Giải trí

Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Parma, 23h30 ngày 31/3: Không được phép gục ngã

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-04-04 19:09:39 我要评论(0)

Pha lê - 31/03/2025 09:01 Ý kết quả bóng đá bundesligakết quả bóng đá bundesliga、、

ậnđịnhsoikèoHellasVeronavsParmahngàyKhôngđượcphépgụcngãkết quả bóng đá bundesliga   Pha lê - 31/03/2025 09:01  Ý

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Giáo viên và học sinh đã đưa ra những ý kiến góp ý, trao đổi về đề thi minh họa môn Tiếng Anh kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.

{keywords}
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Cô Nguyễn Thị Thanh Mỹ, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An: "Đề thi chưa phân hóa rõ".

Nhận định chung, tôi thấy nếu so với đề thi THPT quốc gia 2016 thì đề thi minh họa này có phần dễ hơn, lượng câu khó không nhiều bằng. Do đó học sinh chỉ học trong sách giáo khoa vẫn có thể dễ dàng đạt được điểm trung bình. Đây là điều kiện thuận lợi cho các em học sinh vượt tốt nghiệp.  

Trước đây, phần tự luận nếu không nắm chắc kiến thức sẽ không thể viết ra được đáp án. Nhưng với hình thức thi trắc nghiệm, giờ đây có một số câu các em chỉ cần hiểu kiến thức ở mức bình thường là có thể chọn ra được đáp án chính xác.

Do đó tôi nghĩ không dễ để đạt điểm tuyệt đối, nhưng điểm thi ở mức khá và cao sẽ nhiều hơn và phổ điểm môn Tiếng Anh sẽ cao hơn.

Thực ra, vẫn có những câu đảm bảo tính phân hóa của đề nhưng để đạt tỷ lệ 60-40 như Bộ nói thì chưa được. Lượng câu hỏi phân hóa khá giỏi theo tôi mới chỉ đạt khoảng 30 câu.

Với 60 phút, học sinh vẫn hoàn toàn có thể đủ thời gian xoay xở. Ở môn Tiếng Anh, chỉ có phần bài đọc là hơi mất thời gian phân tích, còn tất cả các phần ngữ pháp thì chỉ cần nhìn qua là có thể làm được luôn. Năm trước là 3 bài đọc với 30 câu hỏi, nhưng giờ 3 bài đọc chỉ với 20 câu hỏi, do đó tôi nghĩ với mức độ khó của đề thi như thế này thì học sinh hoàn toàn có thể xử lý được.

Cô Trần Thị Hà, giáo viên Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định: "Xét tuyển đại học khó chuẩn xác".

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề minh họa, tôi đã cho học sinh làm thử vào hôm nay để khảo sát. Nhìn chung, đề thi giảm tải cho học sinh và với mục tiêu tốt nghiệp thì không đi học thêm gì vẫn hoàn thành rất thoải mái, bởi đề thi bám khá sát chương trình.

Đề thi minh họa này có số lượng câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu nhiều hơn so với đề thi THPT quốc gia năm ngoái. Năm nay, có ít nhất là 15 câu ở mức độ nhận biết, như vậy thuận lợi cho mục tiêu tốt nghiệp của học sinh.

Những câu hỏi ở mức độ nhận biết như vậy chỉ nhìn vào là học sinh có thể làm được ngay nếu nắm chắc nội dung sách giáo khoa. Cũng có những câu khó để phân loại, đặc biệt ở phần đọc hiểu.

Tuy nhiên, đối với mục tiêu xét tuyển đại học thì tôi thấy đề có vẻ khó phân loại hơn so với năm ngoái bởi dễ hơn. Tôi thấy có nhiều chỗ đáng lẽ ra đòi hỏi kiến thức sâu hơn thì đề chỉ dừng lại ở mức độ vừa phải.

Tôi e rằng nếu với mức độ đề như thế này, để xét tuyển đại học thì sẽ không được chuẩn xác lắm bởi điểm thi sẽ sàn sàn nhau. Thậm chí tôi nghĩ những trường đại học nhóm trên, chuyên sâu về ngoại ngữ có thể sẽ phải làm thêm bài kiểm tra Tiếng Anh riêng để tuyển sinh.

{keywords}
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Tôi đề xuất cần tăng thêm những câu rất khó để đánh giá được những học sinh mạnh về ngoại ngữ. Bởi trong đề minh họa chỉ khoảng 10 câu như vậy. Tôi nghĩ cần tăng thêm 5 câu khó hẳn.

Những năm trước có những câu cấu trúc diễn đạt, về thành ngữ cố định, nhưng năm nay trong đề minh họa rất hiếm và tôi nghĩ nên thêm vào. Cùng với đó cũng nên tăng câu dễ để những học sinh chỉ với mục tiêu đỗ tốt nghiệp không băn khoăn, không phải đi học thêm và chịu nhiều áp lực.

Em Nguyễn Thu Trang, thủ khoa khối D1 năm 2016: "Hi vọng đề thi có tính phân hóa hơn".

Đề thi này có mức độ phân loại học sinh chưa cao và các câu hỏi để phân hóa xét tuyển đại học cũng không khó hơn các câu phục vụ mục đích tốt nghiệp nhiều. Em hi vọng đề thi thật mức độ phân loại sẽ cao hơn.

Tức là, những câu thuộc mức độ dễ nên dễ hơn, và mức khó nên khó hơn. Đặc biệt nên có một vài câu khó, ví dụ như cụm động từ…, mà chỉ những ai thực sự giỏi mới có thể làm được

Theo em, với mức độ đề này thì 50 câu trong 60 phút là hợp lý và học sinh có thể xử lý được.

Một giáo viên Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa: "Có phần trong đề mẫu vượt chương trình - sách giáo khoa".  

Đề thi minh họa về kiến thức thì ổn, tức là đảm bảo có các câu hỏi khó và dễ, có khả năng phân hóa học sinh.

Tuy nhiên, tôi thấy đề chưa đảm bảo đúng tiêu chí như Bộ GD-ĐT từng đưa ra là chỉ tập trung vào chương trình lớp 12. Bởi có những bài đọc trong đề mẫu có chủ đề không thuộc hoặc liên quan đến sách giáo khoa lớp 12.

Chủ đề của bài đọc lại liên quan đến hệ thống từ ngữ. Học sinh không quen chủ đề thì làm sao hiểu được hệ thống từ để làm bài thi?

Tôi cho rằng phải là chủ đề quen thuộc của sách giáo khoa lớp 12 thì học sinh mới có được những định hình quen thuộc.

Từ câu hỏi số 36 trong đề thi minh họa, một bài đọc nói về Trí nhớ, bài kia nói về Đồ uống - Thực phẩm, trong khi trong chương trình lớp 12 không bàn tới các chủ để đó.

 Nếu giả sử kiểm tra một kỹ năng đọc hiểu như khi thi IELTS thì sẽ khác, và khi đó có thể kiểm tra bất cứ chủ đề nào trong cuộc sống. Còn một đề thi phổ thông thì phải tuân thủ theo chương trình phổ thông.

Phần đọc hiểu ra ngoài sách giáo khoa có thể không ảnh hưởng nhiều đối với học sinh thành phố, nhưng điều này không dám chắc với học sinh ở vùng nông thôn, bởi các em ở nông thôn khó có thể được luyện nhiều chủ đề khác nhau.

Thanh Hùng

" alt="Nhận xét đề thi minh họa môn Tiếng Anh thi THPT quốc gia 2017" width="90" height="59"/>

Nhận xét đề thi minh họa môn Tiếng Anh thi THPT quốc gia 2017

Nghệ sĩ Kim Xuyến ở tuổi 78: Hay gặp gỡ Lê Mai, vẫn đi làm quảng cáo - 1

Ở tuổi 78, nghệ sĩ Kim Xuyến vẫn miệt mài làm phim, quay quảng cáo (Ảnh: Nguyễn Hòa).

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nghệ sĩ Kim Xuyến cho hay, mặc dù hầu hết các nhân vật bà làm đều là phụ nhưng bà không bao giờ phiền lòng, vì bà quan niệm vai nào cũng phải diễn tốt, nhiều khi vai phụ mà hay còn ấn tượng hơn vai chính.

"Có lẽ do cái mặt của mình nên những vai tôi đóng đều là phản diện, ghê gớm. Gần đây, tôi tham gia phim Làng ế vợcủa đạo diễn Bình Trọng thì vào một vai hài. Tôi không phân biệt vai phụ hay chính, miễn là vai có đất diễn, có kịch bản hay là được. Với mỗi vai, Kim Xuyến đều tìm ra cái duyên của nhân vật để "bám" vào mà diễn. Rất may là khán giả không chê, mà còn khen tôi chuyên nghiệp, có nghề", nữ nghệ sĩ tâm sự.

Ngoài đời, nghệ sĩ Kim Xuyến là một người rất vui tính, hay nói chuyện, pha trò ở đoàn phim nên được diễn viên trẻ rất yêu quý. Bà kể, nếu có đi làm phim, bà vẫn bắt xe ôm đến điểm quay. Ở một vài bộ phim làm xa thì đạo diễn có cử người đến đón bà đi làm bằng ô tô.

"Khán giả của Kim Xuyến toàn là người trung tuổi, đôi khi có một vài người trẻ nữa. Ra ngoài đường, nhiều người cứ bảo, bà đóng hài là bê con người thật của mình lên đúng không? Tôi thừa nhận là chuẩn như vậy vì tôi thoải mái, diễn không áp lực gì.

Lương hưu của tôi giờ được 5 triệu đồng, nếu có phim hay, tôi vẫn đi làm để vui và đỡ nhớ nghề. Tôi tham gia phim ảnh hoặc tiểu phẩm cũng không phải vì tiền bạc. Tiền thù lao cho một vai phụ nhiều khi không đủ xăng xe đi lại nhưng tôi vẫn thích", bà Tâm bán phở của phim Canh bạcchia sẻ.

Nghệ sĩ Kim Xuyến ở tuổi 78: Hay gặp gỡ Lê Mai, vẫn đi làm quảng cáo - 2

Kim Xuyến cùng đạo diễn Bình Trọng, nghệ sĩ Chiến Thắng, Quốc Quân (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Nữ nghệ sĩ gốc Hà Nội tâm sự, mấy năm gần đây, bà được mời đóng quảng cáo rất nhiều. Bà cũng nhận lời cho một số nhãn hàng ở Hà Nội và ở TPHCM. Cát-xê đóng quảng cáo thường nhiều hơn đóng phim, nhưng bà cũng chọn lọc không phải nhãn hàng nào mời cũng tham gia.

Bà kể: "Tôi cũng phải xem thương hiệu mời mình làm quảng cáo thế nào, có chất lượng không. Hiện nay nhiều hãng thực phẩm chức năng mời nhưng tôi không tham gia, chỉ nhận lời những thương hiệu uy tín, có giấy đăng ký chất lượng sản phẩm tốt. Tiền nhiều thì cũng thích nhưng quảng cáo phải biết rõ sản phẩm tôi mới làm, nếu không thành "lừa" khán giả thì sao?"

Ở tuổi 78, nghệ sĩ Kim Xuyến đang sống bình yên bên con cháu. Bà sống cùng vợ chồng người con trai ở phố Hàng Vải. Hai người con gái của bà đã định cư bên Đức. Thời chưa có dịch Covid-19, mỗi năm bà sang thăm các con một lần, nhưng khoảng 3 năm nay, bà thấy mình yếu hơn nên không đi nữa mà các con về thăm bà.

"Nhìn tôi thế thôi nhưng cũng vất vả lắm vì có gần 20 năm chăm chồng tai biến. Thời gian đầu, tôi vẫn đi làm phim ở những nơi gần. Ông ấy rất "quấn" vợ, thấy tôi đi làm thì bảo: "Bà nhớ về sớm nhé". Khi ông ốm, hai cô con gái hỗ trợ về vật chất cho bố mẹ nhiều nên tôi cũng không nặng gánh như nhiều nhà có người ốm lâu.

Khi ông ấy trở nặng, tôi không đi làm phim mà ở nhà tự chăm sóc chồng. Rồi tháng 2/2022 ông ấy qua đời. Vượt qua sự đau buồn thì tôi lại dựa vào con mà sống, tôi cũng đi làm phim cho khuây khỏa. Hiện tại, tôi sống thoải mái, con trai và con dâu cũng tạo điều kiện cho mẹ làm việc, quay phim", bà bộc bạch.

Nghệ sĩ Kim Xuyến cho hay, những lúc không đi làm phim, bà thường gặp gỡ các nghệ sĩ cùng thời như Thanh Tú, Lê Mai. Bà quý tính nghệ sĩ Lê Mai, vì hai người có tính cách gần nhau.

"Hầu như ngày nào, tôi và Lê Mai cũng nói chuyện. Trước thì bà Mai sống một mình ở Phan Đình Phùng nhưng mới đây, gia đình Lê Khanh chuyển về sống cùng mẹ. Thi thoảng nhà có việc gì Lê Khanh cũng hay gọi tôi đến. Hoặc thi thoảng thấy hai bà không gặp nhau, thì Khanh lại đưa mẹ sang nhà tôi để chơi.

Có với nhau quãng thời tuổi trẻ ở Nhà hát Kịch Hà Nội nên chúng tôi hiểu và thường tâm sự nhiều với nhau. Lê Mai rất dễ chịu và dễ tính", bà cho hay.

Nghệ sĩ Kim Xuyến ở tuổi 78: Hay gặp gỡ Lê Mai, vẫn đi làm quảng cáo - 3
Gần 10 năm nay, bà tham gia phim "Làng ế vợ" của đạo diễn Bình Trọng với nhiều nét duyên dáng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Nữ diễn viên của phim Làng ế vợcho hay, người đưa bà đến với phim hài là đạo diễn Khải Hưng. Từ những vai diễn của Gặp nhau cuối tuần, bà đã biết diễn hài duyên dáng hơn. Cùng với các đồng nghiệp như Văn Hiệp, Trịnh Thịnh, Phạm Bằng,… họ đã làm nên một thế hệ nghệ sĩ đáng trân trọng, hết lòng yêu nghệ thuật.

"Ở tuổi này, tôi không còn tiếc nuối gì nữa, gia đình cũng êm ấm, sự nghiệp như vậy cũng trọn vẹn. Tôi luôn nghĩ là mình là nghệ sĩ của nhân dân, được khán giả yêu quý là hạnh phúc lắm rồi. Chỉ mong ông trời thương để luôn có sức khỏe, năng lượng để thích thì vẫn đi làm phim được", nghệ sĩ Kim Xuyến nói.

Theo Dân trí 

" alt="Nghệ sĩ Kim Xuyến ở tuổi 78: Hay gặp gỡ Lê Mai, vẫn đi làm quảng cáo" width="90" height="59"/>

Nghệ sĩ Kim Xuyến ở tuổi 78: Hay gặp gỡ Lê Mai, vẫn đi làm quảng cáo

 - Chiều ngày 29/11, tọa đàm “Vai trò và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong xã hội thông tin” do Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đã diễn ra tại Học viện Kỹ thuật mật mã.

Tại đây, các sinh viên chuyên ngành An toàn thông tin tới từ các trường Học viện Kỹ thuật mật mã, ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân, ĐH Công nghệ… đã đưa ra những câu hỏi về cơ hội việc làm, kinh nghiệm nộp hồ sơ xin việc cho các khách mời là đại diện các doanh nghiệp, đại diện sinh viên ưu tú của ngành An toàn thông tin.

{keywords}
Tọa đàm ““Vai trò và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong xã hội thông tin” diễn ra tại Học viện Kỹ thuật mật mã chiều ngày 29/11

Chia sẻ trong phần khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Huy Dũng – Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin – đã khẳng định tầm quan trọng của an toàn thông tin trong xã hội hiện đại.

“Nếu như trong quá khứ, sức mạnh của một quốc gia được đo bằng sức ngựa, bằng số lượng chiến mã, bằng khả năng chinh phục đại dương, sau này là bằng khả năng chiếm lĩnh không gian, thì cho đến thời điểm hiện tại, kể từ khi máy vi tính lần đầu tiên xuất hiện, kể từ khi mạng Internet trở nên phổ biến thì sức mạnh của một quốc gia hiện nay được đo bằng khả năng chiếm lĩnh không gian mạng”.

“Mục tiêu của buổi tọa đàm ngày hôm nay là khơi dậy niềm đam mê, hoài bão. Hi vọng ngày hôm nay chúng tôi có thể giúp đánh thức tiềm năng, đánh thức “người khổng lồ còn đang say ngủ” trong một vài bạn nào đó đang ngồi ở hội trường này để trong vòng 3 năm nữa, 5 năm nữa hay 10 năm nữa, các bạn sẽ có những đóng góp lớn lao cho xã hội, cho nước nhà thì chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc” – ông Dũng nói.

Trả lời câu hỏi phổ biến của các sinh viên dành cho doanh nghiệp: doanh nghiệp tìm kiếm điều gì ở các ứng viên?, ông Khổng Huy Hùng – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS) cho biết, mong muốn chung của VNCS cũng giống như tất cả các ngành nghề khác là các bạn phải có kiến thức nền tảng. “Tuy nhiên, kỹ năng mềm là kỹ năng cần phải trau dồi và là kỹ năng mà chúng tôi mong muốn nhiều nhất”.

Ông Hùng cho rằng, nhiều ứng viên vẫn còn thiếu sự chuyên nghiệp. Ông đưa ra một số dẫn chứng đã từng xảy ra ở doanh nghiệp của mình: ứng viên không trả lời email, gọi phỏng vấn không đến, hoặc đã xác nhận là đến nhưng đến giờ không thấy đâu.

“Không phải ai cũng là người giỏi nhất. Nếu các bạn không phải là người giỏi nhất, thì các bạn hãy trau dồi những kỹ năng mềm khác, sự chuyên nghiệp, cần cù, chăm chỉ để là người phù hợp nhất. Chúng tôi tuyển những người phù hợp nhất, chứ không phải những người giỏi nhất, thậm chí không phải là người giỏi, mà là một sinh viên bình thường thôi” – ông Hùng chia sẻ quan điểm của mình.

Trả lời câu hỏi này, ông Lê Minh Hưng – Giám đốc Trung tâm Không gian mạng, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel cho rằng: “Mỗi cá nhân cần có một con đường khác nhau để đi đến thành công trong ngành An toàn thông tin nói riêng và các ngành nghề khác nói chung, tuy nhiên theo tôi có một điểm chung là “bạn cần có một số giờ bay nhất định, đâu đó khoảng 10 nghìn giờ bay”. Thành công không đến sau một đêm, sau một cơn mơ, mà là những ngày tháng khổ luyện”.

Chia sẻ thêm về quy tắc “10 nghìn giờ bay”, ông Dũng nói: “Không có một giấc mơ nào trở thành hiện thực nếu bạn không thức dậy để làm việc. Để thành công trong một lĩnh vực nào đó, theo thống kê khoa học, người ta có một quy tắc 10 nghìn giờ. Để trở thành một phi công thành thục thì bạn phải trải qua 10 nghìn giờ bay. Để trở thành một nhạc công thành thục, bạn phải có 10 nghìn giờ luyện tập trên phím đàn. Để trở thành một lập trình viên thành thục và ra được một kết quả gì đó thì bạn phải có 10 nghìn giờ miệt mài trên máy tính của mình”.

{keywords}

Sinh viên Phạm Thị Thanh đặt câu hỏi: “Em phải học tập và làm việc như thế nào để các nhà tuyển dụng ở đây nhận em vào làm với mức lương khởi điểm 2.000 đô la/ tháng?”

Nhiều sinh viên ngành An toàn thông tin không ngần ngại chia sẻ rằng họ chọn ngành này vì mức thu nhập hứa hẹn trong tương lai. 

Vì thế, câu hỏi của em Phạm Thị Thanh, sinh viên năm 3 ngành An toàn thông tin, Học viện Kỹ thuật mật mã đã làm “nóng” hội trường. 

“Em phải học tập và làm việc như thế nào để các nhà tuyển dụng ở đây nhận em vào làm với mức lương khởi điểm 2.000 đô la/ tháng?” – Thanh mạnh dạn đặt câu hỏi cho các nhà tuyển dụng.

“Tôi cũng đã từng có suy nghĩ như bạn hồi sinh viên. Mức lương 1.000-2.000 đô nhiều người đã làm được. Đó không phải là việc quá khó. Nhưng bạn không thể ép một thần đồng giải một bài toán tích phân. Muốn giải tích phân phải đợi đến lớp 10. Nếu bạn muốn mức lương 2.000, bạn nên bình tĩnh một chút. Đó không phải là một mức lương quá khó với các bạn ở đây. Tôi tin rằng sau 10-15 năm nữa, ít nhất một nửa các bạn ngồi đây có mức lương như vậy. Nếu bạn giỏi hơn những người khác thì có thể bạn chỉ cần 5 năm thôi. Bạn nên kiên nhẫn một chút” – ông Lê Minh Hưng trả lời.

Chia sẻ về câu chuyện thu nhập, ông Khổng Huy Hùng đặt câu hỏi ngược lại với nữ sinh này: “Nếu anh trả cho em 2.000 thì em làm lại được cho anh bao nhiêu tiền?”

“Việc em đưa ra con số 2.000 không quan trọng, mà quan trọng là em làm lại được cho anh bao nhiêu. Mà với một bạn sinh viên mới ra trường thì thông thường anh không nghĩ rằng bạn ấy sẽ mang lại được cho anh 10-15 ngàn/ tháng để anh có thể trả lại cho bạn ấy 2 ngàn.

Anh chưa có câu trả lời cho em nhưng anh đang băn khoăn là em sẽ làm gì cho anh để tạo ra 10-15 ngàn/ tháng để anh trả cho em. Nên anh nghĩ câu trả lời của anh là một câu hỏi mở ngược lại cho em”.

Ông Hùng khẳng định: “Bản thân em phải biết mình có thể mang lại được giá trị gì cho công ty. Thông thường mình phải trả lời câu hỏi đó trước cho doanh nghiệp. Tôi mang lại cho anh từng này và tôi muốn nhận được từ anh chừng này. Thông thường thì logic đấy sẽ dễ chấp nhận hơn. Liệu rằng cách nghĩ đấy có phải là một cách nghĩ tốt hơn là mình đặt ra một câu hỏi ngược lại cho doanh nghiệp hay không?”

Sau câu hỏi làm “nóng” hội trường của nữ sinh năm 3 là lời đề nghị nghiêm túc nhưng không kém phần hài hước của ông Nguyễn Huy Dũng: 

“Các bạn đang nói về mức lương 2.000 đô để làm những việc quan trọng. Không biết là trong những bạn sinh viên ở đây có bạn nào sẵn sàng nhận mức lương 200 đô để làm những việc quan trọng không kém không ạ?

Tất cả các bạn có thể liên hệ với tôi để đề nghị một cuộc phỏng vấn. Cục An toàn thông tin hiện đang tuyển dụng viên chức cho Cục và các bạn có thể liên hệ với tôi hoặc qua gian hàng thông tin ở ngoài kia”.

{keywords}

Một nữ sinh tới từ Học viện An ninh nhân dân đặt câu hỏi cho các khách mời

Một nữ sinh viên khác đang theo học ngành An toàn thông tin, Học viện Kỹ thuật mật mã đưa ra câu hỏi về cơ hội việc làm phù hợp với sinh viên nữ học ngành này. Trả lời câu hỏi này, ông Khổng Huy Hùng gợi ý các bạn nên trau dồi kiến thức về mặt giải pháp. 

“Để làm được điều đó, các bạn phải đọc nhiều, dùng nhiều, nghiên cứu trending thế giới nhiều. Ngoài kiến thức nền tảng, tiếng Anh cũng là một yếu tố quan trọng. Tiếng Anh phải tốt thì các bạn mới đọc được, tư vấn được, mới xây dựng được giải pháp để tư vấn cho khách hàng. Tôi nghĩ đó là những lựa chọn cho các bạn nữ mà không quá nặng về “technical””.

Nêu quan điểm về vấn đề nữ sinh viên học ngành An toàn thông tin, ông Lê Minh Hùng cho rằng “các bạn không nên tự đặt ra những giới hạn cho bản thân”.

“Tôi nghĩ thời đại này cũng không nên phân biệt nam hay nữ nhiều quá, tất nhiên là ở Việt Nam vẫn còn có những ảnh hưởng. Tuy nhiên, càng ngày tôi càng thấy nhiều bạn nữ, ngay cả ở trong cơ quan tôi, vẫn làm pentest, security, code như ai. Nếu nhìn rộng hơn, khi tôi đi giao lưu bên ngoài, tôi thấy nhiều bạn nữ thực sự ấn tượng. Họ rất tự tin và thông minh. Tôi nghĩ không có giới hạn nào cho các bạn”.

{keywords}

Dương Quốc Tín – sinh viên ưu tú ngành An toàn thông tin, ĐH Công nghệ Thông tin - ĐH Quốc gia TP.HCM - là một trong số các khách mời của buổi tọa đàm

Tham gia tọa đàm còn có em Dương Quốc Tín – sinh viên năm cuối ĐH Công nghệ Thông tin, ĐH Quốc gia TP.HCM. Tín là một trong những sinh viên 3 năm liên tiếp giành giải Nhất trong các cuộc thi về an toàn thông tin, quán quân cuộc thi Cyber Sea Games tại Indonesia năm 2015. Cách đây 2 tuần, Tín vừa có chuyến sang Silicon Valley để phỏng vấn với Google.

Một sinh viên đề nghị Dương Quốc Tín chia sẻ kinh nghiệm với những bạn muốn làm trong lĩnh vực an toàn thông tin ở các công ty nước ngoài. “Họ đòi hỏi kinh nghiệm, kiến thức như thế nào để được gọi phỏng vấn?”

Chàng trai rất có duyên với giải thưởng này khẳng định “cần phải đặt mục tiêu sớm và con đường đi sẽ rất khó khăn”.

Tín chia sẻ, bản thân em bước chân vào ngành An toàn thông tin cũng với ước muốn một tháng làm được 3.000 đô. Và em cho rằng đó là một lý do chính đáng.

“Ngay từ năm nhất, các bạn phải đặt mục tiêu sẽ đi làm ở nước ngoài. Lúc đó, các bạn phải đặt ra những vấn đề cần giải quyết. Yếu tố đầu tiên là ngoại ngữ. Lúc đi phỏng vấn cho Google, mình gặp rất nhiều trở ngại về ngoại ngữ. 5 vòng phỏng vấn từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, mỗi vòng 45 phút. Những câu hỏi hoàn toàn đi sâu về kỹ thuật. Nếu các bạn chỉ học kiến thức nền tảng trên trường thì các bạn sẽ không thể nào vượt qua được.

Nếu các bạn muốn được phỏng vấn ở những công ty như vậy, các bạn phải là một trong số những người giỏi nhất. Đó là một quá trình khó khăn” – Tín chia sẻ.

Nguyễn Thảo

"Mong sinh viên Việt Nam trở thành công dân phản biện"" alt="“Em phải học thế nào để lương khởi điểm 2.000 USD/ tháng?”" width="90" height="59"/>

“Em phải học thế nào để lương khởi điểm 2.000 USD/ tháng?”