Phát biểu khai mạc sự kiện, Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ nhận định, trong giai đoạn hiện nay, việc chuyển đổi số, xây dựng kinh tế số và xã hội số là cơ hội vô giá để phát triển đất nước. Tất cả lĩnh vực trọng yếu của xã hội như Chính phủ điện tử, viễn thông, tài chính, ngân hàng… đều đang tiến hành chuyển đổi số mạnh mẽ và quyết liệt.
Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ nhận định, các nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin ngày càng gia tăng. |
Cùng với những lợi ích của xu thế chuyển đổi số mang lại là các nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin ngày càng gia tăng, gây tổn hại nghiêm trọng đến an ninh – quốc phòng, kinh tế, xã hội… Việt Nam nằm trong số các quốc gia bị tấn công mạng và bị lây nhiễm mã độc nhiều nhất trong năm 2020.
“Theo kết quả do Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện giám sát an toàn thông tin trên các mạng CNTT trọng yếu của Đảng, Nhà nước, năm 2020, đã phát hiện hơn 417.000 nguy cơ mất an toàn thông tin, trong đó có nhiều mã độc được sử dụng trong các chiến dịch tấn công có chủ đích”, ông Thiềm thông tin.
Dẫn thống kê từ hãng bảo mật Kaspersky, Đại tá Trần Đức Sự, Giám đốc Trung tâm CNTT và Giám sát An ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ cho hay, Việt Nam hiện nằm trong số các quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất trong các năm gần đây 2018, 2019 và 2020. Việt Nam cũng là nước đứng ở vị trí thứ 6/10 quốc gia có nguy cơ tấn công vào các thiết bị IoT thông qua Telnet.
Cũng theo Kaspersky, Việt Nam đứng thứ 4/10 quốc gia có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc qua mạng và 1/10 các quốc gia bị lây nhiễm mã độc từ sử dụng những thiết bị Flash Disk, thiết bị lưu trữ rời. Còn từ nghiên cứu của Bkav, ước tính thiệt hại do virus máy tính gây ra với người dùng Việt Nam năm 2020 đạt kỷ lục mới khoảng 1 tỷ USD.
Nhiều thách thức cho công tác đảm bảo an ninh mạng
Đáng chú ý, trong trao đổi tại Security World 2021, Đại tá Trương Sơn Lâm, Phó Cục trưởng, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an đã chỉ ra những thách thức chủ yếu với công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam.
Phó Cục trưởng Cục A05 cho rằng, thực trạng an ninh hệ thống mạng của Việt Nam so với sự phát triển của công nghệ còn nhiều bất cập. |
Cụ thể, theo ông Lâm, một thách thức không nhỏ là hoạt động tấn công mạng nhằm vào các cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu của khối cơ quan Chính phủ và các tổ chức, tập đoàn kinh tế mũi nhọn tiếp tục diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm.
Mỗi năm có hàng nghìn vụ tấn công mạng với nhiều mục đích khác nhau. Theo thống kê trong năm 2020, A05 đã phát hiện trên 5.050 trang, cổng thông tin điện tử trong nước bị tấn công, tăng 40% so với năm 2019. Trong đó, số trang, cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước bị tấn công là hơn 400, tăng 100% so với năm 2019.
"Nhiều loại vũ khí mạng, mã độc nguy hiểm hàng ngày, hàng giờ được điều khiển tấn công nhằm vào Việt Nam, trong đó có cả mã độc nâng cấp nhúng AI. Thậm chí sử dụng Việt Nam làm bàn đạp để tấn công mạng vào nhiều mục tiêu nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đây không chỉ là sự thiệt hại về kinh tế mà còn nguy cơ tác động ảnh hưởng đến an ninh, chính trị và đối ngoại”, ông Lâm nêu quan điểm.
Cùng với đó, nhiều thiết bị, ứng dụng công nghệ cung cấp cho người dùng Việt Nam tồn tại lỗ hổng bảo mật hoặc lợi dụng sơ hở từ nhận thức và kiến thức của người dùng, các loại tội phạm khai thác tấn công, xâm nhập, chiếm đoạt quyền điều khiển nhằm thực hiện hoạt động phạm tội, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và tổ chức, doanh nghiệp.
Một thách thức chủ yếu nữa theo ông Lâm, đó là: Không gian mạng phát triển, gắn với sự gia tăng của các loại hình truyền thông xã hội, tuy nhiên hoạt động trao đổi, đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng diễn ra hết sức phức tạp.
“Tin giả, tin sai sự thật đã và đang có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò điều hành của Chính phủ, uy tín và hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, đến hành động của một bộ phận người dân khi tham gia môi trường mạng”, ông Lâm nhận định.
Năm 2020, Bộ Công an phát hiện hơn 800.000 tin giả, bài viết có nội dung sai sự thật liên quan đến dịch bệnh Covid-19 được đăng tải trên không gian mạng, chủ yếu là mạng xã hội. Qua đó, Bộ Công an đã phối hợp xử lý gần 600 đối tượng, cá nhân vi phạm.
Bên cạnh đó, thông tin làm nhục, vu khống, bôi nhọ, xúc phạm cũng diễn ra nhức nhối trên không gian mạng, xâm phạm trực tiếp quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; thậm chí nhiều vụ việc gây hậu quả đáng tiếc như án mạng, dẫn đến tự tử, cố ý gây thương tích… Thông tin kích động bạo lực, lệch chuẩn đạo đức xã hội đang tác động ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam, nhất là với nhóm yếu thế cần được quan tâm bảo vệ như trẻ em, học sinh.
Đặc biệt, đại diện A05 chỉ rõ, hoạt động thu thập, mua bán, sử dụng trái phép và để lộ, mất dữ liệu cá nhân trên mạng diễn ra phổ biến, đặt ra thách thức cho lợi ích – chủ quyền, an ninh dữ liệu quốc gia, uy tín của doanh nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
“Thời gian qua, tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ lộ, mất dữ liệu cá nhân với số lượng lớn, tính chất và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng. Qua các biện pháp công tác, chúng tôi đã phát hiện nhiều đường dây, tổ chức, cá nhân có hoạt động mua bán dữ liệu cá nhân trái phép. Gần đây nhất, chúng tôi đã phối hợp với Công an một số đơn vị, địa phương phá đường dây có hoạt động mua bán dữ liệu cá nhân với tính chất, mức độ và số lượng lớn”, đại diện A05 cho hay.
Vân Anh
Theo đề xuất của Bộ Công an tại dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, mức phạt dành cho hành vi vi phạm quy định về đăng ký xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm từ 80 đến 100 triệu đồng.
" alt=""/>Bộ Công an đã phát hiện nhiều đường dây, tổ chức mua bán dữ liệu cá nhân trái phép
1.A | |||||||||
2.b | 2.a | 3.f | s | s | s | s | s | s | |
Theo Bộ GD-ĐT, nội dung đề thi vẫn nằm trong chương trình THPT nhưng sẽ chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12.Bài thi Toán được làm trong vòng 90 phút theo hình thức trắc nghiệm. Thời gian làm bài bắt đầu từ 14 giờ 30 phút.
Về mặt quy chế thi, năm nay Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh, cải tiến một số khâu để tính bảo mật của kỳ thi được tăng cường hơn các năm trước. Đề thi và bài thi phải được bảo quản trong tủ riêng biệt, có khóa và niêm phong. Khi mở niêm phong phải có chứng kiến của công an và những người ký nhãn niêm phong.
Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày, có ít nhất một công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày và một cán bộ làm nhiệm vụ tại điểm thi của trường đại học, cao đẳng thường trực đêm tại phòng.
Một trong số những điểm khác biệt quan trọng là trường đại học sẽ chủ trì khâu chấm thi tại địa phương. Các trường đại học, cao đẳng địa phương cũng không còn được tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình như trước đây.
Phần mềm chấm thi trắc nghiệm cũng được cải tiến, nâng cấp nhằm nâng cao tính bảo mật. Theo đó, phiếu trả lời trắc nghiệm sẽ được “đánh phách” điện tử.
Bộ GD-ĐT cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các khâu tổ chức kỳ thi; phối hợp với các cơ quan, nhất là cơ quan công an để tập huấn kỹ về nghiệp vụ tổ chức thi cũng như kỹ năng phòng chống, phát hiện gian lận, nhất là gian lận sử dụng công nghệ cao.
BAN GIÁO DỤC
" alt=""/>Đáp án mã đề 118 môn Toán thi THPT quốc gia 2019Việt Nam có nên thu thuế tài sản ảo?
Tại diễn đàn Blockchain & AI vừa được tổ chức, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho hay, số liệu của Triple A chỉ ra rằng, có tới 85% người người làm nghề tự do (freelancer) ở Việt Nam sở hữu tài sản ảo do đặc thù của các công việc mang tính toàn cầu. Thậm chí, 35% trong số họ chấp nhận thanh toán bằng tài sản ảo dù điều này vi phạm các quy định.
Với thực tế này, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng, Blockchain đang như một nền kinh tế ngầm của thế hệ GenZ (những người sinh sau năm 1997) và những người làm “freelance”.
Dòng tiền luân chuyển trong nền kinh tế ảo rất lớn. Nếu cấm hoặc né tránh đưa ra các quy định quản lý đối với Blockchain và tài sản ảo, chúng ta sẽ lãng phí cơ hội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần sớm xây dựng chính sách quản lý tài sản ảo, để chuyển đổi dần nền kinh tế ngầm từ tài sản ảo sang công khai, qua đó đóng góp vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
“Biết đâu trong tương lai chúng ta sẽ thu được dòng thuế từ tài sản ảo, giống như dòng thuế từ các giao dịch chứng khoán”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam đặt vấn đề.
Quản lý tài sản ảo sẽ giúp startup Việt không phải ra nước ngoài
Theo khảo sát tháng 12/2023 của Atlantic Council với 60 quốc gia trên thế giới, hiện có 32 nước công nhận tài sản ảo là hợp pháp, 19 quốc gia cấm một phần và 8 quốc gia cấm toàn bộ đối với tài sản ảo. Đáng chú ý khi 10 quốc gia trong nhóm G20 hiện đã hợp pháp hóa loại tài sản này.
Theo Luật sư Trần Quốc Bảo, hãng luật Pantheon, do là vấn đề mới, 70% các quốc gia trên thế giới chưa có khung pháp lý để quản lý tài sản ảo, sàn giao dịch tài sản ảo. Trong khu vực, Thái Lan và Singapore rất mở cửa đối với lĩnh vực này, trong khi Việt Nam hiện chưa có khung pháp lý về tài sản ảo.
“Nhiều startup trong lĩnh vực tài sản ảo và sàn giao dịch tài sản ảo đang băn khoăn xem liệu họ có phát triển được doanh nghiệp trong nước không, hay phải ra nước ngoài làm? Việt Nam nên xem xét việc vận dụng các chính sách pháp lý để giúp các doanh nghiệp Blockchain của người Việt có thể vận hành, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, qua đó đóng góp, thúc đẩy xã hội phát triển”, Luật sư Trần Quốc Bảo nêu góc nhìn.
Nên cấm hay quản lý tài sản ảo, Bitcoin, sàn giao dịch tiền mã hóa?Việc thừa nhận, cấm hay điều chỉnh tài sản ảo đều sẽ gây ra xung đột lợi ích giữa các nhà đầu tư truyền thống và những người theo đuổi các mô hình kinh doanh số." alt=""/>Việt Nam có thể thu dòng tiền lớn từ đánh thuế Bitcoin, tài sản ảo