Theo bà McDowell, khi cơn đau trở nên nghiêm trọng khiến người phụ nữ phải vào viện cấp cứu vào năm 2021, kết quả chụp CT "tình cờ" tìm thấy dụng cụ giúp nong/khép thành vết mổ Alexis vẫn còn nằm trong bụng nữ bệnh nhân sau ca sinh mổ.
Bà McDowell nói thêm, dụng cụ Alexis được làm bằng nhựa trong suốt, hình ống tròn “có kích thước bằng một chiếc đĩa ăn tối”, và thường được lấy ra trước khi khâu da của sản phụ. Sau khi “vật lạ” được lấy ra khỏi cơ thể, người phụ nữ đã nộp đơn khiếu nại.
Khi điều tra lại vụ việc, bà McDowell cho hay, Bệnh viện Thành phố Auckland, nơi thực hiện ca phẫu thuật sinh mổ cho nữ bệnh nhân, đã vi phạm các tiêu chuẩn y tế.
Thực hiện cuộc phẫu thuật sinh mổ vào năm 2020 có 11 người bao gồm 1 bác sĩ phẫu thuật, 1 y tá phụ trách dụng cụ trong ca mổ, 3 y tá luân phiên, 2 bác sĩ gây mê, 2 kỹ thuật viên gây mê và 1 nữ hộ sinh.
Theo bà McDowell, bản tóm tắt cuộc phẫu thuật viết một dụng cụ Alexis "cực lớn" đã được sử dụng trong ca sinh mổ để thay cho một dụng cụ nhỏ hơn trước đó. Thông thường ca mổ sẽ kiểm đếm số dụng cụ dùng trước và sau phẫu thuật. Tuy nhiên, trong trường hợp này, họ đã đếm sót dụng cụ Alexis.
Phía bệnh viện sau đó đã lên tiếng xin lỗi về sai sót trên.
Đó là 5 chú chó được ông Hải đặt tên là Bích La, Kinô, Ú, Bưởi, Ba Can.
Cả 5 chú chó đều thuộc giống chó ta, mỗi con nặng 10-25kg. Trong đó, Bích La là chú chó đầu tiên gắn bó với ông Hải trong suốt những năm làm thuê.
"Tôi xin Bích La ở Trà Vinh, lúc đó nó chỉ nặng 2kg. Nó theo tôi đi làm thuê ở hội chợ xuyên suốt. Lúc tôi bán đồ cho khách, Bích La hay chạy lại ngậm rồi giật bọc đồ để giao cho khách", ông Hải kể.
Từ thời điểm nhận thấy Bích La có vẻ thông minh, đi bất cứ đâu ông Hải cũng đưa chú chó này theo. Thậm chí, sợ chó cưng bị bắt mất, ông Hải còn bồng nó trên tay, xưng hô "ông nội - Bích La" y như ông cháu ruột.
Sau một thời gian bán cá viên chiên ở hội chợ, ông Hải xin làm thuê ở bến phà Nhật Tảo (huyện Tân Trụ, tỉnh Long An). Ông kể, công việc kéo, cột dây khi phà cập bến hay xuất bến phải dùng nhiều sức. Có một lần phà cập bến, Bích La chạy lại cắn một đầu sợi dây rồi lôi vào phụ ông khiến nhiều người bất ngờ.
"Nhiều người xuống phà chỉ mong được gặp Bích La", ông Hải chia sẻ và cho biết cũng vì người đến xem ngày một đông nên ảnh hưởng đến bến phà, ông Hải không thể tiếp tục công việc đành về quê bán vé số kiếm sống.
"Kinô là "vợ" lớn, Ú là "vợ" nhỏ của Bích La, tôi xin ở quê; còn Bưởi và Ba Can là con của Bích La", ông Hải giới thiệu mối quan hệ của "đàn cháu" nhà mình.
Theo ông Hải, cả 5 chú chó lần lượt thay phiên nhau đi bán vé số cùng ông mỗi ngày. Để đắt khách, chúng còn biết pha trò như ngậm vé số đi mời bằng 2 chân, biểu diễn xiếc, đùa giỡn với khách,…
Khi nghe ông Hải sai vặt, Bích La lẳng lặng vào nhà ngậm ra một thùng tiền. Theo ông, số tiền được mạnh thường quân cho trong lúc bán vé số, ông đều để dành riêng từng phần để lo phần ăn, chích ngừa cho đàn chó.
Hiện tại để có chỗ che nắng che mưa, ông Hải tận dụng bóng mát ở một góc bờ kênh để dựng chòi lá, dùng cao su làm vách ngăn để làm nơi ăn ngủ cho "đàn cháu".
"Tôi sống cũng tự hào vì các cháu tôi", ông Hải xúc động nói và cho biết dành nhiều thời gian dạy đàn chó nhiều thứ nên chúng nghe và rất hiểu ý chủ.
Theo Dân trí