên bị ảnh hưởng về các khoản lương, bảo hiểm theo quy định.
Đối với giáo viên, trong thời gian nghỉ học phòng dịch, có tới 80% giáo viên bị ảnh hưởng việc làm, đặc biệt đối với đội ngũ giáo viên làm việc tại các cơ sở mầm non ngoài công lập.
Sở GD-ĐT đã kiến nghị có các giải pháp miễn giảm các loại phí, giãn thời gian nộp thuế, hỗ trợ vay 0% lãi suất đối với cơ sở ngoài công lập có nhu cầu duy trì hoạt động.
Tại cuộc họp bất thường của HĐND TP.HCM ngày 27/3, đã thông qua đề xuất hỗ trợ người lao động bị mất việc do dịch Covid-19 (không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp) bao gồm cả giáo viên, nhân viên cơ sở mầm non ngoài công lập và nhóm trẻ.
Mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số ngày thực tế lao động bị mất việc, tối đa không quá 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6).
Theo tính toán, tổng số người lao động được hỗ trợ là 600.000 người, tổng kinh phí hỗ trợ là 1.800 tỷ đồng.
Hiện nay TP.HCM có gần 80.000 giáo viên từ mầm non đến THPT (bao gồm cả GDTX).
Lê Huyền
Giáo viên TP.HCM bị giảm thu nhập do điều chỉnh hệ số
- Hàng chục nghìn giáo viên ở TP.HCM bị giảm thu nhập do điều chỉnh để sẻ chia hỗ trợ người mất việc do Covid-19.
"> -
LTS: Quy chế mới về đào tạo tiến sĩ của Bộ GD-ĐT đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong những ngày qua. Để thông tin đa chiều, xin giới thiệu tới độc giả bài viết của TS. Lê Văn Út (Trường ĐH Tôn Đức Thắng) gửi tới VietNamNet. Quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2021 có giúp tăng chất lượng hay số lượng tiến sĩ ở Việt Nam?Theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, quy chế mới về đào đạo tiến sĩ đã được ban hành và có những điểm khác so với quy chế năm 2017 (Thông tư 08/2017-TT-BGDDT). Theo một số ý kiến, quy chế mới giúp nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam và cũng giúp nâng cao chất lượng của các tạp chí khoa học của Việt Nam. Như vậy, việc đánh xem xét và đánh giá cẩn thận những khía cạnh này là hết sức cần thiết.
Thứ nhất,quy chế mới nới lỏng yêu cầu kết quả công bố trong luận án trước khi bảo vệ. Theo quy chế mới, nghiên cứu sinh chỉ cần công bố công trình trên những tạp chí trong nước và được tính điểm là có thể bảo vệ luận án tiến sĩ. Trong khi đó, quy chế năm 2017 thì bắt buộc nghiên cứu sinh phải có công bố trên các tạp chí/hội thảo nước ngoài, trong đó có tạp chí ISI/Scopus. Như vậy, quy chế mới giúp cho việc hoàn thành luận án được thuận lợi hơn.
Cũng cần nói thêm, đã đến lúc cần xem lại khái niệm “tạp chí nước ngoài” hay “tạp chí trong nước”. Thực chất, Việt Nam đã có những tạp chí được xuất bản bằng tiếng Anh, thu hút công trình toàn cầu và có những tạp chí đã được công nhận trên thế giới thông qua việc những tạp chí này được liệt kê vào các cơ sở dữ liệu ISI/Scopus. Những tạp chí này được xếp vào “tạp chí trong nước”, nhưng bản chất là những tạp chí quốc tế. Nếu cần phân biệt thì nên chia hai nhóm: 1/ Tạp chí quốc tế gồm cả những tạp chí nước ngoài có uy tín (được liệt kê vào các cơ sở dữ liệu ISI/Scopus hay được xuất bản bởi những tổ chức uy tín) và có nhiều tạp chí của Việt Nam đã đạt chuẩn này, 2/ Tạp chí không quốc tế (hay tạp chí quốc gia, được tính điểm) gồm các tạp chí xuất bản bằng tiếng Việt.
Thứ hai,về yêu cầu chuẩn tiếng Anh thì quy chế mới nới lỏng hơn bằng việc chấp nhận chứng chỉ quốc gia theo khung ngoại ngữ 6 bậc, bên cạnh việc đánh giá trình độ tiếng Anh một cách khách quan và chuẩn mực hơn thông qua các chứng chỉ IELTS (Anh) hay TOEFL (Mỹ) thể hiện bằng các mức điểm cụ thể.
TS Lê Văn Út Thứ ba,số lượng nghiên cứu mà mỗi giáo sư được phép hướng dẫn tại mỗi thời điểm được tăng thêm 2, tương ứng với phó giáo sư là 1, so với quy chế cũ.
Rõ rằng 3 vấn đề được nêu ở trên là liên quan trực tiếp đến chất lượng của đào tạo tiến sĩ. Tuy nhiên theo phân tích ở trên, việc nới lỏng như trên trước mắt là sẽ góp phần tăng số lượng tiến sĩ được đào tạo, còn về chất lượng thì khó có thể tăng lên.
Nên chăng Bộ GD-ĐT cân nhắc thêm việc đào tạo tiến sĩ ứng dụng (đặc biệt là đối với một số lĩnh vực đặc thù), không nhất thiết phải có các bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín trong luận án tiến sĩ, mà luận án tiến sĩ có thể chỉ là các kết quả nghiên cứu ứng dụng.
9 ý kiến cần được bàn thêm
Có những quan điểm khá thú vị và cũng có phần bất ngờ về việc nới lỏng của quy chế mới về đào tạo tiến sĩ rất cần được bàn thêm như sau:
1.Thứ nhất, có ý kiến cho rằng việc chấp nhận các công bố trên tạp chí trong nước có chất lượng tốt (đạt khung từ 0,75 điểm trở lên) sẽ là động lực để các tạp chí khoa học trong nước (mà theo phân tích thì nên được gọi là các tạp chí không quốc tế hay các tạp chí quốc gia) phấn đấu nâng cao chất lượng, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế.
Việc nâng chất lượng một tạp chí khoa học phải được cụ thể hóa bằng chất lượng của lãnh đạo tạp chí, của hội đồng thẩm định tạp chí và quan trọng là đẳng cấp của các tác giả có bài được công bố trên tạp chí này. Việc các nghiên cứu sinh công bố công trình trên những tạp chí này thì đương nhiên là tốt, trước mắt là về mặt số bài, nhưng nếu nói là để nâng chất lượng và tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế thì nên được cân nhắc thêm, bởi lẽ nghiên cứu sinh cũng chỉ là những người đang học làm nghiên cứu và năng lực của họ cũng rất khác nhau.
2.Thứ hai, có ý kiến cho rằng có những lĩnh vực chỉ công bố ở Việt Nam. Thật ra quan điểm như thế này là không đúng tinh thần của nghiên cứu khoa học, bởi lẽ nghiên cứu khoa học là không biên giới.
Chỉ có việc công bố kết quả nghiên cứu trên các diễn đàn khoa học rộng lớn thì mới nâng được chất lượng. Khi chúng ta sử dụng các sản phẩm công nghệ thì chúng ta hay ưa chuộng những sản phẩm “made in USA, made in Japan, made in Finland” thì cớ gì trong công bố kết quả chỉ trên các diễn đàn khoa học “made in Vietnam”. Ngay cả đối với các lĩnh vực nghệ thuật, nhân văn, chúng ta cũng luôn quan tâm hoặc thưởng thức các sản phẩm ngoại đó chứ. Và các tạp chí quốc tế, hội thảo quốc tế luôn chào đón sự khác biệt, nghĩa là các ấn phẩm có chất lượng trên thế giới luôn được chấp nhận, không có sự phân biệt nào về địa lý.
3.Thứ ba, có ý kiến cho rằng cộng đồng khoa học khó chấp nhận các nghiên cứu mang tính đặc thù của Việt Nam… Nhận định chủ quan như thế là không đúng với tinh thần khoa học. Hãy thử vào các cơ sở dữ liệu khoa học uy tín của thế giới mà xem, các học giả trên thế giới công bố rất nhiều kết quả nghiên cứu về các lĩnh vực thuộc đặc thù của Việt Nam. Do đó, rất cần các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam cũng công bố về những đặc thù của Việt Nam để có thể quảng bá, thông tin và phản biện thêm với các học giả quốc tế. Đây là cơ hội vừa nâng cao đẳng cấp khoa học và vừa bảo vệ hình ảnh đất nước trước cộng đồng khoa học quốc tế.
4.Thứ tư, có ý kiến cho rằng nếu công bố những kết quả về ô nhiễm, các vấn nạn xã hội, … trên các tạp chí quốc tế có thể làm xấu hình ảnh Việt Nam. Thật ra, một khi đã công bố một kết quả khoa học trên các tạp chí (dù quốc gia hay quốc tế) thì các học giả trên thế giới đều có thể tiếp cận được. Hầu hết các tạp chí quốc gia bằng tiếng Việt thì đều có phiên bản điện tử và các nhà khoa học nước ngoài có thể dùng các công cụ dịch để biết nội dung. Hơn nữa, các vấn đề thuộc về khoa học với dữ liệu rõ ràng thì cũng rất cần được công bố và biết đâu các học giả trên thế giới sẽ có những nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp Việt Nam giải quyết được những vấn đề đó. Về khía cạnh khoa học và phát triển thì việc đó rất cần thiết.
5.Thứ năm, có ý kiến cho rằng yêu cầu chuẩn luận án tiến sĩ cao nên dễ dẫn đến việc “mua bán” trong công bố khoa học. Thật vậy, đã gọi là mua bán thì chuẩn nào cũng có thể mua bán cả. Nguy hiểm hơn nữa, chuấn càng thấp thì có thể việc mua bán càng dễ dàng hơn, giá rẻ hơn nhưng có thể khó phát hiện hơn vì ít bị cộng đồng khoa học quốc tế quan tâm.
6.Thứ sáu, ý kiến cho rằng bộ lọc ISI/Scopus chưa chắc tốt. Ý kiến này đúng. Thực chất thì bộ lọc ISI/Scopus chỉ là bước đầu thôi và trong số các tạp chí ISI/Scopus thì có cả những tạp chí không tốt, tạp chí “ăn thịt”,… và do đó hiện nay có đại học ở Việt Nam chỉ công nhận khoảng 50% tốp đầu các tạp chí trong danh mục ISI. Tuy nhiên, có thể khẳng định là những tạp chí chưa được vào các cơ sở dữ liệu ISI/Scopus thì hoặc là các tạp chí mới thành lập (nhưng được xuất bản bởi những tổ chức uy tín) hoặc là các tạp chí mà chuyên gia trong chuyên ngành ít biết đến, và những tạp chí mà giới chuyên gia trong chuyên ngành ít biết đến đó là những tạp chí chưa uy tín. Số lượng tạp chí chưa uy tín thì hiện đã lên đến hàng triệu (theo Michael Mabe, Serials). Như vậy, số lượng tạp chí chưa uy tín là rất lớn, so với số lượng khiêm tốn những tạp chí uy tín trên thế giới.
7.Thứ bảy, có ý kiến cho rằng tư duy “duy ngoại” trong công bố khoa học có thể làm cho khoa học Việt Nam không phát triển. Cần nhấn mạnh lại rằng nếu chúng ta hiểu cách phân loại tạp chí khoa học theo hai nhóm gồm tạp chí quốc tế và tạp chí quốc gia thì khái niệm “duy ngoại” có thể trở nên mơ hồ. Như đã nói ở trên, có những tạp chí khoa học do Việt Nam sở hữu và được xuất bản hoàn toàn bằng tiếng Anh và đã được vào các cơ sở dữ liệu uy tín ISI/Scopus, và việc công bố trên những tạp chí này chẳng lẽ là “duy ngoại”? Hơn nữa, như đã nói nghiên cứu khoa học là không biên giới, một sản phẩm khoa học dù đã được phát hiện ở Mỹ hay ở Việt Nam thì cũng chỉ là một, một khi sản phẩm khoa học này được công nhận thì đó là một sản phẩm khoa học trong chuyên ngành, nghĩa là khái niệm “duy ngoại” trở nên khập khiễng. Ngoài ra, tại sao trong việc mua hàng thì ta cứ hay “duy ngoại” và có làm cho khoa học Việt Nam chậm phát triển không, vì hàng hóa của là các sản phẩm khoa học công nghệ?
8.Thứ tám, có ý kiến cho rằng công bố trên các tạp chí quốc gia để tạo sự tự tin. Ý kiến này khá mới và cũng có phần bất ngờ. Theo hiểu biết cơ bản của một người làm khoa học thì khi họ thực sự tự tin về kết quả nghiên cứu do họ làm ra thì họ sẽ lựa chọn những tạp chí khoa học lớn trong chuyên ngành để công bố, và đó chính là những tạp chí uy tín cao của thế giới được điều hành bởi những nhà khoa học uy tín cao trong chuyên ngành. Rất ít khi các nhà khoa học chọn công bố kết quả nghiên cứu tốt của họ trên các tạp chí chưa uy tín.
9.Thứ chín, có ý kiến cho rằng quy chế đào tạo tiến sĩ mới sẽ làm giảm việc mua bán công trình. Ý kiến này cũng thú vị nhưng thực sự là rất bất ngờ. Theo logic thông thường thì yêu cầu sản phẩm càng dễ thì việc mua bán càng thuận lợi và dễ dàng thực hiện chứ nhỉ? Nếu yêu cầu sản phẩm càng cao thì việc mua bán chắc chắn sẽ khó hơn vì giá sẽ cao hơn và cũng dễ bị phát hiện (do phải công khai). Như vậy nói nới lỏng yêu cầu khoa học của luận án tiến sĩ sẽ góp phần làm giảm tệ nạn mua bán trong khoa học thì là vấn đề cần được nghiên cứu một cách cẩn thận hơn.
Trong thực tế, các cơ sở đào tạo phải tăng cường việc quản lý và xử lí triệt để các vấn đề liên quan đến liêm khiết khoa học, bởi lẽ tiêu cực thì lúc nào cũng có, đặc biệt là việc lạm dụng các chính sách hỗ trợ trong xuất bản khoa học. Việc vi phạm tính liêm khiết đối với các công bố ISI/Scopus thì nói chung là dễ bị phát hiện hơn công bố trên tạp chí quốc gia của các nước, bởi lẽ các công bố ISI/Scopus thì được soi nhiều hơn bởi cả cộng đồng khoa học chuyên ngành trên thế giới, trong khi đó thì đôi khi những kết quả trên các tạp chí quốc gia của các nước thì ít được nhiều người quan tâm.
TS. Lê Văn Út, Trưởng Nhóm nghiên cứu trắc lượng thông tin, Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Nguyên Viện trưởng Toán học: 'Chuẩn tiến sĩ mới là nỗi hổ thẹn với thế giới'
"Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các tiến sĩ rởm”.
">