Mùa đông được giới y khoa gọi là ‘mùa của những căn bệnh về mũi’ còn với người bị viêm mũi, viêm xoang đây thực sự là ‘mùa khốn khổ’ với các mũi thường xuyên nghẹt, tắc. Bệnh nhẹ, biến chứng nặng
 |
Lượng bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương tăng cao trong mùa đông. Ảnh: Hoàng Vũ |
Viêm mũi được xem là bệnh nhẹ, nhưng nếu không được chữa trị, hoặc chữa trị không đúng cách sẽ có nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của mũi. Việc thở khó khăn sẽ giảm lượng ôxy hít vào, ảnh hưởng niêm mạc khứu giác gây mất ngửi, gây biến chứng hô hấp dưới như viêm khí quản, viêm phế quản mạn tính…
Nếu viêm mũi biến chứng thành viêm xoang mà không được trị khỏi kịp thời, viêm nhiễm sẽ phát triển lây lan ra các bộ phận khác, như gây viêm hốc mắt, viêm não, viêm màng não, áp-xe não…
Thậm chí, có khoảng 90% các ca bệnh ung thư mũi là do bệnh viêm mũi lâu ngày trị không khỏi mà tạo thành. Như vậy, từ một viêm nhiễm nhẹ ở mũi có thể sẽ gây ra những biến chứng nặng nề khó lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Do đó, theo các chuyên gia y tế, không thể xem thường khi xuất hiện các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi... Tốt nhất, khi có biểu hiện viêm nhiễm ở khu vực tai-mũi-họng, nên đến cơ sở có chuyên khoa để thăm khám và điều trị, tránh bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất.
Phòng bệnh đơn giản, dễ làm
Với bệnh viêm mũi trong mùa đông, giới y khoa đề cao việc phòng bệnh với những biện pháp khá đơn giản, tiết kiệm, dễ làm, có thể thực hành ngay tại nhà.
Theo PGS.TS Bác sĩ Võ Thanh Quang, Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương - Chủ tịch Hội Tai mũi họng Việt Nam, trước đây người dân chỉ chú ý tới đánh răng để phòng bệnh mà không nghĩ tới đường mũi xoang, nơi ngăn cản và chứa đựng nhiều tác nhân gây bệnh cũng cần phải được vệ sinh hàng ngày.
 |
Xịt mũi hàng ngày bằng nước biển sâu giúp thông mũi, sát khuẩn, kháng viêm, làm săn se niêm mạc, ngăn ngừa viêm mũi và viêm xoang hiệu quả. Trong ảnh, người dân đang mua nước biển sâu Xisat tại một nhà thuốc ở TP.HCM. Ảnh: Bình Minh |
“Với chức năng cửa ngõ cơ thể, tự nhiên mũi, họng đã có các cơ chế tự bảo vệ. Nhưng với môi trường ngày càng ô nhiễm, với điều kiện sống có nhiều bệnh tật lây nhiễm như hiện nay, biện pháp xịt rửa mũi ngày càng được chú trọng. Không chỉ là mùa lạnh mà theo tôi quanh năm chúng ta nên tạo cho mình thói quen xịt rửa mũi ít nhất 3 lần mỗi ngày, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi trưa và buổi tối trước khi đi ngủ”, PGS Quang khuyên.
Tại các nhà thuốc, sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi khá đa dạng về chủng loại như nước biển sâu, nước biển nhân tạo (nước muối biển hoặc công thức nước biển), nước muối…
Trong đó, dung dịch nước biển sâu được các chuyên gia y tế khuyên dùng nhờ vào các ưu điểm vượt trội. Nước biển sâu được khai thác từ các vùng biển đặc biệt giàu khoáng và nguyên tố vi lượng như Cu++, Zn++… nên có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, săn se và bảo vệ niêm mạc mũi.
Những năm gần đây, Bộ Y tế cũng đã có các động thái siết chặt thị trường dung dịch vệ sinh mũi vốn đang được bán tại các hiệu thuốc như hàng tiêu dùng. Các dung dịch chuẩn sẽ được Bộ cấp chứng nhận chất lượng thông qua việc cấp Giấy chứng nhận Thiết bị Y tế.
Tính đến nay, nước biển sâu Xisat là sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi sản xuất tại Việt Nam đầu tiên và duy nhất được cấp Giấy chứng nhận này, làm cho Xisat trở thành sản phẩm dành được độ tin cậy cao nhất của người tiêu dùng trên thị trường. Xisat được tinh chiết từ thiên nhiên ở độ sâu 450m từ mặt nước biển, chứa nhiều muối, giàu khoáng chất, như Cu++, Zn++... Sử dụng Xisat vệ sinh mũi hàng ngày giúp sát khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa sổ mũi, ngạt mũi và viêm xoang.
Bích Hà
" alt="Khốn khổ với viêm mũi, nghẹt mũi mùa đông"/>
Khốn khổ với viêm mũi, nghẹt mũi mùa đông

- Cha mẹ thường lấy tăm bông ngoáy tai trẻ để giữ vệ sinh. Nhưng cách tốt nhất là … không làm gì cả! Thậm chí thiếu ráy tai, tai còn bị ngứa và khô!Tôi có con 2 tuổi nhưng mỗi lần lấy ráy tai cho con (bằng tăm bông) là vô cùng khốn khổ. Cháu khóc lóc còn tôi xót ruột. Nhưng không lấy thì mất vệ sinh, tai cháu sẽ rất bẩn.
Xin bác sỹ tư vấn tôi cần làm như thế nào để lấy được ráy tai và vệ sinh tai đúng cách cho con?
Vũ Ngọc Yến (28 tuổi, Đống Đa, Hà Nội)
 |
Không cần làm gì với ráy tai của trẻ. Dùng tăm bông "đào bới" có thể làm trẻ bị thủng màng nhĩ. Ảnh minh họa |
Trả lời của BS Trần Thu Thủy - Bệnh viện Nhi Trung ương:
Ráy tai không hề gây nhiễm trùng tai như nhiều người thường nghĩ. Trái lại, thiếu các thành phần bôi trơn và diệt khuẩn của ráy tai, tai có thể bị khô và ngứa!
Cách tốt nhất để xử lý ráy tai của trẻ là không làm gì cả! Đừng bao giờ dùng tăm bông ngoáy tai cho con. Rất nhiều trẻ đã bị thủng màng nhĩ do cha mẹ quá nhiệt tình 'nạo vét', hoặc do bé tò mò, dùng tăm bông thọc vào tai mình đúng như cách mà mẹ vẫn làm với bé.
Ráy tai là hỗn hợp hòa tan trong nước của da chết, lông và chất tiết từ các tuyến nhầy ở ống tai, được hình thành ở 1/3 ngoài của ống tai, phần gần màng nhĩ không sản sinh chất này.
Ráy tai giúp điều hòa pH, diệt khuẩn, và bảo vệ lớp lót nhạy cảm của ống tai khỏi tác động của nước. Đây là một phần cơ chế tự bảo vệ của tai, giúp làm sạch, không cho bụi và vi khuẩn đi sâu vào bên trong, gây tổn thương hoặc nhiễm trùng màng nhĩ.
Bình thường cha mẹ không cần làm vệ sinh ống tai cho bé nhờ cơ chế tự làm sạch của ống tai ngoài. Nhờ động tác nhai và chuyển động của hàm, ráy tai cũ và các tế bào da chết liên tục di chuyển từ phía màng nhĩ tới lỗ tai ngoài. Chúng khô dần và rơi ra ngoài.
Hàng ngày, khi tắm cho bé, chỉ cần dùng khăn ướt lau nhẹ vùng tai ngoài là đủ.
Tuy nhiên, mếu ống tai ngoài quá nhỏ hoặc hình dáng khác thường có thể khiến ráy tai khó thoát ra ngoài, dẫn tới hình thành nút ráy tai. Nút ráy tai cũng xuất hiện khi chất này bị đẩy sâu vào trong ống tai. Nguyên nhân hay gặp nhất là … do sử dụng tăm bông hoặc những vật dụng khác để lấy ráy tai! Động tác này chỉ giúp loại bỏ phần ráy tai ở nông bên ngoài, trong khi lại đẩy phần ráy tai còn lại vào sâu hơn bên trong, tạo điều kiện hình thành nút ráy tai.
Ráy tai chỉ thực sự gây rắc rối trong hai trường hợp :Khi chúng tích tụ quá nhiều, cản trở việc quan sát màng nhĩ của bác sĩ trong lúc thăm khám hoặc khi chúng gây tắc nghẽn hoàn toàn ống tai ngoài. Lúc này thính lực của trẻ có thể bị giảm. Cha mẹ có thể làm mềm ráy tai bằng dầu oliu hoặc bằng dung dịch oxy già pha loãng dưới sự hướng dẫn của bác sỹ. |
Hoài An
Việt Nam chuẩn bị cho ca ghép đầu người đầu tiên" alt="Không cần 'nạo vét', tai bé vẫn sạch"/>
Không cần 'nạo vét', tai bé vẫn sạch