Nhiều công nhân sập bẫy tín dụng đen. Ảnh: H.C
Anh T.A, công nhân làm việc tại KCN Bắc Đồng Phú (Bình Phước) cũng cho hay, do khó khăn nên anh đã phải vay của một công ty tài chính với số tiền 40 triệu với lãi suất 180%/năm. Hiện anh đã trả được hơn 30 triệu đồng, số còn lại đã quá hạn nhưng vẫn chưa có khả năng trả nên những ngày qua, anh A. liên tục bị người của công ty gọi điện đòi và dọa giết.
| ||
|
Không chỉ quấy rầy, đe dọa người vay, các cá nhân, tổ chức cho vay nặng lãi còn không ngừng đe dọa cả những người không liên quan. Chị T.T.T (cán bộ công đoàn, làm việc tại KCN Bắc Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) cho biết, những ngày qua chị liên tục bị gọi điện đòi nợ và đe dọa. Cụ thể, ngày 9/5, chị bất ngờ nhận được cuộc gọi từ một số điện thoại lạ nói có công nhân làm việc tại công ty vay tiền và yêu cầu chị báo công nhân trả tiền.
“Ban đầu họ nói chuyện lịch sự nhưng chỉ ít phút sau lại chửi bới đe dọa, đọc ngày, tháng, năm sinh và tên người thân của tôi. Họ nói không hỗ trợ đòi nợ thì người thân của tôi sẽ bị giết”, chị T. kể. Để không bị làm phiền, chị T. tắt máy, chặn số điện thoại. Liền sau đó các đối tượng đòi nợ đã ghép hình ảnh và thông tin vu khống, xúc phạm chị trên mạng xã hội.
Cơ quan chức năng vào cuộc
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Phước Nguyễn Thị Hương Giang cho biết, ngay khi nắm thông tin cán bộ công đoàn bị đe dọa, đơn vị đã đề nghị công an vào cuộc. "Các đối tượng tín dụng đen đòi nợ người không liên quan làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và danh dự của họ. Đơn vị đã báo cáo sự việc đến các cơ quan liên quan. Đồng thời đề nghị công an bảo vệ nữ cán bộ công đoàn, điều tra xử lý dứt điểm. Rất nhiều cán bộ nhân sự và công đoàn các công ty phản ảnh bị các đối tượng làm phiền và đe dọa do công nhân vay tiền", bà Giang cho biết.
Thượng tá Đào Thanh Lương, Trưởng phòng CSHS Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang làm rõ việc cán bộ công đoàn và công ty bị đe dọa khi công nhân vay tiền. Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Phước vừa có văn bản chỉ đạo Công an tỉnh này mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, trong đó có tín dụng đen.
Tương tự, anh N.H (cán bộ nhân sự làm việc tại KCN Chơn Thành, Bình Phước) cho biết, những ngày qua liên tục có những cuộc gọi vào điện thoại của anh từ số lạ và đe dọa, bắt anh phải yêu cầu anh công nhân cùng làm trong công ty trả nợ. “Tôi cảm thấy rất bất an”, anh H. nói và cho biết, những người này còn yêu cầu chúng tôi phải đuổi việc những công nhân vay tiền nếu không muốn làm phiền.
Vướng rào cản thủ tục
Bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết, có nhiều công nhân làm việc trên địa bàn vay tiền với lãi suất cao, không có khả năng thanh toán, bị đe doạ, đánh đập phải nghỉ việc bỏ về quê. Theo bà Trân, công nhân tìm đến “tín dụng đen” do gia đình gặp khó khăn đột xuất như con đau ốm, cần tiền đóng học cho con, trả tiền thuê nhà. Ngoài ra, nhiều công nhân trẻ chưa có kế hoạch chi tiêu hợp lý, thậm chí sa vào tệ nạn lô đề, cờ bạc. “Ngoài ngân hàng, ở Bình Dương có tổ chức tín dụng uy tín phối hợp liên đoàn để hỗ trợ người lao động vay lãi suất thấp, bình quân 0,6% - 0,65%/tháng. Tuy nhiên, công nhân vẫn tìm đến “tín dụng đen” vì thủ tục đơn giản, có chỗ chỉ cần chứng minh nhân dân của người vay”, bà Trân cho biết.
Ông Võ Đình Phong - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Dương cho hay, để góp phần hạn chế “tín dụng đen”, Ngân hàng Nhà nước mở rộng mạng lưới của các tổ chức cho vay tín dụng, bao gồm cả ngân hàng lưu động đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa để người dân được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng”.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Nhật Nam, giảng viên khoa Tài chính một trường đại học tại Bình Dương, sở dĩ công nhân dù biết dính vào “tín dụng đen” sẽ phiền phức nhưng vẫn vay vì đơn giản chỉ cần “a lô” là có tiền. Ông cho rằng, rất khó để triệt được “tín dụng đen”, vì thị trường tín dụng phải đi từ căn bản là người đi vay, cốt lõi ở nhu cầu vay.
“Cái khó ở đây là các khoản vay dưới chuẩn, vay nóng trong thời gian ngắn thì không có tổ chức tín dụng chính thống nào đáp ứng cho vay và đấy chính là khe cửa để “tín dụng đen” trỗi dậy. Công an triệt nhóm này thì nhóm khác xuất hiện vì lợi nhuận quá cao và nguồn khách hàng luôn sẵn có. Trong khi đó, ngân hàng và tổ chức tín dụng uy tín dù có hỗ trợ tối đa người vay cũng phải đảm bảo các thủ tục khắt khe theo quy định, trong khi công nhân chỉ muốn đơn giản nhất”, ông Nam nói.
(Theo Tiền Phong)
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM (HUFI) - nơi nữ sinh này theo học, đã phát đi cảnh báo tới toàn bộ sinh viên trong trường về tình trạng vay "tín dụng đen".
" alt=""/>Công nhân sập bẫy “tín dụng đen”Ngay lập tức, nhà sáng lập Tesla nổi điên và đe dọa sẽ sa thải các thực tập sinh này nếu còn "lười nhác" như thế một lần nữa, đồng thời ra lệnh lắp máy quay an ninh khắp công ty để giám sát.
"Những nhân viên Twitter rồi sẽ bị hối thúc một cách đầy áp lực cho mà xem", ông Rabois nhấn mạnh sau thông tin Elon Musk mua lại Twitter.
Thế nhưng theo hãng tin Bloomberg, câu chuyện Elon Musk có khả năng sa thải bớt nhân viên Twitter là dấu hiệu cho một thứ đáng sợ hơn nhiều: Sự xì hơi của ngành công nghệ.
Thời hoàng kim đã qua?
Hãng tin Bloomberg nhận định sau gần 15 năm bùng nổ, ngành công nghệ đang đứng trước nguy cơ chững lại. Số liệu của Renaissance IPO Index cho thấy giá cổ phiếu của những hãng công nghệ mới phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đã giảm 60% kể từ tháng 10/2021 còn các nhà đầu tư thì e ngại với những dự án mới. Trong khi đó, hàng loạt startup được định giá cao đang gặp khó để gọi vốn và phải sa thải hàng loạt nhân viên.
Việc Elon Musk có thể sa thải nhân viên Twitter cũng là dễ hiểu khi ngay cả những ông lớn như Meta (Facebook) cũng phải giảm tốc đà tuyển dụng của mình vào đầu tháng 5/2022 để hạn chế chi phí. Thậm chí chính bản thân Twitter cũng đã phải sa thải 2 giám đốc nhưng tạm không tuyển dụng thêm để tiết kiệm ngân sách.
Hãng Uber, doanh nghiệp nổi tiếng với việc đốt tiền để mua tăng trưởng cũng đã phải ban hành các chính sách tiết kiệm. Thế rồi hàng loạt các công ty công nghệ nổi tiếng khác cũng tuyên bố cắt giảm nhân viên trong thời gian gần đây sau khi nhà đầu tư không còn mặn mà với những dự án đầy hứa hẹn nữa.
"Những hãng công nghệ nổi tiếng hoạt động tốt thì đang thừa gấp đôi nhân viên so với thông thường, còn những công ty yếu kém thì thừa gấp 4 lần lao động hoặc thậm chí hơn nữa", nhà đầu tư Marc Andreesen, người cho Elon Musk vay 400 triệu USD mua Twitter thẳng thắn chia sẻ.
Những kỹ sư công nghệ vốn là niềm tự hào của toàn ngành trong nhiều năm đã bị truy phủng và trả lương cao ngất, để rồi giờ đây bị chính các công ty tìm cách sa thải bớt để giảm chi phí.
Năm 2014, Cựu CEO Eric Schmidt của Google đã phát hành cuốn sách "How Google Work", qua đó tự hào về việc giữ chân được các nhân tài công nghệ. Vị giám đốc này tranh luận rằng một nhà điều hành giỏi cần phải biết níu kéo được những nhân tài sáng tạo ngay cả khi công ty gặp khó khăn. Tương tự, Facebook cũng có những chính sách cực kỳ ưu đãi cho các kỹ sư công nghệ như khuyến khích họ nghỉ 1 tháng mỗi 5 năm để lấy lại sức hay nới rộng khung thời gian nghỉ ngơi trong đại dịch.
![]() |
Thế nhưng những quan điểm nuông chiều, chăm sóc và níu chân nhân tài như vậy đã không còn nữa. Hãng tin Bloomberg cho hay những kỹ sư công nghệ từng được tung hô giờ đây đang bị các nhà đầu tư chế giễu là "lũ trẻ gào khóc" khi họ không đem lại hiệu quả công việc tương xứng với chi phí bỏ ra.
Thậm chí, nhiều người cho rằng thái độ làm việc của Elon Musk khi đặt hiệu quả lên trên hết, sẵn sàng sa thải nhân viên mới là điều đúng đắn trong bối cảnh lạm phát cao, chi phí tăng hiện nay.
Ngay sau những tin đồn về việc Elon Musk có thể sa thải hàng loạt nhân viên Twitter, nhà đầu tư David Sacks đã ví von sự tiếp quản của nhà sáng lập Tesla như một mốc đánh dấu phá vỡ rào cản về ánh hào quang quá mức của lao động ngành công nghệ. Hơn thế nữa, ông Sacks còn nhận định những khó khăn mà Twitter đang gặp phải không đến từ chính bản thân cựu CEO Jack Dorsey mà là từ thái độ cưng chiều kỹ sư công nghệ quá mức của nhà lãnh đạo này.
"Có vẻ như chính các kỹ sư công nghệ mới là người điều hành Twitter vậy. Những CEO đang bị chính nhân viên của mình điều khiển và bắt nạt. Twitter có đến 8.000 nhân viên nhưng lại chẳng ai biết thực sự mọi người đang làm gì", ông Sacks nhận định khi cho biết Elon Musk nên sa thải 6.000 người để tiết kiệm chi phí.
Chưa phải dấu chấm hết
Tuy nhiên để nói rằng ngành kỹ sư công nghệ đã hết thời là không chính xác khi các công ty vẫn cần lao động có chuyên môn. Nguồn tin của Bloomberg tiết lộ bản kế hoạch mà Elon Musk giới thiệu cho nhà đầu tư cho thấy Twitrer sẽ chỉ sa thải khoảng 1.000 nhân viên trước khi tuyển dụng thêm hàng nghìn người nữa.
![]() |
Rõ ràng với một thị trường lao động thắt chặt như hiện nay thì việc nâng lương để níu kéo nhân viên là điều dễ hiểu. Ví dụ như Amazon đã phải tăng gấp đôi mức lương cơ bản dù giá cổ phiếu giảm nhẹ.
Thế nhưng với các nhà đầu tư, khi giá cổ phiếu giảm còn lạm phát khiến mọi chi phí tăng, việc nâng lương hay tuyển dụng thêm lao động trở thành vấn đề hết sức nhạy cảm.
Như một lẽ tất yếu, những công ty công nghệ lớn (Big Tech) sẽ phải thắt lưng buộc bụng, giảm tiến độ tuyển dụng hay thậm chí sa thải bới các lao động thừa thay vì cưng chiều họ như trước đây.
(Theo Nhịp Sống Kinh Tế, Bloomberg)
Theo CNBC, hàng loạt giám đốc cấp cao tại nhiều công ty công nghệ khổng lồ như Google, Facebook hay Amazon đã nghỉ việc và chuyển sang làm tại các công ty trong thế giới tiền điện tử.
" alt=""/>Kỹ sư công nghệ: Từng là niềm tự hào giờ trở thành đối tượng chế giễu của nhà đầu tư Big Tech![]() |
Bức ảnh cho thấy chàng trai khá bối rối khi không biết phải đứng ở đâu để xếp hàng, trong khi đám bạn trẻ người Việt đang dàn hàng ngang ở quầy gọi đồ.
Người chụp bức ảnh cho biết, phải tới 10 phút sau, khi những bạn trẻ này đã gọi đồ xong, anh chàng mới tiến lại gần quầy để gọi món.
Một số khác thì cho rằng những hình ảnh tương phản như thế này thực sự khiến chúng ta phải thấy xấu hổ và thay đổi.
![]() |
Những hình ảnh chưa văn minh khi đi máy bay cũng khá phổ biến. Không tắt điện thoại, nói chuyện to, không tuân thủ các quy định về an toàn... là những lỗi thường gặp. Mặc dù tiếp viên đã nhiều lần nhắc nhở nhưng một số hành khách vẫn không tắt điện thoại, thậm chí nói chuyện điện thoại với người thân. Máy bay chưa kịp hạ cánh thì một loạt chuông điện thoại reo.
Nhiều người đi cùng trẻ em đôi khi vì quá chiều con mà không tuân thủ các quy định an toàn: để trẻ chạy nhảy lung tung lúc sắp hạ cánh, không cài dây an toàn, không nhắc nhở khi trẻ quấy khóc... Những hình ảnh này khiến nhiều người nước ngoài có phần ngạc nhiên và tỏ ra không hài lòng khi cùng sử dụng chung dịch vụ.