Còn gì đáng sợ hơn khi mở điện thoại ra và nhìn thấy con số 36,37 độ nhảy nhót trên ứng dụng thời tiết và TV thông báo tia cực tím vượt ngưỡng cho phép? Ai đói bụng thì chiên ốp la ngoài trời một tí cũng có đồ ăn nóng luôn. Ảnh: Chuyện của mấy tòa nhà. |
Trời nắng như vậy mà quên mang áo chống nắng chẳng khác nào "hỏa ngục" trần gian nhất là lúc Sài Gòn đang được dự báo là tia cực tím vượt ngưỡng. Có lẽ vì vậy mà mấy tòa nhà cũng phải trùm kín như “Ninja” để hạn chế cái nóng. Ảnh: Chuyện của mấy tòa nhà. |
Với cái nắng gắt như vậy, ra đường mà quên bôi kem chống nắng thì xác định da không chỉ bị đen mà không chừng cháy đen luôn. Ảnh: Nhà thổ. |
Mùa nóng lại về, những người con Nam bộ chỉ muốn “đưa nhau đi trốn”. Nếu chưa có địa điểm để tới, cứ chui tạm vào tủ lạnh. Ảnh: Painter Man. |
Cuối tuần là ngày nghỉ ngơi, đi chơi cùng bạn bè, gia đình nhưng nóng thế này thì chẳng ai muốn ra đường. Nắng nóng lại khiến trong người bực bội, làm việc gì cũng không suôn sẻ, cũng khiến chúng ta lười đi trông thấy. Ảnh: Mạng nhện. |
Câu thơ của Xuân Diệu chưa bao giờ lỗi thời dù ở trong bất kỳ thời đại nào. Hiện tại, ai ở Sài Gòn cũng muốn hét lên “Tôi muốn tắt nắng đi - Cho nóng vơi đi bớt.” Ảnh: Thăng Fly Comics. |
Cứ đến giờ trưa là lúc “ông mặt trời” hoạt động với năng suất cao nhất, hăng hái nhất và sẵn sàng “khủng bố” người đi đường với cái nắng oi bức nhất. Dù đã quen với việc "Sài Gòn chỉ có 2 mùa, nắng và nắng hơn", nhưng ước gì nhiệt độ giảm đi một chút nhỉ. Ảnh: Có gì dui hông? |
Mới đây, trên mạng xã hội Weibo tiếp tục xuất hiện những hình ảnh các học sinh tiểu học phải đeo vòng theo dõi sóng não trên đầu. Việc này đã dẫn đến làn sóng chỉ trích của cư dân mạng và phụ huynh.
Hình ảnh các sinh viên Trung Quốc đeo băng đô đã thu hút sự chỉ trích trên trang mạng. Ảnh: Weibo. |
Theo SCMP, công ty BrainCo đã tạo ra những chiếc vòng này. Thiết bị hiển thị sự tập trung của học sinh bằng cách đọc sóng não. Sau khi phân tích, nó sẽ phát kết quả bằng đèn ở phía trước.
Màu xanh có nghĩa là thư giãn, màu vàng là tập trung và màu đỏ là rất tập trung. Giáo viên cũng có thể theo dõi mức độ chú ý của mỗi học sinh thông qua phần mềm điện thoại đi kèm.
“Ơn trời tôi đã tốt nghiệp rồi”, một bình luận của bài đăng về thiết bị này trên Weibo.
“Nếu con gái tôi học ở trường sử dụng thiết bị này, tôi sẽ cho nó nghỉ học”, một phụ huynh Trung Quốc lên tiếng phản đối.
Đáp lại những lời chỉ trích trên các phương tiện truyền thông xã hội, BrainCo đã tuyên bố rằng họ chỉ cung cấp các thiết bị phụ trợ cho các khoá học đào tạo sự tập trung ở trường học. Công ty cũng cho biết họ không bán sản phẩm cho các trường công mà chỉ cho sử dụng thử nghiệm miễn phí.
Mặt khác, công nghệ theo dõi sóng não này không phải là thứ cao siêu như mọi người từng nghĩ. Sử dụng kỹ thuật điện não đồ (EEG), thiết bị chuyên dụng có thể đo các xung động của sóng não người.
Trong nhiều thập kỷ, các bệnh viện đã sử dụng EEG nhằm theo dõi các bệnh lý như rối loạn não, động kinh hoặc tổn thương.
Bác sĩ đo điện não đồ cho bệnh nhân. Ảnh: easycare. |
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, công nghệ này bắt đầu xuất hiện tràn lan trên các thiết bị tiêu dùng có khả năng xác định trạng thái tinh thần của người sử dụng. Mặc dù có những nghiên cứu chỉ ra công nghệ EEG có thể áp dụng cho mục đích này nhưng kết quả sẽ không chính xác. Nhiều yếu tố của môi trường như mồ hôi và chuyển động cơ bắp có thể dẫn đến sai lệch kết quả.
BrainCo là công ty do kỹ sư người Trung Quốc Bicheng Han thành lập tại Mỹ. Trong 3 năm qua, công ty này đã trưng bày nhiều sản phẩm tại Triển lãm Điện tử và Tiêu dùng ở Las Vegas (Mỹ).
Trước đó, BrainCo được giới truyền thông Trung Quốc chú ý khi một nữ nghệ sĩ piano đã sử dụng bàn tay giả (điều khiển bằng tâm trí) của công ty trên chương trình thực tế về khoa học của đài CCTV.
" alt=""/>Trường tiểu học Trung Quốc cho học sinh quét sóng não gây phẫn nộ